Về Vai Trò Hình Thành Và Thể Hiện Dư Luận Xã Hội


“Nhờ báo, đài mà tôi biết nhiều thông tin về quyền trẻ em. Nhưng bảo tôi biết được từ kênh nào, hình thức nào và nguồn nào tốt hơn thì tôi chịu thôi. Tôi theo dõi nhiều loại hình và cũng biết từ kinh nghiệm của người khác nữa. Khó lắm. Tôi thường theo dõi những gì gần gũi với cuộc sống. Còn mới quá, quyền này, quyền nọ tôi nghe không quen” (PVS, nữ, công chúng, buôn bán, 45 tuổi, trình độ hết THCS).

Tóm lại, công chúng đánh giá cao vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước nhất trong các vai trò. TTĐC ở Bình Phước đã cung cấp cho công chúng những thông tin bổ ích, kiến thức thiết thực và gần gũi về quyền trẻ em. Tuy nhiên, công chúng mới cơ bản thỏa mãn nhu cầu thông tin về quyền trẻ em và mức độ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng chưa cao. TTĐC thông tin, tuyên truyền, giáo dục giúp công chúng có được nhận thức, thái độ đúng đắn về quyền trẻ em. Nhưng nhận thức và thái độ về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và toàn diện, khó có thể biết kênh truyền thông nào mang lại nhận thức, thái độ cho công chúng Bình Phước tốt nhất.

3.3.2. Về vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội

Thông tin từ TTĐC hình thành dư luận xã hội nhờ công chúng và cũng nhờ công chúng mà TTĐC có thông tin để thể hiện dư luận xã hội. Dù công chúng chưa đánh giá cao như các vai trò khác, nhưng vẫn ở mức tương đối khá (16,6% tốt và 42,9% khá).

Bảng 3.14. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn với việc thể hiện vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước


Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng


1. Báo Bình Phước in

Số lượng

104

158

106

16

384

Tỷ lệ

27,1

41,1

27,6

4,2

100,0

2. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước

Số lượng

134

173

122

14

443

Tỷ lệ

30,2

39,1

27,5

3,2

100,0


3. Truyền thanh cấp huyện

Số lượng

103

134

99

12

348

Tỷ lệ

29,6

38,5

28,4

3,4

100,0


4. Báo Bình Phước điện tử

Số lượng

73

76

38

3

190

Tỷ lệ

38,4

40,0

20,0

1,6

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 15


Bảng 3.14 trên cho thấy, vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em của Báo Bình Phước điện tử được công chúng đánh giá cao nhất (tốt chiếm 38,5%; khá chiếm 40,1%); thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là truyền thanh cấp huyện; thấp nhất là Báo Bình Phước in.

Đánh giá của công chúng có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu thực nghiệm nội dung thông điệp truyền thông và đánh giá của cán bộ truyền thông. Điều này xuất phát từ tiêu chí đánh giá của công chúng, qua chất lượng nội dung, hình thức và những tri thức kinh nghiệm, vốn sống của mỗi người. Không có sự khác biệt giữa các nhóm công chúng khác nhau trong đánh giá vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước. Nhưng kết quả này cho thấy công chúng đã có những ghi nhận khá tích cực về vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em, dù trên thực tế vai trò này chưa được TTĐC thực hiện tốt.

TTĐC nêu công khai những vụ việc vi phạm quyền trẻ em để dư luận biết, lên án, yêu cầu các cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng, xử lý kịp thời, đúng pháp luật, đồng thời giúp các tổ chức, cá nhân điều chỉnh, tự sửa chữa sai phạm của mình; hạn chế, ngăn ngừa những hành vi tương tự. Dư luận xã hội có sức mạnh rất lớn, trong rất nhiều trường hợp nó giúp các nhà quản lý điều chỉnh chính sách và các mối quan hệ xã hội, giáo dục, giám sát, tư vấn, phản biện, giải toả tâm lý - xã hội.

Vụ cháu Nguyễn Thị Hảo nêu trên nếu không có sự vào cuộc của truyền thông, sự lên án mạnh mẽ, đòi xử lý nghiêm túc của dư luận thì vụ việc khó được giải quyết nhanh chóng. Dư luận xúc động, xót xa cho cháu bé:

Bản thân ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rất bức xúc khi nghe thông tin về cháu Hảo. Ông mong sao đừng xảy ra những trường hợp tương tự như cháu Hảo. Để có được điều đó, theo ông toàn bộ các ngành cần vào cuộc làm tốt công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ trẻ em và hơn hết phải có biện pháp phòng ngừa bạo hành trẻ em. “Đừng để mất bò mới lo làm chuồng” [105].

Anh Tạ Văn Khôi - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn - Chủ tịch Hội đồng Đội biết thông tin từ Báo Bình Phước, đã đến thăm, tặng quà cho cháu và phản ứng: “Đây là hành vi thiếu nhân tính của người lớn trước những sinh linh bé nhỏ. Về phía Hội


đồng đội tỉnh, chúng tôi sẽ phát động thiếu nhi toàn tỉnh có những hoạt động quyên góp, ủng hộ bé Hảo và những trẻ em bị ngược đãi khác” [45].

Có người cho rằng, người hành hạ bé Hảo còn dã man gấp trăm trăm lần vụ vợ chồng ông bà Đức bán phở hành hạ em Bình mà báo chí phanh phui trước đây [53]. Dư luận cũng lên tiếng tranh luận về việc ai sẽ nuôi cháu bé: “Tôi cũng như rất nhiều bà mẹ khác đang lo lắng rằng liệu cháu Hảo sẽ ra sao? Nếu để cho chính quyền tỉnh nhà quyết định thì liệu cháu có được bù đắp gì không?... Cháu bây giờ cần tình yêu thương, sự chăm sóc đặc biệt, vậy trại trẻ mồ côi có đảm bảo cháu sẽ nhận được điều đó? Trong khi đó có rất nhiều tấm lòng hảo tâm muốn nhận cháu về nuôi, mọi người hãy thử nghĩ đến bé Thiện Nhân, nếu không phải là gia đình Mai Anh - Quang Nghinh hết lòng yêu thương cháu, mà đưa cháu đến trại trẻ mồ côi thì liệu cháu có được như ngày hôm nay không?...” (ngokimcuc1979@yahoo.com) [7].

Nói như M. Weber: Dư luận xã hội là cầu nối giữa ý thức xã hội và hành động xã hội. Vì vậy, với việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội, các phương tiện truyền thông mới có thể làm tốt chức năng “tổ chức tập thể, cổ động tập thể”, mới góp phần tạo nên động lực tinh thần, sức mạnh cho các hành động xã hội. Hành động xã hội ở đây là lên án hành vi vi phạm quyền trẻ em, yêu cầu các cơ quan chức năng xét xử đúng người, đúng tội, chia sẻ, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho các nạn nhân, hay rút kinh nghiệm cho bản thân và gia đình. Cái hay của TTĐC là đã biết khơi dậy lòng trắc ẩn, trái tim nhân ái của mỗi người, tạo nên dư luận xã hội. TTĐC hình thành dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em nhằm tổ chức, động viên Nhân dân tham gia quản lý xã hội, có hành động bảo vệ trẻ em, thực hiện tốt quyền trẻ em, giáo dục Nhân dân ý thức thực hiện quyền trẻ em.

Từ khi có tin cháu Hảo bị hành hạ dã man, có rất nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh tới thăm cháu ở Bệnh viện tỉnh và quyên góp ủng hộ. Có người đã khóc, trực tiếp đến hoặc điện thoại về tòa soạn Báo Dân trí để chia sẻ sự đồng cảm trước nỗi đau của cháu, có nhiều người mong muốn nhận nuôi và chu cấp cho cháu đến khi trưởng thành. Có người ở tận Hà Nội đã về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh để thăm cháu. Cháu đã nhận được từ lòng hảo tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tính đến ngày 09-10-2008 gần 191 triệu đồng, 300 đô la Mỹ, 100 đô la Canada. Từ đó, đại diện Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em đánh giá rất cao vai trò của TTĐC: “... Các phương tiện truyền thông đã vào cuộc rất nhanh, mạnh mẽ


và theo sát vụ việc. Báo giấy còn hạn chế về thông tin. Tôi đánh giá cao báo mạng điện tử Dân trí đã đưa nhiều thông tin nhanh, chính xác về vụ bạo hành này. Chính sự vào cuộc mạnh mẽ của báo chí đã tác động vào các ngành chức năng phải nhanh chóng vào cuộc để cùng giải quyết vụ việc này” [105].

Trên địa bàn tỉnh Bình Phước, có rất ít sản phẩm truyền thông về trẻ em tạo nên sự tranh luận, hình thành, thể hiện dư luận xã hội. TTĐC chưa tạo nên dư luận xã hội cả với những vụ việc vi phạm quyền trẻ em và những việc cần tạo dư luận xã hội tích cực để thực hiện tốt quyền trẻ em. TTĐC chưa thực sự là diễn đàn của Nhân dân giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em bằng dư luận xã hội. Công chúng kỳ vọng rất lớn vào vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội của TTĐC Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em. “Cũng có trường hợp TTĐC trong tỉnh đưa tin vụ việc vi phạm quyền trẻ em như trẻ em bị xâm hại. Dư luận xã hội trong tỉnh cũng lên án, nhưng chỉ dừng ở đó, chứ ít có hoạt động xã hội nào mạnh mẽ, tạo ra phong trào bảo vệ trẻ em, lên án, đòi xử lý nghiêm khắc kẻ gây nên tội ác. Truyền thông không làm việc này và các tổ chức xã hội cũng không. Nên dư luận lên được một tý rồi cũng êm luôn” (PVS, công chúng, nữ, cán bộ công chức, 31 tuổi, trình độ đại học).

Tóm lại, công chúng Bình Phước đánh giá khá tích cực về vai trò của các phương tiện TTĐC trong tỉnh trong hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em, dù trên thực tế vai trò này chưa được TTĐC thực hiện tốt.

3.3.3. Về vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em được TTĐC quan tâm thực hiện nhiều nhất. Và phần lớn công chúng đánh giá cao vai trò này của TTĐC ở Bình Phước (tốt chiếm 48,8%; khá chiếm 17,3%).

Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của Báo Bình Phước điện tử được công chúng đánh giá cao nhất (31,6 tốt, 43,9% khá); thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là Báo Bình Phước in và hạn chế nhất là truyền thanh cấp huyện (27,6% tốt, 40,2% khá). Có thể thấy, đánh giá của công chúng lại có sự khác biệt nhiều với kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông và đánh giá của cán bộ truyền thông.


Bảng 3.15. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước


Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng


1. Báo Bình Phước in

Số lượng

110

205

125

13

453

Tỷ lệ

24,3

45,3

27,6

2,9

100,0

2. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước

Số lượng

149

208

133

13

503

Tỷ lệ

29,6

41,4

26,4

2,6

100,0


3. Truyền thanh cấp huyện

Số lượng

105

153

105

18

381

Tỷ lệ

27,6

40,2

27,6

4,7

100,0


4. Báo Bình Phước điện tử

Số lượng

62

86

47

1

196

Tỷ lệ

31,6

43,9

24,0

0,5

100,0

Có sự khác biệt trong đánh giá vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em giữa các nhóm công chúng theo nghề nghiệp trên tổng thể, nhưng không quá lớn (sig=0,047; Cramer’s V=0,256) (Xem bảng 26 Phụ lục). Kết quả tương tự với công chúng ở trình độ học vấn khác nhau (sig=0,035; phi=0,2596).

Việc nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được công chúng đánh giá cao hơn không đáng kể (30,8% đánh giá tốt; 46,4% đánh giá khá) so với việc kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn (32,2% tốt, 42,8% khá).

Về kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, công chúng người lớn đánh giá cao nhất chất lượng mục đích đăng phát này trên Báo Bình Phước điện tử (tốt chiếm 43,4%, khá chiếm 36,7%); thứ hai là trên Báo Bình Phước in; thứ ba là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện (tốt chiếm 37,8%, khá chiếm 37,8%). Tiếp tục có sự khác biệt so với kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông. Vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không được công chúng đánh giá cao như nó thực hiện. Nói cách khác,


6 Phi là thống kê để đo mức độ phụ thuộc của hai biến số định danh với định danh (chỉ có hai mức độ). Giá trị

của phi từ 0-1, càng gần đến 1 chứng tỏ hai biến càng phụ thuộc với nhau.


không có nghĩa là cứ tuyên truyền nhiều là được công chúng đánh giá cao, vấn đề quan trọng hơn cả là nội dung, chất lượng tuyên truyền và việc đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Vì vậy, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cần đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình nhân đạo.

Công chúng Bình Phước đánh giá cao hoạt động từ thiện nhân đạo của TTĐC trong tỉnh, đã kêu gọi Nhân dân và các nhà hảo tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn, nên nhiều em cùng gia đình vượt qua được phần nào sự khốn khó, góp phần thực hiện quyền trẻ em tốt hơn. “Tôi tuần nào cũng xem chương trình Khát vọng sống, rồi Chia sẻ nỗi đau. Tôi rất xúc động với các hoàn cảnh và cũng thường xuyên ủng hộ. Đài Bình Phước làm được việc này rất ý nghĩa, tôi rất ủng hộ” (Công chúng trả lời phỏng vấn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước).

Nhờ chương trình Chia sẻ nỗi đau, gia đình cháu Lê Trọng Hữu ở xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp nhận được gần 21 triệu đồng; hai chị em Nguyễn Thị Quỳnh Hương và Nguyễn Thị Quỳnh Giang ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú nhận được gần 20 triệu đồng... từ những tấm lòng nhân hậu của các nhà hảo tâm gần xa. Nhờ chương trình Khát vọng sống kết nối với các tấm lòng vàng mà cháu Nguyễn Thị Mơ, ở xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập nhận được số tiền gần 24 triệu đồng thang thuốc cho mẹ; cháu Thị Nhung và Điểu Hải ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập được giúp đỡ 30,9 triệu đồng và 20 triệu đồng xây nhà tình thương… Đây là sự giúp đỡ quý báu về vật chất và tinh thần mà trẻ em nghèo Bình Phước nhận được nhờ TTĐC. Có thể nói, hiệu quả xã hội và ý nghĩa nhân văn của hai chương trình rất lớn, đã cùng với tỉnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong lúc đời sống của Nhân dân nhiều khó khăn, tỉnh còn nghèo, ngân sách địa phương chưa đủ để chăm lo cho tất cả trẻ em. Hoạt động nhân ái của TTĐC ở Bình Phước ngày càng được Nhân dân hoan nghênh và trở thành địa chỉ tin cậy của trẻ em khó khăn. “Cháu rất cảm ơn chương trình và các cô chú mạnh thường quân đã quan tâm, giúp đỡ gia đình cháu. Cháu sẽ đi học lại và học thật giỏi” (Một trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trả lời phỏng vấn trên chương trình Chia sẻ nỗi đau).

Các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đã liên kết xã hội, đưa con người

xích lại gần nhau bằng sự sẻ chia và tấm lòng nhân ái. Với sức mạnh của TTĐC, các


chương trình nhân đạo vì trẻ em đã tạo nên một hiệu ứng xã hội lớn, nhân rộng những tấm lòng vàng trong cộng đồng, trở thành một phong trào xã hội sâu rộng và ý nghĩa, giúp trẻ em nghèo vươn lên trong cuộc sống, góp phần đảm bảo thực hiện tốt quyền trẻ em. Nhưng đây không phải là vấn đề mà TTĐC Bình Phước quan tâm nhất giống như kết quả nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.462]. Trẻ em khó khăn ở nông thôn xuất hiện trên TTĐC nhiều hơn trẻ em đô thị, khác với kết quả nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.464].

Ở hoạt động nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước, Báo Bình Phước điện tử tiếp tục được đánh giá cao nhất (tốt chiếm 44,2%; khá chiếm 38,0%); thứ hai là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ ba là Báo Bình Phước in; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện (tốt chiếm 38,5%; khá chiếm 37,1%).

Nhiều công chúng tỏ ra thích thú khi được nghe, được xem những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em và học được kinh nghiệm cho bản thân mình. “Cháu học được nhiều từ các anh chị, bạn bè trên Tạp chí thiếu nhi lắm. Các anh chị, các bạn ấy học giỏi, chăm ngoan, có người thì nghèo khó nhưng học rất tốt, hiếu thảo với cha mẹ. Cháu rất khâm phục. Cháu thấy mình sung sướng quá, cháu đã biết tiết kiệm tiền để giúp đỡ bạn khó khăn. Cháu cũng tự học, không để bố mẹ nhắc nhở nhiều” (PVS, công chúng trẻ em, nam, 11 tuổi, học lớp 5).

Từ những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được phản ánh trên TTĐC Bình Phước, công chúng đã có những thông tin, bài học kinh nghiệm, có nhiều hành động thực hiện tốt quyền trẻ em trong gia đình và xã hội. Nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm công chúng trong hành động thực hiện quyền trẻ em ở gia đình.

Phần lớn công chúng đã đăng ký khai sinh cho con mình đúng quy định (ngay sau khi sinh chiếm 73,4%; từ 1-3 tháng chiếm 24,7%). Đối với các công việc liên quan đến con cái, phần lớn công chúng người lớn đã cho con của mình được tham gia bàn bạc (chiếm 78,4%); được hỏi ý kiến (chiếm 36,9%); được thông báo (chiếm 13,2%); đặc biệt có 26,2% công chúng cho con được tự quyết định.

Phần lớn công chúng đã chăm sóc tốt con cái đảm bảo về mặt dinh dưỡng để con được phát triển về thể chất. Phần lớn công chúng dành cho con một chỗ học tập


riêng (chiếm 98,8%). Hầu hết công chúng người lớn dành thời gian cho con được vui chơi giải trí sau giờ học (chiếm 99,4%) và tạo điều kiện cho con mình tham gia các sinh hoạt xã hội: sinh hoạt thiếu niên, nhi đồng nhiều nhất (chiếm 91,9%); học các lớp năng khiếu (chiếm 57,0%)... Ngoài giờ học các cháu thường được cha mẹ cho vui chơi giải trí (chiếm 84,9%); xem ti vi nghe đài (chiếm 80,1%); đọc báo (chiếm 33,8%). Một số cha mẹ đã cho con phụ giúp làm việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, trông nhà (chiếm 52,6%); nấu cơm (chiếm 44,6%); trông em (chiếm 34,0%). Trẻ em được tham gia lao động nhưng chỉ với những việc nhẹ, giúp các em phát triển thể lực, trí tuệ và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe, vui chơi, học hành. Tuy nhiên, cũng có một số cha mẹ cho con lao động nặng hơn: chăm sóc người già, ốm (chiếm 22,4%); chăn bò, làm vườn (chiếm 13,6%); tham gia công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình (chiếm 8,8%); làm thuê (chiếm 2,9%).

Phần lớn công chúng quan tâm đến việc học của con qua việc học cùng (chiếm 61,6%); cho đi học thêm (chiếm 53,8%); thuê người dạy kèm (chiếm 6,4%); cung cấp đủ đồ dùng học tập cho con (chiếm 99,6%); liên hệ thường xuyên với nhà trường (chiếm 89,6%); thường xuyên kiểm tra vở học hàng ngày của con (chiếm 79,0%). Phần lớn công chúng nhắc nhở, khuyên bảo khi các con có việc làm sai trái (chiếm 92,8%), cũng có một số người mắng (chiếm 8,9%); đánh (chiếm 2,7%).

Khi con bị bệnh, công chúng người lớn thường đưa ngay tới bệnh viện, bác sỹ (chiếm 96,0%). Nhưng cũng có không ít cha mẹ tự chăm sóc (chiếm 34,9%); mua thuốc về nhà (chiếm 36,2%). Hầu hết công chúng cho con tiêm chủng mở rộng, uống viên sắt, vitamin A đầy đủ (chiếm 99,4%). Phần lớn công chúng không phân biệt đối xử, yêu quý con trai và con gái như nhau (chiếm 92,3%). Nhưng công chúng chưa tôn trọng đời tư của con khi có đến 70,9% kiểm tra thư từ, nhật ký, điện thoại của con. Không nhiều người cho con sở hữu tài sản riêng (chiếm 46,9%).

Qua một số chỉ báo trên có thể thấy, hành vi thực hiện quyền trẻ em của không ít cha mẹ chưa tốt, có biểu hiện vi phạm quyền trẻ em hoặc thực hiện quyền trẻ em không đầy đủ. Đáng chú ý là phần lớn những kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc con cái của công chúng là do học từ bạn bè, đồng nghiệp (chiếm 68,7%); học từ người thân trong gia đình (chiếm 67,7%); học từ hàng xóm (chiếm 42,7%)... nhiều hơn là học từ TTĐC trong tỉnh. (Xem bảng 27 Phụ lục)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022