Tuyên Truyền, Quảng Bá Trên Các Phương Tiện Thông Tin Đại Chúng


giới” do Công ty du lịch Vitour tổ chức. Qua chương trình FamTrip lần này, một lần nữa khẳng định thế mạnh về Du lịch Quảng Bình và Phong Nha - Kẻ Bàng trên Con đường Di Sản Miền Trung của Việt Nam.

3.1.3.4. Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng

Ngày nay với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin thì việc quảng bá du lịch qua các phương tiện thông tin đại chúng là một kênh quảng bá hiệu quả và có giá trị lan tỏa rộng lớn và nhanh chóng nhất. Du lịch Quảng Bình với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng cũng là điểm nhấn để báo chí, truyền hình trong nước và quốc tế nói đến khi nói về du lịch Việt Nam, du lịch Quảng Bình.

Ta hãy điểm qua một số hoạt động quảng bá mà du lịch Quảng Bình đã được nói tới trên các phương tiện thông tin này.

a. Quảng bá trên báo chí:

- Báo Los Angeles Times (Mỹ) bình chọn 29 điểm đến hấp dẫn mà du khách nên đến thăm vào năm 2009. Động Phong Nha (Quảng Bình) cũng nằm trong danh sách này. Phong Nha - Kẻ Bàng được giới thiệu với hệ thống hang động tự nhiên kỳ thú, có rừng rậm bao phủ với hệ động thực vật phong phú, đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

- Cẩm nang du lịch danh tiếng Lonely Planet cũng đã nhắc tới Phong Nha-Kẻ Bàng như một điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam. Qua cuộc khảo sát thực tế khách quốc tế đến Quảng Bình tác giả đã nhận được nhiều phản hồi cho biết họ đã biết và tìm hiểu thông tin về Quảng Bình và Phong Nha-Kẻ Bàng từ Lonely Planet.

- Các báo trong nước cũng đề cập đến Phong Nha-Quảng Bình, nhiều nhất là từ thời điểm năm 2008 khi Việt Nam vận động tuyên truyền để nhân dân Việt Nam và thế giới bình bầu cho 3 di sản của Việt Nam là Phong Nha-Kẻ Bàng của Quảng Bình, Vịnh Hạ Long của Quảng Ninh và Fansipan của Lào Cai trong cuộc đua trở thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

- Năm 2009 cuốn Kỷ yếu khoa học về Phong Nha - Kẻ Bàng ra đời.

Cuốn Kỷ yếu là sự tổng kết quá trình nghiên cứu, hợp tác của các nhà khoa học của Vườn thú Cologne (CHLB Đức) và chuyên gia của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Cuốn kỷ yếu đã cho thấy sự đa dạng sinh học của động thực vật của Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, kết quả nghiên cứu phục vụ công tác quản lý và xây dựng chính sách một cách có hệ thống và kịp thời nhằm duy trì cân bằng sinh thái


b. Quảng bá trên truyền hình:

Không gì hấp dẫn bằng những đoạn phim quảng cáo, hay những phóng sự về điểm đến hấp dẫn được phát sóng trên các kênh truyền hình, đây là một kênh marketing du lịch quan trọng và hữu hiệu.

Trước đây thì kênh quảng bá trên truyền hình của du lịch Quảng Bình dường như bị bỏ ngỏ. Chỉ thỉnh thoảng trên kênh truyền hình trong tỉnh có một ít thời lượng nói về Phong Nha-Kẻ Bàng và giới thiệu về các điểm du lịch của địa phương. Còn kênh truyền hình quốc gia như VTV thì lâu lâu có nói đến Quảng Bình, nói đến Động Phong Nha, nhưng hầu như ngành du lịch Quảng Bình chưa có sự chủ động để Quảng Bá về hình ảnh du lịch của Quảng Bình trên truyền hình quốc gia, quốc tế cũng như truyền hình ở các tỉnh, thành phố khác.

Tín hiệu vui là từ đầu năm 2010 sau đợt thám hiểm của Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh (BCRA), với những công bố về việc phát hiện thêm nhiều hang động mới, đặc biệt là hang động lớn nhất thế giới- hang Sơn Đòong tại Vườn Quốc Gia Phong Nha-Kẻ Bàng thì nhiều đài truyền hình trên thế giới đã đến Quảng Bình, đến Phong Nha-Kẻ Bàng để làm phim, quay phóng sự. Dưới đây là thông tin về các đoàn làm phim đã được tác giả thu thập từ website: www.quangbinh.gov.vn

- Ngày 08/3 - 09/5/2010, Đoàn Truyền hình ITV Studios (Anh) làm phóng sự truyền hình về chuyến khảo sát khu vực hang Sơn Đoòng và sự đa dạng sinh học tại khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Dự kiến phim về Sơn Đoòng và sự đa dạng sinh học của Phong Nha - Kẻ Bàng sẽ được phát trên 120 quốc gia với nhiều phiên bản ngôn ngữ.

- Du khách Nhật Bản ca ngợi Động Phong Nha:

Từ ngày 21 đến 23/3/2010 Hãng Truyền hình NHK Nhật Bản quay phim giới thiệu phong cảnh thiên nhiên, đặc biệt là cảnh quan Hang động của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong khuôn khổ chương trình giới thiệu quảng bá Vịnh Hạ Long và Phong Nha – Kẻ Bàng của Việt Nam trong chương trình truyền hình “100 Di sản thế giới” của kênh truyền hình NHK.

- Mỹ làm phim về hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam:

- Từ ngày 11/3/2010 các nhà làm phim của tạp chí nổi tiếng National Geogrephic (của Hội Địa lý Mỹ) có chuyến khảo sát 20 ngày để làm phim về Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới thuộc quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng mới được phát hiện.

- Truyền Hình Canada Thực Hiện Phóng Sự Về Phong Nha – Kẻ Bàng


Từ ngày 28 đến 30 tháng 01 năm 2010. Đoàn Truyền hình Yap Films Ltd - Canada thực hiện chương trình phóng sự truyền hình giới thiệu tổng thể Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

Trong chương trình đoàn tập trung ghi lại một số hình ảnh về phong cảnh rừng nguyên sinh Phong Nha – Kẻ Bàng và một số hình ảnh về sinh hoạt của các loại linh trưởng tại khu vực suối nước Mooc, Trạm kiểm lâm Trộ Mợng…. nhằm giới thiệu các loại linh trưởng quý hiếm như : Vượn Siki, Vooc Hà Tĩnh, Chà vá chân nâu….đến với khán giả truyền hình Canada về thế giới động thực vật của rừng nhiệt đới trên núi đá vôi ở miền Trung Việt Nam.

c.Quảng bá trên website

Thông tin về du lịch Quảng Bình được quảng bá chủ yếu thông qua website www.quangbinhgov.vn ( trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình) do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình chủ quản và quản lý. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Ngoài ra thì Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có một website riêng để quảng bá và giới thiệu về hình ảnh, hoạt động của Vườn bằng tiếng Anh và tiếng Việt tại website: www.phongnhakebang.vn .

Đơn vị lữ hành ở Quảng Bình với số lượng còn ít và quy mô nhỏ, có 1 đơn vị lữ hành quốc tế, 4 đơn vị lữ hành nội địa, nhiều đơn vị còn chưa có website riêng để giới thiệu hoạt động du lịch của mình, cũng như để quảng bá cho đơn vị cũng như quảng bá cho các điểm đến, cũng có những website có địa chỉ nhưng không tồn tại, cập nhật được như website www.quangbinhtourism.qbinh.vn . Việc cho phép các đơn vị kinh doanh du lịch đăng ký và sử dụng các tên website nhạy cảm với du lịch tỉnh như quangbinhtourism, quangbinhtourist, dulichquangbinh… mà các đơn vị này hoạt động không hiệu quả, website không hoạt động, hoặc nội dung không tốt sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của du lịch Quảng Bình nói chung.

Website tỉnh Quảng Bình giữ vững vị trí thứ nhất về mức độ cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của các địa phương, đứng thứ 3 về xếp hạng tổng thể trang thông tin điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương. Kết quả do Bộ thông tin và Truyền thông khảo sát đánh giá và xếp hạng năm 2009.


Bảng 3.13. Top 5 của Bảng xếp hạng mức độ cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của các địa phương


TT

Địa chỉ trang thông tin điện tử

Xếp hạng và

điểm số 2009

Xếp hạng 2008

1

2

3

4

5

www.quangbinh.gov.vn (Quảng Bình)

1 (77)

1

www.hochiminhcity.gov.vn (TP. Hồ Chí Minh)

2 (72)

2

www.thuathienhue.gov.vn (Thừa Thiên Huế)

3 (67)

5

www.binhphuoc.gov.vn (Bình Phước)

4 (66)

48

www.laocai.gov.vn (Lào Cai)

4 (66)

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 8

(Nguồn: www.quangbinh.gov.vn)

3.1.3.5. Tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch

Quảng Bình ít tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch, chỉ mới tham gia 2 hội chợ du lịch, lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2007 ở Savannakhet của Lào, và mới đây là tham gia ngày hội du lịch TP.Hồ Chí Minh lần thứ VI vào tháng 5 năm 2010. Điểm qua hai hoạt động này:

- Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Kon Tum của Việt Nam đã tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại 5 tỉnh Trung Lào diễn ra tại tỉnh Savannakhet. Năm tỉnh Trung Lào trong đó tỉnh Savannakhet nằm gần khu hành lang kinh tế Đông-Tây, có điều kiện thông thương thuận lợi với một số tỉnh ở Việt Nam, Thái Lan.

Các đơn vị tham gia hội chợ lần này nhằm giới thiệu về con người và miền đất của mình với bạn bè trong và ngoài nước, đồng thời là dịp để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

- Tham gia ngày hội du lịch TP.Hồ Chí Minh lần thứ VI, Quảng Bình đã giới thiệu các sản phẩm du lịch biển, du lịch hang động, những món ăn đặc sản của tỉnh đến đông đảo công chúng ở TP.Hồ Chí Minh. Trong dịp Quảng Bình cũng đã tổ chức thành công đêm nhạc “Quảng Bình quê hương Di sản thiên nhiên thế giới”, để lại ấn tượng đẹp trong ngày hội du lịch TP.Hồ Chí Minh. Cũng có thể qua việc tham gia ngày hội này, du khách trong nước và thế giới, đặc biệt là du khách các tỉnh miền Nam đã biết đến Quảng Bình và Động Phong Nha, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lượng khách du lịch đến Quảng Bình tăng mạnh đột biến trong dịp lễ 30/4 và 1/5/2010.

3.1.3.6. Xây dựng sản phẩm quảng bá du lịch

- Việc xây dựng sản phẩm quảng bá du lịch còn rất hạn chế ở Quảng Bình do giới hạn về kinh phí và trình độ trong lĩnh vực marketing du lịch.


- Mãi đến tháng 12-2008 dưới sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sỹ - SDC và Tổ chức hợp tác Kỹ thuật Đức – GTZ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình mới xuất bản được cuốn Du lịch Quảng Bình Visitors Guide, đây là cuốn cẩm nang giới thiệu về du lịch Quảng Bình cho du khách tuy nhiên đến nay thì số lượng phát hành rất hạn chế, có rất ít du khách có được cuốn cẩm nang này.

- Ở Phong Nha-Kẻ Bàng cũng có một số brochure quảng bá do dự án GTZ xây dựng, các brochure này được phát cho du khách khi họ đến tham quan Phong Nha.

- Nhìn chung, các đơn vị du lịch và lữ hành bán và tổ chức tour, chỗ ở, các tour trọn gói và từng phần đến Quảng Bình và Phong Nha-Kẻ Bàng dựa trên thông tin thu thập được mà không có bất kỳ hỗ trợ chính thức nào từ tỉnh. Brochure của một số đơn vị lữ hành giới thiệu về các điểm đến, các tour du lịch ở Quảng Bình còn rất sơ sài về thông tin, thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế, in ấn.

- Việc hạn chế trong xây dựng sản phẩm quảng bá du lịch ở Quảng Bình nguyên nhân do trước đây chưa có bộ phận chuyên trách về hoạt động quảng bá du lịch, do sự sự thiếu thốn về khả năng, kinh nghiệm cũng như kinh phí cho công tác này. Tuy nhiên, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong công cuộc phát triển du lịch của tỉnh, cuối năm 2009 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình đã thành lập Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Quảng Bình đảm nhiệm công tác xúc tiến, thu hút đầu tư và quảng bá du lịch của tỉnh.

3.2. Phân tích một số kết quả trong khảo sát thực tế tại Quảng Bình

3.2.1. Giới thiệu về khảo sát

Ngoài việc thu thập, xữ lý phân tích các số liệu thứ cấp thu được, trong phạm vi đề tài tác giả tiến hành khảo sát thực tế khách du lịch, khảo sát ý kiến các chuyên gia và một số công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Khảo sát thực hiện với mẫu thuận tiện đối với khảo sát khách du lịch, và công ty hoạt động ở lĩnh vực du lịch, khảo sát thực hiện ở các điểm du lịch chủ yếu ở Động Phong Nha và các khách sạn, nhà hàng, nhà ga.

Đối với khách du lịch trong nước, tác giả phát ra khoảng 180 bảng câu hỏi trực tiếp, thu về có một số bảng câu hỏi bỏ trống nhiều nên loại ra còn lại thu được 144 bảng khảo sát, đồng thời thu được 6 bảng khảo sát trả lời qua trang web khảo sát trực tuyến www.servina.com, tổng cộng được 150 bảng khảo sát, tỷ lệ khảo sát thành công khoảng 83%; đối với khách du lịch quốc tế tác giả phát ra khoảng 130 bảng câu hỏi trực tiếp, thu về loại bỏ một số bảng khảo sát có nhiều câu hỏi bỏ trống còn lại 103


bảng khảo sát, thêm 2 bảng khảo sát chất lượng thu được từ khảo sát qua mạng trực tuyến, tổng được 105 bảng khảo sát, tỷ lệ thành công của khảo sát khoảng 80%.

Khảo sát 14 đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn và khảo sát lấy ý kiến của 17 chuyên gia du lịch ở Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, và các chuyên gia kinh tế làm việc ở Phòng Kinh tế của UBND tỉnh, Văn phòng Đại biểu Quốc Hội của tỉnh Quảng Bình. Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu được xữ lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các yếu tố thống kê cơ bản.

Kết quả khảo sát được xữ lý, phân tích các yếu tố thống kê cơ bản, để ở phần phụ lục từ phụ lục 1 đến phụ lục 10, ở phần này tác giả chỉ lựa chọn, tổng hợp, phân tích, so sánh một số kết quả khảo sát cơ bản:

3.2.2. Một số kết quả khảo sát chú ý

3.2.2.1. Độ tuổi khách du lịch đến Quảng Bình Bảng 3.14. Độ tuổi khách du lịch đến Quảng Bình


Khách nội địa (%)

Khách quốc tế (%)

<=24 tuổi

20.7

18.1

25 - 34 tuổi

41.3

21

35 - 44 tuổi

20.7

16.2

45 - 54 tuổi

10.7

14.3

>= 55 tuổi

6.7

30.4

(Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)


Biểu 3.11. Độ tuổi khách du lịch đến Quảng Bình


Khách nội địa (%) Khách quốc tế (%)

45.0%

40.0%

%

41.3%


35.0%

30.0%

30.4%

25.0%

20.0%

15.0%

10.0%

5.0%

0.0%

20.7%

18.1%

21.0% 20.7%

16.2%

14.3%

10.7%

6.7%

<=24 tuổi 25 - 34 tuổi 35 - 44 tuổi 45 - 54 tuổi >= 55 tuổi


Khách du lịch nội địa:


Khách du lịch nội địa đến Quảng Bình theo khảo sát thu được thì thị trường khách nội địa trong độ tuổi 25-34 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất 41.3%, đây là một con số rất ấn tượng mà các nhà quản trị du lịch, những người hoạt động trong ngành du lịch cần chú ý khai thác.

Tiếp theo đó là khách du lịch nội địa trong độ tuổi dưới 24 tuổi và từ 35-44 tuổi cũng chiếm tỷ trọng rất cao, đều chiến 20.7% . Tổng kết lại khách du lịch trong nước đến Quảng Bình từ 44 tuổi trở xuống chiếm 82.7% tổng khách du lịch nội địa đến đây. Cho thấy rằng khách du lịch trong nước đến Quảng Bình chủ yếu hiện tại tập trung ở thị trường trẻ tuổi.

Khách du lịch quốc tế:

Trái ngược với khách du lịch nội địa, thị trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên lại chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng khách quốc tế đến Quảng Bình 30.4%, trong khi ở độ tuổi này khách nội địa đến Quảng Bình chiếm tỷ trọng thấp nhất 6.7%.

Tiếp theo đó thì khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình trong độ tuổi 24-34 và dưới 24 tuổi cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao lần lượt là 21% và 18.1%.

Nhìn chung, thị trường khách du lịch đến Quảng Bình thì thị trường trong nước là thị trường trẻ chiếm ưu thế, trong khi đó thị trường khách quốc tế thì thị trường già lại chiếm ưu thế hơn. Đây là lưu ý để ngành du lịch Quảng Bình xây dựng thị trường mục tiêu, và đầu tư khai thác, thu hút thị trường phù hợp.

3.2.2.2. Phương tiện khách du lịch đến Quảng Bình

Biều 3.12. Phương tiện khách du lịch nội địa đến Quảng Bình


Khách nội địa

Khác, 0.7%

Xe gắn máy, 7.3%

Taxi, 1.3%

Máy bay, 10.0%

Xe du lịch, 24.7%

Tàu, 18.7%

Xe khách, 17.3%

Xe hơi, 20.0%


Biểu 3.13. Phương tiện khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình


Khách quốc tế


Tàu hỏa, 20.0%


Đường bộ , 54.3%


Máy bay, 25.7%


Các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong phương tiện giao thông mà khách du lịch sử dụng để đến Quảng Bình. 71.3 % khách du lịch trong nước đến Quảng Bình bằng đường bộ với các loại xe khách, xe du lịch, taxi, xe máy… , tỷ lệ này với khách quốc tế là 54.3%.

Có 25.7% khách du lịch quốc tế đến Quảng Bình bằng máy bay nhưng chỉ có 10% khách du lịch trong nước đến Quảng Bình bằng máy bay. Tỷ lệ khách du lịch trong nước và quốc tế đến Quảng Bình bằng tàu lữa tương đương nhau, khách quốc tế là 20%, khách trong nước 18.7%.

Khách du lịch đến Quảng Bình bằng đường hàng không chiếm tỷ lệ còn thấp vì đường bay đến Quảng Bình mới được đưa vào khai thác 2 năm nay và chỉ mới nối đường bay đến 2 thành phố lớn là Hà Nội và tp.Hồ Chí Minh với số lượng chuyến bay còn hạn chế.

3.2.2.3. Tỷ lệ khách du lịch biết về Quảng Bình trước khi đến

Bảng 3.15. Tỷ lệ khách du lịch biết về Quảng Bình trước khi đến



Khách nội địa (%)

Khách quốc tế (%)

Có biết

79.3

63.8

Không biết

20.7

36.2

( Nguồn: tổng hợp từ khảo sát của tác giả)

Khi được hỏi, có 79.3% tỷ lệ khách nội địa và 63.8% tỷ lệ khách quốc tế trả lời là có biết đến, có nghe nói đến Quảng Bình trước khi đặt chân du lịch đến Quảng Bình và có đến 20.7% tỷ lệ khách nội địa, 36.2% tỷ lệ khách quốc tế không biết đến Quảng

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí