Nâng Cao Hiểu Biết Về Pháp Luật, Đạo Đức Nhà Báo

Ở một số bài viết, "vai” còn được diễn đạt không khớp với thực tế. Ví dụ trong loạt bài về buôn lậu ở Lạng Sơn, đã có những lúc phóng viên cùng với đoàn cán bộ Ban chỉ đạo 389 “hóa thân” thành dân buôn lậu (theo nhà báo Đinh Công Thắng) nhưng trong bài viết, cách thể hiện khiến cho người đọc có cảm giác như tác giả chỉ đứng từ xa quan sát bí mật.

Như

vậy, một số

bài điều tra có phần “phô” trong thể

hiện “vai

diễn” thì một số bài lại “giấu vai” một cách không cần thiết. “Vai” của nhà báo nên thể hiện một cách có liều lượng, diễn đạt tinh tế, khéo léo trong bài viết.


Tiểu kết chương 2

Chương 2 là phần nội dung quan trọng nhất của khóa luận. Đó là tập hợp kết quả khảo sát các bài điều tra, điều tra nhập vai trên báo, cụ thể là 2 tờ báo Tiền Phong và Lao động trong thời gian từ 1/10/2014 đến 31/3/2015.

Bằng những số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

liệu cụ

thể, qua phân tích các bài viết tiêu biểu, tác giả

Kỹ năng nhập vai của nhà báo viết điều tra - Nguyễn Thùy Trang - 9

khóa luận làm rõ một số vấn đề sau:

Mt là, số lượng, tần suất các bài điều tra có sử dụng kỹ thuật nhập

vai trong số

các bài điều tra và trên tổng thể

tờ báo là rất thấp. Điều đó

phản ánh hoàn toàn đúng đặc trưng, tính chất của dạng bài điều tra nhập vai.

Hai là, có một số lĩnh vực điều tra mà nhà báo thường sử dụng kỹ thuật nhập vai điều tra. Đó đều là những lĩnh vực lớn, chứa đựng những vấn đề phức tạp, khó giải quyết, đối mặt với những đối tượng nguy hiểm đòi hỏi nhà báo nhập vai để tiếp cận thông tin.

Ba là, qua thống kê, phân tích các dạng nhập vai xuất hiện trên báo,

xác định được đặc điểm các dạng vai, hoàn cảnh sử mức độ nhập vai của nhà báo trong từng dạng vai đó.

dụng, khả

năng và

Bn là, tìm ra ưu điểm và hạn chế của các bài điều tra nhập vai, nhất

là trong sự

so sánh giữa 2 tờ

báo Lao động và Tiền Phong. Có thể

thấy

rằng, bên cạnh những điều đã làm được là cơ bản, quá trình nhập vai điều tra của các nhà báo hiện nay cũng không ít hạn chế, cần khắc phục. Từ đó đặt ra một số vấn đề đối với báo chí điều tra nhập vai nói chung và của mỗi tờ báo nói riêng. Theo đó, quan trọng nhất là vấn đề rèn luyện, đào tạo để nâng cao kỹ năng nhập vai của nhà báo, tránh nguy hiểm trong khi nhập vai. Đồng thời nâng cao vai trò của cơ quan báo chí đối với việc bảo vệ nhà báo, thay đổi cách thể hiện bài điều tra trên báo

Chương 3

KHUYẾN NGHỊ NÂNG CAO KỸ NĂNG NHẬP VAI CỦA NHÀ BÁO ĐIỀU TRA


3.1. Đối với nhà báo

3.1.1. Nâng cao hiểu biết về pháp luật, đạo đức nhà báo

Không chỉ riêng điều tra mà trong tất cả các thể loại, nhà báo luôn là chủ thể của hoạt động báo chí, bằng các phương thức khác nhau để thông tin cho công chúng và định hướng sự phát triển của xã hội.

“Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp vụ báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo” (Điều 14 ­ Luật Báo chí, 1989)

Khái niệm này cho thấy nhà báo trước hết là một công dân Việt Nam nên việc thực hiện trách nhiệm công dân là điều kiện tiên quyết và cơ bản. Khoản 4, Điều 5 Luật này quy định: “Không ai được lm dng danh nghĩa

nhà báo để

vi phạm pháp luật”. Nhưng khi nhập vai điều tra, để

“nắm

thóp” được các loại tội phạm, nhà báo rất dễ phải thực hiện những nghiệp vụ có bên “lằn ranh pháp lý”, giữa đúng và sai. Vì vậy, để đảm bảo thực hiện trách nhiệm công dân thì nhà báo phải biết và hiểu luật pháp, biết những gì mà mình được làm hoặc không được làm. Trong những trường hợp bất đắc dĩ phải thực hiện hành động không đúng chuẩn mực nhằm lấy thông tin, chứng cứ, nhà báo phải khai báo thật rõ ràng với tòa soạn, với cơ quan chức năng để tự bảo vệ mình.

Luật pháp là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của nhà báo. Nếu

không nắm được luật thì dù cho tìm được bằng chứng ngay trước mắt nhà

báo cũng không thể phân tích xem nó đúng hay sai. Vậy thì dấn thân hay nhập vai, đối mặt với bao nhiêu nguy hiểm cũng là vô nghĩa.

Ngay việc băng ghi âm có được xem là bằng chứng trước tòa không hiện nay cũng có nhiều nhà báo còn mơ hồ. Theo quy định tại Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011, các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được là một dạng chứng cứ. Nhưng khoản 2, Điều 83 Bộ luật này lại nêu rõ: “Các tài liệu nghe được, nhìn được, được coi là chứng cứ

nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó

hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó”. Như vậy, ghi âm chỉ được coi là bằng chứng nếu có các văn bản như giấy vay nợ, hợp đồng, biên bản…Nếu nhà báo không nắm được điều này thì rất dễ thu thập những bằng chứng không có hoặc không đủ hiệu lực pháp lý,

Pháp luật cũng như

mọi yếu tố

khác của xã hội luôn có tính vận

động, thay đổi phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm kinh tế ­ chính trị. Ví dụ, trước kia công dân đưa từ 500.000đ trở lên cho cơ quan chức năng đã bị quy vào tội hối lộ, nhưng nay mức “trần” là 2.000.000đ. Nhà báo phải luôn cập nhật, nắm bắt được những thay đổi đó để “nhập vai có giới hạn”.

Nhiều ý kiến cho rằng “nhập vai” đó là hành vi gian dối và ở nhiều nền báo chí phát triển, nhập vai bị cấm vi coi là vi phạm đạo đức. Về vấn

đề này, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng: “Nhập vai đôi khi, thiếu hiểu

biết, có thể bị rơi vào gian dối. Ví dụ ta nhập vai để ta kích thích kẻ khác

phạm tội rồi ghi hình bảo họ là có tội ác”. Rõ ràng ở đây, nhà báo phải

phân biệt được “nhập vai” và “gài bẫy”. “Nhập vai” là chỉ là hóa thân vào nhân vật, vào tổ chức để chứng kiến, để ghi nhận sự vận động, phát triển tự nhiên của sự việc, hiện tượng. Nếu tác động đến sự việc, làm thay đổi bản chất, quy trình tự nhiên của nó thì không còn là nhập vai nữa mà là “gài bẫy”. Việc kích thích để thúc đẩy hành vi phạm pháp của người khác cũng là một trong những vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

Các nhà báo điều tra có kinh nghiệm đều đồng nhất ở một điểm

“nhập vai” cần phải trung thực. Không trung thực, nhà báo sẽ vào những cạm bẫy của đối tượng, bị gài bẫy ngược.

bị sa ngay

Nhà báo Nguyễn Thu Trang, phóng viên báo Phụ nữ TP.HCM cho

rằng “sự thật là tối thượng”, báo chí có một đặc quyền, và cũng là nhiệm vụ “đi đến sự thật”

Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền phong cho

biết nguyên tắc đầu tiên khi nhập vai điều tra là phải đảm bảo sự khách

quan, chính xác, trung thực bởi “Nhà báo chỉ có sự thật và cây bút. Nếu sơ sẩy thì ai dám bảo vệ nhà báo ngoài sự thật”.

Nhà báo Đinh Công Thắng, báo Lao động cũng chia sẻ về vấn đề này:

“Trong câu chuyện điều tra, không có ai làm chứng cùng mình, chỉ có một

mình thôi. Khi mình viết sự thật càng nghiêm khắc, càng trung thực, càng tôn trọng sự thật bao nhiêu thì bài viết có sức nặng, uy lực bấy nhiêu. Trong qua trình nhập vai, nhà báo cũng phải thông minh, lường trước hết được mọi tình huống”.

Để có thể đi sâu vào thể loại điều tra, nhà báo nhất định phải thoát khỏi tư duy “lười” (chữ của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng). Khi cần nhập vai mà nhà báo không nhập để tìm ra bản chất vấn đề, nhà báo chỉ chàng màng hiểu vấn đề rồi hài lòng với sự hiểu nửa vời đó. Để làm đến cùng các đề tài, khó tránh khỏi sự dấn thân hóa trang ở các mức độ khác nhau của nhà báo. Khi phỏng vấn, cũng phải hóa trang là người ít hiểu biết, Chertưchơnưi gọi là “giả ngu” mà để moi thông tin, đó cũng là nhập vai.

Một yếu tố nữa là phải hết sức khiêm tốn, thận trọng. Danh hiệu

“nhà báo” là một thứ rất đáng tự hào, là điều mà ai hoạt động trong lĩnh

vực báo chí. Nhưng khi nhập vai, nhà báo phải giấu kỹ thân phận của

mình. Đôi khi chui lủi dưới lớp vỏ những con người “tận đáy xã hội”, nếu

không kiên trì, ý thức được vai trò của mình thì sẽ có lúc cái tôi riêng “lung linh” kia lộ ra, thế là “nhập vai” thất bại.

Cuối cùng, để nhập vai thành công, nhà báo phải chú ý đến hệ thống

nguyên tắc khi nhập vai. Hệ thống quan nguyên tắc đó thể hiện đầy đủ,

sâu sắc điều kiện nhập vai, mối quan hệ giữa nhà báo và tòa soạn để đảm bảo các vấn đề pháp lý và đạo đức, tạo động lực đồng thời bảo vệ nhà báo tránh khỏi những nguy hiểm khi nhập vai.

3.1.2. Rèn luyện kỹ năng nhập vai cho phóng viên

Từ kiến thức về điều tra cho đến khi trực tiếp “nhập vai” điều tra có khoảng cách rất lớn. Như Đac –uyn từng khẳng định “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Những gì được học, được tìm hiểu qua trường lớp hoặc qua sách vở mới chỉ là những hiểu biết nền tảng cơ bản, còn lăn xả vào thực tế, tham gia vào câu chuyện, học hỏi những người xung quanh mới làm cho mỗi nhà báo tự rút ra kinh nghiệm cho mình và mau chóng trưởng thành. Từ quá trình khảo sát các tờ báo cho thấy kỹ năng nhập vai của các nhà báo, ngay cả nhiều nhà báo có kinh nghiệm cũng chưa thực sự nhuần nhuyễn. Phỏng vấn một số nhà báo điều tra, họ đều khẳng định trong nhập vai, quá trình tự rèn luyện của nhà báo là rất quan trọng.

3.1.2.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình nhập vai

Trước khi vào bất cứ một “vai” nào, dù đơn giản như một bà nội trợ hay phức tạp như một tên lâm tặc, một gã côn đồ, thì nhà báo cũng cần tìm hiểu trước “vai diễn” của mình: “vai” đó là gì? Tồn tại trong môi trường nào? có đặc điểm gì? Khi nhập vai phải ăn mặc ra sao? Ngôn ngữ, dáng điệu giao tiếp như thế nào? Việc tìm hiểu đó xuất phát từ quá trình quan sát đối tượng mà nhà báo sẽ đóng giả, dựa vào đối tượng nhà báo sẽ tiếp xúc.

Ví dụ vào vai một người đi buôn thì phải có chút đanh đá, chất chợ

búa trong lời nói, ít khi người đi buôn mà hiền lành, giảng đạo như nhà

giáo. Nếu nhà báo không nắm rõ “vai” mà mình sẽ đóng thì sẽ lộ ngay sơ hở, bị nghi ngờ. Tất nhiên, cũng không nên “diễn” quá lố, cũng sẽ làm cho vai diễn không thật. “Bắt chước” ngôn ngữ, cử chỉ của người khác nhưng

cũng phải phù hợp không nên đóng vai lâm tặc. Không thể điệu để đong vai ăn xin.

ăn mặc sành

Việc tìm hiểu kỹ nhân vật mình sẽ hóa thân giúp nhà báo có thể vào vai một cách tự nhiên nhất.

Chuẩn bị đủ các phương tiện tối ưu nhất cho việc nhập vai. Vì nhập vai chủ yếu là để tìm bằng chứng nhưng việc ghi hình, ghi âm, chụp ảnh

hầu như không khai và không nên công khai nên nhà báo nên chuẩn bị

những thiết bị

tối thiểu như

máy ghi âm, camera nhỏ

gọn, có chức năng

quay lén (cúc áo, đồng hồ, bút máy…). Thậm chí khi nhập vai sâu, trường kỳ, nhà báo còn phải chuẩn bị cả nơi ăn, chỗ ở, thực phẩm,...để chống chịu với hoàn cảnh.

Phóng viên Minh Đức, báo Tiền phong cho hay anh không ngừng cập nhật và học hỏi cách sử dụng những công nghệ mới. “Bạn biết đấy, bây giờ những thiết bị ghi âm dạng bút dễ bị phát hiện nên phải chuyển sang những loại khác để nghe lén như cúc áo, hay camera hình đồng hồ… mà ngay cả những thiết bị đó rồi cũng lỗi thời khi được sử dụng quá nhiều, bị các đối tượng biết được”.

Có một “kịch bản” cho hành trình nhập vai của mình cũng là một phần tạo nên thành công của nhà báo. Tạo “kịch bản” nghĩa là việc nhà báo xác định trong vai ấy, mình sẽ làm những gì, gặp những ai, lường trước cả những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhập vai. Đôi khi, phải chuẩn bị

cả những phương án phụ

khi mà phương án chính không khả

thi. “Kịch

bản” không phải là giăng sẵn bẫy cho đối tượng mà là vạch cho mình một

hướng đi, những hướng tiếp cận vấn đề, đối tượng từ điểm nhìn của nhân vật mình sẽ hóa thân.

Chuẩn bị càng kỹ bao nhiêu thì nhà báo nhập vai càng dễ dàng. Tuy nhiên, cũng không nên quá cứng nhắc theo những gì đã chuẩn bị. Trong

nhiều trường hợp, nhà báo cũng cần thay đổi kế hoạch cho phù hợp với

thực tế nhập từ hoàn cảnh cho đến “liều lượng” biểu cảm phù hợp.

Chuẩn bị kỹ lưỡng, xử lý linh hoạt là chìa khóa thành công khi nhập

vai.

3.1.2.2.Dám thử những vai mới

Dám nhập vai là nhà báo có mục tiêu tìm ra sự thật. Đó là một yếu tố quan trọng để thực hiện điều tra. Nhưng chọn đúng vai, chọn được vai phù hợp với vấn đề mới giúp nhà báo tìm ra sự thật ẩn giấu đằng sau sự việc.

Thực tế cho thấy có nhiều vai quen thuộc, dễ hóa thân và cũng ít rủi ro. Nhưng nếu vào những vai đó thì đôi khí nhà báo chỉ quanh quẩn ở bề

nổi của vấn đề

mà không tìm được bản chất sự

thật, khiến người đọc

không thỏa mãn. Một vai lặp lại quá nhiều trên một tờ báo hoặc cùng một tác giả còn gây nhàm chán, không để lại dấu ấn cho nhà báo hay tòa soạn.

Nhà báo cần phải thoát khỏi những vai “na ná”, mặc định để tìm kiếm

những dạng vai “độc đáo, độc nhất, độc đắc” để

tạo dấu

ấn riêng. Tất

nhiên, không phải vấn đề

nào cũng có thể

tìm được vai mới. Nhưng nhà

báo nên thử khi có điều kiện, hoặc khi hoàn cảnh yêu cầu.

Ví dụ, trong bài điều tra về than lậu, nhóm phóng viên báo Lao động trong đó có nhà báo Đinh Công Thắng không vào vai công nhân, phu làm thuê cho chủ khai thác mà chủ động thành lập một công ty, trong vai chủ doanh nghiệp, trở thành đối tác của nhóm khai thác than lậu, tự đó có thể công khai quan sát, đi theo những chuyến tàu.

3.1.2.3.Dám lăn xả, dấn thân

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí