Vai Trò Của Pháp Luật Đối Với Việc Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc

Ngoài ra, pháp luật cũng có quy định những chế tài nhằm xử lý những trường hợp luật sư có hành vi vi phạm nhằm khắc chế chúng và những quy định về thẩm quyền xử lý và trình tự, thủ tục cho việc xử lý những hành vi vi phạm. Có thể kể đến một số quy định như tại Chương VIII Luật luật sư thì có 4 hình thức xử lý kỉ luật luật sư như sau: khiển trách; cảnh cáo; tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 đến 24 tháng; xóa tên khỏi danh sách Đoàn luật sư. Cũng theo luật này thì các tổ chức đầu tiên có quyền hạn xem xét và đưa ra hình thức kỉ luật luật sư đều là các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư chứ không có sự tham gia giải quyết của các cơ quan nhà nước.

Như vậy, với đặc trưng của nghề luật sư là ngành nghề liên quan đến bảo vệ

quyền và lợi ích cho thân chủ và sự thực hiện pháp luật, hơn nữa lại hoạt động

trong lĩnh vực pháp luật, chính vì vậy những tác động của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của nghề này lại tập trung chủ yếu vào việc hình thành nên những quy định vi phạm về đạo đức nghề nghiệp mà người hành nghề luật sư không được làm, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đạo đức có thể xâm hại những quyền lợi của những chủ thể là đối tượng hoạt động của nghề này nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch và công bằng.

Ngoài ra, có thể kể đến những quy định của pháp luật trong xây dựng đạo đức nghề báo. Những quy định này lại hướng tới tập trung xây dựng đạo đức nghề ở một số điểm như: Trung thành với lý tưởng của đất nước, nhân dân và Đảng cộng sản; phản ánh chân thật, khách quan; gần dân, yêu dân; có tinh thần phê bình và tự phê bình; rèn luyện, học tập suốt đời [30]. khi nhiệm vụ của nghề này chính là truyền thông và định hướng thông tin đến công chúng vì vậy những yếu tố liên quan đến lý tưởng, sự trung thành hay sự chân thật được đặt lên hàng đầu và được thể chế thành luật nhằm bảo đảm cho một nền báo chí chính thống giữ được bản chất chân thực của thông tin và thực hiện vai trò truyền tải thông tin của mình.

Trong khi đó, với nghề y thì pháp luật trong vai trò xây dựng đạo đức của người thầy thuốc thì lại có những điểm đặc trưng và khác biệt khá rõ so với các nghề khác bởi vì nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt với sự liên hệ trực tiếp của

nghề này với cơ thể sinh học của con người tiền đề của sự sống, lao động và phát triển của xã hội loài người. Hơn nữa, mỗi người chỉ có một mạng sống và bệnh tật chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra những vụ tử vong vì vậy con người luôn coi trọng mạng sống và sức khỏe của mình. Về đặc trưng của nghề này, có hai đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, trong quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân. Y học xưa nay nghiên cứu về cơ chế hoạt động của cơ thể người, cấu trúc cực kì phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải có kiến thức nhất định về chuyên môn, bỏ nhiều công sức đào sâu nghiên cứu, học hành nghiêm túc. Người bệnh luôn mong mỏi sự giúp đỡ chuyên môn của thầy thuốc, tin tưởng tuyệt đối và hầu như không có khả năng phản biện với những lời khuyên hay chỉ định của bác sĩ.

Thứ hai, trong mối quan hệ với chính mình mỗi thầy thuốc cần hiểu rằng không có một nghề nào mà một lỗi lầm hay thiếu sót dù nhỏ nhất lại gây ra tai họa lớn tới sức khỏe va tính mạng con người như nghề y. Hơn bất cứ ngành nghề nào khác, nghề y không chấp nhận sự cẩu thả, sự bằng quan và chủ nghĩa hình thức. Những lỗi lầm trong nghề y là không thể tha thứ vì mỗi người bệnh chỉ có một mạng sống, họ không kịp tha thứ cho hoạt động của người thầy thuốc, hơn nữa, hậu quả của những sai sót ấy diễn ra ngay trước mắt, buộc thầy thuốc phải chịu trách nhiệm. Không chỉ là trách nhiệm chuyên môn, có khi thầy thuốc phải chịu những nỗi ám ảnh khó có thể vượt qua, có khi phải bỏ nghề. Người theo, sống được và thành công với nghề y nhất định phải có lòng yêu nghề có sự rèn luyện các đức tính như sự cẩn trọng, khéo léo, tư duy sáng tạo hơn những người làm nghề khác [39].

Bởi những lí do đó, những quy chuẩn đạo đức mà nghề y đòi hỏi ở một người thầy thuốc là rất đặc biệt khác so với những quy chuẩn của đạo đức nghề nghiệp của ngành nghề khác, và cũng chính ở nghề này mà vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Qua đó thể thấy, những chuẩn mực đạo đức được pháp luật đưa vào hệ thống pháp luật thì đều được dựa trên những yêu cầu đặc trưng về đạo đức đối với người làm nghề, giúp khẳng định lại những tiêu chuẩn ứng xử, hành vi phù

hợp, đúng đắn và được thừa nhận để một người có thể đảm nhận một nghề nghiệp. Đồng thời cũng xây dựng nên những rào cản, ranh giới rõ ràng đối với những hành vi không được làm và không thể làm khi thực hiện một nghề nghiệp khi mà đạo đức không thành văn đôi khi không đủ sức để ngăn cản hay làm do dự người làm nghề vượt quá ranh giới đó.

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 5

1.3. Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc

Từ góc độ lịch sử, một số quy định về y đức trong pháp luật quốc tế và ở một số quốc gia khác trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử y học, những khái niệm và quy định về đạo đức y học được điều chỉnh và dần được hoàn thiện. Các tổ chức y tế của quốc tế và mỗi quốc gia lần lượt phê chuẩn và công bố các quy định về đạo đức trong thực hành y học và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Đơn cử một ví dụ cho luận điểm này có thể lấy trường hợp hình thành văn kiện quốc tế đầu tiên quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là điều lệ Nuremberg. Điều lệ này được ban hành năm 1947, sau vụ xét xử các bác sỹ Đức quốc xã. Điều lệ này đưa ra 10 nguyên tắc cho các nghiên cứu được tiến hành thử nghiệm trên con người. Từ điều lệ này đến tuyên ngôn Helsinki 1964, rồi đến các hướng dẫn của WHO năm 1982, năm 2002, các quy định và hướng dẫn thực hiện đạo đức trong nghiên cứu được điều chỉnh và hoàn thiện dần. Những văn bản này nêu rõ các nguyên tắc cụ thể khi tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm trên con người, những việc cần làm trước, trong và sau các thử nghiệm nhằm đảm bảo lợi ích cho các đối tượng nghiên cứu.

Một ví dụ nữa có thể kể đến, đó là trường hợp của các văn bản quy định về đạo đức trong thực hành lâm sàng. Văn kiện đầu tiên công bố các quy định cho người hành nghề y là tuyên ngôn Geneva được ban hành tại cuộc họp thứ hai của Hội Y học thế giới tại Thụy Sĩ năm 1948, được bổ sung lần cuối tại cuộc họp hội đồng của Hội Y học thế giới ở Thụy Điển năm 2005 và công bố năm 2006. Quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc chấp nhận và tuyên bố vào tháng 10/1948 đề cập đến: Mọi người đều có quyền có cuộc sống phù hợp với sức khỏe, hạnh phúc của bản thân, gia đình; bao gồm: ăn, mặc, nhà ở và các dịch vụ y tế và

dịch vụ xã hội và có quyền được bảo vệ trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, tuổi già... Năm 1998, Hội đồng y đa khoa đưa ra các hướng dẫn về tìm kiếm sự đồng ý của bệnh nhân. Sự đồng ý của bệnh nhân giúp việc điều trị có hiệu quả hơn vì có sự hợp tác tích cực của bệnh nhân. Bản hướng dẫn cũng nêu rõ những trường hợp nào cần tìm kiếm sự đồng ý của người bảo trợ cũng như có một số trường hợp đặc biệt thì không cần có sự đồng ý của bệnh nhân. Năm 2000, Hội đồng y đa khoa đưa ra các hướng dẫn về bảo mật và cung cấp thông tin: Bệnh nhân có quyền được biết thông tin về các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho họ; có quyền được biết thông tin về tình trạng bệnh tật đang làm họ đau đớn. Năm 2005, Hội Y học thế giới công bố quyền của bệnh nhân: Bệnh nhân có quyền tự quyết định, tự đưa ra quyết định của bản thân, được nhận thông tin về bản thân họ và được thông tin về sức khỏe của họ, bao gồm cả những thông tin y học chính xác về tình trạng bệnh [33].

Qua đó có thể thấy được, đạo đức con người được hình thành từ lâu đời, những quy chuẩn, quy tắc của nó được thừa nhận rộng rãi tuy nhiên lại không có tính bắt buộc thực hiện và một cách dễ dàng nó bị vi phạm. Cũng bởi vì sự ra đời và bắt đầu của những sự vi phạm nghiêm trọng về đạo đức trong quá trình thực hiện một nghề nghiệp, hay cụ thể ở đây là thực hành nghề y của người thầy thuốc đã làm phát sinh những sự việc nghiêm trọng, làm nảy sinh những vấn đề buộc xã hội phải điều chỉnh, ngăn chặn. Vì vậy, xã hội đã mang những quy định về đạo đức ấy, thể chế thành những quy định trong luật pháp nhằm bảo vệ những lợi ích của con người và xã hội như một quy định bắt buộc của pháp luật để bảo đảm những tiêu chuẩn đạo đức đó được thực hiện và bảo đảm thực hiện.

Đó cũng chính là con đường để pháp luật hình thành nên những quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và thể hiện những vai trò cụ thể của mình trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc.

Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản đề cập đến đạo đức của người cán bộ y tế như: Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân 2003; Luật Hoạt động chữ thập đỏ 2008; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006; Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn

dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006; Luật bảo hiểm y tế 2008. Năm 2009, Quốc hội cũng đã thông qua Luật khám chữa bệnh quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh,..

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp nói chung đã được quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng như sau:

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 3, Luật Khám, chữa bệnh như sau: Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh; Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai; Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề [50, Điều 42];

Cụ thể hơn, vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc được thể hiện trên những phương diện sau:

1.3.1. Pháp luật tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc

Pháp luật tạo nên các quy tắc hành vi là việc bằng những quy định của mình pháp luật tạo ra những quy chuẩn, chuẩn mực hành vi cho một chế định hay quan hệ nhất định nhằm định hướng cho xã hội những hành vi nào là hành vi được cho phép, nên thực hiện và được hướng dẫn thực hiện và hành vi nào là hành vi nên tránh, không được làm hay bị cấm. Pháp luật thừa nhận, ghi nhận, chỉ rõ những hành vi đó một cách cụ thể, rõ ràng, công khai và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.

Các hành vi được ủng hộ, cho phép và hướng dẫn thực hiện trong các văn bản pháp luật thường là những hành vi thể hiện được tính quy chuẩn chung, mẫu mực, hướng tới các chuẩn mực của xã hội. Việc pháp luật quy định những hành vi này một cách trực tiếp và cụ thể là nhằm mục đích định hướng rõ ràng cho các chủ

thể về những mẫu hành vi nên làm và phải làm thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể trong các quan hệ xã hội trong các văn bản pháp luật.

Đồng thời, việc quy định một hành vi là được làm hay không được làm bên cạnh việc được quy định rõ ràng trong luật thì còn có thể được ngầm định còn tùy thuộc vào quy tắc và cách giải thích pháp luật của mỗi hệ thống pháp luật. Ở trường hợp của Việt Nam thì cá nhân, tổ chức, ngoài có các quyền và nghĩa vụ như được quy định trong luật thì còn có quyền làm mọi việc mà pháp luật không cấm.

Ngoài ra, pháp luật cũng thực hiện vai trò tạo lập quy tắc hành vi của mình bằng cách đưa ra các quy định nghiêm cấm, ngăn chặn những hành vi có thể xâm phạm đến lợi ích chung của xã hội, chủ thể khác bằng những quy định cấm và chế tài cho hành vi vi phạm.

Lập nên quy tắc hành vi, định hướng hành vi chính là một vai trò đầu tiên và quan trọng, làm tiền đề cho việc xây dựng và bảo vệ một chế định. Đối với vấn đề y đức cũng vậy, pháp luật với rất nhiều quy định trong việc tạo lập nên những quy tắc hành vi của người thầy thuốc được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật.

Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 tại chương II và chương III của luật này đã đưa ra những quy định về quyền, nghĩa vụ của người bệnh và người hành nghề khám chữa bệnh. Có thể lấy ví dụ quy định tại Điều 32 luật này quy đinh về Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề đó là: Được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nếu việc khám bệnh, chữa bệnh đó trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

Tại Điều 40 của luật này cũng quy định cho người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp “Người hành nghề có nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Như vậy thực hiện đạo đức nghề nghiệp đã được quy định trở thành một nghĩa vụ ghi nhận trong luật và bắt buộc người hành nghề này phải tuân theo và Bộ Y tế đã ban hành công văn số 7131/BYT-KCB ngày 20/10/2010 về việc thực hiện điều luật này nhằm yêu cầu Giám đốc các Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành, Giám đốc các Bệnh viện và Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế triển khai thực hiện nghiêm túc đạo đức nghề nghiệp.

Sau khi ban hành Quyết định số 29/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 cơ quan này đã ban hành quyết định số: 20881BYT-QĐ của Bộ trưởng Bộ Y tế kèm với 12 điều y đức (Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế) văn bản được ra đời như một văn bản chính thức công nhận đạo đức nghề nghiệp của nghề y và mang tính pháp lý, ràng buộc các chủ thể là người làm công tác y tế. Theo đó, những nội dung y đức được thừa nhận như sau:

(1) Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

(2) Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh.

(3)Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không được phân biệt đối xử với người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

(4) Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng, đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.

(5) Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy người bệnh.

(6) Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an toàn; không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

(7) Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của người bệnh.

(8) Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.

(9) Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

(10) Thật thà, đoàn kết tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

(11) Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình không đổ lỗi cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

(12) Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Đây là một văn bản liệt kê và thừa nhận những chuẩn mực, quy tắc đạo đức nghề nghiệp được Bộ Y tế ban hành nhằm định hướng hành vi, tạo lập nên các quy tắc ứng xử và hành vi của người thầy thuốc. Nối tiếp, Chỉ thị số 03/CT-BYT được ban hành ngày 01/4/2013 về tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Kế hoạch số 336/KH-BYT ngày 04/5/2013 chỉ đạo các đơn vị y tế trong toàn quốc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, Quy chế dân chủ, với chủ đề: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách quần chúng, dân chủ; nêu gương, nêu cao trách nhiệm gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023