Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Có Mục Đích Đăng Phát Thể Hiện Vai Trò Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em Của Các Phương Tiện Ttđc Tỉnh Bình Phước,


Bảng 3.3. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thể hiện vai trò trong thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước, từ tháng 6 đến tháng 10/2012


Số lượng

(sản phẩm

Tỷ lệ

(%)

1. Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

1.945

87,5

2. Giải trí cho trẻ em

1.331

59,9

3. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

1.150

51,8

4. Giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

277

12,5

5. Hình thành, thể hiện dư luận xã hội

270

12,2

Tổng số

2.222

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 10

Đài huyện Bù Gia Mập quan tâm nhiều nhất đến mục đích đăng phát thông tin tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em trong các mục đích đăng phát của cơ quan mình (chiếm 87,2%); thứ hai là Đài huyện Đồng Phú; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Bù Đăng và Báo Bình Phước; quan tâm ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.


87,2%

80,8%

76,8%

66,6%

78,1%


43,3%

100

80

60

40

20

0


Đài huyện Bù Gia Mập Đài huyện Đồng Phú Đài thị xã Đồng Xoài

Đài huyện Bù Đăng Báo Bình Phước BPTV


Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Các đài truyền thanh cấp huyện quan tâm nhiều nhất cho công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em (chiếm 79,6%). Việc này đã chiếm hết mục đích đăng phát thông tin về đề tài trẻ em của họ. Đây là tín hiệu đáng mừng vì các đài cấp huyện là nơi có thể truyền thông điệp đến vùng sâu, vùng xa nhiều


nhất. Theo kênh truyền thông này, người dân cũng có điều kiện để biết được nhiều nhất các thông điệp về quyền trẻ em. Báo mạng điện tử ưu tiên cho mục đích đăng phát thông tin này ở vị trí thứ hai; thứ ba là báo in; rồi đến truyền hình và hạn chế nhất là phát thanh. (Xem hình 1 Phụ lục)

Kết quả trên cho thấy, nhận định của cán bộ truyền thông không chính xác hoặc TTĐC đã không thực hiện đúng chủ trương đăng phát thông tin về quyền trẻ em. Phần lớn cán bộ truyền thông cho rằng, mục đích đăng phát thông tin về đề tài trẻ em của cơ quan họ là thông tin, tuyên truyền về thực hiện quyền trẻ em (chiếm 91,4%), cao nhất trong các mục đích đăng phát về trẻ em. (Xem bảng 8 Phụ lục)

Thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em: TTĐC trong tỉnh đăng tải, phổ biến, giải thích các văn bản của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, tổ chức chuyên môn về quyền trẻ em để công chúng biết, hiểu, nhận thức và hành động đúng. Tuy nhiên, thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em không phải là mục đích đăng phát được TTĐC Bình Phước đặc biệt quan tâm khi nó chỉ chiếm 11,8%. Đài huyện Bù Gia Mập quan tâm cho mục đích đăng phát này nhiều nhất (chiếm 51,3%); thứ hai là Đài thị xã Đồng Xoài; thứ ba là Báo Bình Phước; ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.


51,3%

37,6%

42,1%

40,4%

28,6%

1,4%

60

50

40

30

20

10

0


Đài huyện Bù Gia Mập Đài huyện Đồng Phú Đài thị xã Đồng Xoài Đài huyện Bù Đăng Báo Bình Phước BPTV

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Báo mạng điện tử ưu tiên nhất cho mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em (chiếm 56,5%); thứ hai là truyền thanh cấp huyện; thứ ba là báo in; rồi đến truyền hình; ít nhất là báo phát thanh, không có sản phẩm truyền thông về chủ đề này. (Xem bảng 9 Phụ lục)

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vừa có đông công chúng, vừa

có nhiều ưu thế trong hoạt động tuyên truyền, nhưng nhà Đài tuyên truyền chủ


trương, chính sách về quyền trẻ em còn rất hạn chế, nhất là phát thanh. Công tác tuyên truyền về quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh đang bỏ lỡ cơ hội tuyên truyền chính sách cho Nhân dân. TTĐC kiến tạo những quan điểm của Đảng, Nhà nước về quyền trẻ em cho xã hội, mà TTĐC lại tuyên truyền các quan điểm này chưa nhiều, chưa tương xứng với sứ mệnh quan trọng của mình. Hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em nhiều hơn tuyên truyền CRC. Vì vậy, không chỉ cán bộ truyền thông mà cả Nhân dân Bình Phước rất ít người biết đến các quyền trẻ em trong CRC.

Truyền thông thông tin, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về quyền trẻ em bằng cách đăng tóm tắt hay toàn văn bản vào thời điểm mới ban hành, như các tin trên Báo Bình Phước in: “Phải công khai mức thu học phí” (ra ngày 01- 6-2012, tác giả P.V); “Nghiêm cấm dạy trước chương trình lớp 1” (ra ngày 06-6- 2012, tác giả H.N)... đăng tóm tắt văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến quyền được giáo dục, học tập của trẻ em. Trên Báo Bình Phước điện tử, ngày 02-9-2012, “Thư của Chủ tịch nước gửi giáo viên, học sinh nhân ngày khai giảng năm học mới” khẳng định, Đảng, Nhà nước, gia đình và xã hội luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt cho trẻ em. Cách đưa tin đăng phát nguyên văn hoặc tóm tắt chính sách đơn giản, dễ thực hiện, công chúng có được thông tin đầy đủ, cập nhật. Song, thông tin lại rất đơn điệu, khô cứng. Do những hạn chế về thời lượng phát thanh, Đài thị xã Đồng Xoài tuyên truyền “Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” bốn lần vào bốn tuần trong tháng 6- 2012 mới hết văn bản, thông tin không liền mạch, công chúng khó tiếp nhận.

TTĐC cũng lồng ghép tuyên truyền chủ trương, chính sách bằng cách chỉ ra những ưu điểm, khó khăn, hạn chế, bất hợp lý trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, phóng sự “Thực trạng việc triển khai Đề án 01 ở Hớn Quản” (chương trình Vì trẻ em ngày 18-7-2012, nhóm tác giả Trịnh Huê) thông tin cách làm, kết quả thực hiện Đề án tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 ở huyện Hớn Quản, đề nghị UBND tỉnh quan tâm hơn đến trẻ em đặc biệt khó khăn, tăng mức phụ cấp cho cộng tác viên, có một biên chế chuyên trách công tác trẻ em ở cấp xã. Bài “Hiệu quả từ chiến dịch phòng chống lây truyền HIV từ mẹ sang con”


(Báo Bình Phước in, ngày 27-7-2012, tác giả Như Thảo) kiến nghị Bộ Y tế sớm có

quyết định thành lập khoa HIV/AIDS ở trung tâm y tế cấp huyện…

Cách làm này vừa tuyên truyền được chủ trương, chính sách quyền trẻ em, vừa giúp các nhà quản lý có bài học kinh nghiệm để nhanh chóng nắm bắt thực tiễn, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chính sách, triển khai tốt chính sách. Song, số lượng bài viết phân tích thực hiện chính sách rất ít, vì đòi hỏi phải đầu tư về thời gian, chuyên môn, kỹ năng phân tích vấn đề. Do đó, truyền thanh cấp huyện ít có các bài viết theo cách thức này và nếu có thì chất lượng chưa tốt, chỉ kể thành tích mà không thấy tồn tại, hạn chế, không chia sẻ kinh nghiệm, không đề xuất hoàn thiện chính sách, và rất ít khi có ý kiến của trẻ em.

