quy định việc chia tài sản khi hôn nhân còn tồn tại. Trước năm 1986, kinh tế nước ta phát triển theo chế độ tập trung bao cấp, do đó hình thức sở hữu tư nhân không được chấp nhận nên các quy định về tài sản riêng của vợ, chồng không được ghi nhận trong Luật HN&GĐ năm 1959. Điểm mới này được ghi nhận từ Luật HN&GĐ năm 1986, khi nền kinh tế, xã hội có sự biến chuyển sâu sắc, đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới được gọi là “thời kỳ đổi mới”. Quy định mới này đã đánh dấu sự chuyển mình theo thời đại của các quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Việt Nam trong một thời gian dài tồn tại dựa vào nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên tư duy của con người khó lòng thoát khỏi nguyên tắc của xã hội trồng lúa nước - đó là ổn định để tồn tại, đoàn kết để tồn tại, chính vì thế mà người ta thường lạ lẫm với việc rạch ròi về tài sản, nhất lại là tài sản của vợ chồng. Sang thời đại của công nghệ thông tin, của internet, của thẻ tín dụng, của toàn cầu hóa… sự độc lập của mỗi cá nhân không thể bị bó buộc trong lối tư duy cũ đó nữa. Và con người thực sự cần sự độc lập hơn về tài chính để có thể tồn tại trong xã hội hiện đại.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng cũng có những ảnh hưởng nhất định. Do sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với tính đa dạng của các thành phần kinh tế và các hoạt động kinh tế đã khiến cho việc xác định tài sản, quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng khó khăn, phức tạp hơn, nguồn gốc tài sản của vợ chồng đa dạng, phong phú hơn.
Mọi sự thay đổi trong điều kiện kinh tế xã hội sớm hay muộn đều dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong hệ thống pháp luật của đất nước. Nhằm đảm bảo được một trong những chức năng chủ yếu của gia đình (chức năng kinh
tế), chức năng chịu ảnh hưởng quyết định bởi sự phát triển của nền kinh tế, sẽ phải có một hệ thống văn bản pháp luật quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng một cách đồng bộ nhất, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nhất, không chỉ trong pháp luật HN&GĐ mà còn trong pháp luật dân sự, đất đai, kinh doanh… Đó là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng quan hệ tài sản của vợ chồng.
2.2.2. Do tác động của phong tục, tập quán, đạo đức đến các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng
Phong tục là lối sống đã thành nề nếp, mang bản sắc của một vùng miền được mọi người công nhận, tuân theo. Tập quán là thói quyen đã hình thành từ lâu trong đời sống cộng đồng, được mọi người tuân theo. Đạo đức là tất cả những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, quy tắc về “đạo làm người”, là những khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi của của người. Như vậy, cả phong tục, tập quán và đạo đức đều được hình thành từ rất lâu đời và ghi dấu bản sắc của một vùng miền, một dân tộc.
Vì liên quan đến đời sống cộng đồng nên nội dung của phong tục, tập quán chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính của đời sống xã hội, trong đó có các quan hệ HN&GĐ. Đồng thời, đạo đức là một hiện tượng xã hội phức tạp, nó có tác động chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và với chính mình nên nó có ảnh hưởng lớn đến các hành vi trong quan hệ HN&GĐ.
Đất nước Việt Nam là nơi sinh sống của rất nhiều các dân tộc khác nhau. Mỗi dân tộc lại có tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, truyền thống đạo đức khác nhau. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phong tục, tập quán, đạo đức không chỉ là yếu tố thể hiện bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc, mà còn là một trong những yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng và tác động to lớn, chi phối cách ứng xử của mỗi cá nhân trong cộng đồng đối với những
quan hệ phát sinh trong đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực HN&GĐ.
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền Và Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng Giữa Vợ Và Chồng
- Đường Lối, Chính Sách Của Đảng Là Cơ Sở Lý Luận Quan Trọng Để Xây Dựng Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng
- Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng Phát Sinh Do Tính Chất Của Quan Hệ Hôn Nhân
- Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Điều Chỉnh Quan Hệ Tài Sản Của Vợ Chồng
- Vướng Mắc Trong Các Quy Định Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Về Quyền Thừa Kế Tài Sản Của Nhau Giữa Vợ Và Chồng
Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.
Gia đình có ba chức năng cơ bản là chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế. Chức năng giáo dục là chức năng rất quan trọng của gia đình trong hình thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong gia đình, đặc biệt thế hệ trẻ. Ngoài ra, nó còn giúp nuôi dưỡng, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong gia đình và xã hội. Nhân cách, khả năng ứng xử và khả năng thích ứng của mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục gia đình. Từ chức năng giáo dục đã xác lập các quyền được chăm sóc, giáo dục, đại diện và bảo vệ của các thành viên trong gia đình. Chính chức năng giáo dục đã duy trì và phát triển các chuẩn mực của phong tục, tập quán, đạo đức. Và điều này đã tác động một cách trực tiếp và có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực đến pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng.
Dưới thời PK, người dân thường có câu “phép vua thua lệ làng” với hàm ý những quy định của triều đình nếu không phù hợp với cuộc sống sẽ không thể phát huy tác dụng. Có những phong tục đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng dân cư từ đời này qua đời khác, chi phối cách sống, ứng xử của con người và khó có thể thay đổi. Vấn đề đặt ra là nhà nước cần có thái độ và định hướng như thế nào để một mặt vừa có thể duy trì, phát huy được những phong tục, tập quán tốt đẹp về quan hệ tài sản giữa vợ chồng, mặt khác, vừa có định hướng xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, nhằm từng bước xây dựng quan hệ HN&GĐ tiến bộ trong đời sống đồng bào các dân tộc. Luật HN&GĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành đã làm được điều đó. Nhiều nội dung của phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp đã được quy định trong pháp luật về HN&GĐ. Hay nói cách khác, nhiều quy định của pháp luật được xây dựng dựa trên chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp, thể hiện cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng.
Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 đã “giữ gìn và phát huy truyền thống
và những phong tục tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ”. Điều đó không những được thể hiện trong Lời nói đầu của Luật mà còn được quán triệt và cụ thể hóa tại nhiều điều luật tương ứng. Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định rõ: “Trong quan hệ HN&GĐ, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc mà không trái với những nguyên tắc quy định tại Luật này thì được tôn trọng và phát huy”. Đây là một quy định thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta trong việc giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán, truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc trong quan hệ HN&GĐ nói chung và quan hệ tài sản của vợ chồng nói riêng.
Một trong những nội dung thể hiện rõ nét ảnh hưởng của đạo đức, phong tục, tập quán đến quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng là quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Khi một người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu, có thể là do ốm đau, bệnh tật, mất sức lao động thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng dù hôn nhân không còn tồn tại, tức là không còn quan hệ vợ chồng. Truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta vẫn được giữ gìn và phát huy, phản ánh một tinh thần nhân văn sâu sắc.
Để thực sự đưa các quy định của Luật HN&GĐ đi vào đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trên cơ sở quy định có tính nguyên tắc được khẳng định tại Điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000, ngày 27/3/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số. Theo đó, việc áp dụng các phong tục, tập quán của các dân tộc về HN&GĐ được quy định trong một số nội dung của Nghị định này. Đồng thời, Nghị định cũng ban hành kèm theo hai danh mục: Danh mục phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GĐ được khuyến khích phát huy và Danh mục phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia dình của các dân tộc bị cấm áp dụng hoặc cần vận động xóa bỏ. Như vậy, đạo đức, phong tục, tập
quán tốt đẹp là cơ sở xã hội của pháp luật. trong quá trình xây dựng pháp luật, các phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp của dân tộc đã được ghi nhận trong pháp luật.
Các quy phạm pháp luật HN&GĐ gắn bó mật thiết với các quy phạm đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp. Việc các quy tắc, xử sự của đạo đức, phong tục, tập quán được quy định trong pháp luật tạo điều kiện cho pháp luật dễ dàng tuân thủ trên thực tế, góp phần quan trọng vào củng cố, duy trì, phát triển gia đình bền vững; giữ gìn, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực. Do vậy, trước hết khuyến khích các chủ thể thực hiện phong tục tập quán tiến bộ cũng chính là thực hiện các quy phạm pháp luật HN&GĐ một cách tự giác. Trong trường hợp này, phong tục, tập quán, đạo đức tốt đẹp trở thành cầu nối tạo ra mội trường thuận lợi cho pháp luật đi vào cuộc sống. Ngược lại có những phong tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời đã ăn sâu vào nhận thức của nhân dân thì phải tuyên truyền, thuyết phục xoá bỏ dần dần.
2.2.3. Do ảnh hưởng của yếu tố lịch sử đến quan hệ tài sản của vợ chồng
Trong cuốn "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" C. Mác và Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng, HN&GĐ là một phạm trù phát triển theo lịch sử. Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình phát sinh, thay đổi những hình thái HN&GĐ. Cùng với tiến trình lịch sử, quan hệ tài sản của vợ chồng, qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, mang những nét đặc trưng của lịch sử và thời đại.
Một trong những bằng chứng chứng minh sự tác động của yếu tố lịch sử tới quan hệ pháp luật HN&GĐ trong đó có quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng, đó là việc xuất hiện các trường hợp được chấp nhận hôn nhân đa thê, với các trường hợp được chấp nhận hôn nhân đa thê như đã trình bày ở điểm 2.1.4 mục 2.1 Chương 2 nói trên. Trong đó, do hoàn cảnh lịch sử, bị tác
động bởi chiến tranh giành độc lập dân tộc mà quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng không được áp dụng một cách thống nhất trong phạm vi cả nước, đối với mọi công dân. Đặc biệt phải kể đến trường hợp cán bộ, bộ đội ở miền nam đã có hôn nhân trong miền Nam lại kết hôn với người khác ở miền Bắc giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 (Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các việc tranh chấp về HN&GĐ của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong miền Nam tập kết ra miền Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác).
Quy định của Thông tư số 60/TATC là trường hợp công nhận hôn nhân hợp pháp đặc biệt trên cơ sở xét đến hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh, yêu cầu ổn định quan hệ gia đình phù hợp đạo lý và giải quyết hậu quả đặc biệt của chiến tranh. Tuy là vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng về hình thức nhưng Nhà nước ta vẫn thừa nhận cả hai quan hệ hôn nhân đó. Đây là những trường hợp đặc biệt, “là hậu quả của chiến tranh, một vấn đề xã hội phức tạp, vấn đề tình cảm, hạnh phúc gia đình, nhất là của người vợ và con cái” (Thông tư số 60/TATC). Như vậy, vì hoàn cảnh lịch sử đã dẫn đến việc tồn tại một người có hai vợ hoặc hai chồng, nhưng vì hạnh phúc gia đình, vì quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em mà Nhà nước ta vẫn công nhận trường hợp đặc biệt này.
Yếu tố lịch sử ở đây còn thể hiện trong tính kế thừa khi xây dựng văn bản pháp luật về HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng. Quy định của hệ thống pháp luật liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng được ban hành, kế thừa và phát triển. Việc sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật về HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ tại Mục 1.4 Chương 1 đã chứng minh điều đó. Các văn bản pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng từ chỗ quy định sự bất bình đẳng của người vợ đối với mối quan hệ này đến chỗ quy định vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang
nhau đối với tài sản của vợ chồng; từ chỗ quy định một cách chung chung đến việc quy định cụ thể, chi tiết, kế thừa và phát triển các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong quan hệ tài sản của vợ chồng.
Như vậy, quá trình phát triển của lịch sử xã hội với sự điều chỉnh tương ứng của các quy định pháp luật về HN&GĐ, trong đó có các quy định điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, đã cho thấy bản chất, thực trạng và sự phát triển của đời sống gia đình ở mỗi thời kỳ. Có thể nói, sự phát triển của quan hệ tài sản của vợ chồng luôn gắn liền với lịch sử phát triển xã hội, mang đậm yếu tố lịch sử.
2.2.4. Do ảnh hưởng của yếu tố chính trị
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng cũng như mọi quan hệ xã hội khác đều bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị xã hội. Pháp luật vừa là biện pháp, phương tiện để thực hiện chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị, ghi nhận yêu cầu, nội dung chính trị của giai cấp cầm quyền. Pháp luật quy định về quan hệ tài sản của vợ chồng không nằm ngoài quy luật này.
Quan hệ pháp luật HN&GĐ (trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng) thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Bởi, nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của Nhà nước, người ta có thể nhận thấy ý chí của nhà nước, tương ứng với một chế độ xã hội cụ thể là một chế độ HN&GĐ cụ thể. Sự liên kết của các cá nhân nhằm xây dựng gia đình được coi là sự kiện pháp lý nhằm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ pháp luật. Quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng vì thế không chỉ thể hiện ý chí của cá nhân mà còn mang ý chí của Nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị.
Để đảm bảo đặc quyền giai cấp, nhà nước xuất hiện với các thiết chế
chính trị kèm theo. Các thiết chế chính trị này, đặc biệt pháp luật đã tác động, điều chỉnh các quan hệ xã hội bao gồm cả quan hệ HN&GĐ theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình, phục vụ lợi ích giai cấp của mình. Nhà nước thông qua pháp luật đã thiết lập nên hệ thống quyền, nghĩa vụ cho công dân nói chung, thành viên của gia đình nói riêng. Căn cứ vào lợi ích của Nhà nước, mà chủ yếu là lợi ích của gia cấp thống trị, có gắn với lợi ích chung của xã hội, của gia đình và các thành viên trong đó mà các quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng được hình thành. Vì vậy, ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, quan hệ tài sản của vợ chồng được đề cập, tôn trọng và bảo vệ ở những cấp độ khác nhau.
2.2.5. Do nhận thức của nhà làm luật tác động đến quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng
Pháp luật được sinh ra trong đó đã bao gồm ý chí chủ quan, nhận thức của nhà làm luật. Chính vì vậy, có thể thấy rõ ràng rằng nhận thức của nhà làm luật qua từng thời kỳ và từng đối tượng cụ thể sẽ sản sinh ra những nội dung của văn bản pháp luật khác nhau.
Đối với Luật HN&GĐ, nhận thức chủ quan của nhà làm luật không chỉ mang tính chất cá nhân nhà làm luật mà còn đại diện cho quan điểm nho giáo, khổng tử.... được in đậm trong các thế hệ con người Việt Nam.
Ví dụ như việc nhà làm luật Việt Nam không thừa nhận quan hệ hôn nhân đồng giới. Vì vậy, quan hệ tài sản của vợ chồng giữa hai người cùng giới tính không thể tồn tại trong pháp luật Việt Nam.
Một ví dụ khác chứng minh việc tác động trong nhận thức của nhà làm luật đến quan hệ tài sản của vợ chồng đó là việc Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ tập trung quy định về chế độ tài sản pháp định. Điều đó thể hiện rằng, nhà làm luật hướng chế độ tài sản của vợ chồng theo quan điểm của chế độ tài sản