Hoàn Thiện Pháp Luật Về Các Tiêu Chuẩn Đạo Đức Của Quản Tài Viên

chọn luật sư tham gia vào thủ tục tố tụng dân sự. Điều này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có thể được thực thi dựa trên vai trò của QTV mà họ tin cậy. Quan điểm này cũng sẽ đảm bảo cho địa vị pháp lý của QTV tiến gần tới mục tiêu là một nghề chuyên nghiệp hơn vì muốn được người nộp đơn lựa chọn đề xuất, các QTV phải khẳng định được danh tiếng của mình trước các khách hàng như chính việc luật sư đang cạnh tranh sự lựa chọn của khách hàng thông qua danh tiếng nghề nghiệp của mình.

Thứ hai, c n quy định trong trường hợp To án xác định QTV được đề xuất không đáp ứng các yêu c u tham gia thủ t c phá sản đó th c n ưu tiên cho người n p đơn đề xuất QTV khác. Tác giả cho rằng, quy định pháp lý cũng cần ghi nhận trong trường hợp QTV được đề xuất không đảm bảo các yêu cầu tham gia thủ tục phá sản thì Toà án thông báo cho người nộp đơn biết và yêu cầu đề xuất phương án thay thế trong thời gian quy định về thụ lý đơn yêu cầu phá sản. Trường hợp người nộp đơn đề xuất phương án thay thế hợp lệ thì Toà án cần phải tôn trọng và ra quyết định chỉ định QTV đó. Trường hợp người nộp đơn không đề xuất hoặc không kịp đề xuất phương án thay thế thì toà án có quyền chỉ định QTV. Trường hợp phương án thay thế do người nộp đơn đề xuất vẫn không đáp ứng yêu cầu thì Toà án có quyền chỉ định, nhưng đồng thời cũng phải có văn bản trả lời người nộp đơn về các tiêu chuẩn mà QTV được đề xuất thay thế không đáp ứng.

Thứ ba, c n có quy định thống nhất về việc chỉ định QTV thay th trường hợp QTV bị thay đổi. Điều 46, Luật Phá sản năm 2014 quy định về các trường hợp thay đổi QTV. Trong đó tại điểm c, khoản 1, Điều 46 có quy định: ―Trường hợp bất khả kháng mà QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm v ”. Theo tác giả, vấn đề này cũng cần quy định làm rõ như sau: trường hợp QTV bị thay đổi do Toà án chỉ định thì Toà án có quyền chỉ định QTV thay thế. Trường hợp QTV bị thay đổi do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì việc chỉ định QTV thay thế vẫn tiếp tục trao cho Toà án nhưng cần thiết có sự tham khảo ý kiến người tham gia thủ tục phá sản.

Thứ tư, c n hoàn thiện pháp luật trong trường hợp thẩm phán chỉ định nhiều hơn m t QTV. Theo đó, pháp luật cần làm rõ khi chỉ định cùng lúc nhiều QTV hoặc chỉ định một DN quản lý, thanh lý tài sản mà họ lại cử nhiều QTV tham gia thì nhiệm vụ, quyền hạn của các QTV, DN quản lý và thanh lý tài sản được phân bổ như thế nào. Đồng thời, cũng cần làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm trong trường hợp

này. Nghĩa là các QTV, DN quản lý và thanh lý tài sản phối hợp thực hiện các công việc hay mỗi người được phân công một nhóm công việc cụ thể, riêng biệt và tự mình chịu trách nhiệm đối với việc mình được phân công.

4.3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về các tiêu chuẩn đạo đức của quản tài viên

Hoàn thiện pháp luật về các tiêu chuẩn đạo đức của QTV nhằm bổ khuyết cho sự thiếu hụt trong ghi nhận vấn đề này ở pháp luật về phá sản hiện hành. Theo đó, tác giả đề xuất một số nội dung sau:

Thứ nhất, c n s m ghi nhận và áp d ng việc chấm đi m hành nghề cho QTV. Việc chấm điểm cho các chức danh nghề nghiệp nói chung và QTV nói riêng là vấn đề phổ biến trên thế giới. Ý nghĩa của việc chấm điểm này không chỉ dừng lại ở khả năng kiểm soát chất lượng hành nghề của chức danh nghề nghiệp đó từ phía nhà nước và xã hội mà còn đóng vai trò là tác nhân chính yếu tác động lên tâm lý, ý thức tự giác và đạo đức của người hành nghề. Trong trường hợp nghiên cứu địa vị pháp lý của QTV này, tác giả đề xuất pháp luật tiến hành ghi nhận về việc chấm điểm đối với QTV cũng xuất phát từ hai ý nghĩa trên.

Theo đó, cần quy định điểm chung của một QTV tham gia hành nghề là 50 điểm. Với mỗi thủ tục phá sản thành công được cộng thêm 05 điểm. Với mỗi hành vi vi phạm pháp luật trong thủ tục phá sản tuỳ vào mức độ mà xác định điểm trừ. Ví dụ: có lỗi trong việc quá hạn thủ tục phá sản trừ 10 điểm; có hành vi trục lợi trong kiểm kê sản nghiệp phá sản trừ 20 điểm… Tổng điểm cuối cùng có được trong một năm cần được quy định phải công bố kèm theo các thông tin khác của QTV nhằm làm căn cứ cho việc lựa chọn chỉ định QTV của năm sau liền kề.

Trên cơ sở của việc chấm điểm này, cũng cần ghi nhận về cách thức sử dụng điểm số. Ví dụ: quy định chi tiết mức điểm nào có thể đáp ứng tham gia thủ tục phá sản ở quy mô nào; mức điểm nào thì tiến hành thay đổi QTV; mức điểm nào thì thu hồi chứng chỉ hành nghề QTV…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Thứ hai, ghi nhận các tiêu chuẩn đạo đức liên quan đ n lịch sử hành nghề của QTV. Vấn đề lịch sử hành nghề của QTV cũng là căn cứ quan trọng để chỉ định một QTV. Các kết quả về những hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình hành nghề trước đó cũng được cập nhật đầy đủ trong hồ sơ của QTV. Đây là thước đo về lịch sử đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng khi quyết định chỉ định hay không những QTV đã có lịch sử vi phạm pháp luật vào giải quyết thủ tục phá sản tiềm ẩn khả năng thực hiện lại hành vi đó.

Thứ ba, ghi nhận về việc khảo sát, đánh giá về QTV của các bên tham gia thủ t c phá sản. Theo đó, khi kết thúc thủ tục phá sản, cơ quan quản lý hoạt động của QTV cần có những khảo sát mức độ hài lòng hay các đánh giá khác của những người tham gia thủ tục phá sản để nắm được những ý kiến khách quan về trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ của QTV, qua đó đánh giá được trách nhiệm trong hành nghề và là cơ sở để tiến hành phân nhóm và chỉ định QTV. Quy định này sẽ dễ dàng thực hiện khi có sự giúp đỡ của hệ thống thông tin chung trong giải quyết thủ tục phá sản.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 20

4.3.1.5. Hoàn thiện pháp luật về quyền từ chối tham gia thủ t c phá sản của quản tài viên

Để khắc phục những hạn chế trong trường hợp QTV từ chối tham gia thủ tục phá sản khi được Toà án chỉ định hoặc do người nộp đơn yêu cầu tiến hành thủ tục phá sản, cần có những ghi nhận pháp lý về các vấn đề sau:

Thứ nhất, n u QTV từ chối tham gia thủ t c phá sản được chỉ định vì các vấn đề cá nhân thì c n phải có giải tr nh trư c người chỉ định, đề xuất đ ng thời sẽ phải chịu trừ đi m trong ph n trách nhiệm nghề nghiệp. Quy định này nhằm hạn chế tình trạng nhiều QTV từ chối tham gia thủ tục phá sản khi nhận thấy sản nghiệp phá sản thấp hay vụ việc phá sản phức tạp.

Thứ hai, trong trường hợp QTV từ chối v l do chính đáng, pháp luật cũng c n phải có những luận giải rõ hơn. Cụ thể, pháp luật cũng cần quy định rõ mỗi QTV cùng lúc được thực hiện bao nhiêu thủ tục phá sản căn cứ theo tính chất của từng vụ việc. Ví dụ: mỗi QTV chỉ cùng lúc thụ lý hai thủ tục phá sản có quy mô sản nghiệp phá sản trên 10 tỷ đồng hoặc cao hơn tuỳ thuộc vào từng địa phương và từng thời điểm. Ngoài giới hạn số lượng vụ việc đó nghiễm nhiên QTV có quyền từ chối sự chỉ định của vụ việc tiếp theo mà không cần phải giải trình. Hay trong trường hợp vụ việc được chỉ định không phù hợp với trình độ chuyên môn thì Quản tài có quyền từ chối mà không phải gánh chịu chế tài, tuy nhiên vẫn cần phải có giải trình kịp thời.

4.3.1.6. Hoàn thiện pháp luật về đại diện DN, HTX khi không có người đại diện

Để khắc phục các hạn chế trong pháp luật về đại diện DN, HTX đang lâm vào tình trạng phá sản khi không có người đại diện cần được quy định chi tiết như sau:

Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của DN, HTX không có khả năng điều hành, DN, HTX có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này

thì Thẩm phán ra quy t định thay đổi người đại diện theo pháp luật của DN, HTX đó theo đề nghị của H i nghị chủ nợ hoặc QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản.