Sản phẩm truyền thông tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em chủ yếu dành cho người lớn, ít khi dành cho trẻ em. Trong phóng sự “Năm học mới, nhiệm vụ mới” (chương trình Tạp chí thiếu nhi ngày 11-9-2012, nhóm tác giả Hồng Phương), một số đội viên đã phát biểu hứa hẹn thực hiện tốt nghĩa vụ học tập, vâng lời cha mẹ, thầy cô, tích cực tham gia sinh hoạt Đội. Hay trẻ em có nghĩa vụ vâng lời Bác Hồ dạy, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, sống có ích, yêu lao động... trong phóng sự “Sân chơi trong hội thi kể chuyện sách hè” (chương trình Tạp chí thiếu nhi ngày 19-6-2012, nhóm tác giả Hồng Phương)... Các phóng sự khẳng định trẻ em có quyền được hưởng sự quan tâm, chăm sóc như là một sự ban ơn từ Nhà nước, các tổ chức, nhà trường, gia đình, người lớn, chứ không phải là quyền trẻ em. Một trường hợp phỏng vấn sâu cho biết: “Cháu xem các chương trình trên Đài Truyền hình Bình Phước chỉ thấy nói trẻ em cần học tốt, vâng lời thầy cô, cha mẹ, ông bà, tích cực sinh hoạt Đội, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí, thi đua học tốt và giúp đỡ bạn nghèo. Cháu ít thấy nói trẻ em có quyền gì, chương trình cháu xem không thấy nói rõ, có cũng chỉ nói ý thôi” (PVS, nữ, công chúng, 14 tuổi, đang học lớp 8).

Với những bài báo viết về những vấn đề nổi cộm, Sở Thông tin và Truyền thông đều có văn bản gửi các cơ quan chức năng có liên quan làm rõ giải quyết, trong đó có vấn đề của trẻ em. Năm 2008, trước vụ việc cháu Nguyễn Thị Hảo ba tuổi ở xã Đức Hạnh, huyện Phước Long bị mẹ ruột hành hạ dã man cùng với một số vụ việc khác gây bức xúc dư luận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn


thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em. Năm 2010-2011, sau một loạt các bài viết về những khó khăn, bất cập của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em khi giải thể Ủy ban Dân số - gia đình và trẻ em, ngày 04-01-2011, UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt Đề án tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, tập trung chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ tỉnh đến cơ sở.

Thông tin định tính cho biết, hiệu quả tác động của các sản phẩm truyền thông phản ánh tình hình thực hiện chủ trương, chính sách về quyền trẻ em chưa được TTĐC theo dõi, còn nhiều vấn đề được phản ánh bị bỏ qua, chưa được cơ quan chức năng quan tâm. TTĐC trong tỉnh chưa bao giờ có sản phẩm truyền thông phản biện các chủ trương, chính sách về trẻ em. Thông tin từ một trường hợp phỏng vấn sâu “Nói thật, chúng tôi chỉ phản ánh tình hình thực hiện các chính sách. Thực tế thế nào thì phản ánh để các cơ quan quản lý nhà nước biết, tham mưu cấp ủy, chính quyền sửa đổi, hoàn thiện. Còn họ làm tới đâu, các anh không biết, không theo dõi được đâu. Phóng sự này làm khó lắm, phải đầu tư, phải nắm chắc chính sách... và nhiều khi cũng rất nhạy cảm, nên anh em ngại thực hiện, huống chi phản biện xã hội là quá sức với anh em phóng viên, biên tập viên” (PVS, nam, lãnh đạo cơ quan TTĐC, 56 tuổi, trình độ đại học).

Chưa bao giờ TTĐC Bình Phước đăng dự thảo văn bản cần lấy ý kiến trẻ em hay đưa tin về việc này để công chúng biết, tham gia, ngay cả với sự kiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lấy ý kiến trẻ em về dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì thế, mất đi nhiều ý kiến trí tuệ, chân thành, nghiêm túc, đầy trách nhiệm của công chúng và trẻ em giúp Đảng, Nhà nước, các tổ chức, các nhà quản lý hoàn thiện chính sách, pháp luật.

Phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những vai trò quan trọng được TTĐC quan tâm thực hiện để công chúng có được kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con em mình. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, 48,2% sản phẩm truyền thông về trẻ em được khảo sát có mục đích đăng phát phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gấp bốn lần mục đích đăng phát thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em. Có 76,8% cán bộ cho biết cơ quan của họ có mục đích đăng phát này.


Đài huyện Bù Đăng ưu tiên cho mục đích đăng phát thông tin phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhiều nhất; thứ hai là Đài huyện Bù Gia Mập; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Đồng Phú và Báo Bình Phước; ít nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước. Truyền thanh cấp huyện ưu tiên cho mục đích đăng phát này nhất; thứ hai là truyền hình; thứ ba là báo in; ít nhất là phát thanh. (Xem bảng 10 Phụ lục)

Có thể thấy, truyền thanh cấp huyện rất quan tâm phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho Nhân dân. Đây là điều đáng quý, để Nhân dân có những thông tin bổ ích chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con em mình, phù hợp với tôn chỉ, mục đích hoạt động của truyền thanh cấp huyện, thiết thực phục vụ đời sống của Nhân dân. Trong khi đó, Báo Bình Phước và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước không chỉ ít truyền thông về chính sách, mà còn ít truyền thông cả kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, dù hai cơ quan này rất có ưu thế về số lượng công chúng và khả năng lan tỏa thông tin.

Báo Bình Phước trong chuyên mục Dân số - phát triển dạy cách chăm sóc con; chuyên mục Món ngon dạy cách chăm sóc dinh dưỡng cho con; chuyên mục Sức khoẻ phổ biến những mô hình chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh trẻ em... Tuy nhiên, sản phẩm truyền thông ở những chuyên mục này chưa thường xuyên, hình thức thể hiện chưa hấp dẫn, nội dung còn đơn điệu.

Tuy Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không ưu tiên cho mục đích phổ biến kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như các hoạt động tuyên truyền khác, nhưng Đài đã phổ biến, xây dựng các khuôn mẫu, kịch bản thực hiện quyền trẻ em, cung cấp cho công chúng người lớn các kỹ năng, kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em. Một số chương trình trên lĩnh vực này mà Đài mua bản quyền có nội dung và hình thức hấp dẫn, sinh động như trong chương trình Câu chuyện gia đình1, chủ đề

“Suy dinh dưỡng” (phát sóng 15 giờ 50 ngày 13-7-2012 trên kênh BPTV 1; lúc 6 giờ 50 trên BPTV 2); Chương trình Vì chất lượng cuộc sống, chủ đề “Kỹ năng sống cho trẻ” (phát sóng lúc 13 giờ 45 trên BPTV 1; lúc 17 giờ 30 ngày 21-10-2012 trên BPTV 2); chương trình Giúp bé lớn khôn mỗi ngày2, chủ đề “Dạy trẻ lòng nhân ái” (phát sóng 10 giờ 40 ngày 16-7-2012 trên kênh BPTV 1)... Chương trình Con đã lớn khôn, phiên


1 Chương trình “Câu chuyện gia đình” và “Vì chất lượng cuộc sống” do Ban khoa giáo Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty cổ phần truyền thông Tây Việt sản xuất, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước mua bản quyền.

2 Chương trình “Giúp bé lớn khôn mỗi ngày” do VTV9 phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 2 và sữa Friso thực hiện, Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước mua bản quyền.


bản Việt do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện được phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, không chỉ giúp trẻ học tính tự lập, mà còn cung cấp cho các bậc cha mẹ nhiều kiến thức, phương pháp nuôi dạy con khoa học. Từ chương trình Tạp chí thiếu nhi trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, trẻ em có được kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm học tập và hoạt động Đội. TTĐC đã tạo được diễn đàn để công chúng tập quen xã hội, phản ánh định khuôn và chuẩn mực xã hội phổ biến, giúp xã hội hóa các vai trò xã hội trong thực hiện quyền trẻ em.

