Vai Trò Vận Động, Khuyến Khích Thực Hiện Quyền Trẻ Em


hình và phát thanh của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đều không làm tốt việc này, dù khả năng cập nhật, sức hút hình ảnh và ưu thế về khả năng lan truyền thông tin là rất lớn. Các đài truyền thanh cấp huyện nhất là Đài huyện Bù Gia Mập, tuy gặp những khó khăn về nguồn tin, thời lượng phát sóng, nhưng đã làm tốt việc hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em ở địa phương.

Các thông tin về trẻ em dù là tích cực hay tiêu cực đều thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng, vì trẻ em là hiện tại, là tương lai của xã hội, là hạnh phúc của gia đình. Trẻ em còn non nớt về thể lực, trí lực, chưa thể tự bảo vệ mình, rất dễ bị tổn thương, bị tấn công và cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Bởi vậy, thông tin trên TTĐC về trẻ em bị xâm hại, ngược đãi, tai nạn thương tích, bị bỏ rơi, tử vong... đều làm mỗi chúng ta trăn trở, đau xót, dễ tạo nên dư luận xã hội. Ở tỉnh Bình Phước, vụ án vi phạm quyền trẻ em mà dư luận bức xúc nhất là vụ cháu Nguyễn Thị Hảo ba tuổi bị mẹ ruột hành hạ, cắt đứt gân chân năm 2008 là một ví dụ.

Báo Bình Phước in đã tạo và dẫn dắt được dư luận bằng cách đưa liên tục trên chín số các thông tin liên quan đến sự việc, sức khỏe cháu Hảo và kết quả điều tra vụ án. Ngày 22-9-2008 trên trang 2 có tin “Một cháu gái 3 tuổi bị hành hung dã man” (tác giả Hoàng Thu). Ngày 26-9-2008, trên trang hai, Báo Bình Phước đăng tin “Hội đồng Đội tỉnh thăm bé Hảo tại bệnh viện” (tác giả Đ.H-H.T). Báo Bình Phước in ngày 29-9-2008, trang 10, tác giả Đ.Dương đã có bài “Sẽ đưa cháu Hảo về Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ em mồ côi” phỏng vấn Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước. Báo Bình Phước in ngày 01- 10-2008, trang 2, đưa tin “Cục phó Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em Nguyễn Trọng An: Cần có sự hỗ trợ về tâm lý cho cháu Hảo” (tác giả Hoàng Thu) nêu quan điểm của ông An trong việc giải quyết ai sẽ nuôi cháu bé. Các thông tin này cũng được đưa vào chương trình thời sự của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

Báo Bình Phước thời điểm đó chỉ có báo in, nên thông tin chậm. Báo Dân trí điện tử có những thông tin nhanh nhất (“Bình Phước: bé gái 3 tuổi bị đánh đập, cắt chân tay”, ngày 20-9-2008, tác giả An Hội), cập nhật và đầy đủ nhất. Báo đã cử phóng viên ở lại Bình Phước chuyển thông tin liên tục về tòa soạn và hỗ trợ cháu Hảo điều trị. Báo phản ánh việc đến thăm cháu bé kịp thời và phát biểu của Phó Cục


trưởng Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Báo có một loạt các bài viết phản ánh sự bức xúc của dư luận và những việc làm nhân đạo, quan tâm, chia sẻ của cộng đồng dành cho cháu. Cùng với đó là sự cộng hưởng từ VTV, các báo mạng điện tử, trang thông tin điện tử và mạng xã hội.

Trước sức ép của dư luận, ngày 24-9-2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giao UBND tỉnh Bình Phước chỉ đạo các cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ cháu Hảo bị hành hung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-10-2008. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em. Ngày 29-9-2008, ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với chính quyền tỉnh vụ việc cháu Hảo và công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương.

Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan chăm sóc, điều trị cho cháu Hảo và khẩn trương điều tra vụ việc, báo cáo Chủ tịch tỉnh trước ngày 10-10-2008. UBND tỉnh Bình Phước cũng chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát, phát hiện các trẻ em bị xâm hại khác trên toàn tỉnh; kiểm tra sự quản lý của chính quyền cơ sở với công tác trẻ em. Trước tình trạng nhiều vụ bạo hành, ngược đãi trẻ em xảy ra cùng với vụ việc của cháu Hảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cố gắng kiện toàn đội ngũ cộng tác viên để bù lấp lại khoảng trống trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em [105]. Rồi TTĐC lại khéo léo điều hòa dư luận xã hội, đưa công luận chú ý vào vấn đề khác bằng việc đưa tin xét xử vụ án nghiêm minh; cháu Hảo được đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh chăm sóc đã ổn định cuộc sống.

Ngoài thông tin vụ việc cháu Hảo, từ trước tới nay TTĐC ở tỉnh Bình Phước rất hạn chế trong khả năng hình thành và thể hiện dư luận xã hội, nói đúng hơn là chưa biết cách tạo dư luận xã hội, thổi bùng dư luận xã hội. Bình Phước có rất nhiều vụ việc có khả năng tạo dư luận xã hội, nhưng báo chí truyền thông không làm được việc đó. Ví dụ, an toàn giao thông cho trẻ em ở Bình Phước là vấn đề phức tạp, tác động nhiều đến cuộc sống của trẻ em, nhưng


TTĐC đặt vấn đề, lập luận chưa tốt, chưa có nhiều minh chứng thảm họa giao thông gây ra cho trẻ em, quyền được bảo vệ của trẻ em bị vi phạm. Cũng chưa có nhiều cơ quan TTĐC trong tỉnh cùng lên tiếng, nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, nên chưa có khả năng tạo ra dư luận xã hội lên án hành vi vi phạm Luật giao thông, chưa làm cho các bậc cha mẹ, các tổ chức, cá nhân và cả trẻ em nhận thấy phải đảm bảo an toàn giao thông cho trẻ em. Tương tự có vấn đề học sinh bỏ học, mất cân bằng giới tính khi sinh, trẻ em bị xâm hại tình dục...

Nguyên nhân là phạm vi phủ sóng của TTĐC tỉnh Bình Phước hạn chế, câu từ, giọng văn chưa hay, chưa lôi cuốn công chúng tranh luận, chưa phản ánh được lợi ích xã hội và sự cấp bách của vấn đề. Thông tin chưa cập nhật, phạm vi phát hành nhỏ hẹp; thái độ của tác giả rất trung lập, khách quan, không dùng từ biểu cảm, không tác động vào cảm xúc và tình yêu trẻ thơ của công chúng. Rất ít bài viết khẳng định trách nhiệm của chính quyền địa phương, dẫn giải và phân tích những vi phạm Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hay CRC.

Truyền thông lấy nguồn tin từ dư luận xã hội, phản ánh dư luận xã hội, nhưng chưa đủ mạnh để động vào lòng trắc ẩn của công chúng, chưa tạo nên sự tranh luận. Thông tin định tính cho hay, TTĐC Bình Phước có rất ít sản phẩm phản ánh trực tiếp, đọc, in hoặc đưa hình ảnh các bức thư hay lời phát biểu của công chúng, nhà quản lý, người có uy tín, kèm theo lời bình luận của cán bộ truyền thông. TTĐC Bình Phước chưa từng liên kết dư luận xã hội với các chiến dịch thông tin - giáo dục - truyền thông, không khai thác, đẩy cao trào của dư luận xã hội thành những chiến dịch truyền thông, như chiến dịch truyền thông Mãi mãi tuổi 20 mà Báo Tuổi trẻ đã từng làm rất thành công từ hiệu ứng của hai cuốn nhật ký của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và liệt sỹ Đặng Thùy Trâm.

Một số vấn đề nóng về trẻ em, gây xôn xao dư luận đã phản ánh trên báo chí được đưa lên mạng xã hội. Một số người dân Bình Phước, trong đó đặc biệt là thanh thiếu niên quan tâm, theo dõi và bình luận. Mạng xã hội dẫn thông tin từ các báo mạng điện tử tác động mạnh mẽ đến dư luận xã hội, lên án hành vi vi phạm quyền trẻ em và kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, như vụ việc cháu bé sơ sinh


Quang Anh nhiễm HIV bị bỏ rơi, những trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi, bị chết vì bị bỏ rơi hay vì tai nạn thương tích, những trẻ em nghèo không được đến trường vì thiên tai... Nhưng cho đến nay, rất ít vấn đề trên TTĐC Bình Phước được đưa lên mạng xã hội, vì không có đường liên kết với các trang mạng xã hội.

