Nâng Cao Vai Trò Của Pháp Luật Trong Việc Phát Huy Các Giá Trị Đạo Đức Truyền Thống Nhằm Xây Dựng Lối Sống Mới Cho Sinh Viên


Cần đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt các hình thức giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên như giáo dục thông qua môn đạo đức học và các bộ môn khoa học gần gũi như pháp luật và thực hiện nghiêm minh pháp luật trong trường cũng như trong xã hội; giáo dục thông qua thực hành chính trị - xã hội (hay hoạt động thực tiễn); giáo dục giá trị đạo đức truyền thống thông qua môi trường đạo đức (môi trường kinh tế - chính trị - xã hội trong sạch, lành mạnh, giáo dục bằng việc nêu gương…).

Cần lồng ghép các nội dung giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống trong các môn học Mác - Lênin, các môn học khác và trong các hoạt động của nhà trường như các hoạt động văn nghệ, các phong trào hoạt động của sinh viên, các cuộc thi, hoạt động dã ngoại, tăng cường đưa sinh viên đi tham quan di tích lịch sử... Tại các nhà trường, sinh viên không chỉ thực hiện thuần túy các nhiệm vụ học tập mà họ còn tham gia các hoạt động tập thể, do vậy nhà trường phải lồng ghép nội dung đạo đức qua các phong trào này sẽ thu được kết quả cao trong việc giáo dục đạo đức nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện kỹ năng... để xây dựng lối sống cho họ.

Thứ ba, phát huy có hiệu quả vai trò các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình, internet, báo chí trong việc giáo dục, bồi dưỡng giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên nhằm xây dựng lối sống mới. Công tác này được bắt đầu bằng việc nâng cao đạo đức, trách nhiệm và năng lực của đội ngũ những người làm công tác chuyên môn trên.

Thứ tư, việc khơi dậy phong trào toàn dân chăm lo giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, đấu tranh chống lại các hành vi phản đạo đức trong xã hội là việc làm quan trọng trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Xã hội cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, xây dựng quan hệ đúng mực, xây dựng những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức trong các mối quan hệ từ trong gia đình đến ngoài xã hội, phê phán những việc làm sai trái... từng bước hình thành, phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa có tâm hồn trong sáng, có ý thức và


thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Dư luận xã hội là sự thể hiện thái độ của quần chúng đối với các vấn đề xã hội đang được quan tâm. Nó có sức mạnh to lớn trong việc phát huy sức mạnh của các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, thông qua đó điều chỉnh hành vi cá nhân và cộng đồng xã hội theo giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội đã được thừa nhận.

Thứ năm, cần đưa môn Đạo đức học vào khung chương trình đào tạo. Để môn học này thực sự phát huy hiệu quả, phải có đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa có năng lực chuyên môn sâu và trình độ sư phạm cao, đảm nhiệm giảng dạy môn đạo đức học. Về giáo trình của bộ môn này cũng cần phải được sử đổi, bổ sung cho kịp với sự vận động của thực tiễn. Các khái niệm, phạm trù cần phải được trình bày chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

Thứ sáu, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nêu gương là phương pháp được coi trọng trong giáo dục đạo đức từ xa xưa. Trước đây, để giáo dục con người, Nho giáo đề cao tính gương mẫu của người quân tử (tu thân). Các tôn giáo cũng thường lấy những cuộc đời và sự nghiệp của các bậc chân tu làm gương cho môn đồ của mình noi theo. Phương pháp này được Hồ Chí Minh tiếp thu và nâng lên thành một nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng đạo đức mới. Người đã từng nói: “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [94, tr.263]. Tư tưởng này của Người đặc biệt có giá trị trong việc kế thừa và phát huy vai trò các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay.

Đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng vĩ đại, từ những lời nói và đặc biệt là tấm gương sáng ngời về việc thực hành đạo đức và theo Người: trước hết phải giáo dục bằng chính tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói. Người thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính” [91, tr.644]. Người không đề cao những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức cách mạng mà bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh của mình. Người là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


ta học tập, noi theo. Theo Hồ Chí Minh, trong xã hội ta, ai cũng là chủ thể và cũng là đối tượng của giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức, lối sống là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Vì vậy, mọi cá nhân đều luôn phải nêu cao tấm gương về đạo đức, lối sống. Cả cuộc đời Người luôn khiêm tốn, giản dị, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, không những thế Người luôn vận động mọi người làm theo. Những phẩm chất đạo đức cao quý ấy của Người thể hiện nhất quán trong suốt cuộc đời, tất cả đều hướng đến sự tiến bộ đạo đức vì một xã hội tiến bộ và nhân văn.

Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay - 19

Học tập tấm gương của Bác qua nhiều hình thức phong phú, sinh động như: qua sách báo, ở trường lớp, thực tiễn công việc, trường đời, sinh hoạt của các tổ chức thanh niên; nêu gương điển hình tiên tiến; phe phán việc làm xấu; học tập qua các hình thức sinh hoạt tập thể: tham gia du lịch về nguồn, các di tích lịch sử, các phong trào tình nguyện của sinh viên...

Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác” được Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phát động đã được thực hiện, sáng tạo, hiệu quả trở thành nội dung xuyên suốt trong công tác giáo dục của Đoàn, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thanh niên - sinh viên. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống của các cấp tổ chức Đoàn được chú trọng như: đề cao lòng nhân ái; đạo lý uống nước nhớ nguồn; lối sống văn hóa tình nghĩa; trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan; các văn hóa phẩm độc hại, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; lối sống buông thả, lệch lạc về hành vi, hành xử hung bạo; thờ ơ, vô cảm; thiếu trách nhiệm... qua đây góp phần định hướng giá trị chân - thiện - mỹ trong sinh viên. Các phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập nghiệp”... được Trung ương Đoàn phát động đạt kết quả tốt, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh cho sinh viên.

Thứ bảy, mỗi thầy giáo, cô giáo phải là một tấm gương mẫu mực về đạo đức mới, đạo đức nhà giáo, lối sống mới để sinh viên noi theo


Cha ông ta xưa rất coi trọng “thân giáo”, tức lấy sự gương mẫu của bản thân người thầy mà giáo dục học trò. Đó là phương pháp có hiệu quả. Hồ Chí Minh là một nhà đạo đức, một tấm gương đạo đức tuyệt vời, một lối sống dản dị, suốt đời Người không ngừng tự hoàn thiện mình theo chuẩn mực chân - thiện - mỹ; luôn mẫu mực làm gương từ việc lớn đến việc nhỏ, nhất quán giữa đạo đức cách mạng với đạo đức hàng ngày. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức không phải là đạo đức tu thân mà là đạo đức dấn thân, nghĩa là đạo đức gắn với hành động. Hồ Chí Minh thực hành đạo đức nhiều hơn những điều Người nói và làm rất lặng lẽ. Người từng bộc bạch, “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó”. Trong Di chúc, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Người đã để lại cho dân tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức mới, lối sống mới.

Trong nhà trường, quan hệ thầy trò là quan hệ hai chiều tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tài năng, đạo đức, nhân cách người thầy có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên. Hiện nay, vai trò “thân giáo” có phần chưa được trú trọng nên bị giảm sút, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên chủ yếu thông qua “ngôn giáo”, chỉ dùng “thuyết giáo” để giáo dục. Một số giáo viên có biểu hiện lời nói và việc làm không đi đôi với nhau, chưa gương mẫu, có những hành vi trái ngược với những điều mình thường giảng dạy.

Việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên phải được thực hiện ở tất cả các nhiệm vụ, các khâu, các giai đoạn đào tạo của nhà trường. Trong đó, phương pháp giáo dục thực hiện thông qua tấm gương đạo đức của người thầy có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên các trường, nơi mà chính những “sản phẩm” của quá trình đào tạo sau khi tốt nghiệp, cũng sẽ là thầy, cô giáo, những


chủ nhân tương lai của đất nước. Thông qua nội dung bài học trên lớp, vai trò giáo dục của người giảng viên được thực hiện đồng thời qua nhiều yếu tố:

Một là, người thầy phải có thế giới quan khoa học, thế giới quan Mác - Lênin, có lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, có lòng say mê nghề nghiệp, yêu thương sinh viên, tận tuỵ với công việc, lối sống giản dị thân tình, chu đáo, vị tha sẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí sinh viên, sẽ là gương sáng hướng dẫn, định hướng quá trình hình thành nhân cách, lối sống của sinh viên.

Hai là, việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên được thực hiện trực tiếp thông qua nội dung của nhiều môn học như các môn lý luận chính trị, mỹ học, đại cương văn hoá Việt Nam…, đặc biệt là đạo đức học Mác - Lênin. Trong giảng dạy, tránh áp đặt máy móc hoặc “lên lớp” đạo đức khô khan, giáo điều.

Ba là, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống được thực hiện gián tiếp thông qua tác động của các yếu tố khác như: tính khoa học, tính trí tuệ, tính thực tiễn trong nội dung giảng dạy; sự giản dị, dễ hiểu trong cách diễn đạt và phương pháp truyền thụ tri thức của giảng viên…

Lòng yêu nước, trách nhiệm với đất nước thể hiện ngay trong tình yêu công việc, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Người giảng viên phải tạo hứng thú học tập cho sinh viên, làm cho sinh viên yêu quý từng bộ môn, gắn bó với nghề nghiệp, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp. GS Lê Khánh Bằng trong bài viết “Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở đại học cho phù hợp với yêu cầu của đất nước và thời đại” đã khẳng định, tiêu chuẩn của một quy trình dạy học có chất lượng và hiệu quả ở đại học là thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ dạy học, đó là: dạy thái độ, dạy phương pháp và dạy tri thức. Trong đó dạy thái độ (bồi dưỡng cho học sinh lý tưởng, niềm tin, đạo đức, thái độ, tác phong của người cán bộ khoa học kỹ thuật) là nhiệm vụ đầu tiên và trên hết.

Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng: “Giáo dục bằng biện pháp nêu gương là tốt nhất. Thầy cô giáo phải là gương sáng cho học sinh, sinh viên về đạo đức, nhân cách và trí tuệ để các em noi theo”. Muốn


giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên có hiệu quả, cần phải xây dựng được một đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về mặt trình độ, có đầy đủ phẩm chất, có tư cách đạo đức tốt, tận tâm với sinh viên, thực sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục. Có như vậy tác động giáo dục của họ tới sinh viên mới đạt hiệu quả cao. Vì “học trò tốt hay kém là ở thầy cô tốt hay kém”. “Bản thân các nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Các thầy, cô phải luôn nỗ lực học tập nâng cao năng lực về mọi mặt, chú trọng tu dưỡng đạo đức, đạo đức nhà giáo, lối sống mới để trở thành tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động lớn của ngành giáo dục: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng về tự học và sáng tạo”, mỗi cán bộ, giảng viên trong nhà trường nhất thiết phải là tấm gương sáng đối với sinh viên về mọi mặt.

4.2.3. Nâng cao vai trò của pháp luật trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên

Giữa đạo đức và pháp luật có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự (hệ thống những qui phạm) do Nhà nước đặt ra và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Nó là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong quản lý xã hội.

Ý thức đạo đức và ý thức pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau và đều có chức năng chung là điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo tồn, phát triển xã hội. Pháp luật có vai trò quan trọng đối với đạo đức nói chung, đối với phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống nói riêng:

- Pháp luật bảo vệ, củng cố, nâng cao hiệu quả việc giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống, tạo môi trường pháp lý để bảo vệ những phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Pháp luật tạo điều kiện định hướng hành vi con người theo những yêu cầu từ phía xã hội nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng lối sống cho sinh viên.


- Pháp luật giúp cho các chuẩn mực đạo đức mới hình thành trên nền tảng giá trị đạo đức truyền thống gắn với tinh hoa nhân loại, phát triển ổn định trong cuộc sống. Việc phát hiện và ủng hộ những chuẩn mực đạo đức mới tiến bộ luôn là một biểu hiện của tiến bộ xã hội và định hướng cho lối sống mới của sinh viên. Ví dụ như chuẩn mực bình đẳng nam nữ, khi luật hóa trong luật về bình đẳng giới có thể củng cố, hoàn thiện trong xã hội hiện đại.