Mảng chủ đề kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được truyền thanh cấp huyện ưu tiên tuyên truyền. Ngày 13-6-2012, Đài thị xã Đồng Xoài phát sóng bài “Trẻ mắc tự kỷ gia tăng do gia đình thiếu hiểu biết” (dẫn từ Thông tấn xã Việt Nam của tác giả Thu Phương, ngày 11-6-2012), cung cấp cho công chúng về tình trạng báo động trẻ em bị tự kỷ, các nguyên tắc để chuẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị. Đài huyện Đồng Phú có bài “Bệnh chân tay miệng nỗi lo trước ngày tựu trường” (ngày 30-8-2012, dẫn từ Báo Bình Phước in ngày 29-8-2012, tác giả M.Luận) cung cấp những thông tin về dịch bệnh, các biện pháp và kinh nghiệm kiểm soát, phòng chống bệnh. Bài viết “Trưởng thành hơn với học kỳ quân đội” (Báo Bình Phước in, ngày 02-7-2012, tác giả HP) bàn về kinh nghiệm rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cần thiết...

Tóm lại, TTĐC tỉnh Bình Phước đã quan tâm thực hiện vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em đứng ở vị trí thứ hai trong các vai trò với việc thực hiện quyền trẻ em. Đài huyện Bù Gia Mập và báo mạng điện tử quan tâm thực hiện vai trò này nhiều nhất; thứ hai là Đài thị xã Đồng Xoài và truyền thanh cấp huyện; thứ ba là Báo Bình Phước và báo in; thứ tư là Đài huyện Đồng Phú và truyền hình; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và phát thanh. Vai trò phổ biến kiến thức, kinh nghiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được thực hiện tốt hơn tuyên truyền chủ trương, chính sách về quyền trẻ em.

3.2.2. Vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội

TTĐC khơi nguồn dư luận xã hội, phản ánh và truyền dẫn, thể hiện dư luận

xã hội, đồng thời định hướng và điều hòa dư luận xã hội. Đây là một trong những


vai trò quan trọng của TTĐC nhằm tham gia vào quá trình quản lý xã hội, góp phần tạo nên quyền lực của TTĐC. Tuy nhiên, TTĐC ở Bình Phước thực hiện chưa tốt vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, chỉ có 12,2% sản phẩm truyền thông được khảo sát đã hình thành, thể hiện dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em. Cũng chỉ có 48,8% cán bộ truyền thông cho rằng cơ quan mình thực hiện vai trò này, thấp nhất trong các mục đích đăng phát thông tin về đề tài trẻ em.

Báo Bình Phước thông tin hình thành và thể hiện dư luận xã hội nhiều nhất so với các cơ quan TTĐC khác; thứ hai là Đài huyện Bù Gia Mập; thứ ba là Đài huyện Đồng Phú; rồi đến Đài thị xã Đồng Xoài, Đài huyện Bù Đăng, hạn chế nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, riêng phát thanh không có tin bài hình thành và thể hiện được dư luận xã hội. Báo in thông tin hình thành, thể hiện dư luận xã hội nhiều nhất; thứ hai là báo mạng điện tử; thứ ba là truyền thanh cấp huyện; rồi đến truyền hình và ít nhất là phát thanh.

Bảng 3.4. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước đã hình thành và thể hiện dư luận xã hội về việc thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC

Số lượng

Tổng số

Tỷ lệ


Cơ quan TTĐC

1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

111

1.622

7,3

2. Báo Bình Phước

84

218

38,5

3. Đài thị xã Đồng Xoài

33

178

18,5

4. Đài huyện Đồng Phú

21

109

19,3

5. Đài huyện Bù Đăng

7

56

12,5

6. Đài huyện Bù Gia Mập

14

39

35,9


Loại hình TTĐC

7. Báo in

62

149

41,6

8. Truyền hình

111

1.165

9,5

9. Phát thanh

0

457

0

10. Báo mạng điện tử

22

69

31,9

11. Truyền thanh cấp huyện

75

382

19,6

Chung

271

2.222

12,2

Có thể thấy, chỉ có Báo Bình Phước với cả hai loại hình báo chí đều phát

huy tốt vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Trong khi đó, cả kênh truyền

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí