hỏi cũng cho rằng cơ quan họ có mục đích đăng phát này. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em nhiều nhất; ít nhất là Báo Bình Phước. Truyền hình ưu tiên cho mục đích đăng phát này nhất; thứ hai là phát thanh; thứ ba là truyền thanh cấp huyện; rồi đến báo in; hạn chế nhất là báo mạng điện tử.
Bảng 3.6. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012
Số lượng | Tổng số | Tỷ lệ | ||
Cơ quan TTĐC | 1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước | 1.353 | 1.622 | 83,4 |
2. Báo Bình Phước | 105 | 218 | 48,2 | |
3. Đài thị xã Đồng Xoài | 112 | 178 | 62,9 | |
4. Đài huyện Đồng Phú | 60 | 109 | 55,0 | |
5. Đài huyện Bù Đăng | 46 | 56 | 82,1 | |
6. Đài huyện Bù Gia Mập | 24 | 39 | 61,5 | |
Loại hình TTĐC | 7. Báo in | 77 | 149 | 51,7 |
8. Truyền hình | 956 | 1.165 | 86,9 | |
9. Phát thanh | 397 | 457 | 82,1 | |
10. Báo mạng điện tử | 28 | 69 | 40,6 | |
11. Truyền thanh cấp huyện | 242 | 382 | 63,4 | |
Chung | 1.699 | 2.222 | 76,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Điều Tra Đánh Giá Chung Về Nội Dung Sản Phẩm Truyền Thông
- Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Có Mục Đích Đăng Phát Thể Hiện Vai Trò Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em Của Các Phương Tiện Ttđc Tỉnh Bình Phước,
- Vai Trò Vận Động, Khuyến Khích Thực Hiện Quyền Trẻ Em
- Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Của Ttđc Tỉnh Bình Phước Có Mục Đích Đăng Phát Giải Trí Cho Trẻ Em, Từ Tháng 6 Đến Tháng 10/2012
- Kết Quả Điều Tra Mức Độ Thỏa Mãn Của Công Chúng Người Lớn Với
- Về Vai Trò Hình Thành Và Thể Hiện Dư Luận Xã Hội
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Có thể thấy, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, cả phát thanh và truyền hình đều quan tâm đăng phát thông tin nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em để khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội thực hiện tốt quyền trẻ em. Các đài truyền thanh cấp huyện, nhất là Đài huyện Bù Đăng và thị xã Đồng Xoài cũng rất quan tâm đến hoạt động này. Nói cách khác, vai trò nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em đã được các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đặc biệt ưu tiên trong hoạt động truyền thông về trẻ em.
Trẻ em điển hình được TTĐC biểu dương có thể kể đến: tấm gương em Nguyễn Nữ Thanh Ngọc lớp 9A4, trường THCS Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài có thành tích học tập và hoạt động Đội xuất sắc, có đạo đức tốt, gần gũi với bạn bè, có
tính tự giác cao, là con ngoan trò giỏi trong phóng sự “Nguyễn Nữ Thanh Ngọc học tập phải có sự cân bằng” (chương trình Tạp chí thiếu nhi, nhóm tác giả Hồng Phương, lúc 18 giờ ngày 23-10-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày 24-10- 2012 trên kênh BPTV 2). Hai tấm gương học sinh nghèo nghị lực vươn lên vượt khó, học giỏi đều bày tỏ ước mơ được học thành tài trong phóng sự “Những tấm gương về nghị lực” (chương trình Tạp chí thiếu nhi, nhóm tác giả Hồng Phương, lúc 18 giờ ngày 16-10-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày 17-10-2012 trên kênh BPTV 2)... Trong các phóng sự, trẻ em được bày tỏ tâm tư, suy nghĩ, ước mơ; đồng thời có ý kiến của cha mẹ, bạn bè, thầy cô đánh giá về các em.
Có khá nhiều gương điển hình thực hiện tốt quyền trẻ em được giới thiệu trên TTĐC để các tổ chức, cá nhân học tập, nhân rộng như: Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu cho trẻ em trong phóng sự “Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh - 15 năm trưởng thành và phát triển” (Chương trình Tạp chí thiếu nhi, nhóm tác giả Hồng Phương, lúc 18 giờ ngày 18-9-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày 19-9-2012 trên kênh BPTV 2); tổ chức Đội trong phóng sự “Tổ chức Đội - tự hào là mái nhà chung của thiếu nhi Bình Phước” (Đài thị xã Đồng Xoài ngày 03-8-2012, dẫn từ Báo Bình Phước in ngày 02-7-2012, tác giả Hồng Phương) hay “Cô Châu Thị Thùy Trang - gắn bó với sự nghiệp giáo dục vùng sâu” (Đài huyện Đồng Phú, ngày 28-6-2012, dẫn từ Báo Bình Phước ngày 25-6-2012, tác giả Bích Quý)...
Mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em có thể kể đến: phong trào giúp bạn đến trường (phóng sự “Ấm áp phong trào giúp bạn đến trường”, nhóm tác giả Hồng Phương, chương trình Tạp chí thiếu nhi lúc 18 giờ ngày 17-7-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 19 giờ 40 ngày 18-7-2012 trên kênh BPTV 2; Đài huyện Bù Gia Mập ngày 10-9- 2012); mô hình giáo dục tích cực trong bài viết: “Đưa trò chơi dân gian vào trường học: hiệu quả thiết thực ở trường tiểu học Chơn Thành A” (Báo Bình Phước in, ngày 03-10-2012, Báo Bình Phước điện tử đăng ngày 10-10-2012, tác giả Vũ Thuyên) hay Hội thi sáng tạo kỹ thuật thanh thiếu nhi, Hội thi vẽ tranh, Hội thi giao thông thông minh, Búp măng xinh, tiếng hát hoa phượng đỏ, các hoạt động vui tết Trung thu... được Báo Bình Phước và truyền thanh cấp huyện đưa tin. Trẻ em được bày tỏ cảm xúc, phát biểu ý kiến khi được thể hiện năng khiếu nghệ thuật, sinh hoạt vui chơi bổ ích.
Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều bài viết, trẻ em không được nói lên suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng hay chia sẻ kinh nghiệm của mình, như ở bài viết “Gặp gỡ hai tấm gương vượt khó học giỏi ở xã Tân Phước” (Đài huyện Đồng Phú, ngày 10-9- 2012, tác giả Bích Quý). Trẻ em cũng không có ý kiến về các mô hình, tấm gương điển hình để biết rằng đó có thực sự là mô hình hay, điển hình thực hiện tốt quyền trẻ em như ở các bài viết: “Trường tiểu học Lộc Điền A ứng dụng mô hình trường học mới (VNEN)”; “Thầy giáo Hà Văn Thời - tấm gương giáo viên yêu nghề, tận tụy với học sinh” (Đài huyện Bù Đăng, ngày 22 và 23-9-2012, tác giả Mỹ Hiệp)...
Tuyên truyền, cổ vũ điển hình, nhân tố mới là cách thức tuyên truyền có tác dụng rất tốt để định hướng hành động cho công chúng. Nhưng qua quan sát nhận thấy, TTĐC Bình Phước chưa tổ chức được các mô hình chiến dịch truyền thông tương tác, thường áp đặt một chiều, chưa tạo được diễn đàn để công chúng đánh giá, kiểm chứng, phản biện, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí khá nhiều cơ quan gần như sao chép hoàn toàn báo cáo điển hình.
Tuy còn một số hạn chế, song vai trò nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em đã được TTĐC tỉnh Bình Phước quan tâm chú trọng và thực hiện tốt. TTĐC đã giới thiệu những gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em, chia sẻ kinh nghiệm, biểu dương, cổ vũ, nhân rộng. Trẻ em thêm tin tưởng vào sự quan tâm, chăm sóc của xã hội dành cho mình.
Đánh giá chung, TTĐC tỉnh Bình Phước đã thực hiện tốt vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. Trong đó, hoạt động nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt hơn kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và báo phát thanh quan tâm nhiều nhất cho vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Đài huyện Bù Đăng và truyền hình; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài và truyền thanh cấp huyện; thứ tư là Đài huyện Bù Gia Mập và báo in; thứ năm là Đài huyện Đồng Phú; hạn chế nhất là Báo Bình Phước và báo mạng điện tử.
3.2.4. Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII ngày 02-02-1999 xác định rõ, báo chí là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội (sự giám sát của công luận). TTĐC phải đặc biệt quan tâm giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Đây
là nguồn thông tin quan trọng giúp Đảng, Nhà nước, các tổ chức kịp thời bổ sung, điều chỉnh các chính sách, tạo áp lực xã hội buộc các tổ chức, cá nhân phải sửa chữa, đồng thời cũng là bài học cho những ai chưa vi phạm. Giám sát thực hiện quyền trẻ em gắn với hoạt động phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em.
Bảng 3.7. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012
Số lượng | Tổng số | Tỷ lệ | ||
Cơ quan TTĐC | 1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước | 120 | 1.622 | 7,4 |
2. Báo Bình Phước | 84 | 218 | 38,5 | |
3. Đài thị xã Đồng Xoài | 31 | 178 | 17,4 | |
4. Đài huyện Đồng Phú | 25 | 109 | 22,9 | |
5. Đài huyện Bù Đăng | 7 | 56 | 12,5 | |
6. Đài huyện Bù Gia Mập | 10 | 39 | 25,6 | |
Loại hình TTĐC | 7. Báo in | 62 | 149 | 41,6 |
8. Truyền hình | 120 | 1.165 | 10,3 | |
9. Phát thanh | 0 | 457 | 0 | |
10. Báo mạng điện tử | 22 | 69 | 31,9 | |
11. Truyền thanh cấp huyện | 73 | 382 | 19,1 | |
Chung | 277 | 2.222 | 12,5 |
Bảng 3.7 ở trên cho thấy, hoạt động giám sát chưa được TTĐC Bình Phước quan tâm ưu tiên. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chỉ có 12,5% sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Báo Bình Phước và loại hình báo in quan tâm cho mục đích này nhất và hạn chế nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và loại hình phát thanh. Mục đích đăng phát này thực hiện trên thực tế không như ý kiến của cán bộ truyền thông, 74,4% cán bộ cho biết mục đích đăng phát của cơ quan họ là phản ánh, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em.
Có thể thấy, chỉ đến vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, Báo Bình Phước (cả báo in và báo mạng điện tử) mới thực sự quan tâm thực hiện tốt vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Nói cách khác, Báo Bình Phước trong công tác truyền thông về quyền trẻ em quan tâm nhất cho hoạt động giám sát tình hình
thực hiện quyền trẻ em, cùng với hoạt động hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Đài truyền thanh cấp huyện, nhất là Đài Bù Gia Mập, nơi xảy ra tình trạng vi phạm quyền trẻ em nhiều, đã phát huy được vai trò của mình trong việc tham gia giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn. Trong khi đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, nhất là phát thanh, không những ít quan tâm đến hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em và hình thành, thể hiện dư luận xã hội, mà cũng chưa quan tâm giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Thực tế đó làm hạn chế quá trình thực hiện quyền trẻ em, không tuân thủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và các quy định chức năng của TTĐC.
TTĐC Bình Phước phản ánh, giám sát vấn đề gì? TTĐC phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất (chiếm 62,8%); thứ hai là quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch (đều chiếm 59,6%); thứ ba là quyền phát triển năng khiếu (chiếm 58,6%). (Xem bảng 12 Phụ lục)
Bốn quyền được TTĐC Bình Phước phản ánh, giám sát rất ít là quyền được khai sinh và có quốc tịch (chiếm 2,2%); được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự (1,1%); được có tài sản của trẻ em (0,3%) và được sống chung với cha mẹ (0,2%). Trong khi đó, bốn quyền này hoàn toàn không phải đã thực hiện tốt ở Bình Phước. Điều đó cho thấy, TTĐC không phản ánh, giám sát một cách đầy đủ các quyền trẻ em, mà chỉ phản ánh những vấn đề gần gũi với cuộc sống hàng ngày và gắn với hiểu biết của cán bộ truyền thông. “Thực tế có vấn đề gì bức xúc, chưa thực hiện tốt hoặc là tin tức, điển hình cần nhân rộng thì chúng tôi phản ánh, đâu có để ý xem đã phản ánh được quyền nào của trẻ em. Chúng tôi vẫn thường làm về vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí, hoặc trẻ em nghèo, trẻ em cần giúp đỡ thôi” (PVS, nam, cán bộ truyền thông, 35 tuổi, trình độ đại học).
Như vậy, có sự chênh lệch giữa các quyền trẻ em trong mối quan tâm của TTĐC Bình Phước, là một biểu hiện của sự vi phạm nguyên tắc tiếp cận quyền. TTĐC không quan tâm đầy đủ các quyền của trẻ em, nên đã kiến tạo cho công chúng nhận thức, thái độ và hành vi không đầy đủ và toàn diện về quyền trẻ em, chưa đánh giá đúng tình hình thực hiện quyền trẻ em trên thực tế.
Báo Bình Phước phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; hạn chế nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước phản ánh, giám sát nhiều nhất quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến
và tham gia hoạt động xã hội; hạn chế nhất ở quyền được có tài sản và được sống chung với cha mẹ. Đài huyện Đồng Phú phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; hạn chế nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Đài thị xã Đồng Xoài phản ánh, giám sát nhiều nhất quyền được học tập; hạn chế nhất ở quyền được có tài sản. Đài huyện Bù Gia Mập phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; hạn chế nhất ở quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự, được có tài sản. Đài huyện Bù Đăng phản ánh, giám sát nhiều nhất quyền được học tập; hạn chế nhất là ở quyền được có tài sản.
Báo in phản ánh, giám sát quyền được học tập nhiều nhất; ít nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Truyền hình giám sát nhiều nhất ở quyền được phát triển năng khiếu; ít nhất ở quyền được sống chung với cha mẹ. Phát thanh phản ánh, giám sát quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội nhiều nhất; ít nhất ở quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, được sống chung với cha mẹ, được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự, được có tài sản. Báo mạng điện tử phản ánh, giám sát nhiều nhất với quyền được học tập; hạn chế nhất là quyền được sống chung với cha mẹ, được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội, quyền được có tài sản. Truyền thanh cấp huyện phản ánh, giám sát nhiều nhất với quyền được học tập; hạn chế nhất là quyền được có tài sản.
TTĐC đưa tin phản ánh các sự kiện, giám sát và phê phán những hiện tượng vi phạm quyền được học tập, giáo dục của trẻ em, phát hiện những khó khăn, bất cập và đề xuất những giải pháp để đảm bảo việc học tập, giáo dục của trẻ em như phóng sự “Hạn chế học sinh bỏ học: ghi nhận sự nỗ lực phối hợp đồng bộ” (Đài huyện Đồng Phú, ngày 07-6-2012, dẫn từ Báo Bình Phước ngày 04-6-2012 của tác giả Ngọc Tú); “Học sinh bỏ học - bài toán chưa có lời giải ở Minh Lập” (Báo Bình Phước in, ngày 19-9-2012, tác giả Minh Luận)... Song, không có bài viết nào khẳng định trẻ em đang mất quyền được học tập, giáo dục, chưa khẳng định học tập là quyền trẻ em, Nhà nước, nhà trường, gia đình, xã hội có trách nhiệm pháp lý thực hiện. Tất nhiên trẻ em cũng có nghĩa vụ thực hiện quyền, nhưng có tác giả đổ lỗi cho trẻ em không tích cực, ham chơi, ý thức chưa tốt, mà xem nhẹ trách nhiệm của ngành giáo dục. Tiếng nói trẻ em, tâm tư, nguyện vọng của trẻ em bị bỏ qua. Tác giả bài viết không thấy được mối liên quan và tính không thể chia cắt của các quyền
trẻ em, không thực hiện tốt các quyền này thì các quyền khác cũng không được đảm
bảo. TTĐC lại vi phạm cách tiếp cận quyền trẻ em.
Các chương trình Tạp chí thiếu nhi, Vì trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước hay một số tin tức của truyền thanh cấp huyện chủ yếu phản ánh các hoạt động, sự kiện trẻ em được vui chơi, giải trí. Thông tin định tính cho biết, phần lớn các sản phẩm truyền thông chưa khẳng định việc vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu là quyền trẻ em; Nhà nước, tổ chức Đoàn, gia đình, xã hội có trách nhiệm tổ chức cho trẻ em. TTĐC phản ánh các hoạt động chăm lo cho trẻ em vui chơi, phát triển năng khiếu đơn thuần là đạo lý, là sự ban ơn của người lớn cho trẻ em. Đây là nhận thức, thái độ và hành vi truyền thông thiếu cách tiếp cận quyền, vi phạm quyền trẻ em nghiêm trọng.
Bình Phước là một trong những tỉnh có rất nhiều trẻ em bị xâm hại. Nhưng thông tin định tính cho biết, TTĐC ngại đề cập đến vấn đề này, chỉ có một số rất ít tin trên Báo Bình Phước. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không có sản phẩm truyền thông đề cập đến vấn đề trẻ em bị xâm hại. Nhiều vụ việc Báo Bình Phước đưa tin sau các phương tiện TTĐC ngoài tỉnh hoặc không đưa tin. Tương tự với vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật. TTĐC Bình Phước đang kiến tạo nên một thực tế thực hiện quyền trẻ em không giống như những gì đang diễn ra.
Có lúc cán bộ truyền thông chỉ đưa tin một cách trung lập, khách quan và dửng dưng với nỗi đau của trẻ em. Một số phóng viên, biên tập viên thiếu nhạy cảm, thiếu kiến thức về quyền trẻ em, kỹ năng tác nghiệp về trẻ em, thiếu tình yêu thương đối với trẻ em. Trong bài viết “Nhức nhối tình trạng trẻ em bị xâm hại” trên Báo Bình Phước số ra ngày 20-7-2012, tác giả M.C cố tình giấu tên của người mẹ và trẻ em bị xâm hại, nhưng lại viết địa chỉ gia đình và tên kẻ phạm tội. Để tăng tính hấp dẫn, thuyết phục và cảnh báo cho bài viết, tác giả quên bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, đây là lần xâm hại thứ hai tồi tệ hơn đối với em. Tác giả Minh Tuyên và Minh Chính đã viết “trong giấy khai sinh của cháu Thiện không có tên của người cha, cháu mang họ mẹ” (trong tin “Bé trai hơn 4 tháng tuổi bị bắt cóc đã được giải cứu”, Báo Bình Phước ngày 25-6-2012, Báo Bình Phước điện tử đăng ngày 24-6-2012). Mọi người sẽ phân biệt, kỳ thị với cháu. Trong khi luật pháp Việt Nam hoàn toàn cho phép trẻ em mang họ mẹ, đây là quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ
em. Thông tin trên không tính đến lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Nhà báo không đứng về phía trẻ em, quyền trẻ em không được tôn trọng và bảo vệ. Có thể nói, có lúc TTĐC Bình Phước chưa dẫn dắt, định hướng nhận thức, thái độ của Nhân dân về thực hiện quyền trẻ em và hành động theo pháp luật về quyền trẻ em.
Ưu điểm lớn nhất của TTĐC Bình Phước khi viết về trẻ em bị xâm hại tình dục là không mô tả tỉ mỉ diễn biến sự việc để tránh gợi lại nỗi đau cho trẻ. Nhưng điểm hạn chế chung là tác giả không phân tích hậu quả, vấn đề xã hội ẩn đằng sau vụ việc; chưa chỉ ra sự vi phạm đạo đức, pháp luật; chưa nêu được trách nhiệm của gia đình, xã hội; chưa nêu bài học như ở các tin “Hiếp dâm trẻ em” (Báo Bình Phước in, ngày 10-8-2012, tác giả Văn Thủy); “Lê Viết Tứ - kẻ đồi bại hiếp dâm con ruột 11 tuổi (Báo Bình Phước điện tử, ngày 18-7-2012, tác giả T.A.T)…
TTĐC trong tỉnh không thông tin những vấn đề kiểu “tiền - tình - tù - tội”, “đâm chém - cướp - hiếp”, vì sợ bị cơ quan quản lý cho là giật gân, câu khách, không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo Đảng. Nên nhiều khi TTĐC đưa tin hội họp nhiều hơn vấn đề xã hội dân sinh. Thông tin định tính được biết, TTĐC chưa tích cực, chủ động tham gia điều tra các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đôi lúc chưa theo đuổi đến cùng các vụ việc này. Sau khi bài viết được đăng tải, vì nhiều lý do, nhiều tác giả không quan tâm đến số phận của các nhân vật mình đã phản ánh.
Khi đưa tin về các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, các cơ quan báo chí ở tỉnh thường gặp khó khăn khi vụ án đang trong quá trình điều tra. Do đó, thông tin thường đơn giản, dưới dạng tin ngắn, không kể chi tiết sự việc cũng như đánh giá, nhận xét. Thông tin trung thực, chính xác, nhưng thường chậm và thiếu tính hấp dẫn Ở truyền thanh cấp huyện, các thông tin vi phạm quyền trẻ em càng ít xuất hiện.
Khá nhiều trường hợp vi phạm quyền trẻ em ở địa phương được các cơ quan báo chí ngoài tỉnh biết và đưa tin. Một mặt do người dân thường báo cho các cơ quan báo chí lớn ở Trung ương hay thành phố Hồ Chí Minh, vì họ quan niệm cơ quan báo chí lớn có đủ uy tín để tác động đến các cơ quan chức năng giúp họ tìm được lẽ phải, không ngại va chạm với chính quyền địa phương. Nhiều trường hợp đã được TTĐC ngoài tỉnh khai thác, giật tít giật gân để câu khách, thu hút quảng cáo... như tin kể về cháu bé phải làm mẹ khi mới 13 tuổi ở xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, đổi tên cháu bé, nhưng tên của mẹ cháu cũng như tên và địa chỉ nhà của kẻ phạm tội lại rất rõ ràng và sự việc được mô tả tỉ mỉ. Hay tin “Bé gái 15 tuổi bị