Pháp Luật Góp Phần Bảo Vệ, Củng Cố Các Giá Trị Đạo Đức Xã Hội

xã hội. Tất nhiên, không phải mọi qui định trong HTPL đều chịu sự ảnh hưởng của đạo đức. Trong HTPL, các lĩnh vực pháp luật như hôn nhân gia đình, dân sự, thương mại, hình sự, trách nhiệm của công chức, viên chức nhà nước, văn hóa, y tế, xã hội (người già, trẻ em, người khuyết tật, vấn đề đền ơn đáp nghĩa, từ thiện, nhân đạo).... chịu ảnh hưởng của đạo đức xã hội một cách trực tiếp và mạnh mẽ nhất. Khi đạo đức xã hội (ĐĐXH) thay đổi, các qui định của pháp luật thay đổi theo. Tuy nhiên, ĐĐXH thường là khá ổn định, ít biến đổi, bởi vậy những QPPL ghi nhận, phản ánh ĐĐXH vì thế cũng thường ổn định tương đối.

Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại những quan niệm, quan điểm đạo đức nhất định, chúng hình thành từ trong cuộc sống hàng ngày trên cơ sở sự thừa nhận của cộng đồng, gắn bó một cách chặt chẽ đối đời sống cộng đồng. Về nội dung, theo ý nghĩa nguyên thủy của nó, đạo đức là lẽ phải ở đời, là nguyên lý tự nhiên của cuộc sống. Khi cộng đồng thừa nhận một quan niệm, quan điểm đạo đức nào đó, nó trở thành giá trị tinh thần, trở thành chuẩn mực hành vi của mọi người trong cộng đồng. Cho nên, có những vi phạm đạo đức mà pháp luật không thể xét xử nhưng con người vẫn không thoát khỏi sự trừng phạt của lương tâm, dư luận. Những quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức đó dần trở thành phong tục, tập quán, thói quen trong xử sự hàng ngày của họ. Nhiều quan niệm đạo đức đã trở thành lý tưởng, lẽ sống của con người. Chính vì vậy, pháp luật do nhà nước ban hành phải phù hợp với ĐĐXH. Khi đó, pháp luật không chỉ được đảm bảo bằng các biện pháp nhà nước mà nó còn được đảm bảo bằng dư luận xã hội và quan trọng hơn, nó còn được đảm bảo bằng chính lương tâm, tình cảm của chủ thể, vì vậy mà chúng được thực hiện một cách khá nghiêm chỉnh, triệt để. Ngược lại, pháp luật không phù hợp với ĐĐXH tức là pháp luật trái với lẽ phải ở đời, trái nguyên lý tự nhiên, trái yêu cầu của cuộc sống, trái ý chí chung của cộng đồng. Trong trường hợp đó, chẳng những sự tự nguyện, tự giác thực hiện chúng sẽ mất đi, mà thay vào đó, có thể người ta còn tìm cách chống đối, vi phạm chúng. Nếu điều này xảy ra, để đảm bảo tính nghiêm minh của luật pháp, bằng sức mạnh của mình, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế, việc thực hiện pháp

luật vì thế cũng có thể đạt được, tuy nhiên đó chỉ là nhất thời và trước mắt. Về mặt nguyên lý, sức mạnh bạo lực của nhà nước không thể thắng thế ý chí chung của nhân dân. Một khi ý chí chung của nhân dân đã được thể hiện thành những quan điểm, chuẩn mực ĐĐXH thì không một sức mạnh cường quyền nào có thể thắng thế được. Cưỡng chế nhà nước trong những trường hợp này có khi còn trở thành phản tác dụng, sự sụp đổ của nhà Tần trong lịch sử Trung Quốc là một minh chứng rõ nét. Chính vì vậy, những QPPL trái ĐĐXH sớm muộn sẽ bị loại bỏ.

Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội, đạo đức luôn có tính lịch sử, tuy nhiên, trong một nền ĐĐXH, dễ dàng nhận thấy những giá trị đạo đức truyền thống được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Truyền thống trong đó có các truyền thống đạo đức chính là cơ sở, động lực để phát triển. Ở khía cạnh khác, truyền thống nói chung, truyền thống đạo đức nói riêng đã ăn sâu vào trong tiềm thức của con người, đã trở thành thói quen trong ứng xử của một cộng đồng người, không dễ gì có thể thay đổi được. Điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, nhà nước không mong muốn gì hơn khi hành vi ấy trở thành thói quen trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của họ. Chính vì thế, pháp luật, công cụ để tổ chức và QLXH phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với những giá trị truyền thống, trong đó có truyền thống đạo đức. Các quan niệm, quan điểm, chuẩn mực, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Khi pháp luật phù hợp với đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chẳng những nó được thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống mà nó còn góp phần to lớn trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Đạo đức của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo... cũng có tác động đến việc hình thành các qui định cụ thể của hệ thống pháp luật, trong đó, trước tiên phải kể đến đạo đức của giai cấp thống trị. Bởi vì, nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng pháp luật nói riêng được hợp thành trước tiên và chủ yếu từ các thành viên trong giai cấp thống trị. Khi xây dựng pháp luật, bao giờ họ cũng chịu sự chi phối bởi những quan niệm, quan điểm đạo đức của giai cấp mà họ là thành viên. Mặt khác, trên thực tế, đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng sâu

rộng trên phạm vi toàn xã hội do giai cấp này có đầy đủ điều kiện để truyền bá và áp đặt những quan điểm, tư tưởng đạo đức của giai cấp mình đến toàn xã hội. Đạo đức của các giai cấp tầng lớp khác cũng có ảnh hưởng đến việc hình thành các qui định trong hệ thống pháp luật, bởi lẽ việc hình thành các quan niệm đạo đức của giai cấp thống trị cũng như việc hình thành các quan niệm đạo đức chung của xã hội có sự ảnh hưởng bởi các quan niệm đạo đức của giai cấp bị trị và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Khi ban hành pháp luật, nhà nước cũng phải tính đến lợi ích, ý chí của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội, có như vậy, pháp luật mới được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Một khi pháp luật phù hợp với đạo đức của họ chắc chắn việc thực hiện sẽ càng nghiêm chỉnh hơn. Tuy nhiên cần thấy rằng, sự ảnh hưởng của những quan niệm đạo đức của giai cấp bị trị là tương đối hạn chế bởi lẽ nó luôn tồn tại như là những quan niệm đạo đức đối lập, không chính thống trong đời sống xã hội.

Ý thức đạo đức cá nhân có ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành các qui định trong pháp luật. Tri thức đạo đức, thái độ, tình cảm đạo đức của nhà làm luật như một động lực thúc đẩy các chủ thể tiến hành hoạt động xây dựng pháp luật một cách hào hứng, tận tâm, nhiệt tình, có hiệu quả.

Đạo đức tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể trong đời sống:

Cùng với việc ảnh hưởng đến sự hình thành ra các QPPL, đạo đức còn ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Sự tác động này phụ thuộc vào hai yếu tố: sự phù hợp của pháp luật với ĐĐXH và ý thức đạo đức của các chủ thể.

Trước hết, các quan niệm, quan điểm, tư tưởng ĐĐXH có tác động khá mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Khi pháp luật được xây dựng phù hợp với các quan niệm, quan điểm, chuẩn mực ĐĐXH, nó sẽ được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, bởi lẽ hành vi thực hiện pháp luật hoàn toàn phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của ĐĐXH. Một khi pháp luật phù hợp với ĐĐXH thì cho dù người dân không hiểu biết đầy đủ các qui định cụ thể của pháp luật, người ta vẫn có thể thực hiện nó một cách khá nghiêm chỉnh, bởi trên thực tế người ta đã quá quen

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

thuộc với các chuẩn mực ĐĐXH và hàng ngày hàng giờ ứng xử theo các chuẩn mực đó. Ngược lại, nếu pháp luật trái với ĐĐXH, nó sẽ bị xã hội tẩy chay, vì thế rất khó có thể đi vào đời sống. ĐĐXH được hình thành trên sự thừa nhận chung của cộng đồng, vì vậy, một khi pháp luật trái với ĐĐXH là trái với ý chí chung của cộng đồng, trái với mong muốn, yêu cầu, đòi hỏi của chính mỗi thành viên trong cộng đồng. Do vậy, việc người dân không thực hiện những qui định pháp luật đó là điều dễ hiểu. “Nếu pháp luật trái với lẽ tự nhiên, trái với dân nguyện, thì có dùng hình phạt nặng nề mà răn đe và cưỡng bức, thứ luật đó tất sẽ bị số đông dân chúng đào thải. Khi đó, cái gọi là hợp pháp thì trở thành ngoại lệ, cái bất hợp pháp trở thành phổ biến” [38]. Trong trường hợp pháp luật trái với ĐĐXH, khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, nhà chức trách cũng khó có thể “đạp lên dư luận” để thực thi công vụ, bởi vì, dù là cán bộ, công chức nhà nước thì họ cũng là những con người, họ cũng chịu sự tác động, chi phối của đạo đức, bản thân và gia đình họ cũng phải sống trong "vòng cương toả" của dư luận xã hội. Không ít người cho rằng, với quyền lực của mình, nhà nước có thể đặt ra các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc để bắt buộc người dân phải thực hiện pháp luật theo phương châm “dĩ hình chỉ hình”, nghĩa là lấy hình phạt để loại bỏ hình phạt, dùng hình phạt nặng để người dân sợ không dám vi phạm pháp luật, khi đó sẽ không còn phải dùng hình phạt nữa. Quan điểm này mới nghe qua, có vẻ có sức thuyết phục, bởi lẽ, là con người nhìn chung, ai cũng sợ bị cưỡng chế, đúng như người Việt Nam thường nói “đau vọt, xót tiền”. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những yếu tố còn đáng sợ hơn cả các biện pháp cưỡng chế, dư luận xã hội chẳng hạn, nó tác động đến con người hàng ngày, hàng giờ, mọi lúc, mọi nơi có thể. Đối với người bị cưỡng chế, sự đau đớn về thể xác sẽ nhanh chóng qua đi, tiền bạc có thể tái tạo được; nhưng nếu bị lên án bởi dư luận xã hội thì đó là một sự bất lợi về tinh thần khó có thể khắc phục được.

Thứ hai, đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Có thể nói, pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh hay không một phần rất quan trọng là do ý thức đạo đức của các thành viên trong xã hội. Mặc dù dư luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 6

xã hội có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy các chủ thể thực hiện pháp luật, “song giá trị đạo đức của một hành vi vẫn được quyết định bởi ý thức đạo đức của cá nhân” [1].

Con người ngay từ khi mới sinh ra đã được giáo hóa các quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức. Mỗi con người, trước khi đạt đến độ tuổi để có thể thực hiện một cách đầy đủ các quyền, nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật thì họ đã là con, là em, là học trò.... họ có nghĩa vụ, bổn phận tuân thủ các qui tắc, chuẩn mực đạo đức như phải làm người tốt, sống trung thực, khiêm tốn, đúng mực, lễ phép, ăn ngay, ở lành, làm điều thiện... Vì vậy, có thể khẳng định, đạo đức là cơ sở, “là môi trường thuận lợi để tiếp thu, để cảm nhận và thực hiện pháp luật” [6]. Thông qua sự giáo dục trong gia đình, nhà trường, thông qua môi trường sống, thông qua sự tự ý thức của chủ thể, các quan niệm, quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức trong xã hội trở thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, hình thành cách đối nhân xử thế, thành nếp nghĩ, lối sống của họ trong đời sống xã hội. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Ngay cả trường hợp pháp luật có những "khe hở" thì họ cũng không vì thế mà có hành vi "lợi dụng", để làm điều bất chính. Đối với nhiều trường hợp "đã trót" thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, ý thức đạo đức giúp chủ thể ăn năn hối cải, sửa chữa lỗi lầm. Tình cảm đạo đức còn có thể khiến các chủ thể thực hiện hành vi một cách hào hứng, nhiệt tình, tận tâm, triệt để. Trong trường hợp này, pháp luật được thực hiện với thái độ tôn trọng và sự hưng phấn cao độ. Ngược lại, đối với những người có ý thức đạo đức thấp, sống trong môi trường mà các chuẩn mực đạo đức bị coi thường thì thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật cũng không cao, họ dễ có các hành vi vi phạm pháp luật (VPPL). Họ có thể thực hiện các hành vi phạm pháp mà không hề thấy "bận tâm", không hề cảm thấy lương tâm bị day dứt, vò xé. Thậm chí có kẻ còn tìm cách lợi dụng khe hở của pháp luật nhằm thỏa mãn lợi ích riêng của mình.

Thứ ba, nếu đạo đức trong xã hội được coi trọng, các thành viên trong xã hội đều coi trọng các giá trị, chuẩn mực đạo đức... thì việc thực hiện pháp luật sẽ

nghiêm chỉnh hơn. Ngược lại, nếu đạo đức xã hội bị xuống cấp, các giá trị ĐĐXH bị xem nhẹ, việc giáo dục đạo đức bị lơi lỏng, coi thường, dẫn đến ý thức đạo đức của các chủ thể không cao thì việc thực hiện pháp luật sẽ không nghiêm chỉnh, vi phạm pháp luật sẽ gia tăng. Một khi cái thiện không được coi trọng, cái ác sẽ càng có cơ hội để tồn tại. Vì vậy, có thể nói, đạo đức xã hội bị thoái hóa, xuống cấp là một trong những nguyên nhân làm cho vi phạm pháp luật gia tăng, cả về số lượng và tính chất nguy hiểm, trong đó không loại trừ những hành vi man rợ, "phi nhân tính". Chính vì thế, cùng với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải tăng cường giáo dục đạo đức.

Thứ tư, ĐĐXH một khi đã trở thành tập quán của cộng đồng sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Ở khía cạnh này, sự tác động của đạo đức đến pháp luật có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Nếu những tập quán đạo đức phù hợp với pháp luật, nó sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện pháp luật, ngược lại, nếu tập quán đạo đức đã trở thành lạc hậu, nó sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật. Như trên đã đề cập, ĐĐXH thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, vì vậy, những quan niệm, quan điểm đạo đức tàn dư của xã hội cũ có thể còn tồn tại “lâu dài, dai dẳng” trong điều kiện xã hội mới. Đây là một lực cản to lớn đối với việc thực hiện pháp luật, bởi lẽ việc thay đổi một thói quen, từ bỏ một truyền thống là điều không đơn giản. Trong trường hợp này, thời gian và sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mới có thể là những nhân tố có ý nghĩa nhất trong việc làm mất dần những thói quen, truyền thống lạc hậu, phản tiến bộ.

Đối với nhà chức trách trong bộ máy nhà nước, đạo đức cá nhân trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật của họ, thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, nó còn ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Mặt khác, sự trong sạch, vững mạnh của bộ máy nhà nước phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất đạo đức của các nhân viên nhà nước. Chính vì vậy, nhìn chung trong các nhà nước, phẩm chất đạo đức luôn là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Người có phẩm chất đạo đức tốt là người tôn trọng kỷ cương, phép nước, chấp pháp

nghiêm chỉnh. “Nếu thiếu luật nhưng con người có đạo đức thì họ sẽ không vi phạm hoặc biết kiềm chế tối đa sự vi phạm” [2]. Trong quá trình thực thi công vụ, khi đưa ra các quyết định pháp luật đều có sự tính toán, cân nhắc một cách thận trọng giữa pháp luật và đạo đức xã hội, sao cho vừa có lý, vừa có tình, "đạt lý" nhưng cũng "thấu tình". Các nhà chức trách khi ra một quyết định áp dụng pháp luật "không thể có được một sự tính toán chính xác về lý trí cũng như về toán học"; "trong trường hợp này, sự công minh và tình người sẽ giúp cho thẩm phán hành động đúng" [22, tr. 252-253]. Ngược lại, người có ý thức đạo đức kém thường dễ bị sa ngã trước cám dỗ của chức quyền, tiền bạc hay những lợi ích khác, dẫn đến lạm quyền, tham nhũng, cố ý làm trái..., vi phạm pháp luật, xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. “Có luật… nhưng không có lương tâm thì sẽ bất chấp luật, sẽ xuyên tạc luật, bẻ queo luật” [10, tr. 327-338 ].

Vai trò của đạo đức sẽ trở nên đặc biệt quan trọng trong trường hợp phải áp dụng tương tự pháp luật. Trong thực tế, hoạt động xây dựng pháp luật mặc dù được tiến hành thường xuyên, liên tục, với sự nỗ lực cao độ cũng khó có thể bao quát được hết mọi diễn biến của đời sống, khó có thể dự liệu được mọi tình huống sẽ xảy ra trong tương lai để dự liệu sẵn những qui định pháp luật dành cho nó. Khi đó, nhà chức trách không có các QPPL để làm căn cứ, họ phải dựa vào ý thức pháp luật của chính mình, dựa vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức trong xã hội, dựa vào những lẽ phải ở đời mà ai cũng công nhận. Trong trường hợp này, đạo đức đã thay thế cho pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là sự hỗ trợ, bổ sung to lớn của đạo đức đối với pháp luật.

1.3.3. Pháp luật góp phần bảo vệ, củng cố các giá trị đạo đức xã hội

Một là, pháp luật là công cụ để truyền bá những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị

Trong xã hội có áp bức giai cấp, tư tưởng là một loại vũ khí sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp. Đạo đức, tôn giáo, văn học nghệ thuật... là những công cụ để thực hiện sự thống trị về mặt tư tưởng của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội. Thông qua đạo đức, giai cấp thống trị truyền bá, áp đặt hệ tư tưởng của giai cấp

mình đến toàn xã hội, buộc xã hội phải phục tùng hệ tư tưởng của chúng, nghe theo, làm theo, thậm chí nghĩ theo yêu cầu, đòi hỏi của chúng. Tuy nhiên, những quan điểm, tư tưởng đạo đức của giai cấp thống trị, tự nó khó đi vào đời sống, vì vậy, giai cấp thống trị thông qua nhà nước đã ghi nhận, thể chế hóa những quan điểm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức thành pháp luật. Thực tế lịch sử cho thấy, pháp luật phong kiến Việt Nam, Trung Quốc và các nước Á Đông chính là sự thể chế hóa quan điểm đạo đức Nho giáo; pháp luật phong kiến Tây Âu là sự thể chế hóa quan điểm đạo đức Thiên chúa giáo; pháp luật của các nước theo đạo Hồi là sự thể chế hóa tư tưởng đạo đức Hồi giáo... Nhờ có pháp luật, những tư tưởng, quan điểm đạo đức của giai cấp thống trị được truyền bá một cách nhanh chóng và rộng khắp trên toàn xã hội, trở thành những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung đối với tất cả mọi người. Chính vì vậy, những quan điểm, chuẩn mực đạo đức của giai cấp thống trị đi vào đời sống một cách dễ dàng, đảm bảo sự thống trị về mặt tư tưởng của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội.

Nhờ có pháp luật, các quan điểm, tư tưởng đạo đức của giai cấp thống trị được truyền bá rộng khắp trong đời sống, dần dần trở thành những quan điểm, chuẩn mực đạo đức chung của toàn xã hội. Tất nhiên, cũng phải nói rằng, các quan điểm đạo đức của giai cấp thống trị cũng phải phù hợp với suy nghĩ, lối sống, tâm tư, tình cảm của quần chúng nhân dân thì nó mới dễ có thể được quần chúng nhân dân chấp nhận. Một khi những quan điểm đạo đức nào đó quá khác xa so với điều kiện hoàn cảnh, tập quán, truyền thống... của một cộng đồng thì việc được cộng đồng chấp nhận là một điều hết sức khó khăn.

Hai là, pháp luật giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức của dân tộc, ngăn chặn sự thoái hóa, xuống cấp của đạo đức

Là hệ thống qui tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bởi bộ máy quyền lực chuyên nghiệp nên pháp luật có tác động mạnh mẽ tới đạo đức. Nó không chỉ làm cho các quan niệm, quan điểm, chuẩn mực đạo đức trở nên phổ biến trong toàn xã hội, mà quan trọng hơn, đảm bảo cho đạo đức được thực hiện nghiêm chỉnh hơn, đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị của chúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022