Từ căn cứ trên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý trong việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện những vấn đề sau:

- Cần đẩy nhanh hơn nữa công tác rà soát văn bản xây dựng, các văn bản hướng dẫn thực hiện trong giáo dục, xây dựng môi trường học tập lành mạnh.

- Cần đẩy mạnh giáo dục, hình thành nhu cầu chính đáng cho sinh viên

phù hợp luật giáo dục, luật công chức...

- Kế thừa truyền thống, học hỏi kinh nghiệm thế giới để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cho sinh viên học tập, xây dựng lối sống mới.

- Phát huy tính tích cực tự giác của bản thân sinh viên trong việc chấp hành pháp luật.

Cần định hướng giá trị cho sinh viên hiện nay. Trong xây dựng lối sống mới cho sinh viên, cần chú ý xây dựng các chuẩn mực trong nhà trường vừa kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa tiếp thu văn minh nhân loại theo hướng văn minh, công bằng, dân chủ tạo điều kiện cho phong trào dạy tốt học tốt. Việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên được diễn ra thường xuyên hướng tích cực theo đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nguyên tắc đạo đức vốn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu công bằng, yêu lẽ phải, yêu cái đẹp, tôn sư trọng đạo...

Hiện nay, môi trường học đường ít nhiều đã bị các tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường xâm nhập, làm tha hoá một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên. Các hiện tượng tiêu cực như: lười học, ý thức học tập kém, tiếp thu


thụ động, gian dối trong học tập và thi cử… đang trở nên phổ biến. Phải “tăng cường trật tự, kỷ cương, xây dựng, củng cố nền nếp, thực hiện trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò, dạy ra dạy, học ra học. Phấn đấu để mọi hoạt động của nhà trường đều có tác dụng giáo dục thiết thực và sâu sắc đối với học sinh, sinh viên” [50, tr.13]. Một mặt, cần nêu cao tinh thần trung thực, tự trọng của sinh viên, mặt khác cần có quy chế quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm đối với cả giảng viên và sinh viên theo pháp luật của nhà nước và quy định của nhà trường. Cải tiến công tác thi cử, áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm và làm bài tự luận theo hướng ra đề mở, gắn lý thuyết với thực hành, gắn hiểu biết với kinh nghiệm cá nhân của sinh viên để hạn chế tình trạng sao chép, học vẹt. Cần có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời, chính sách xã hội quan tâm đến những sinh viên nghèo khó, sinh viên vùng sâu vùng xa, người dân tộc, gia đình chính sách, có công... khuyến khích sinh viên học giỏi, học khá, tạo điều kiện thuận lợi, tạo hành trang khoa học thuận lợi cho sinh viên khi ra trường.

Đối với sinh viên sống trong ký túc xá, các bộ phận làm công tác quản lý sinh viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để quản lý, giáo dục, định hướng các hoạt động vui chơi lành mạnh cho sinh viên. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải kịp thời động viên, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia các câu lạc bộ, các phong trào, hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức. Đẩy mạnh cuộc vận động “Ký túc xá là nhà, sinh viên là chủ”, xây dựng “Phòng ở kiểu mẫu”, Hội thi “Nét đẹp sinh viên nội trú”… Phát huy hiệu quả hoạt động của tổ thăm dò dư luận sinh viên, đội an ninh xung kích, đặc biệt là tổ phát thanh tuyên truyền trong khu nội trú nhằm đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin thời sự của sinh viên, nêu gương người tốt việc tốt, đồng thời đó cũng là phương tiện trao đổi tình cảm của sinh viên.

Hiện tại nhiều sinh viên đang gặp khó khăn về nhà ở do ký túc xá không đủ. Việc một số sinh viên phải thuê nhà ở ngoài có thể dễ bị nhiễm thói hư, tật xấu. Vì vậy, không chỉ các nhà trường mà cả xã hội cần phải quan tâm đến

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí