Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Theo Hướng Phân Tích Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Với Vấn Đề Giới.

thế, thông qua các thông tin và hình ảnh về những người mẫu, nội dung truyền thông của các tạp chí, các chương trình truyền hình góp phần tạo ra những tiêu chí để xác định thế nào là vẻ đẹp chuẩn của nam và nữ trong xã hội, ảnh hưởng đến việc đánh giá hình thức của phái nữ. Nói cách khác, truyền thông đã góp phần tạo ra các khuôn mẫu xã hội về thẩm mỹ. [175]

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những bằng chứng về ĐKG trong các sản phẩm TTĐC, cũng như ảnh hưởng của các nội dung thiếu nhạy cảm giới này đối với nhận thức về giới của công chúng. Ví dụ, phân tích các chương trình đối thoại trên các kênh truyền hình trong ngày chủ nhật tại Mỹ, Baitinger nhận thấy trong tổng số 1,007 nhân vật khách mời trong vòng ba năm từ 2009 đến 2011 bao gồm cả các nghị sĩ, chuyên gia v.v. chỉ có 228 người là nữ, chiếm tỷ lệ 23%. Trong nghiên cứu về nguồn tin báo chí năm 2005 (How newspaper sources trigger gender stereotypes - Nguồn tin báo chí đã kích hoạt định kiến giới như thế nào), Amstrong và Nelson đã phát hiện ra rằng, việc báo chí thường sử dụng nguồn tin nam giới nhiều hơn nữ giới có thể củng cố các ĐKG trong công chúng. Dựa trên kết quả này, hai nhà nghiên cứu đã cảnh báo rằng thường xuyên đưa tin về đàn ông trong các vai trò lãnh đạo, còn phụ nữ là những những người bị lãnh đạo sẽ khiến khán giả, độc giả và thính giả tin vào một hệ thống xã hội thiếu bình đẳng về giới [58].

Đã có một số dự án quy mô lớn trên toàn cầu về truyền thông bình đẳng giới như: Dự án giám sát giới và truyền thông thực hiện trên 71 quốc gia do Media Watch Canada thực hiện năm 1995; Dự án giám sát truyền thông toàn cầu “Who makes the news” năm 2000; Dự án tăng cường nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới của Csaga và Oxfam năm 2008. Các dự án này tập trung phân tích những vấn đề, xu hướng thể hiện hình ảnh phụ nữ và nam giới trên truyền thông, xem xét số lượng cũng như tần xuất xuất hiện của những khuôn mẫu, ĐKG trong các sản phẩm truyền thông, đánh giá quan điểm, nhận thức giới, hiệu quả tuyên truyền bình đẳng giới nói chung trên truyền thông [79, 98].

Các dự án của CSaga and Oxfam năm 2007, 2008 có thể nói là những dự án khởi đầu cho việc nghiên cứu truyền thông về bình đẳng giới ở Việt Nam. Bao gồm: Review of Policy and Laws on Role and Responsibility of Communication and Instruction and Management Mechanism of the State for Communication in the Improvement of Gender Equality (Đánh giá chính sách và pháp luật về vai trò và trách nhiệm của truyền thông và hướng dẫn cơ chế quản lý của nhà nước đối

