Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 2

những sự việc đó làm sôi sục lên trong cả xã hội một mối quan ngại sâu sắc về đạo đức của những một bộ phận không nhỏ thầy thuốc trong xã hội hiện nay, những người được đào tạo nhiều năm trong các trường đại học hàng đầu của cả nước và thuộc lòng lời dạy của Bác Hồ "lương y phải như từ mẫu".

Đi tìm câu trả lời cho mối quan tâm mang tên y đức, người ta nghĩ ngay đến việc tìm đến pháp luật như một nguyên nhân lí giải cho những thực trạng trước mắt và cũng như một công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề nan giải này của xã hội.

Pháp luật Việt Nam hiện hành, với một số những quy định liên quan đến việc xây dựng đạo đức của người thầy thuốc đã phần nào định hướng, điều chỉnh và khắc chế được những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đó. Tuy nhiên những hạn chế trong quy định, hệ thống hóa và điều chỉnh vấn đề này còn khá rõ rệt, cần thiết phải có những quy định rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ hơn trong việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.

Để mang tới một cái nhìn cụ thể và hoàn chỉnh hơn về vấn đề này với hy vọng đóng góp vào việc nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc, tôi sau đây sẽ đi vào nghiên cứu đề tài: Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp.

2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật, đạo đức, đạo đức thầy thuốc, mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

- Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc

3. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm trở lại đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề đạo đức người thầy thuốc như cuốn “Đạo đức và y đức Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Hiền, NXB y học, xuất bản năm 1992 đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa đạo đức với đạo đức nghề y, đưa ra yêu cầu chủ yếu về đạo đức và những phương pháp căn bản để rèn luyện đạo đức cho người thầy thuốc. Cuốn “đạo đức y học” của giáo sư Hoàng Đinh Cầu, trường đại học Y Hà Nội xuất bản năm 1991, nêu lên một số nhiệm vụ cụ thể của người thầy thuốc trong quan hệ với người bệnh. Năm 2008, giáo sư Phạm Thị Minh Đức đã công bố đề tài: Nghiên cứu, khảo sát

việc thực hành y đức tại một số bệnh viện và mới đây, năm 2011, tiến sĩ Lê Thị Lý cũng đã chọn đạo đức người thầy thuốc làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình với tiêu đề “nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, nghiên cứu về đạo đức người thầy thuốc dưới góc độ pháp luật thì lại có rất ít bài viết viết về chủ đề này, hiếm hoi có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 155, 2005 với tựa đề Pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực y học ở Việt Nam; bài Luận đàm về y đức và pháp luật của Nguyễn Minh Tuấn trên một trang mạng cá nhân và một bài báo đăng trên báo Người Lao Động số tháng 3 năm 2014 của tác giả Ngọc Dung về ý kiến Luật hóa y đức.

Như vậy, thực tế là chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức thầy thuốc một cách công phu, đầy đủ, tâm huyết và toàn diện.

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 2

4. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là mang tới một cái nhìn tổng quan về mặt lý luận và pháp lí về vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức của người thầy thuốc. Đồng thời chỉ ra những điểm đáng ghi nhận và những điểm còn thiếu sót, tồn tại trong thực trạng vấn đề y đức hiện nay và những ảnh hưởng của pháp luật trong vấn đề này. Từ đó đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc và hoàn thiện pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc.

Mục đích trên được cụ thể trong việc khái quát những nhiệm vụ chính của luận văn là:

Thứ nhất, làm sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ và vai trò của pháp luật đối với đạo đức của người thầy thuốc.

Thứ hai, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan để làm sáng tỏ vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng nên đạo đức của người thầy thuốc.

Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và việc áp dụng pháp luật trong thực tế để đưa ra các đánh giá về thực trạng vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.

Thứ tư, đưa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.

5. Phương pháp nghiên cứu

Cũng như nhiều khoa học pháp lý khác, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng ngành y tế phát triển toàn diện làm cơ sở phương pháp luận cho việc tìm hiểu nghiên cứu đánh giá vấn đề theo một quan điểm đúng đắn, biện chứng và khoa học.

Trong từng nội dung cụ thể, luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau một cách có hệ thống và nhất quán nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu như sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát,.... Luận văn cũng sử dụng phương pháp so sánh các quy định trong pháp luật của một số quốc gia điển hình, thu thập kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia trong việc quy định và áp dụng các vấn đề liên quan đến xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Từ đó, rút ra những ưu và nhược điểm, xem xét tính phù hợp với điều kiện của Việt Nam để hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc và cuối cùng là hướng tới nâng cao đạo đức người thầy thuốc.

6. Kết cấu của luận văn

Luận văn về đề tài Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc

Chương 2: Thực trạng vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC


1.1. Khái quát về pháp luật và đạo đức, đạo đức thầy thuốc

1.1.1. Pháp luật và đạo đức

1.1.1.1. Pháp luật

Để tổ chức và quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội, có nhiều công cụ, phương tiện được sử dụng, trong đó pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Là một hiện tượng xã hội phức tạp, cho nên ngay từ khi mới ra đời cũng như trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, pháp luật luôn là đối tượng được quan tâm, nghiên cứu và trở thành vấn đề gây tranh cãi với nhiều quan điểm trái chiều, không thống nhất giữa các trường phái và thay đổi theo từng giai đoạn.

Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, không có pháp luật nhưng lại tồn tại những quy tắc ứng xử chung thống nhất, đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo. Khi chế độ tư hữu xuất hiện, trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời, để duy trì trật tự thì nhà nước cần có pháp luật như một công cụ để điều chỉnh hành vi con người nhằm duy trì trật tự xã hội. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, không tách rời nhà nước và đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Quan điểm của Mác –Lênin trước đây được nhắc đến như là một quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình về hiện diện khách quan của pháp luật trong đời sống xã hội có giai cấp. Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể. Luật không chỉ đơn giản là sự hiện hữu bằng hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác nữa: các nguyên tắc pháp luật, khung pháp luật, chính sách pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và các học thuyết pháp lý. Tiếp theo, pháp luật là một hiện tượng xã hội vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Tính giai cấp của pháp luật biểu hiện thông qua nhà nước, tư tưởng của giai cấp thống trị được thể chế hóa thành luật

pháp. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Bên cạnh tính giai cấp, pháp luật còn mang tính xã hội. Pháp luật do nhà nước đại diện chính thức cho toàn xã hội - ban hành. Vì vậy, một mặt, pháp luật thể hiện ý chí và lợi ích của các giai cấp và tầng lớp khác nhau trong xã hội; mặt khác, với tính cách là những quy tắc xử sự chính trong xã hội, pháp luật và thực trạng của hệ thống pháp luật còn là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, bảo lưu, thừa kế những giá trị tốt đẹp của văn hóa và văn minh truyền thống.

Tuy nhiên, theo quan niệm về pháp luật hiện đại thì những quan điểm trên đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhìn vào pháp luật, về bản chất nguyên gốc là mối tương quan giữa con người với con người, giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở thành khoa học được mọi người tuân theo, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có sự vi phạm. Vì vậy, pháp luật, hiện nay được hiểu là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người, là đại lượng của công bằng, công lý, nó chứa đựng và thể hiện các giá trị của đạo đức và hơn nữa, pháp luật là đại lượng chứa đựng, bảo vệ và thể hiện các giá trị quyền con người, dân chủ. Cụ thể:

Thứ nhất, pháp luật được yêu cầu phải là đại lượng của công bằng, công lý. Có thể nói, đây là một quan niệm không phổ biến trước đây bởi không phải hệ thống pháp luật nào cũng được xây dựng nhằm hướng tới sự công bằng, công lý cho xã hội mà nó tập trung vào phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, là công cụ để giai cấp cầm quyền quản lý xã hội. Chính vì vậy, những mâu thuẫn giai cấp, những xung đột về lợi ích và sự bất công bằng luôn hiện hữu khi mà pháp luật không phải là công cụ bảo vệ quyền lợi cho mọi giai tầng. Thay thế quan niệm nhiều hạn chế đó, quan niệm về pháp luật hiện đại hướng tới đại chúng, đến sự công bằng và công lý. Công lý thì không có giai cấp và công bằng không quan tâm đến giai tầng, pháp luật nên là và phải là cán cân công lý để đảm bảo công bằng xã hội. Đó là điều mà một hệ thống pháp luật cần hướng tới và đạt được.

Thứ hai, pháp luật phải thể hiện và chứa đựng các giá trị đạo đức. Đạo đức là

một hình thái ý thức xã hội ra đời từ rất lâu trước khi con người có ý niệm về pháp luật. Và trong tiến trình phát triển của mình, đạo đức chưa bao giờ bị thay thế hay triệt tiêu bởi một hình thái ý thức xã hội nào khác bởi tầm quan trọng và những giá trị mà nó mang lại. Vì thế mà bất kì một hệ thống pháp luật nào, bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định. Đạo đức là môi trường cho tồn tại và phát triển của pháp luật, là một trong những chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật, những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vai trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật. Và một hệ thống pháp luật muốn tồn tại và được chấp nhận thì điều tiên quyết là nó không trái với đạo đức và hơn nữa, pháp luật trong quan niệm hiện đại phải là những quy định bao chứa những quy tắc, chuẩn mực và thể hiện những giá trị của đạo đức

Thứ ba, pháp luật phải là đại lượng chứa đựng, bảo vệ và thể hiện các giá trị quyền con người, quyền dân chủ. Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ. Pháp luật là công cụ sắc bén trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người và là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người.

Trong một xã hội không còn đối kháng giai cấp thì Nhà nước là người đại điện cho mọi tầng lớp, gia cấp. Cho nên, hoạt động của Nhà nước và hệ thống pháp luật tự thân đã bao hàm trong đó ý nghĩa các giá trị chân chính là đại lượng của công bằng, công lí và hướng tới bảo vệ các quyền lợi chính đáng của con người. Việc thực thi pháp luật cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo trên thực tế các quyền thiêng liêng của con người, sự tôn trọng các giá trị xã hội và các giá trị đạo đức.

Với tư cách là phương tiện có vai trò quan trọng nhất để tổ chức và quản lý đời sống xã hội, pháp luật có ba chức năng cơ bản sau:

Một là, chức năng điều chỉnh: đây là chức năng bảo đảm điều chỉnh các quan

hệ xã hội theo những quy phạm pháp luật. Hai là, chức năng bảo vệ: pháp luật đảm bảo cho các quan hệ xã hội đã được xác lập không bị xâm hại bất luận từ hướng nào bằng các chế tài pháp luật. Ba là, chức năng giáo dục: pháp luật được thể hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức của con người, hình thành ở con người những tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa đề cao chức năng này.

1.1.1.2. Đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, là sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử xã hội, phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức.

Danh từ đạo đức bất nguồn từ tiếng Latinh là mos (mois) - lề thói (morialis nghĩa là có liên quan đến lề thói đạo nghĩa). Còn luân lý được xem như đồng nghĩa với đạo đức có gốc từ tiếng Hi Lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong sự giao tiếp hàng ngày.

Ở phương Đông, đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Hoa cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường, về sau khái niệm đạo đức được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội.

Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ đó trở đi được người Trung Quốc sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói đạo đức của người Trung Hoa cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Ở phương Tây, từ lâu vấn đề đạo đức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà tư tưởng. Cho đến nay người ta vẫn coi Xôcrát (469 - 399 tr.CN) là người đầu tiên đặt nền móng cho khoa học đạo đức. Còn Arixtốt (384 - 322 tr.CN) đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến phẩm hạnh của con người. Nội dung phẩm hạnh chính là ở chỗ biết định hướng đúng, biết làm việc thiện. Ông nói: Chúng ta bàn đến đạo đức không phải để biết đức hạnh là gì mà để trở thành

con người có đức hạnh. Trong khi đó Êpiquya (341 - 271 tr.CN) lại là người đầu tiên đưa phạm trù “lẽ sống” vào đạo đức học, và là một trong những người có công luận giải về sự tự do của con người.

Từ đó đến nay, với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng không bao giờ nhân loại không quan tâm, không bàn luận về vấn đề đạo đức

Đạo đức là một vấn đề phức tạp, có nhiều mặt, mỗi khi đối tượng được định nghĩa càng có nhiều mặt phải quan sát bao nhiêu, thì định nghĩa mà người ta đưa ra trên cơ sở các mặt ấy càng khác nhau bấy nhiêu.Với ý nghĩa đó, khó có thể có một định nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh về đạo đức.

Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng: Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với toàn xã hội.

Trong khi đó, với thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên sự kế thừa có chọn lọc những quan niệm về đạo đức trước đó, quan điểm Mác xít cho rằng: đạo đức là sản phẩm của điều kiện kinh tế, xã hội. Trong đó nhân tố quy định đạo đức là các quan hệ kinh tế, lợi ích là cái chi phối trực tiếp, là cơ sở khách quan của đạo đức.

Dưới góc độ nhận thức luận, đạo đức là một hiện tượng tinh thần, một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội, là tính thứ hai so với tồn tại xã hội. Tính chất đặc biệt của đạo đức thể hiện trong quá trình hình thành các quy tắc đạo đức, đó là do sự thừa nhận của số đông trong xã hội hay sự thừa nhận của một giai cấp nhất định.

Dưới góc độ chức năng, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người bằng những chuẩn mực và quy tắc đạo đức theo yêu cầu của xã hội, mục đích là nhằm đảm bảo lợi ích chung của xã hội hay lợi ích cơ bản của giai cấp đã đề ra chuẩn mực, quy tắc đạo đức ấy. Với chức năng giáo dục, đạo đức giúp cho con người hình thành những quan điểm, nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực cơ bản để đánh giá hành động đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức của bản thân mỗi con người.

Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, ra đời, tồn tại và biến đổi theo nhu cầu xã hội, nhằm

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí