phẩm truyền thông về trẻ em trên báo in và 94,2% trên Báo Bình Phước điện tử là do các phóng viên, cộng tác viên thực hiện. Một số Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện lấy sản phẩm truyền thông từ Báo Bình Phước, Báo Bình Phước điện tử và báo khác. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước mua bản quyền các chương trình về trẻ em nhiều nhất trong các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước.
Thể loại sản phẩm truyền thông: TTĐC Bình Phước chú ý nhiều đến sự kiện, vụ việc bề nổi về chủ đề trẻ em, ít có những bài viết phản ánh, phóng sự, phỏng vấn có chiều sâu, mang tính chất tổng kết thực tiễn, nên chủ yếu là các tin ngắn. Ví dụ như Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước: Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chương trình về đề tài trẻ em nhiều nhất là phim với 594 chương trình, chiếm 36,6% chương trình về đề tài trẻ em trên Đài; phóng sự có 412 chương trình (chiếm 25,4%); trao đổi có 165 chương trình (chiếm 10,2%); thể loại khác có 453 chương trình, chiếm 27,9% (văn nghệ, ca nhạc...). Báo Bình Phước: Thể loại nhiều nhất là tin (chiếm 59,4%); thứ hai là bài phản ánh (chiếm 27,2%); phản ánh chân dung có 10 bài (chiếm 4,6%). Đài thị xã Đồng Xoài có 165 tin (chiếm 93,8%); Đài huyện Đồng Phú: có 49 tin (chiếm 45,0%).
Ngôn ngữ thể hiện giản dị, dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với trình độ nhận thức của số đông công chúng. Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em chỉ được thực hiện đều đặn, có tính chất định kỳ trên Báo Bình Phước in và Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em xuất hiện đều đặn trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, trung bình khoảng ba hoặc bốn chương trình/ngày; nhiều nhất là sáu chương trình/ngày, ít nhất là một chương trình/ngày. Theo khảo sát của tác giả, từ tháng 6 đến tháng 10/2012, Báo Bình Phước in có 55/65 số có sản phẩm truyền thông về trẻ em. Có ngày báo có đến năm sản phẩm truyền thông về trẻ em, có ngày chỉ có một sản phẩm. Trên truyền thanh cấp huyện, các tin bài về trẻ em phát sóng không thường xuyên. Đài thị xã Đồng Xoài phát sóng thường xuyên nhất; thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Gia Mập.
Các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em thường đứng sau vấn đề chính trị, kinh tế. Ít khi được đứng trên trang nhất và trong các chuyên mục chính trị thời sự. Nếu được ở trang nhất hay chương trình thời sự, đó là những vấn đề bức xúc
như lạm thu phí đầu năm học, học sinh bỏ học, thiếu sân chơi cho trẻ em… thu hút công chúng. Còn lại những gì liên quan đến trẻ em đều được đưa vào chuyên trang/chuyên mục giáo dục, thanh niên, văn hóa.
Phần lớn các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em được phát sóng trên Đài truyền hình Bình Phước không phải những khung giờ vàng, nhưng vẫn thuận tiện để công chúng theo dõi. Ví dụ, từ tháng 6 đến tháng 10/2012, lúc 6:05 hoặc 8 giờ mỗi ngày trên BPTV1, trẻ em được xem phim thiếu nhi. 11 giờ trưa, trẻ em được xem Phim hoạt hình hoặc Tạp chí thiếu nhi (thứ tư hàng tuần), Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ (thứ ba hàng tuần). Công chúng người lớn có thể xem Câu chuyện gia đình vào lúc 8 giờ 20 chủ nhật, 10 giờ 10 thứ ba và 21 giờ 50 thứ năm hàng tuần; xem Khát vọng sống lúc 21 giờ 20 ngày chủ nhật, 10 giờ 35 thứ tư hàng tuần; xem Chia sẻ nỗi đau vào lúc 21 giờ ngày thứ ba và 13 giờ 10 phút thứ tư tuần thứ hai của tháng; xem Vì trẻ em vào lúc 21 giờ 30 phút thứ tư và 13 giờ 10 chủ nhật tuần thứ ba hàng tháng. Chương trình về trẻ em được phát lại nhiều lần và được phát trên trang tin điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Nhưng cũng có chương trình phát sóng vào thời điểm rất ít công chúng có thể theo dõi, như chương trình Câu chuyện gia đình phát vào lúc 4 giờ 45 ngày 09-6-2012; chương trình Biết để làm đúng phát vào lúc 5 giờ 35 ngày 12 và 13-6-2012.
3.1.3. Đặc điểm nội dung thông tin
Phần lớn những thông tin về bệnh tật, giáo dục... trong các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em được phản ánh chính xác, khoa học. Nhưng số sản phẩm truyền thông có hỏi ý kiến chuyên gia và nhà quản lý về vấn đề của trẻ em chưa nhiều (chỉ chiếm 26,0%). Nhiều sản phẩm truyền thông chỉ quan tâm đến ý kiến của người lớn, chuyên gia, nhà quản lý mà quên đi ý kiến của trẻ em, chỉ có quan điểm của cán bộ truyền thông.
Tác giả các sản phẩm truyền thông về trẻ em chủ yếu đưa tin, phản ánh tình hình, chỉ phân tích, bình luận với những bài phản ánh, bình luận, phóng sự, xã luận, trao đổi. Thông tin về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước được biên tập viên, phóng viên bình luận, phân tích nhiều nhất so với các cơ quan TTĐC khác (chiếm 35,6% tổng số sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em).
Tuy vậy, hầu hết các sản phẩm truyền thông về trẻ em không nêu các quyền trẻ em có liên quan. Chỉ có 1,2% sản phẩm truyền thông giới thiệu về quyền trẻ em và mức xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đài huyện Bù Đăng nêu các quyền trẻ em có liên quan nhiều nhất (chiếm 8,9% tổng sản phẩm truyền thông về trẻ em); thứ hai là Báo Bình Phước (chiếm 5,5%). Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và Đài huyện Bù Gia Mập không có sản phẩm truyền thông nêu rõ các quyền trẻ em có liên quan đến vấn đề được phản ánh. Cũng chưa đến 5,0% (4,8%) sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em có dùng từ “quyền trẻ em” trong nội dung. Chính vì vậy, các nội dung thông tin được phản ánh ít gắn với quyền trẻ em, có đòi hỏi quyền lợi cho trẻ em cũng hết sức chung chung, không làm cho công chúng nhận thấy quyền trẻ em phải được thực thi, nếu không là vi phạm pháp luật. Thực tế đó vừa làm giảm chất lượng nội dung, vừa làm giảm hiệu quả tác động của TTĐC về trẻ em. TTĐC tỉnh Bình Phước khó có thể kiến tạo cho công chúng nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em khi mà chính họ rất ngại nói đến quyền trẻ em. “Đúng là em rất ít khi dùng từ “quyền trẻ em” trong các sản phẩm truyền thông cho người lớn và trẻ em. Em cứ thấy ngại ngại thế nào, chưa quen dùng từ này, vì em thấy liên quan đến nhân quyền, là cái gì đó to tát lắm, nên chỉ dùng từ “bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” thôi. Nhưng trong nội dung sản phẩm truyền thông, em có ngầm giới thiệu các quyền trẻ em” (PVS, nữ, biên tập viên, 28 tuổi, trình độ đại học).
Theo kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông, có 83,8% sản phẩm truyền thông bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em; 83,7% sản phẩm đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết; 82,8% sản phẩm phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước được đánh giá cao nhất; thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Báo Bình Phước; rồi đến Đài thị xã Đồng Xoài, huyện Bù Gia Mập và hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng.
Không có sản phẩm truyền thông làm tổn thương trẻ em, nhưng số sản phẩm nói được tiếng nói của trẻ em còn quá ít, ít nhất là các đài truyền thanh cấp huyện, nhiều nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. TTĐC đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết, bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em, phản ánh trung
thực cuộc sống trẻ em, không làm tổn thương trẻ em nhưng chưa thực sự nói được tiếng nói của trẻ em. TTĐC đang có sự mâu thuẫn trong quá trình truyền thông, thiếu cách tiếp cận quyền và các nhà truyền thông đang vi phạm quyền trẻ em.
Bảng 3.2. Kết quả điều tra đánh giá chung về nội dung sản phẩm truyền thông
về đề tài trẻ em của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước | Báo Bình Phước | Đài thị xã Đồng Xoài | Đài huyện Đồng Phú | Đài huyện Bù Đăng | Đài huyện Bù Gia Mập | Tổng | ||
1. Phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em | Số lượng (sản phẩm) | 1.388 | 141 | 153 | 87 | 42 | 29 | 1.840 |
Tỷ lệ % | 85,6 | 64,7 | 86,0 | 80,6 | 75,0 | 74,4 | 82,8 | |
2. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em | Số lượng (sản phẩm) | 1.388 | 153 | 164 | 102 | 29 | 27 | 1.863 |
Tỷ lệ (%) | 85,6 | 70,2 | 92,1 | 93,6 | 51,8 | 69,2 | 85,6 | |
3. Đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết | Số lượng (sản phẩm) | 1.387 | 201 | 124 | 78 | 38 | 31 | 1.859 |
Tỷ lệ (%) | 85,5 | 92,2 | 69,7 | 71,6 | 67,9 | 79,5 | 83,7 | |
4. Nói được tiếng nói của trẻ em | Số lượng (sản phẩm) | 866 | 15 | 3 | 10 | 1 | 1 | 896 |
Tỷ lệ (%) | 53,4 | 6,9 | 1,7 | 9,2 | 1,8 | 2,6 | 40,3 | |
5. Làm tổn thương trẻ em | Số lượng (sản phẩm) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tỷ lệ (%) | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Vai Trò Và Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em
- Chủ Nghĩa Mác - Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Việt Nam Về Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Và Về Quyền Trẻ Em
- Tình Hình Thực Hiện Quyền Trẻ Em Ở Tỉnh Bình Phước Hiện Nay
- Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Có Mục Đích Đăng Phát Thể Hiện Vai Trò Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em Của Các Phương Tiện Ttđc Tỉnh Bình Phước,
- Vai Trò Vận Động, Khuyến Khích Thực Hiện Quyền Trẻ Em
- Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Của Các Phương Tiện Ttđc Tỉnh Bình Phước Có Mục Đích Đăng Phát Nêu Gương Người Tốt, Việc Tốt, Mô Hình Hay
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
Nội dung truyền thông về trẻ em của truyền hình được đánh giá cao nhất; thứ hai là phát thanh; thứ ba là truyền thanh cấp huyện và báo in, hạn chế nhất là báo mạng điện tử (Xem bảng 5 Phụ lục). Có thể thấy, Đài huyện Bù Đăng chỉ có tỷ trọng sản phẩm truyền thông về trẻ em lớn nhất trong kết cấu chương trình, nhưng chất lượng nội dung được đánh giá thấp nhất, trong khi đòi hỏi từ thực tiễn truyền thông về quyền trẻ em ở đây vô cùng cấp bách.
Phần lớn công chúng người lớn đánh giá nội dung các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trên TTĐC Bình Phước cao hơn kết quả phân tích nội dung thông điệp. Công chúng người lớn đánh giá TTĐC phản ánh trung thực cuộc sống của trẻ em (chiếm 90,9%); bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em (chiếm 90,3%); đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết (chiếm 80,6%). Tỷ lệ này trong ý kiến của cán bộ truyền thông lần lượt là 81,7%; 79,3%; 65,9%. Có 7,3% cán bộ truyền thông nhận thấy sản phẩm truyền thông về trẻ em ở cơ quan họ làm tổn thương trẻ em.
Công chúng người lớn đánh giá nội dung các sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cao nhất; thứ hai là truyền thanh cấp huyện; thứ ba là Báo Bình Phước điện tử; hạn chế nhất là Báo Bình Phước in. Công chúng trẻ em không đánh giá cao như công chúng người lớn. Có 54,5% trẻ em cho rằng, các sản phẩm truyền thông về trẻ em ở Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đã nói được tiếng nói trẻ em, nhưng có 36,8% trẻ em cho rằng có sản phẩm làm tổn thương trẻ em. (Xem bảng 6, 7 Phụ lục)
Nhìn chung, nội dung của các sản phẩm truyền thông về trẻ em trên TTĐC Bình Phước là khá tốt, được công chúng đánh giá cao, song lại mâu thuẫn với chính nó. TTĐC tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, công chúng thực hiện tốt quyền trẻ em, nhưng lại vi phạm quyền trẻ em. Như vậy, TTĐC chưa thực sự phản ánh tốt cuộc sống trẻ em, chưa bảo vệ, tôn trọng quyền và lợi ích của trẻ em.
3.1.4. Hình ảnh trẻ em trên truyền thông đại chúng Bình Phước
Theo kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông, hình ảnh phổ biến nhất của trẻ em trên TTĐC Bình Phước là trẻ em bình thường với những vấn đề trong cuộc sống thường ngày của trẻ (chiếm 62,2%), rất phù hợp với số đông công chúng trẻ em. Hình ảnh trẻ em khỏe mạnh vui vẻ; xinh đẹp và sống trong hạnh
phúc chiếm tỷ lệ khá cao (lần lượt là 51,0%, 45,7% và 45,2%). Không có hình ảnh xấu xí, vi phạm pháp luật, rất ít hình ảnh trẻ em bị tai nạn thương tích, bị bạo hành, xâm hại tình dục, khuyết tật, mồ côi, lang thang. Trên thực tế Bình Phước hiện có trên 2.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm gần 1,0% trẻ em trong toàn tỉnh. Hình ảnh trẻ em dân tộc thiểu số cũng rất hạn chế (chỉ chiếm 1,2%), trong khi Bình Phước là một tỉnh có đến 40 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 18,5% dân số toàn tỉnh.
Như vậy, các phương tiện TTĐC ở Bình Phước đã nỗ lực mang lại cho công chúng một bức tranh không quá ảm đạm về tình hình trẻ em ở Bình Phước. Song, lại chưa phản ánh toàn diện hình ảnh trẻ em trên thực tế.
3.1.5. Sự tham gia của trẻ em Bình Phước trên truyền thông đại chúng
Trẻ em có quyền tham gia vào hoạt động truyền thông về quyền trẻ em. Sự tham gia này giúp các em biết quan sát, lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với người khác, tự tin hơn, có kỹ năng sống tốt hơn, được mở rộng kiến thức, vốn hiểu biết. Tuy nhiên, trẻ em Bình Phước hầu như không tham gia vào quá trình truyền thông. Báo Bình Phước và truyền thanh cấp huyện không có cộng tác viên trẻ em, chưa bao giờ nhận được thư hay tin bài của trẻ em. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, trẻ em tham gia dẫn một số chương trình cho trẻ em, nhưng chỉ là người dẫn phụ. Toàn bộ lời dẫn do biên tập viên viết sẵn để trẻ em đọc.
Tạp chí thiếu nhi là chương trình duy nhất của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước nhận được thư của trẻ em, nhưng số lượng không nhiều. Các em chủ yếu gửi thư trả lời câu hỏi đố vui, có một số em gửi tranh, bài thơ và câu đố. 70,1% trẻ em được hỏi cho biết chưa bao giờ trao đổi thông tin với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Trong những em đã trao đổi thông tin, có 11,8% em được hỏi có gửi sản phẩm truyền thông, hình ảnh; 25,1% gửi thư hỏi - đáp; 16,3% gửi thư góp ý.
Tiếng nói của trẻ em trên TTĐC ở Bình Phước rất hạn chế. Theo kết quả khảo sát của tác giả, chỉ có 41,0% sản phẩm truyền thông có bộc lộ quan điểm trẻ em. Trong khi đó, có 69,0% sản phẩm truyền thông được nghiên cứu có hình ảnh trẻ em là chính. Rất ít trường hợp trẻ em được nói tiếng nói của mình, ngay cả với sản phẩm truyền thông về bản thân như: bài “Gặp gỡ hai tấm gương vượt khó học giỏi ở xã Tân Phước”, ngày 10-9-2012, tác giả Bích Quý, Đài huyện Đồng Phú, hai tấm gương không được
bày tỏ tâm tư, nguyện vọng hay chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống của mình. Bài viết “Mô hình học tập dành cho học sinh yếu, kém ở Chơn Thành” của tác giả N.H trên Báo Bình Phước số ra ngày 06-6-2012 không có nhận xét của học sinh về hiệu quả mô hình. Theo kết quả khảo sát của tác giả, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình
Phước có số lượng sản phẩm truyền thông có bộc lộ quan điểm của trẻ em nhiều nhất (chiếm 54,2%). Thứ hai là Đài huyện Đồng Phú (chiếm 9,2%); đây là đài cấp huyện bộc lộ quan điểm của trẻ em nhiều nhất. Thứ ba là Báo Bình Phước, có 7,3% sản phẩm truyền thông bộc lộ quan điểm của trẻ em và chủ yếu là trên báo in. Đài thị xã Đồng Xoài bộc lộ quan điểm của trẻ em ít nhất. Truyền hình bộc lộ quan điểm của trẻ em nhiều nhất, thứ hai là phát thanh, thứ ba là báo in, ít nhất là truyền thanh cấp huyện. Phần lớn cán bộ truyền thông cho biết, các sản phẩm truyền thông về trẻ em của họ đã bộc lộ được quan điểm của trẻ em (chiếm 83,3%); nhưng cũng có 6,4% cán bộ chỉ hỏi tên tuổi và những câu đơn giản. Cách thức tác nghiệp của một số cán bộ truyền thông chưa tôn trọng điều trẻ em muốn nói, muốn làm, chưa tạo cơ hội cho trẻ em tham gia.
Có thể thấy, Điều 12 - CRC “Trẻ em có khả năng hình thành các quan điểm của bản thân và có quyền bày tỏ quan điểm một cách tự do tất cả các vấn đề có liên quan đến trẻ em. Các quan điểm đó được coi trọng đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em”, không được bảo đảm. Theo đó, công chúng người lớn đánh giá cao việc TTĐC quan tâm đến lợi ích của trẻ em, đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, nhưng không đánh giá cao việc bộc lộ quan điểm của trẻ em trên TTĐC. Công chúng trẻ em cho biết trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, trẻ em được bộc lộ quan điểm của mình nhưng chưa nhiều (chiếm 40,2%); có khá nhiều em bộc lộ quan điểm nhưng không rõ (chiếm 14,5%).
Trẻ em Bình Phước được tham gia rất ít vào quá trình truyền thông về trẻ em. Tiếng nói của trẻ em trên TTĐC Bình Phước chưa tác động đáng kể đến quá trình hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề trẻ em, vì trẻ em đã không được lên tiếng về những vấn đề của mình. Không phải lúc nào quyền và lợi ích của trẻ em cũng được TTĐC tôn trọng và bảo vệ. Nếu tính theo thang bậc của sự tham gia thì sự tham gia của trẻ em Bình Phước trên TTĐC mới ở hình thức tượng trưng
(trẻ em phát biểu suy nghĩ của mình theo cách sắp đặt của người lớn). Nghĩa là thấp hơn so với mặt bằng cả nước ở mức độ thứ tư (nhận nhiệm vụ với vai trò hướng dẫn) và mức độ thứ năm (tham gia thảo luận và góp ý) trong nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.467].
Thông tin định tính cho biết, sự tham gia của trẻ em nông thôn và vùng sâu vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số lại càng hạn chế vì ngôn ngữ, khoảng cách địa lý và cả vì nhận thức về quyền hạn chế. Trẻ em ở đây còn khó khăn trong tiếp cận thông tin. TTĐC chưa thực sự là diễn đàn để công chúng trẻ em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình, nên thông tin kém sinh động, hấp dẫn và chưa sát thực tiễn.
Khái quát tình hình truyền thông về trẻ em ở Bình Phước có thể thấy, phần lớn các sản phẩm truyền thông về trẻ em do các cơ quan TTĐC tự thực hiện, nhưng các chương trình truyền hình cho trẻ em chủ yếu là mua bản quyền. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi. Các sản phẩm truyền thông về trẻ em được thực hiện đều đặn, định kỳ, tiện cho công chúng theo dõi. Tuy nhiên, vấn đề trẻ em chưa thực sự được TTĐC Bình Phước quan tâm. Các sản phẩm này thường đứng sau các vấn đề chính trị, kinh tế, ít khi được đứng trên trang nhất và trong các chuyên mục chính trị thời sự, không được đăng phát vào khung giờ vàng. Các nội dung về quyền trẻ em ít được đề cập một cách trực tiếp. Bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em, phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em, không làm tổn thương trẻ em nhưng TTĐC chưa thực sự nói được tiếng nói của trẻ em và cho trẻ em tham gia. Trước tình hình truyền thông về trẻ em như hiện nay, các vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em đã được biểu hiện như thế nào, có được thực hiện tốt hay không?
3.2. VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM, TỪ NỘI DUNG THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
3.2.1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em
Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em là một trong những vai trò cơ bản, rất quan trọng của TTĐC, giúp kiến tạo nên những mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn theo CRC và luật pháp nước ta. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, vai trò này chưa được TTĐC Bình Phước thực sự quan tâm. Có 43,6% sản phẩm truyền thông về đề tài trẻ em có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em.