Pháp Luật Với Vai Trò Xây Dựng Đạo Đức Nghề Nghiệp

Theo Lão học và Đạo học thì bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của ông thầy thuốc là cứu người mà không thấy rằng mình cứu người, không nói rằng mình cứu người.

Với lòng nhân ái cao cả “thương người như thể thương thân” nhân dân ta rất quý trọng nghề y và tôn vinh những người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh mà các bậc danh y như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) đều hết sức chú trọng xây dựng và truyền đạt y đức tới người thầy thuốc.

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác là một trong những tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật của y học cổ truyền Việt Nam. Ông đề cao y đức, đòi hỏi ở người thầy thuốc:

Tôi đã hiến thân cho nghề thuốc nên lúc nào tôi cũng muốn dồn hết khả năng trí óc thật rộng rãi để dựng lên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường. Tôi thường thấm thía rằng: Thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người ta, lẽ sống chết, điều phúc hoạ điều ở trong tay mình xoay chuyển. Lẽ nào người có trí thức không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thật trọng mà dám theo đòi bắt chước nghề Y. Đạo làm thầy thuốc là nhân thuật, có nhiệm vụ là giữ gìn tính mạng cho con người, chỉ lấy việc giúp mình mà không cầu lợi kể công. Vui cái vui của người bệnh, lo cái lo của người bệnh, làm hết những việc đáng là để giúp đỡ mọi người. Thế rồi lòng này không hổ thẹn với trời đất [56].

Từ những quan niệm đó ông đã đưa ra các chuẩn mực của người thầy thuốc cần phải có: nhân, minh, trí, đức, thành, lượng, khiêm, cần. Theo đó:

Nhân là sự nhân từ bác ái cộng hưởng mọi người và quan tâm đến người khác, không cá nhân ích kỷ.

Minh là phải hiểu biết rộng, sáng suốt minh bạch, không nhầm lẫn.

Trí là khôn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ việc làm, không cẩu thả tuỳ tiện.

Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để của đức về sau, chống điều ác.

Thành là thành thật, ngay thẳng, trung thực vô tư, không dối trá không thiên lệch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Lượng là phải độ lượng, hoà nhã, đúng mức vừa phải.

Khiêm là phải chuyên cần học hỏi và phải thực sự cầu thị, không tự phụ chủ quan.

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 4

Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó.

Ông cũng khuyên những người hành nghề y thuật rằng: không nên thấy người giàu sang quyền quý thì hết lòng phục vụ, thấy người khổ tàn tật thì thờ ơ.

Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì khó lòng thu được hiệu quả [57].

Theo ông, người thầy thuốc phải có lòng nhân, lòng nhân này là nhân ái vị tha, phải có lương tâm nghề nghiệp. Khi người thầy thuốc khoanh tay trước một bệnh hiểm nghèo thì đó là thầy thuốc chỉ nghĩ đến danh tiếng cá nhân. Chính vì sợ chết mà bệnh nhân tìm đến thầy thuốc, bây giờ đứng trước tình trạng vô vọng mà người thầy thuốc lại khoanh tay, thì thầy thuốc để làm gì. Người thầy thuốc phải có trí tuệ đầy đủ, đó là yêu cầu của nghề nghiệp, vì trí là cơ sở để thực hiện điều nhân. Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và phải vui cái vui của người, phải lấy việc cứu mạng người làm cái vui của mình, không nên cầu lợi, không kể công, tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại ân đức cho đời sau. Người thầy thuốc là nơi để người ta gửi gắm tính mạng nên phải nhiệt tình khám chữa bệnh, không phân biệt sang hèn, không cầu lợi kể công, không đem nhân thuật làm chước lừa dối, đem lòng nhân ra đổi lòng mua bán.

Những đức tính của người thầy thuốc là yêu nghề, yêu người, nhân từ, khiêm tốn lạc quan, thận trọng, biết cách đối xử. Hải Thượng Lãn Ông cho rằng khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang, huống chi đối với những kẻ giàu sang, tính khí thất thường, mà minh cầu cạnh hay sinh ra khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh chuyện cho nên nghề thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ

khí tiết cho trong sạch. Đồng thời ông cũng đưa ra tám tội của người thầy thuốc mà theo ông đó là biểu hiện suy đồi về đạo đức.

Tội lười: là chẩn đoán qua loa đại khái, ngại vất vả không chịu đế nơi khám bệnh cho cẩn thận mà vội kê đơn, bốc thuốc cho xong.

Tội keo kiệt: Bủn xỉn, sợ bệnh nhân không có đủ tiền trả cho mình đủ vốn mà không cho thuốc tốt, cần thiết.

Tội thâm: Là trường hợp bệnh nhân đã chết rõ ràng mà không báo thật với gia đình mà nói lờ mờ để làm tiền.

Tội lừa dối: Là khi thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh nặng, làm cho người bệnh sợ để lấy nhiều tiền.

Tội bất nhân: Là khi thấy bệnh khó, đáng lý nói thật rồi hết lòng cứu chữa, nhưng sợ thất bại, không được lợi lộc gì nên từ chối cứu chữa để người bệnh phải bó tay chịu chết.

Tội hẹp hòi: Là gặp trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện xích mích với mình, khi mắc bệnh phải nhờ cậy, vì nảy sinh thù oán mà không chạy chữa bệnh hoặc chạy chữa không hết lòng.

Tội thất đức: Gặp người bệnh mồ côi, nghèo hèn, tàn tật không nơi nương tựa từ chối chữa bệnh hoặc chữa bệnh không hết lòng.

Tội dốt: Là kiến thức còn non kém, kinh nghiệm ít, chẩn đoán bệnh lờ mờ đã dùng thuốc, có khi dùng thuốc nhầm làm nguy hại cho người bệnh [57].

Đối với đồng nghiệp, Hải Thượng Lãn Ông luôn thể hiện đức tính của mình trong việc kết thừa cũng như học hỏi giúp đỡ lẫn nhau. Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn không khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì nên nhân nhượng, người kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình.

Như vậy, có thể thấy rằng Hải Thượng Lãn Ông là một trong những danh y nối tiếng trong lịch sử y học dân tộc ta, ông đã nêu ra những chuẩn mực sâu sách về đạo nghề nghiệp mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử nhưng những giá trị chung mà ông để lại là rất to lớn.

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha, tiếp thu y đức của nhân loại, trên cương vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà văn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế và nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.

Trong Thư gửi Hội nghị quân y tháng 8/1948, Bác viết: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần cho những người ốm yếu. Người ta có câu Lương y kiêm từ mẫu nghĩa là người thầy thuốc phải là người mẹ hiền” [42, tr.395].

Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc (tháng 6/1953) Người đã chỉ ra những việc cán bộ y tế cần làm: Về chuyên môn; luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay. Về chính trị; cần trau dồi tư tưởng và đạo đức của người cán bộ trong chế độ dân chủ: yêu nước, yêu dân, yêu nghề, đoàn kết nội bộ, thi đua học tập, thi đua công tác. Còn trong Thư gửi cán bộ y tế ngày 27/2/1955 một lần nữa người nhắc nhở:

“Người bệnh phó thác tính mệnh nơi các cô, các chú, Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ vẻ vang, vì vậy, cán bộ phải thương yêu chăm sóc mgười bệnh như anh em ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu” [43]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghề thầy thuốc là một nghề đặc biệt, nó trực tiếp quan hệ đế sức khoẻ, đến tính mệnh của con người. Người thầy thuốc phải như mẹ hiền là một đòi hỏi khách quan trong việc thực hành y nghiệp. Thầy thuốc phải giàu lòng nhân ái, chẳng những có nhiệm vụ chữa bệnh mà còn phải nâng cao tinh thần của người bệnh, thương yêu người bệnh chăm sóc họ như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn. Theo Hồ Chí Minh y đức của người thầy thuốc là lương tâm đạo đức, là tránh nhiệm bổn phận của người thầy thuốc.

Như vậy, Hồ Chí Minh đã nâng nội dung y đức lên một bước: “Muốn hồng phải chuyên sâu” tức là đòi hỏi phải thương yêu bệnh nhân và không ngừng nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lời dạy của Người có sức thuyết phục và sức cảm hoá mạnh là vì Người đã nêu một tấm gương sáng về lòng thương yêu vô hạn đối với nhân dân, với đức hi sinh cao cả, về lối sống giản dị, mẫu mực và trong sáng Những quan điểm trên đây cho ta thấy rằng: y đức ở các thời đại khác nhau,

dù ở phương Đông hay phương Tây, nhân loại luôn luôn đề cao trách nhiệm và bổn phận ở mỗi người thầy thuốc dù nó đã được ghi hay không được ghi trong văn bản luật lệ thì nó vẫn có sức nặng hơn cả một công lý. Nội dung của y đức được nêu trong lời thề của Hypprocrat hay trong các lời thề tương tự của thầy thuốc và cán bộ y tế mới tốt nghiệp ở các nước. Các quy định của y đức thay đổi theo không gian và thời gian, tùy theo các yếu tố tâm lý, tín ngưỡng, phong tục, tập quán sống của mỗi cộng đồng xã hội, ràng buộc người thầy thuốc phải thực hiện trong khi hành nghề, vì danh dự của tập thể, bản thân và quyền lợi của bệnh nhân.

Từ sự phân tích trên, bước đầu ta có thể hiểu: Đạo đức người thầy thuốc là những quy tắc hay chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hoạt động của người thầy thuốc có tính đặc thù nghề nghiệp trong quan hệ với người bệnh, đồng nghiệp, nghiên cứu y khoa và với xã hội; được xã hội thừa nhận và phải được người hành nghề y tuân thủ trong thực hành nghề nghiệp. Đó là thước đo lương tâm, trách nhiệm, bốn phận của người thầy thuốc. Y đức của thầy thuốc thể hiện ở sự tuân thủ các quy định của pháp luật, chẩn mực xã hội, trung thực trong chuyên môn, không man trá trong học tập, nghiên cứu khoa học, không biến công lao động của người khác thành của mình, dám nhận sai sót để sửa chữa; trung thực với chính mình và đồng nghiệp, thầy thuốc không mang lòng kiêu ngạo, hách dịch, luôn tự học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức và sự giúp đỡ của đồng nghiệp người thầy thuốc với bệnh nhân mang đầy tính nhân đạo cao cả. Thầy thuốc luôn đặt lợi ích người bệnh lên trên hết, phục vụ người bệnh vô điều kiện, thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt, với tình thương như mẹ hiền. Người thầy thuốc luôn lấy tâm làm gốc, không phân biệt đối xử thân, sơ, giàu, nghèo, quyền thế,...

Những yếu tố tác động nên đạo đức người thầy thuốc đến từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.

Về mặt chủ quan, đạo đức người thầy thuốc bị chi phối bởi đạo đức con người trong mỗi cá nhân người thầy thuốc. Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến y đức là phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức tốt hay xấu của người thầy thuốc đó. Một người luôn chăm chỉ, cẩn thận và có trách nhiệm trong mọi việc làm của đời sống thường nhật thì phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó hiển nhiên cũng được thể hiện trong thái độ hành nghề của họ. Ngược lại, một người trong cuộc sống bình thường sống yếu kém về đạo đức, không biết yêu thương, tôn trọng người khác thì sẽ không thể là người có y đức cao đẹp trong hành xử với bệnh nhân và đồng nghiệp, hay một cá nhân là người luôn chạy theo đồng tiền mà bỏ qua những giá trị khác trong cuộc sống thì cũng sẽ là người bị đồng tiền chi phối trong hành nghề. Đạo đức người thầy thuốc cũng không nằm ngoài sự chi phối của pháp luật, cụ thể ở đây là ý thức tuân thủ pháp luật của người thầy thuốc cũng là một nhân tố chủ quan trọng yếu chi phối đến y đức của họ. Một người thầy thuốc không có ý thức tuân thủ pháp luật, coi thường pháp luật thì như một kết quả, những tiêu chí trong đạo đức nghề nghiệp của người đó sẽ không thể được hoàn thiện và tuân thủ. Bên cạnh đó, với đặc thù của nghề y, một điểm khác biệt trong yếu tố chi phối đạo đức nghề nghiệp của đạo đức người thầy thuốc so với các ngành nghề khác chính là năng lực và trình độ của người thầy thuốc. Ở đây luận văn tiếp cận với góc độ y đức bị tác động bởi sự phù hợp của năng lực, trình độ chuyên môn người thầy thuốc đối với việc khám chữa bệnh và ý thức, thái độ không ngừng trau dồi nâng cao năng lực, trình độ của người thầy thuốc. Thực tế, việc người thầy thuốc yếu kém về chuyên môn nhưng vẫn hành nghề, hay tiến hành khám chữa bệnh vượt quá khả năng của mình cũng là người yếu kém về y đức.

Về mặt khách quan, có thể nói đó chính là môi trường, môi trường làm việc và môi trường xã hội - tổng hòa của các yếu tố từ pháp luật, cơ chế chính sách, quy định nơi công tác đến những yếu tố con người như đồng nghiệp, bệnh nhân, gia đình, và cả những quan niệm xã hội,… Yếu tố môi trường là đặc biệt quan trọng, nếu môi trường tốt thì sẽ có tác động theo hướng tích cực, và ngược lại, môi trường xấu thì tác động sẽ là theo hướng tiêu cực. Khi mà trong môi trường làm việc của

người thầy thuốc, vai trò của pháp luật là mờ nhạt, không có tính răn đe, ít có tác động trong điều chỉnh hành vi con người hay khi tất cả những người xung quanh thầy thuốc đều tiến hành những hành động vi phạm y đức ngày qua ngày, thường xuyên, liên tục thì ít nhiều quan điểm và y đức của người thầy thuốc đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở một môi trường y học lành mạnh, tất cả thầy thuốc, bệnh nhân đều cư xử đúng theo các chuẩn mực trong một môi trường xã hội tốt đẹp, các giá trị đạo đức được đề cao, tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc chuẩn mực chung thì mọi thành viên trong môi trường đó đều phải tự điều chỉnh để phù hợp và tôn trọng, tuân thủ những quy tắc và giá trị chung đó.

Chuẩn mực đạo đức của người thầy thuốc được phản ánh trong sách báo, văn bản chính trị, chuyên môn, văn hóa và giảng dạy đào tạo nhằm định hướng hành vi của cá nhân người thầy thuốc hay của tập thể thầy thuốc trong điều kiện nhất định. Những chuẩn mực này là phương tiện chủ yếu làm nhiệm vụ đánh giá tốt - xấu, cao thượng - thấp hèn, công bằng - bất công, đạo đức- phi đạo đức trong các hoạt động nghề nghiệp của họ.

1.2. Pháp luật với vai trò xây dựng đạo đức nghề nghiệp

Như đã đề cập ở trên, đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hành nghề của một nghề nhất định. Xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cơ bản.

Với vai trò của mình, pháp luật điều chỉnh và có tác động đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đạo đức nghề nghiệp cũng không phải là một ngoại lệ. Về bản chất, việc pháp luật tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của các ngành nghề trong đời sống không nằm ngoài những chức năng cơ bản của pháp luật đó là chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục, Vì vậy, vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của các nghề nghiệp khác nhau đều có điểm chung, đó chính là tác động vào việc định hướng hành vi (giáo dục), điều chỉnh hành vi, và các biện pháp chế tài trừng phạt những hành vi vi phạm (bảo vệ).

Nghề nào cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, song, có một số nghề có vị trí quan trọng đặc biệt và mối quan hệ rộng rãi tới nhiều người trong xã hội như nghề

y, nghề báo, nghề luật sư, nghề cảnh sát,.. thì đạo đức nghề nghiệp được đặc biệt coi trọng và pháp luật cũng có những tác động rõ nét hơn trong việc xây dựng lên đạo đức nghề nghiệp của những ngành nghề này.Tuy nhiên, đối với mỗi nghề thì những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong đạo đức nghề nghiệp của nghề đó lại khác nhau và có những điểm đặc trưng riêng. Vì thế, pháp luật cũng sẽ đóng những vai trò không giống nhau đối với việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của chúng.

Có thể kể đến việc pháp luật tác động đến việc xây dựng đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư. Đạo đức nghề nghiệp của luật sư được quy định trong một số văn bản như Luật luật sư, Điều lệ hoạt động của các đoàn luật sư, Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ tư pháp ban hành và các quy tắc do Ban chủ nhiệm của các đoàn luật sư soạn thảo [45].

Được rút ra từ các văn bản nói trên, các quy tắc về đạo đức hành nghề luật sư ở Việt Nam bao gồm:

Về các yêu cầu chung: Luật sư phải giữ gìn phẩm giá và uy tín nghề nghiệp; phải độc lập, trung thực và khách quan; phải có thái độ ứng xử đúng mực và tham gia tích cực vào trợ giúp pháp lý miễn phí;

Về quan hệ với khách hàng: Luật sư chỉ nhận vụ việc phù hợp với khả năng của mình; phải bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng; không chuyển vụ việc cho luật sư khác làm thay nếu khách hàng không đồng ý; không cung cấp dịch vụ cho khách hàng khác có xung đột lợi ích với khách hàng của mình; từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật; phải giữ gìn bí mật thông tin của khách hàng.

Về quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng: Luật sư không được móc nối, mua chuộc, hối lộ cơ quan tiến hành tố tụng; không được cung cấp thông tin sai sự thật, tạo dựng chứng cứ giả;

Về quan hệ với đồng nghiệp: Luật sư phải tôn trọng đồng nghiệp, không xúc phạm, tìm cách hạ uy tín đồng nghiệp; không móc nối với đồng nghiệp để trục lợi cá nhân gây thiệt hại cho quyền lợi của khách hàng.

Với những quy tắc đó, pháp luật đã định hướng và điều chỉnh các hành vi của người luật sư theo những chuẩn mực chung theo yêu cầu đặc trưng của nghề.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023