với truyền thông trong việc cải thiện bình đẳng giới) [144], Report on Reviewing Programs/Projects Working with Media Extension to Raise Community Awareness on Gender Equality (Báo cáo về việc xem xét các chương trình /dự án làm việc với phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới) [145]; Report on Gender Sensitivity in Television Shows of Vietnam Television (Báo cáo về độ nhạy cảm giới trong các chương trình truyền hình của đài truyền hình Việt Nam) [146]. Nghiên cứu đầu tiên, về cơ bản, đã xem xét luật pháp và cách nó được thực hiện trong các tổ chức truyền thông khác nhau. Nghiên cứu thứ hai tập trung vào “rà soát các chương trình và dự án truyền thông về bình đẳng giới ở Việt Nam từ năm 2002 đến nay 2007” với mục tiêu: Kinh nghiệm và bài học của họ sẽ giúp người ra quyết định có định hướng tốt hơn trong việc chuẩn bị chiến lược truyền thông để tăng cường bình đẳng giới trong thời gian tới. Nghiên cứu chỉ ra rằng các phương tiện truyền thông đã duy trì vai trò giới truyền thống trong các bài báo và chương trình của họ. Tương tự như vậy, nghiên cứu năm 2008 đã phân tích nội dung của ba trong năm kênh truyền hình chính, phỏng vấn các nhân viên và phóng viên làm việc trực tiếp cho các chương trình và đi đến kết luận: Khuôn mẫu giới tính vẫn còn trong tổ chức chương trình. Các tổ chức truyền thông có xu hướng tuân theo các định dạng nhân sự truyền thống trong đó những người đàn ông có vị trí quyền lực và phụ nữ có vai trò trợ giúp. Nam giới được trao các vị trí mà họ phải phân tích các sự kiện quan trọng: các vấn đề kinh tế, chính trị và thể thao, còn phụ nữ tiếp quản “ở các vị trí ít quan trọng hơn, phù hợp với vấn đề gia đình hoặc thông tin và vấn đề đơn giản không đòi hỏi nhiều phân tích”. Trong 80 chương trình được xem xét, người dẫn dắt các nghi lễ (MC - người dẫn chương trình) khá bình đẳng về giới tính, nhưng một lần nữa đàn ông có xu hướng trở thành MC cho các chương trình có tính kinh tế, chính trị và thể thao, trong khi phụ nữ tổ chức những chương trình liên quan đến công việc của phụ nữ như sức khỏe, gia đình, thực phẩm, v.v. Ngay cả khi phụ nữ và nam giới tham gia cùng một chương trình, dù là biên tập viên, người quản lý hay MC, có vẻ như người phụ nữ vẫn không được đánh giá cao như nam giới. Có lẽ, thực tế này phụ thuộc đầu tiên vào vị trí của họ trong Truyền hình Việt Nam, tuy nhiên, có thể khẳng định rằng trong các hoạt động truyền hình, nam giới có nhiều quyền lực hơn nữ.

Nghiên cứu của UNESCO Việt Nam năm 2009, A question of gender equality in the media - The Vietnam story (Một câu hỏi về bình đẳng giới trên truyền thông - Câu chuyện từ Việt Nam) do Sandra Basgall - một chuyên gia quốc tế về

giới và truyền thông, tiến sĩ về truyền thông đại chúng tại Đại học Iowa, Hoa Kỳ cùng nhóm nghiên cứu của bà phụ trách [177] đã chỉ ra những thay đổi đáng khích lệ của truyền thông Việt Nam, đặc biệt là trong loại hình báo in khi xuất hiện những hình ảnh nam giới và nữ giới trong những vai trò phi truyền thống: ví dụ như phụ nữ chia sẻ kiến thức về ô tô trong chuyên mục “Câu lạc bộ phụ nữ và ô tô”, đàn ông làm việc nhà, chăm sóc và chơi với con trẻ (Tạp chí Đẹp), giới thiệu danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, nhiều tin bài ca ngợi những tấm gương phụ nữ năng động, mạnh mẽ, thành công (Báo Lao động)… Tuy nhiên, nghiên cứu cũng khẳng định còn nhiều thách thức cần giải quyết trên các phương tiện truyền thông. Đó là sự khác biệt tiềm ẩn định kiến trong những hình ảnh nam/nữ đăng tải trên các báo, theo đó, hình ảnh đàn ông nhiều hơn hình ảnh phụ nữ cả về số lượng, kích thước và vị trí trên trang. Ngoài ra, đàn ông trong những bức ảnh này thường là các nhà khoa học, chính trị gia, vận động viên thể thao hoặc biểu tượng cho sự thành công trong khi phụ nữ thường là người mua sắm, giáo viên, vũ công hoặc nghệ sĩ hoặc biểu tượng cho sự gợi cảm. Hình ảnh của phụ nữ chủ yếu xuất hiện trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật hoặc xã hội thay vì trong các lĩnh vực chính trị, kinh doanh hoặc thể thao. Đó còn là sự duy trì hình ảnh truyền thống, khuôn mẫu của phụ nữ và nam giới trong nội dung tin tức như: Đàn ông ngoại tình phần nhiều vì bản năng tự nhiên; phụ nữ chủ động, mãnh liệt trong tình yêu là hư hỏng, sai trái; đàn ông thích hợp làm lãnh đạo, phụ nữ thích hợp làm người nội trợ, chăm sóc… Điều đó không chỉ củng cố quan niệm về những công việc mà nam giới và phụ nữ nên làm mà còn củng cố niềm tin rằng phụ nữ yếu hơn nam giới về thể chất và tinh thần. Nghiên cứu cũng đưa ra những đề xuất nhằm khắc phục tình trạng thiếu nhạy cảm giới, định kiến giới trên truyền thông đối với từng đối tượng, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, Bộ Thông tin và Truyền thông, các chuyên viên, cán bộ quản lý truyền thông, các tổ chức phi chính phủ…

Những năm gần đây, nhóm tác giả Hong Tien Vu, Barbara Barnett, Hue Trong Duong, Tien-Tsung Lee (2016, 2017, 2019) có một số nghiên cứu về hình ảnh nữ lãnh đạo trên truyền thông rất đáng lưu tâm bao gồm: Báo chí và định kiến giới với lãnh đạo nữ (Báo cáo thực hiện bằng ngân sách của Oxfam Việt Nam), [58]; “Delicate and Durable:” An analysis of women’s leadership and media practices in Vietnam (Tinh tế và bền bỉ: Một phân tích về phụ nữ lãnh đạo và thực hành truyền thông tại Việt Nam) [162]; Asian Journal of Communication A role (in)congruity study on Vietnamese journalists' perception of female and male leadership (Tạp chí truyền thông châu Á: Một nghiên cứu về sự phù hợp

trong nhận thức của các nhà báo Việt Nam về lãnh đạo nam và nữ) [160], Gendering Leadership in Vietnamese Media: A Role Congruity Study on News Content and Journalists' Perception of Female and Male Leaders (Lãnh đạo giới trong truyền thông Việt Nam: Một nghiên cứu về sự phù hợp về nội dung tin tức và nhận thức của các nhà báo về các nhà lãnh đạo nữ và nam) [160]. Tác giả chỉ ra rằng: Trên toàn cầu, phụ nữ không chỉ là thiểu số trong các vị trí lãnh đạo truyền thông, họ còn là thiểu số với tư cách là chủ thể và nguồn tin trong các câu chuyện tin tức (Ross &SrebernyMohammadi 1997). Một phân tích về nội dung truyền thông ở 114 quốc gia cho thấy, năm 2015, phụ nữ (chỉ) chiếm 24% số người nghe, đọc hoặc xem trên báo, truyền hình và tin tức trên đài phát thanh, chính xác như họ đã làm trong năm 2010 (Macharia 2015: số 8). Phụ nữ hầu như xuất hiện trong các bài viết về sắc đẹp và thời trang, quan hệ gia đình và sức khỏe sinh sản; họ ít có khả năng được nhắc đến trong các câu chuyện về bạo lực giới, chính sách quốc phòng và thể thao. Điều tương tự cũng đúng với các nền tảng tin tức kỹ thuật số, nơi phụ nữ xuất hiện trong 26% các câu chuyện và tweet tin tức trực tuyến. Khi phụ nữ xuất hiện và nghề nghiệp được đưa ra, rất có thể họ được đặc trưng là người nội trợ (67% câu chuyện), là sinh viên (59%), và là người bán dâm (50%). Tuy nhiên, đàn ông thường xuất hiện với tư cách là lãnh đạo chính phủ hoặc quan chức (41%). Ngoài ra, phương tiện truyền thông duy trì vai trò của người chăm sóc nữ khi nội dung tin tức đề cập đến các cam kết gia đình của họ với tỷ lệ cao hơn một cách không tương xứng so với các bình luận tương tự được đưa ra liên quan đến nam giới (Mills, Tortez & Gallego-Pace 2016: 20). Nghiên cứu cụ thể trên các phương tiện TTĐC ở Việt Nam năm 2015 (bao gồm 03 kênh truyền hình, 01 kênh phát thanh và 03 trang BMĐT) về ĐKG đối với nữ lãnh đạo, nhóm tác giả đã đi đến kết luận: Tần suất xuất hiện của nữ lãnh đạo trong các bài báo và bản tin là rất thấp so với nam lãnh đạo, đặc biệt trong khối các cơ quan nhà nước. Sự thiếu vắng hình ảnh lãnh đạo nữ trong tin tức không những là minh chứng cho việc tiếng nói và ý kiến của nữ giới không được thể hiện đầy đủ, mà còn gửi một thông điệp ngầm tới công chúng rằng lãnh đạo nữ không có quyền lực, hoặc không có phẩm chất lãnh đạo để xứng đáng đưa vào các bản tin. Ngoài việc phản ánh không đầy đủ trong các tin tức, hình ảnh người phụ nữ trong tin tức cũng chứa đựng nhiều định kiến, do cách báo chí đặt ra giới hạn về những lĩnh vực/ công việc “phù hợp với giới tính” của phụ nữ và nam giới. Nữ lãnh đạo xuất hiện với tỷ lệ cao hơn trong các bài báo và bản tin về những vấn đề vốn được coi là phù hợp với nữ giới (female-identified issues) như: Trẻ em/gia đình; Quyền phụ nữ; Y tế; Xoá đói giảm nghèo; hay Người cao

tuổi, và gần như “vắng bóng” trong các bài báo về Khoa học kĩ thuật; Quốc phòng/An ninh trật tự; Bất động sản; Kinh tế vĩ mô; Quan hệ đối ngoại, vấn đề quốc tế v.v. Quan trọng hơn, báo chí đã góp phần tạo nên khuôn mẫu định kiến đối với những người phụ nữ thành đạt trong xã hội Việt Nam đương đại: Đó là những nữ lãnh đạo hoàn thành được vai trò kép là trách nhiệm trong gia đình của người phụ nữ truyền thống và công việc lãnh đạo của một phụ nữ hiện đại mới là những phụ nữ lý tưởng. Các nghiên cứu của nhóm Hong Vu Tien còn khảo sát 430 nhà báo nhằm đánh giá và phân tích các yếu tố liên quan đến quan điểm, nhận thức của nhà báo về bất bình đẳng giới trong xã hội cũng như trong môi trường công tác và gia đình; quan điểm, thái độ của nhà báo đối với nam/nữ lãnh đạo cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tin bài. Kết quả cho thấy sự thiếu nhất quán trong đánh giá về BĐG nói chung và thái độ đối với nữ lãnh đạo của các nhà báo. Phần lớn các nhà báo thừa nhận nam và nữ cần được đối xử công bằng ở nơi làm việc cũng như trong gia đình; BĐG vẫn còn tồn tại ở mức độ nhất định và Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tình hình để tạo cân bằng cho mọi giới. Tuy nhiên, chính các nhà báo vẫn nhìn nhận nam giới có nhiều phẩm chất phù hợp với việc làm lãnh đạo hơn nữ giới. Và các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình sản xuất nội dung tin tức thiếu nhạy cảm giới về nữ lãnh đạo bao gồm: độc/khán/thính giả, môi trường sống và làm việc của các nhà báo và các thói quen trong quá trình tác nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Các công trình nghiên cứu này làm cơ sở cho tác giả luận án tiếp cận được lịch sử, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về giới trên truyền thông, có cái nhìn bao quát về xu hướng phản ánh hình ảnh nam nữ cũng như các khuôn mẫu, định kiến giới đang tồn tại trên các sản phẩm truyền thông. Tuy nhiên, dễ nhận thấy các công trình thường tập trung khai thác trên dữ liệu truyền hình hoặc trên các loại hình TTĐC nói chung, chưa có công trình nào khai thác cụ thể và có hệ thống về vấn đề giới, ĐKG trên loại hình BMĐT.

3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 6

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới đã được công bố thuộc nhiều chuyên ngành như xã hội học, ngôn ngữ học, văn học, triết học, luật học… Tuy nhiên, tài liệu thuộc chuyên ngành báo chí học nghiên cứu về vấn đề này thì lại khá khiêm tốn, chủ yếu là các bài viết đơn lẻ như một phần nội dung của các công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới; các bài viết phản ánh thực trạng đăng tải trên các báo, tạp chí; một vài luận án, luận văn và một số dự án nghiên cứu của các tổ chức về bình đẳng giới.

Có thể chia các công trình này theo ba nhóm nội dung như sau:

3.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu theo hướng phân tích vai trò của truyền thông đại chúng với vấn đề giới.

Hướng này bao gồm các công trình nổi bật sau:

Vai trò của truyền thông với việc giải phóng phụ nữ (Chea Phallin), in trong Kỷ yếu Hội thảo Giới - Truyền thông và phát triển (2003). Nghiên cứu của Chea Phallin chỉ ra rằng: ½ lượng thông tin xã hội mà con người trong xã hội hiện đại thu nhận là qua các phương tiện TTĐC, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông hiện nay chưa phản ánh chính xác và đầy đủ về người phụ nữ [132, 76].

Công trình “Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại” (2007) do PGS.TS Đường Vinh Sường chủ biên, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, 2007 tập hợp bài viết của nhiều tác giả. Trong đó phần III của cuốn sách: Vấn đề giới trong truyền thông và Internet bao gồm 2 bài viết liên quan đến đề tài: “Vấn đề giới trong thông tin đại chúng: nghiên cứu trường hợp internet” (Lê Ngọc Hùng) và Giới trong truyền thông báo hình (Dương Thị Minh)… Trong bài viết của mình, tác giả Dương Thị Minh đã khẳng định vai trò to lớn của truyền thông nói chung và TTĐC nói riêng, đặc biệt là truyền hình trong việc tuyên truyền BĐG. Tác giả cũng đưa ra những con số, những dẫn chứng về những việc đã làm được của truyền hình khi tuyên truyền về BĐG. Tuy nhiên, khi khảo sát các chương trình truyền hình, tác giả cũng chỉ ra: “Thời lượng tuyên truyền về vấn đề bình đẳng giới chưa nhiều. Nội dung của một số chương trình còn nghèo nàn, đơn điệu cả về nội dung và hình thức. Nội dung bình đẳng giới thường mới khai thác ở mức độ vĩ mô, tổng thể vấn đề, không đưa ra được những trường hợp cụ thể. Không có những xêri chương trình tuyên truyền theo vệt, theo trọng điểm, nên hiệu quả nhiều khi không cao” [119].

Công trình Bình đẳng giới ở Việt Nam (2008) của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do tác giả Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh chủ biên đã phác họa một bức tranh đa sắc màu về thực trạng BĐG thông qua các kết quả phân tích số liệu điều tra trên các phương diện: Lao động việc làm, Giáo dục đào tạo, Phân công lao động, Chăm sóc sức khỏe gia đình, Hôn nhân, Bạo lực gia đình, Vai trò của truyền thông… Chương 15: Hình ảnh nam, nữ trên truyền hình [5, 420 - 439] tập trung phân tích vấn đề giới và truyền thông trên hai khía cạnh: đối tượng xem truyền hình (phụ nữ hay nam giới) và các sản phẩm truyền hình, cụ thể là sự xuất hiện của phụ nữ và nam giới qua quan sát của khán giả xem truyền hình. Kết quả cho thấy: “Hình ảnh phụ nữ gắn chặt với vai trò chăm sóc gia đình

và công việc nội trợ. Hình ảnh nam giới được khắc họa tuyệt đối như người ra quyết định trong xã hội với việc dự họp và lãnh đạo. Trong khi đó, hình ảnh phụ nữ là lãnh đạo, dự họp, phụ nữ tham gia hoạt động thể thao cũng như hình ảnh nam giới làm công việc nội trợ, công việc chăm sóc gia đình mặc dù có xuất hiện nhưng với tần xuất thấp và rất thấp”. Nghiên cứu cũng khẳng định: “Hình ảnh thiếu cân bằng về giới trên truyền hình có thể tác động tiêu cực đến việc hình thành, duy trì và tăng cường nhận thức về bình đẳng giới ở người xem, nếu biết rằng khuôn mẫu giới truyền thống và định kiến về vai trò và trách nhiệm của phụ nữ và nam giới trong gia đình còn khá đậm nét trong suy nghĩ của cả hai giới”.

Bài viết của tác giả Phạm Hương Trà “Thông điệp giới trên phương tiện thông tin đại chúng hiện nay qua một số nghiên cứu” in trong cuốn Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa của Lưu Hồng Minh (Cb, 2009) đã điểm lại các công trình nghiên cứu về truyền thông và giới ở Việt Nam trong khoảng hơn một thập kỷ, từ 1998 - 2008 và đưa ra kết luận: Những hình ảnh, vai trò giới đã được khảo sát trên hầu hết các phương tiện truyền thông, từ báo chí, truyền hình đến các ấn phẩm sách giáo khoa, mạng internet. Các nghiên cứu đều chỉ ra xu hướng rằng có sự biến đổi tích cực trong việc đưa các thông điệp về giới trên truyền thông, tuy nhiên, vẫn tồn tại các biểu hiện về bất bình đẳng giới trong nhận thức, đặc biệt là cách nhìn nhận về vai trò của nữ giới trong tương quan với nam giới. [78, 104].

Các nghiên cứu này đều khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng và sức ảnh hưởng “sâu, rộng, nhanh, mạnh” của các sản phẩm truyền thông đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Các kết quả nghiên cứu đều tin tưởng rằng cách thức phản ánh hình ảnh người phụ nữ trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể làm thay đổi nhận thức của công chúng về vai trò, vị thế của người phụ nữ, từ đó gia tăng ảnh hưởng của họ trong xã hội.

3.2.2. Nhóm nghiên cứu tập trung phân tích vai trò giới, định kiến giới, nhạy cảm giới, bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung.

Theo hướng này có thể kể đến:

Bài viết của Lê Ngọc Hùng về “Truyền thông đại chúng và một số vấn đề xã hội học về giới” (Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 2-2000) [62] đã chỉ ra vai trò

của truyền thông đại chúng trong việc định hướng hoặc thay đổi kiểu hành vi ứng xử, suy nghĩ, thái độ và tình cảm của phụ nữ và nam giới. Đặc biệt, truyền thông đại chúng là một yếu tố cơ bản của xã hội hoá, hay được hiểu là quá trình học tập các vai trò xã hội, đặc biệt là vai trò giới.

Bài viết “Hình ảnh người phụ nữ trên truyền thông qua một số nghiên cứu” của tác giả Đào Hồng Lê (2009) [83] đã tổng hợp lại một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hình ảnh phụ nữ trên truyền thông theo hai nội dung lớn: Phụ nữ trong các bản tin và chương trình truyền hình; Phụ nữ trong các chương trình quảng cáo. Theo đó, “dù đã có một số chuyển biến, hình ảnh phụ nữ vẫn bị phân biệt đối xử trên truyền thông với những hình ảnh có tính khuôn mẫu cứng nhắc về tính cách, vai trò xã hội và nghề nghiệp”. Trong quảng cáo thương mại, phụ nữ thường gặp chủ yếu với hình ảnh là người nội trợ hoặc những biểu tượng gợi dục. Cách làm này được xem là sự hạ thấp giá trị và vị thế của nữ giới. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của riêng người phụ nữ mà còn tới sự phát triển chung của gia đình và xã hội khi truyền thông không phản ánh khách quan và đầy đủ vai trò và vị thế của giới nữ.

Báo cáo Bình đẳng/bất bình đẳng giới trong thông điệp truyền thông đại chúng ở Việt Nam hiện nay (Lưu Hồng Minh và nhóm tác giả khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2010) [79] đã cung cấp các số liệu thống kê và đánh giá tình trạng bình đẳng/bất bình đẳng giới trong cả bốn phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, báo in, phát thanh, BMĐT), trên các khía cạnh nội dung như: Hôn nhân - gia đình, Kinh tế, Chính trị. Tuy nhiên do khảo sát trên cả bốn phương tiện truyền thông đại chúng trong khuôn khổ của một báo cáo (45 trang), nên báo cáo chỉ dừng lại ở phân tích định lượng, không có phân tích định tính để thấy được các biểu hiện cụ thể, đôi khi khó nhận biết của bất bình đẳng giới trong nội dung và hình thức tin bài.

Truyền thông về bạo lực gia đình (Sách hướng dẫn nhà báo và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông của Hiệp hội phòng chống Bạo lực gia đình bang Washington - CSAGA biên dịch và chịu trách nhiệm xuất bản năm 2010) [23] là một tài liệu quan trọng. Dựa trên kết quả của hai nghiên cứu trường hợp về các tin tức báo chí của bang Washington (2002) và đảo Rhode (2000) về các vụ án mạng gia đình, tài liệu đã đưa ra các mẹo nhỏ giúp các nhà báo tránh được những ngộ nhận và định kiến về bạo lực gia đình khi thu thập thông tin. Chẳng hạn, để thu thập thông tin về tội phạm bạo lực gia đình chính xác, cần “đặt tội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024