Qua quan sát nhận thấy, TTĐC muốn công luận ủng hộ, tích cực thực hiện các chính sách về quyền trẻ em đã đưa chính sách lên truyền thông. Nhưng lại chưa đủ sức hình thành dư luận xã hội tiến bộ, chưa xây dựng được niềm tin, thế giới quan và ý thức quần chúng. TTĐC Bình Phước trong cùng thời điểm chưa có sản phẩm truyền thông phân tích lý do ban hành chính sách để dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Truyền thông thường đưa tin sự việc, rồi tự dư luận hình thành, tự tranh luận. Do đó, các vấn đề quan trọng, cấp bách, có tính xã hội cao hoặc những vấn đề xã hội bức xúc, đáng lẽ sẽ được giải quyết hoặc thực hiện hiệu quả nếu được dư luận đồng tình hoặc phản ứng, đã bị TTĐC bỏ qua, như: “Không thi tuyển học sinh vào lớp 1”; “Nghiêm cấm dạy trước chương trình lớp 1”... Song, ưu điểm là ở Bình Phước chưa có trường hợp TTĐC tạo nên những dư luận xã hội quá đà, không có lợi cho trẻ em vì mục đích lợi nhuận của nhà truyền thông hay vô tình dẫn đến các hành vi vi phạm quyền trẻ em như một số trường hợp ở các cơ quan báo chí lớn.

Tóm lại, TTĐC trong tỉnh có tạo được dư luận xã hội nhưng chưa mạnh mẽ, có khi chưa biết tạo nên dư luận xã hội tích cực ủng hộ thực hiện quyền trẻ em. TTĐC chưa thực sự là diễn đàn của Nhân dân, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em bằng dư luận xã hội. Báo Bình Phước và báo in thực hiện vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em tốt nhất; thứ hai là Đài huyện Bù Gia Mập và báo mạng điện tử; thứ ba Đài huyện Đồng Phú và truyền thanh cấp huyện; thứ tư là Đài thị xã Đồng Xoài và báo điện tử; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và phát thanh.

3.2.3. Vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em

Vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em là vai trò quan trọng của TTĐC, góp phần trực tiếp thực hiện quyền trẻ em qua việc vận động các tổ chức, cá


nhân và toàn xã hội giúp đỡ trẻ em khó khăn và khuyến khích các điển hình tiên tiến, các mô hình hay thực hiện tốt quyền trẻ em, các gương trẻ em điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Theo kết quả nghiên cứu, đây là vai trò được TTĐC Bình Phước quan tâm nhất, với 87,5% sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. Cán bộ truyền thông cũng cho rằng, vai trò này được cơ quan họ thực hiện tốt thứ hai trong các vai trò (chiếm 87,8%), sau vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước quan tâm vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em nhất; thứ hai là Đài huyện Bù Đăng; thứ ba là Đài thị xã Đồng Xoài; rồi đến Đài huyện Bù Gia Mập, huyện Đồng Phú; hạn chế nhất là Báo Bình Phước.


98,5%

82,1%

61,5%

62,9%

55,0%

48,2%

120

100

80

60

40

20

0


Đài huyện Bù Gia Mập Đài huyện Đồng Phú Đài thị xã Đồng Xoài Đài huyện Bù Đăng Báo Bình Phước BPTV


Biều đồ 3.4. Tỷ lệ sản phẩm truyền thông của các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Phát thanh quan tâm nhiều nhất cho vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em (chiếm 100,0%); thứ hai là truyền hình; thứ ba là truyền thanh cấp huyện; rồi đến báo in; hạn chế nhất là báo mạng điện tử (chiếm 40,6 %) (Xem bảng 11 Phụ lục). Có thể thấy, chỉ đến vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và loại hình phát thanh mới thể hiện sức mạnh, ưu thế và sự quan tâm của mình cho công tác tuyên truyền về quyền trẻ em. Truyền thanh cấp huyện, nhất là huyện Bù Đăng đã quan tâm, phát huy tốt vai trò vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư ở địa phương thực hiện quyền trẻ em.


TTĐC thông tin, phản ánh những hoàn cảnh trẻ em khó khăn cần được giúp đỡ, kêu gọi mọi người mở rộng tấm lòng nhân ái, chia sẻ tinh thần, hỗ trợ vật chất, động viên các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, TTĐC Bình Phước chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm xã hội này. Mục đích đăng phát thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn được TTĐC quan tâm thực hiện ít nhất, chỉ chiếm 6,7% so với các mục đích khác, trong khi đó có đến 80,2% cán bộ cho biết cơ quan họ ưu tiên cho mục đích đăng phát thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và báo hình thông tin kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn nhiều nhất; thứ hai là Báo Bình Phước và báo in; thứ ba là Đài huyện Đồng Phú và báo điện tử; thứ tư là Đài huyện Bù Gia Mập và truyền thanh cấp huyện; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài thị xã Đồng Xoài và phát thanh. Báo phát thanh đã bỏ qua khả năng kêu gọi, giúp đỡ trẻ em khó khăn khi không có sản phẩm truyền thông nào thực hiện công việc này. Đài huyện Đồng Phú là cơ quan truyền thông cấp huyện quan tâm sâu sát nhất đến đời sống trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương, thông tin lên Đài và phối hợp đưa tin lên các cơ quan báo chí cấp tỉnh để kêu gọi giúp đỡ các em.

Bảng 3.5. Số lượng sản phẩm truyền thông của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC

Số lượng

Tổng số

Tỷ lệ


Cơ quan TTĐC

1. Đài Phát thanh và Truyền

hình Bình Phước

124

1.622

7,6

2. Báo Bình Phước

16

218

7,3

3. Đài thị xã Đồng Xoài

2

178

1,1

4. Đài huyện Đồng Phú

5

109

4,6

5. Đài huyện Bù Đăng

1

56

1,8

6. Đài huyện Bù Gia Mập

1

39

2,6


Loại hình TTĐC

7. Báo in

13

149

8,7

8. Truyền hình

124

1.165

10,6

9. Phát thanh

0

457

0

10. Báo mạng điện tử

3

69

4,3

11. Truyền thanh cấp huyện

9

382

2,4

Chung

149

2.222

6,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 11


Các tin “Một bé gái bị bỏ rơi ở xã Lộc Thành” (Báo Bình Phước in, ngày 17-8-2012, tác giả PV); “Hoàn cảnh đáng thương của bốn cố chắt đang cần được giúp đỡ” (Báo Bình Phước in, ngày 08-6-2012, tác giả PV); bài “Nghị lực của hai chị em mồ côi” (Đài huyện Đồng Phú, ngày 30-8-2012, tác giả Khắc Bảy)… phản ánh hoàn cảnh trẻ em và gia đình trẻ em khó khăn, nhiều quyền trẻ em không được thực hiện như không được chăm sóc, nuôi dưỡng, không được sống chung với cha mẹ, không có điều kiện đi học rất cần được giúp đỡ vật chất, động viên về tinh thần.

Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đã phát sóng 26 chương trình Chia sẻ nỗi đau do Đài và Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh Bình Phước phối hợp sản xuất (kể cả chương trình phát lại). Có thể kể đến phóng sự về cháu Lê Trọng Hữu (ba tuổi) ở xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp bị bệnh bứu nguyên bào thận, nhà nghèo, thu nhập gia đình bấp bênh từ tiền đi làm thuê của người cha. Ước mơ được giúp đỡ đi học của hai chị em mồ côi cha mẹ, đang sống với ông bà nội nghèo khó Nguyễn Thị Quỳnh Hương (13 tuổi) và Nguyễn Thị Quỳnh Giang (11 tuổi) ở xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú; của cháu Nguyễn Thu Thủy (13 tuổi), ở xã Thọ Sơn - huyện Bù Đăng, đang sống với bà nội già yếu và người bố, người bác bị bệnh tâm thần.

Giống như kết quả nghiên cứu của Trịnh Duy Luân và Mai Quỳnh Nam [208, tr.463], TTĐC Bình Phước cung cấp thông tin đã được kiểm chứng chính xác, miêu tả hoàn cảnh thực tế, có địa chỉ thật để công chúng có thể giúp đỡ các em. Ý kiến của trẻ em được tôn trọng. Trẻ em được nói, chia sẻ những ước mơ và khát khao được thực hiện các quyền cơ bản nhất. Chính quyền địa phương và Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh kêu gọi những người có lòng hảo tâm cùng chung tay với địa phương, giúp đỡ gia đình các em vượt qua khó khăn, thực hiện chế độ chính sách theo quy định. Không có sự lợi dụng khai thác trẻ em nghèo trên TTĐC Bình Phước.

Chương trình truyền hình nhân đạo Khát vọng sống do Công ty Cổ phần Quảng cáo Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với các Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Bình Phước, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang sản xuất, với chủ đề “Nối nhịp yêu thương”. Mỗi tháng có một chương trình dành cho một hoặc hai hoàn cảnh


trẻ em hoặc gia đình trẻ em khó khăn ở Bình Phước đang cần được giúp đỡ. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước phát sóng 75 chương trình (gồm cả chương trình phát lại). Đó là phóng sự về gia cảnh rất thương tâm của cháu Nguyễn Thị Mơ, ở xã Long Tân, huyện Bù Gia Mập và người mẹ bị tai nạn giao thông đang nguy kịch. Hay gia cảnh đáng thương của hai chị em mồ côi cha mẹ Thị Nhung (13 tuổi) và Điểu Hải (10 tuổi) ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập đang sống nhờ vào ông bà ngoại rất nghèo khó, không có đất đai, nhà cửa… Từ thông tin định tính cho biết, nếu TTĐC trong tỉnh làm tốt các chương

trình nhân đạo, kêu gọi được các tấm lòng nhân ái, giang rộng vòng tay sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn thì có rất nhiều trẻ em được giúp đỡ, vươn lên và quyền trẻ em được đảm bảo tốt hơn. Tuy nhiên, TTĐC Bình Phước không làm được nhiều như thế vì cách dẫn dắt câu chuyện chưa thật sự gây xúc động mạnh. Công tác quảng bá chưa tốt, chưa có nhiều người biết và theo dõi các chương trình. TTĐC trong tỉnh chưa kết nối với mạng xã hội, từ đó làm thông tin về những hoàn cảnh trẻ em khó khăn cần được giúp đỡ chưa được lan truyền, tác động đến trái tim nhân ái của nhiều người. Phong trào từ thiện xã hội ở tỉnh chưa thực sự lớn mạnh. Báo Bình Phước chưa huy động được nhiều nhà hảo tâm góp quỹ nhân ái chung tay giúp đỡ trẻ em khó khăn. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không có quỹ nhân ái, các chương trình truyền hình nhân đạo đều huy động các nhà hảo tâm đóng góp trực tiếp cho nhân vật. Trong khi đó, chương trình Khát vọng sống có phạm vi hoạt động rộng lớn hơn rất nhiều, được quảng bá trên website riêng và các trang mạng xã hội, có nhà tài trợ chính thức, kết nối được với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước, có cách dẫn dắt câu chuyện hấp dẫn, xúc động khán giả. Đây là một mô hình hay mà các cơ quan TTĐC của tỉnh cần học tập.

TTĐC lấy gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em để giáo dục, nêu gương, khuyến khích, nhân rộng. Đây là cách kiến tạo các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em hiệu quả nhất, được TTĐC tỉnh Bình Phước quan tâm nhất. Từ tháng 6 đến tháng 10/2012, có 76,5% sản phẩm truyền thông về trẻ em được khảo sát có mục đích đăng phát nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em. 75,6% cán bộ truyền thông được

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí