Tác Động Tích Cực Của Pháp Luật Đối Với Việc Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc Pháp Luật, Với Vai Trò Của Mình Đã Có Tác Động Tích Cực Đến Việc

quan chức năng ngành y tế có trách nhiệm cung cấp thông tin cho truyền thông, kết hợp với các cơ quan truyền thông nhằm tuyên truyền, phổ biến các chính sách quy định có liên quan nhằm thông tin cho người dân biết được về quyền, nghĩa vụ của họ trong hoạt động khám chữa bệnh và quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của người thầy thuốc. Từ đó, bản thân dư luận trở thành một kênh thông tin được trang bị kiến thức về pháp luật để tự bảo vệ mình, thông tin đến xã hội về những hành vi vi phạm và giám sát những hoạt động liên quan đến y đức. Từ đó, hình thành nên ý thức pháp luật của đội ngũ thầy thuốc trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Những quy định của Bộ Y tế liên quan đến các đường dây nóng được niêm yết công khai ở các bệnh viện, cơ sở y tế được biết đến như là một ví dụ điển hình cho vai trò này của pháp luật.


Tiểu kết chương 1


Trong xã hội hiện đại, một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là phải phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, đẩy lùi bệnh tật, làm tăng tuổi thọ, làm cho giống nòi ngày càng tốt hơn, tạo ra lực lượng lao động có thể lực dồi dào, trí tuệ minh mẫn, đủ năng lực tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Như vậy ngành y có một nhiệm vụ quan trọng và nặng nề là bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân, vì thế nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc việc làm cần thiết, cấp bách. Và pháp luật, được xem như là một công cụ hữu hiệu, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức thầy thuốc trong điều kiện hiện nay.

Y đức là nội dung nhân văn quan trọng của người làm nghề y, là truyền thống cao đẹp, là trách nhiệm danh dự của cán bộ y tế, là niềm tin của Đảng và Nhà nước, là tình cảm của nhân dân với người thầy thuốc. Ngành y có vinh dự trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho con người, do vậy người hành nghề y ngoài việc cần trau dồi chuyên môn, trình độ còn cần phải có những phẩm chất đặc biệt được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ hết mình chăm sóc sức khoẻ người bệnh và đặc biệt người thầy thuốc phải có kiến thức pháp luật để bảo vệ nhân dân tránh mọi sự lạm dụng quyền hạn, tránh nhiệm của nghề nghiệp làm tổn thương đến sức khoẻ và nhân

phẩm của con người và cũng tự bảo vệ chính mình trước pháp luật khi có sự kiện pháp lý bất lợi xảy ra.

Ở chương này, luận văn đã trình bày một cách khá chi tiết về mặt lý luận nhằm đưa đến cái nhìn tổng quan về các khái niệm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức người thầy thuốc; làm rõ được về mối quan hệ, tác động qua lại giữa đạo đức và pháp luật đồng thời chỉ ra tầm quan trọng, ý nghĩa của đạo đức nghề nghiệp và những điểm đặc trưng cơ bản của đạo đức người thầy thuốc so với những ngành nghề khác. Từ đó làm cơ sở để đưa ra được những vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng nên đạo đức người thầy thuốc về mặt lý luận và pháp luật.

Qua đó, pháp luật với vai trò quan trọng và thiết yếu của mình trong việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc đã được nhìn nhận từ nhiều góc độ với sự phân tích dựa trên cả mặt lý luận và quy định pháp luật thực tế. Đây là cơ sở nền tảng quan trọng làm tiền đề cho việc đi sâu vào đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc hiện nay và đưa ra được những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao vai trò này của pháp luật ở những chương tiếp theo của bài nghiên cứu.

Chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC


Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 7

2.1. Tác động tích cực của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốcPháp luật, với vai trò của mình đã có tác động tích cực đến việc củng cố, giữ

gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phát huy những giá trị, quan điểm đạo đức tiến bộ và ngăn chặn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức người thầy thuốc, ngăn chặn sự hình thành những quan điểm đạo đức lệch lạc, phản tiến bộ, phi nhân tính là hai mặt của một quá trình thống nhất có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau một cách hiệu quả. Trên tinh thần đó, nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa các quan điểm, giá trị đạo đức thành pháp luật, các định rõ các hành vi được phép thực hiện, các hành vi bắt buộc phải thực hiện, các hành vi bị ngăn cấm; đồng thời, quy định các biện pháp xử lý nghiêm minh khi các chủ thể không thực hiện những hành vi mang tính bắt buộc hay thực hiện những hành vi bị cấm. Nhờ đó, đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức người thầy thuốc nói riêng không chỉ còn là những quan niệm, quan điểm chung chung, mà nó được luật pháp hóa, đã trở thành quy phạm pháp luật- những quy tắc, khuôn mẫu xử sự chung tương đối cụ thể cho các thầy thuốc trong hoạt động khám chữa bệnh. Qua đó, các giá trị y đức không chỉ được đảm bảo bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm chủ thể mà còn được đảm bảo bằng các biện pháp nhà nước, có điều kiện lan tỏa trong đời sống xã hội một cách mạnh mẽ; từ đó, làm giảm thiểu sự hình thành những quan điểm y đức lệch lạc, lệch chuẩn, ngăn chặn tình trạng xuống cấp đạo đức người thầy thuốc. Cụ thể:

2.1.1. Pháp luật đã quan tâm đến xây dựng hành lang pháp lý cho việc tạo lập nên các quy tắc hành vi của thầy thuốc

Bản thân pháp luật không phải chỉ là công cụ để răn đe, ngăn ngừa phạm tội, mà cao hơn nó còn là một công cụ hữu hiệu để hình thành ý thức và hành vi. Đối với vai trò xây dựng nên các quy tắc hành vi của người thầy thuốc, có thể nói, pháp luật đã có sự quan tâm nhất định và đã ban hành các văn bản điều chỉnh về vấn đề này.

Trong các nhiều văn bản pháp luật như đã được đề cập tại tiểu mục 1.3.1 có thể thấy pháp luật đã phần nào xây dựng được hành lang pháp lý cho đạo đức người thầy thuốc.

Trong nội bộ ngành y, Từ năm 1996, Bộ Y tế đã có quy định về 12 điều y đức

[7] được ra đời như một văn bản chính thức đầu tiên công nhận đạo đức nghề nghiệp của nghề y và mang tính pháp lý, ràng buộc các chủ thể là người thầy thuốc. Tiếp đó năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế [30]. Đây là những văn bản đã quy định những hành vi cụ thể, những chuẩn mực hành vi mà pháp luật công nhận, cho phép và khuyến khích thầy thuốc làm và tuân theo 12 Điều y đức được nhắc đến ở đây là tổng hợp những quan niệm, hành vi đạo đức được thừa nhận lâu nay trong nghề y thuật nước ta và kết hợp với những quan niệm, chuẩn mực hành vi được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Cũng trong thời gian gần đây, nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cách làm, cách thực hiện và đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao y đức của cán bộ y tế, Bộ Y tế đã ban hành một loạt các văn bản như Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 01/4/2013 về tăng cường các giải pháp thực hiện tốt Quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Kế hoạch số 148/KH-BYT ngày 12/3/2014 tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Quy tắc ứng xử ngành Y tế năm 2014; Kế hoạch số 185/KH-BYT ngày 21/3/2014 triển khai thực hiện Thông tư quy định về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế. Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Hội Điều dưỡng Việt Nam để Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành Quyết định số 20/QĐ-HĐD ngày 10/9/2012 về Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam.

Đặc biệt là Thông tư số 07/2014/TT-BYT ngày 25/02/2014 quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế đã quy định rất rõ ràng, dễ hiểu các quy tắc ứng xử mà những người hoạt động trong lĩnh vực y tế cần tuân thủ từ những việc được làm, không được làm đối với cụ thể từng đối tượng điều chỉnh được đề cập trong thông tư này một cách chi tiết giảm

bớt sự hiểu mập mờ, giải thích và áp dụng không rõ ràng, bản thân những người thầy thuốc khi tiếp cận với văn bản này cũng tự nhận thức được những quy chuẩn hành vi đạo đức nghề nghiệp mà mình phải tuân theo.

Đơn cử, việc quy định nhân viên y tế phải niềm nở đón tiếp bệnh nhân, tận tình hướng dẫn thủ tục cần thiết; tôn trọng bệnh nhân khi khám bệnh; khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả năng chi trả của bệnh nhân; hướng dẫn, dặn dò bệnh nhân về sử dụng thuốc, chế độ chăm sóc, hay đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thông báo, giải thích về tình trạng bệnh, phương pháp phẫu thuật,...đã hình thành nên quy tắc ứng xử chung cho tất cả các nhân viên y tế, các thầy thuốc một quy chuẩn đúng đắn cố định mà họ phải tuân theo trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, để họ nhận thức được rằng nếu mình có những hành vi trái với những quy chuẩn đó như việc họ không niềm nở, không tận tình với bệnh nhân, hay việc họ không giải thích cho người bệnh biết về tình trạng bệnh thì hành động đó chính là họ đã vi phạm pháp luật và vi phạm y đức.

Như vậy, pháp luật đã quan tâm và chú trọng đến xây dựng từng chuẩn mực hành vi từ những hành vi nhỏ nhất, thường xuyên nhất của người thầy thuốc và việc này đã mang lại những ảnh hưởng tích cực đáng kể đến việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc.

Có thể nhận thấy ở một số bệnh viện, các thầy thuốc làm việc khá nhiệt tình và khẩn trương với một sự năng động vốn có của nghề nghiệp. Bệnh viện là nơi thực hiện nhiều dịch vụ y tế, đáp ứng phần lớn như cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, chất lượng chuyên môn và thái độ của thầy thuốc trong các bệnh viện hiện nay có nhiều tiến bộ đáng kể so với trước đây.

Văn hóa giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân cũng thay đổi rất nhiều theo hướng tôn trọng, lịch sự và hợp tác với bệnh nhân. Tại nhiều bệnh viện ra có thể bắt gặp các khẩu hiệu như:

Đến, niềm nở đón tiếp Ở, chăm sóc tận tình, Về dặn dò chu đáo”

Và:“Lương y phải như từ mẫu” được đặt ở những vị trí công cộng nhiều người qua lại như ở cổng bệnh viện, các phòng khám, khoa, phòng chuyên môn để nhắc nhở cho các thầy thuốc về bổn phận y đức và y đạo. Một số lời cảnh báo về vi phạm y đức như “Nghiêm cấm thầy thuốc nhận tiền bồi dưỡng của bệnh nhân, nếu bệnh nhân có hành động bồi dưỡng bác sĩ sẽ không được phục vụ” hoặc “Đề nghị người nhà bệnh nhân không tặng, biếu tiền, quà cho nhân viên y tế của bệnh viện” cùng với hòm thư góp ý và số điện thoại đường dây nóng phản hồi về chất lượng và thái độ của thầy thuốc trong chăm sóc y tế đã có mặt ở hầu hết các bệnh biện đông người đến khám và điều trị. Đặc biệt, bộ trưởng Bộ y tế cũng có chỉ thị đặc biệt cho các giám đốc, lãnh đạo bệnh viện phải niêm yết công khai số điện thoại cá nhân của mình để cho người bệnh liên lạc phản ánh. Những yếu tố ấy đã tạo ra sự tin tưởng nhất định cho đa số bệnh nhân khi đến các bệnh viện hiện nay. Môi trường và không khi làm việc tại đây với những thay đổi tích cực nói trên đã được làm dịu bớt không khí nặng nề của bệnh viện và trở nên thân thiện, ấm áp hơn đối với cả người bệnh và người thầy thuốc.

Bản thân những thầy thuốc hôm nay, không chỉ vì tuân thủ pháp luật, quy định mà chính họ đã ý thức rõ hơn về trách nhiệm đạo đức của mình trong những hoạt động nghề nghiệp như thăm khám ban đầu, vấn đề tiền sử bệnh lý họ cũng rất coi trọng quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và thực lòng muốn làm tròn bổn phận nâng đỡ tinh thần cho người ốm yếu.

Người thầy thuốc nếu không đau nỗi đau của người bệnh thì không thể làm được những việc phi thường đến thế” [54] đó là lời tri ân của một người nhà bệnh nhân gửi tới những thầy thuốc ở Bệnh viện lao và phổi trung ương. Trong lá thư gửi tới tòa soạn tạp chí Thầy thuốc Việt Nam của người này có đoạn viết: “tôi thấy những thầy thuốc ở đây thật sự gần gũi và quan tâm đến bệnh nhân, họ luôn đầy ắp tình cảm khi sát cánh cùng người bệnh đối mặt với những căn bệnh quái ác”[54] rõ ràng, nhiều người bệnh đã được cứu sống không phải chỉ bởi thuốc tốt, kỹ thuật cao mà còn nhờ chính sự khích lệ, an ủi, những ánh mắt chia sẻ, đồng cảm với khổ đau, bàn tay dịu dàng, ân cần,và chu đáo xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc.

Trong việc ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến những lợi ích chung, lợi ích người bệnh, vi phạm đạo đức của người thầy thuốc của pháp luật hiện nay, việc pháp luật được đưa vào giảng dạy sâu rộng hơn, kĩ càng hơn trong các cơ sở đào tạo như một chủ trương hàng đầu trong chiến lược nâng cao đạo đức người thầy thuốc của Bộ y tế cũng là một trong những hoạt động có hiệu quả và tác động tích cực. Để các nhân viên y tế, thầy thuốc có đạo đức nghề nghiệp tốt thì hoạt động đào tạo môn đạo đức y học kết hợp với giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khóa cho sinh viên ngay tại các trường Đại học Y, cơ sở đào tạo chuyên ngành là thực sự thích hợp và cần thiết. Đạo đức y học dạy sinh viên y khoa về khía cạnh nhân văn và đạo đức của nghề nghiệp, pháp luật giúp nâng cao hiểu biết cho sinh viên về nghĩa vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bác sĩ trong hoạt động chuyên môn và nhận rõ đạo đức nghề y không đơn thuần chỉ là thuộc phạm trù đạo đức xã hội mà nó còn là một trong những chế định pháp luật cần tuân thủ. Từ đó giúp sinh viên định hướng đúng đắn về thái độ trong nghề nghiệp, trong thực hành chuyên môn, giao tiếp với người bệnh và nghiên cứu khoa học y học đồng thời ngăn chặn việc vi phạm những quy chuẩn mà họ đã được đào tạo và thấm nhuần từ những ngày đầu đến với nghề. Hơn nữa, y đức được kết hợp giáo dục, bảo vệ và thực thi bởi pháp luật, cùng với việc hiểu biết pháp luật và ý thức thực hiện pháp luật của sinh viên y khoa, đội ngũ thầy thuốc được nâng cao thì những tư tưởng đạo đức xấu, yếu kém cũng không có cơ hội phát triển.

Sự ra đời của Thông tư 07 vừa qua (mặc dù con khiêm tốn do mới được ban hành) nhưng đã có tác dụng nhất định trong công tác này. Bên cạnh đó, pháp luật góp phần ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức còn thể hiện qua việc tạo ra môi trường pháp lý mang tính nhân văn, nhân đạo cao, khuyến khích người thầy thuốc trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Bằng pháp luật, nhà nước và xã hội cũng đã thể hiện sự phản đối một cách chính thức và mạnh mẽ để ngăn chặn một số hành vi vi phạm đạo đức và y đức trong nghiên cứu y học như nhân bản vô tính người (Cấm - Pháp lệnh dân số 2003). Nhờ đó, trong lịch sử Việt Nam tính đến nay chưa từng ghi nhận thông tin về việc tiến hành nhân bản vô tính người của những người thầy thuốc Việt Nam.

Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng từng bước xóa bỏ những quan niệm đạo đức, những phong tục tập quán lạc hậu nhằm ngăn chặn những hành vi thuộc hệ thống quan niệm đạo đức đó được tiếp tục tồn tại gây ảnh hưởng tới đạo đức người thầy thuốc và quyền lợi của người bệnh. Đời sống xã hội thay đổi, những giá trị đạo đức cũng có nhiều điều chỉnh cho phù hợp, vì lẽ đó, pháp luật cũng phải góp một phần sức lực nhằm xóa bỏ những phong tục, quan niệm lạc hậu, không còn phù hợp. Có thể lấy ví dụ như những trường hợp bệnh trước đây được xem là nan y, vô phương cứu chữa, có khả năng lây nhiễm truyền bệnh cho những người xung quanh thì những người thầy thuốc, vì lợi ích cao cả và to lớn hơn đã thực hiện những biện pháp cách ly người bệnh hoàn toàn khỏi cộng đồng, đôi khi là cả với những trường hợp không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, các quy định trong công tác phòng chống lây nhiễm đã được quy định, chỉ thị cụ thể cho từng trường hợp dựa trên những nghiên cứu khoa học có cơ sở, bộ y tế cũng có nhiều nỗ lực trong việc này nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người bệnh.

2.1.2. Pháp luật đã bước đầu hình thành được cơ sở để các đơn vị y tế, các cơ quan chủ quản đánh giá về đạo đức thầy thuốc

Bằng những quy định về đánh giá đạo đức người thầy thuốc được quy định trong luật khám chữa bệnh và các văn bản pháp lý được ban hành bởi bộ y tế, pháp luật đã phần nào hình thành được những tiêu chuẩn, quy chuẩn để cho các cơ quan chủ quản, đơn vị y tế dựa vào để đánh giá hoạt động của đội ngũ thầy thuốc đơn vị mình.

Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 07 có quy định: “Thủ trưởng các cơ sở y tế xây dựng Tiêu chí xử lý vi phạm theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm Quy tắc ứng xử phù hợp với đặc điểm của từng loại hình hoạt động của đơn vị.

3. Những hình thức xử lý vi phạm do Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định:

a) Phê bình trước hội nghị giao ban toàn đơn vị;

b) Cắt thưởng hoặc giảm thưởng thi đua theo phân loại lao động hàng tháng;

c) Điều chuyển vị trí công tác;

d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức cuối năm;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023