Trường hợp không th thay đổi người đại diện theo pháp luật của DN, HTX được thì Thẩm phán chỉ định QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản tham gia phá sản đại diện theo pháp luật cho DN, HTX‖.[38; tr.78]

Đề xuất này sẽ giúp giải quyết được tình trạng mâu thuẫn giữa Luật Phá sản và Luật DN hiện hành về vấn đề chỉ định đại diện DN, HTX.

Bên cạnh đó, vấn đề xác định rõ mốc thời gian chấm dứt kiểm kê, xác định giá trị tài sản, Luật Phá sản nên quy định thêm ở hoạt động này với Khoản 4, Điều 65, Luật Phá sản năm 2014 như sau: Trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của DN, HTX quy định tại khoản 1 Điều này là không chính xác thì Tòa án nhân dân yêu cầu QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN, HTX trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận yêu cầu của Tòa án, trong trường hợp cần thiết thì phải có văn bản đề nghị thẩm phán gia hạn, nhưng thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Giá trị tài sản được xác định, định giá theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê.

Việc bổ sung thêm: thời hạn 30 ngày và thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN, HTX sẽ tạo sự chủ động cho QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì nếu không xác định thời hạn kiểm kê, xác định lại giá trị tài sản của DN, HTX thì QTV không xác định được thời điểm kết thúc khi được Tòa án yêu cầu, để qua đó hoàn thành toàn bộ công tác kiểm kê, xác định giá trị tài sản của DN, HTX để chuyển sang thực hiện thủ tục Hội nghị chủ nợ.[38; tr. 80]

4.3.1.7. Hoàn thiện pháp luật về kinh phí, thù lao cho quản tài viên

Để đảm bảo kinh phí, thù lao cho QTV, pháp luật cần có sự sửa đổi theo những hướng sau:

Thứ nhất, quy định chi ti t cách tính giờ làm việc đ thanh toán thù lao, chi phí cho QTV. Khối lượng công việc của QTV rất lớn và không gắn liền với giờ hành chính thông thường. Chính vì thế, phải có quy định thống nhất về cách tính giờ làm việc dựa trên khối lượng kết quả của công việc thay vì tính theo ngày làm việc và giờ hành chính như một số địa phương làm hiện nay.

Thứ hai, c n có quy định cho phép Toà án quy t định bán tài sản của DN, HTX ngay thời đi m m i mở thủ t c phá sản đ ph c v chi phí phá sản, bao g m

cả thù lao cho QTV. Theo đó, để khắc phục việc Luật Phá sản không ghi nhận thời điểm bán tài sản này nên tác giả đề xuất việc bán tài sản phải diễn ra ngay khi có quyết định mở thủ tục phá sản để đảm bảo sau khi thực hiện thủ tục bù trừ hay xử lý tài sản đảm bảo vẫn còn kinh phí cho thủ tục phá sản và chi trả thù lao cho QTV.

Thứ ba, trong trường hợp n u không ghi nhận cho phép bán tài sản đ đảm bảo kinh phí thủ t c phá sản, pháp luật hiện hành có th quy định những cơ ch nhằm khuy n khích thoả thuận chi trả thù lao, chi phí cho QTV trong H i nghị chủ nợ. Quy định nhằm đưa phương án chi trả thù lao, chi phí của QTV bằng cơ chế thoả thuận giữa các chủ nợ. Khi đó, các chủ nợ sẽ là người tiến hành chi trả thù lao cho QTV theo tỷ lệ nợ mà họ nhận được, kể cả thông qua thủ tục bù trừ hay xử lý tài sản đảm bảo.

4.3.1.8. Hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt đ ng của quản tài viên trong quá trình giải quy t phá sản

Nhằm giải quyết những thiếu hụt pháp lý ghi nhận về giám sát hoạt động của QTV trong qúa trình giải quyết phá sản, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, pháp luật phá sản c n phải có sự phân định rõ ràng về thẩm quyền giám sát của Thẩm phán v Cơ quan thi h nh án dân sự. Việc Luật Phá sản quy định chồng chéo về thẩm quyền giám sát QTV giữa Thẩm phán và Cơ quan thi hành án dân sự trong hoạt động thanh lý tài sản sẽ gây ra không ít khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn giám sát. Trong nhiệm vụ quản lý tài sản, QTV phải chịu sự giám sát của cả Chấp hành viên thi hành án dân sự và Thẩm phán; vậy QTV phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của những người giám sát và khi xảy ra sai sót thì chủ thể giám sát nào sẽ chịu trách nhiệm chính?

Vì những bất cập đó, thiết nghĩ Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần sửa đổi hoặc bổ sung các quy định để phân định rõ ràng thẩm quyền giám sát của Thẩm phán và Chấp hành viên thi hành án dân sự trong hoạt động thanh lý tài sản của QTV; tránh được sự chồng chéo về thẩm quyền gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả giải quyết phá sản.

Thứ hai, pháp luật phá sản c n bổ sung các quy định c th về trường hợp Thẩm phán, Cơ quan thi h nh án được phép yêu c u QTV báo cáo. Việc Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định chung chung về quyền yêu cầu QTV phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo của Thẩm phán, Chấp hành viên mà không xác định rõ quyền yêu cầu này được thực hiện trong những trường hợp nào sẽ phần

nào gây khó khăn cho QTV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Bởi lẽ, nếu hiểu theo quy định của Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì Thẩm phán có quyền yêu cầu QTV báo cáo trong ―những trường hợp cần thiết‖ là rất khó xác định, vì thực chất mức độ ―cần thiết‖ ở đây nhiều khi phụ thuộc vào quan điểm của Thẩm phán và Chấp hành viên; và khi xảy ta tình trạng cả Thẩm phán và Chấp hành viên cùng thực hiện quyền yêu cầu báo cáo nhiều lần thì sẽ gây khó khăn và áp lực cho QTV trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Vì vậy, pháp luật phá sản cần bổ sung cụ thể những trường hợp Thẩm phán, Chấp hành viên được phép yêu cầu QTV báo cáo; hoặc làm rõ ―những trường hợp cần thiết‖ trong quy định hiện hành.

Thứ ba, pháp luật phá sản c n bổ sung quy định về xác định thời hạn báo cáo của QTV trong m t số trường hợp c th . Luật Phá sản 2014 và các văn bản hướng dẫn đã quy định khá cụ thể về trách nhiệm báo cáo của QTV đối với Thẩm phán, Cơ quan thi hành án dân sự nhưng lại không giải quyết triệt để khi xác định thời hạn thực hiện nghĩa vụ báo cáo này. Thông tư 01/2015/TT-CA đã quy định về thời hạn QTV phải báo cáo Thẩm phán, nhưng chỉ là đối với việc báo cáo định kỳ và báo cáo theo yêu cầu của Thẩm phán; còn các trường hợp báo cáo khác đối với Thẩm phán và cả Chấp hành viên thi hành án dân sự thì chưa có quy định xác định rõ thời hạn. Vậy, trong những trường hợp đó, QTV sẽ báo cáo với thời hạn như thế nào hay sẽ theo quyết định tuỳ nghi của chủ thể giám sát?

Để các quy định của pháp luật phá sản được đồng bộ và hoàn thiện, Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn cần bổ sung quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ báo cáo của QTV trong những trường hợp còn lại; có thể xác định theo quy định về thời hạn báo cáo theo yêu cầu của Thẩm phán tại Thông tư 01/2015/TT-CA là ―03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu báo cáo‖; bởi lẽ con số ―03 ngày làm việc‖ là khá hợp lý cho nghĩa vụ báo cáo, và bảo đảm sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật.

Thứ tư, pháp luật phá sản c n bổ sung thêm phương thức giám sát hoạt đ ng của QTV. Có thể thấy, việc giám sát hoạt động của QTV được thực hiện thông qua hành vi báo cáo chủ thể này và quyền yêu cầu báo cáo của các chủ thể giám sát là Thẩm phán, Chấp hành viên thi hành án dân sự. Có nghĩa là hiệu quả của hoạt động giám sát phụ thuộc chủ yếu vào ý thức trách nhiệm cũng như sự trung thực của QTV trong báo cáo của mình.

Dĩ nhiên, trong trường hợp QTV cố tình gian dối hoặc không có ý thức trách nhiệm trong hoạt động báo cáo thì sẽ chịu các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, để phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra; thiết nghĩ Luật Phá sản nên bổ sung thêm phương thức giám sát khác để bảo đảm sự chủ động và khách quan hơn trong quá trình giám sát của chủ thể giám sát; ví dụ như thay vì chờ đợi báo cáo; Thẩm phán, Chấp hành viên có thể thực hiện phương thức kiểm tra, thanh tra trực tiếp công việc của QTV.

Thứ năm, pháp luật phá sản c n bổ sung quy định xác định trách nhiệm của Thẩm phán, Chấp hành viên thi hành án dân sự trong hoạt đ ng giám sát QTV. Luật Phá sản 2014 cùng các văn bản hướng dẫn đã quy định khá cụ thể về việc trách nhiệm pháp lý của QTV khi có những hành vi vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; và Thẩm phán và Chấp hành viên thi hành án dân sự có quyền xử lý những vi phạm đó. Tuy nhiên, pháp luật lại không đề cập đến trách nhiệm của Thẩm phán và Chấp hành viên trong hoạt động giám sát QTV; rõ ràng nếu QTV vi phạm thì một phần lỗi thuộc về hoạt động giám sát chưa sát sao, cẩn thận; thì chủ thể giám sát cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Việc quy định trách nhiệm sẽ tạo nên sự răn đe nhất định, giúp cho các chủ thể khi thực hiện nhiệm vụ của mình phải thực sự cẩn thận, tránh những sai sót ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân và hiệu quả công việc chung. Vì vậy, pháp luật phá sản cần bổ sung thêm quy định xác định trách nhiệm của Thẩm phán, Chấp hành viên thi hành án dân sự trong hoạt động giám sát của QTV; theo hướng quy định các trường hợp xử lý, hình thức xử lý trách nhiệm của Thẩm phán, Chấp hành viên trước Toà án, Cơ quan thi hành án dân sự về hoạt động giám sát của mình.

4.3.2. Các giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên trong thủ tục phá sản

4.3.2.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ bi n pháp luật phá sản và pháp luật về địa vị pháp lý của quản tài viên

Trước đây, việc thực thi Luật Phá sản gặp nhiều khó khăn một phần là do những chủ thể có liên quan đến phá sản chưa nhận thức đúng và đầy đủ về phá sản và trình tự phá sản. Để pháp luật phá sản nói chung và những quy định về thủ tục thanh lý tài sản phá sản thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội là hết sức quan trọng. Do đó, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Phá sản năm 2014, đặc biệt là những quy định pháp luật về thủ tục phá sản

là điều hết sức cần thiết. Công việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản hướng đến những người làm công tác áp dụng pháp luật như các cán bộ trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Thi hành án, các luật sư và đặc biệt là các DN, HTX để cho những đối tượng này nắm vững những quy định của pháp luật phá sản, hiểu đúng và rõ ràng hơn về pháp luật phá sản để từ đó tuân thủ nghiêm túc hơn.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được diễn ra thường xuyên và tích cực ứng dụng các công cụ mạng xã hội như: Facebook, Youtube; Zalo… nhằm tăng được tính hiệu ứng nhờ thích nghi với trào lưu sử dụng của người dùng thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng phát triển mạng lưới tuyên truyền, phổ biến pháp luật truyền thống trên website của các cơ quan chức năng theo hướng trực quan hơn, dễ khai thác và có sự tương tác nội dung nhiều hơn. Đặc biệt chú trọng đến mục tiêu tạo ra tư duy pháp lý về sử dụng thủ tục phá sản cho các chủ DN, HTX nhằm tạo ra được một thói quen hành vi pháp lý tốt. Đồng thời cũng hướng tới ưu tiên các nội dung về địa vị pháp lý của QTV trong thủ tục phá sản nhằm làm rõ những điểm còn chưa sáng tỏ về chế định này đối với các chủ DN và HTX.

4.3.2.2. Nâng cao năng lực ban h nh văn bản quy phạm pháp luật liên quan đ n địa vị pháp lý của quản tài viên nói riêng và pháp luật về phá sản nói chung

Nâng cao năng lực ban hành văn bản quy phạm pháp luật về địa vị pháp lý của QTV nói riêng và phá sản nói chung bao gồm hai vấn đề: nâng cao nhận thức và kỹ năng lập pháp; hoàn thiện quy trình lập pháp. Theo đó:

- Cần tiếp tục tuyển chọn, đào tạo và giám sát năng lực lập pháp của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền để hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phá sản đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý. Đặc biệt đối với nhóm văn bản dưới luật do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành cần phải được đảm bảo bằng những nhân sự tốt nhất. Liên tục bồi dưỡng nâng cao tri thức, đạo đức của những cá nhân có thẩm quyền tham gia soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và phòng ngừa, loại bỏ được các dấu hiệu của lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách.

- Cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là hệ thống văn bản pháp quy về QTV nói riêng và phá sản nói chung. Theo đó, cần tuyệt đối tuân thủ các bước trong ban hành văn bản một cách thực chất, tránh tình trạng đối phó, hình thức, chiếu lệ. Tăng cường khả năng đóng góp ý kiến của xã hội về các dự thảo và khả năng giám sát hoạt động ban hành văn bản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023