Mối Quan Hệ Giữa Đạo Đức Và Pháp Luật

điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Sự đánh giá hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa. Chúng được thực hiện một cách tự nguyện tự giác, xuất phát từ nhận thức, niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, xét về bản chất đạo đức là sự tự lựa chọn của con người.

Đạo đức là hệ thống các giá trị. Hệ thống giá trị đạo đức chia thành giá trị chung (lương tâm, bổn phận,…); giá trị riêng (trách nhiệm cá nhân, tính liêm khiết,...). dưới góc độ tác động và tác dụng của giá trị người ta lại chia ra giá trị tích cực (thiện, tốt, hạnh phúc,...) và giá trị tiêu cực (ác, xấu, bất hạnh,...).

Đặc trưng của giá trị đạo đức là chỗ nó cấu tạo bởi tính có ích, tính tự giác, tính tự nguyện, và tính không vụ lợi của hành vi.

Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định, hoặc phủ định một lợi ích chính đáng, hoặc không chính đáng nào đó. Nghĩa là nó bày tỏ sự tán thành hay phản đối trước thái độ hoặc hành vi ứng xử của các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng xã hội nhất định. Vì vậy, đạo đức là nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội. Sự hình thành, phát triển và hoàn chỉnh hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển và hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh của ý thức đạo đức. Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ xã hội, thì hệ thống ấy có tính tích cực, nhân đạo. Ngược lại hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản tiến bộ, phản nhân đạo.

1.1.1.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Lại nói về góc độ lịch sử phát triển, từ hình thức xã hội đầu tiên xã hội cộng sản nguyên thủy, những chuẩn mực đạo đức và tín điều tôn giáo trở thành những quy phạm xã hội, mọi người trong xã hội đều tuân theo một cách tự nguyện do đó là những quy tắc mà họ cùng nhau đặt ra. Đến khi nhà nước ra đời kéo theo sự ra đời của pháp luật thì kể từ đó, đạo đức và pháp luật song song tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Đạo đức và pháp luật có rất nhiều điểm khác biệt, từ sự hình thành, cách thức ban hành, biện pháp bảo đảm thực hiện, đến trách nhiệm chủ thể phải chịu. Có thể kể đến một vài điểm khác nhau cơ bản như sau:

Về con đường hình thành, pháp luật ra đời bằng con đường nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Trong khi đó đạo đức được hình thành một cách tự do tự phát do nhận thức của cá nhân và cộng đồng khi họ cần có những quy tắc, chuẩn mực chung để điều chỉnh, ổn định trật tự và điều hòa các mối quan hệ xã hội.

Về hình thức thể hiện, hình thức thể hiện của đạo đức đa dạng hơn so với hình thức thể hiện của pháp luật, nó được biểu hiện thông qua dạng không thành văn (văn hóa truyền miệng, phong tục, tập quán,…) và đa dạng thành văn (kinh, sách, chính trị, tôn giáo, nghệ thuật,…) còn pháp luật lại biểu hiện chủ yếu dưới dạng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (ở một số hệ thống pháp luật của quốc gia trên thế giới thì còn có tiền lệ pháp và tập quán pháp).

Về tính chất quy phạm (khuôn mẫu) thì trong khi đạo đức mang tính chung chung, định hướng còn pháp luật thì lại cụ thể, rõ ràng. Đạo đức chỉ nhằm định hướng cho con người nên con người cần tự tìm tòi khám phá và qua dư luận mà điều chỉnh hành vi một cách cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người ý thức hành vi, tự họ sẽ điều chỉnh hành vi đó. Do sự điều chỉnh đó xuất phát tự tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững. Ngược lại, pháp luật là sự cưỡng bức, tác động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình. Sự thay đổi này có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hay nơi khác nếu vắng bóng pháp luật.

Về biện pháp thực hiện, pháp luật đảm bảo bằng nhà nước thông qua các bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp, cảnh sát, còn đạo đức lại được đảm bảo bằng dư luận và lương tâm con người.

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 3

Bên cạnh đó, sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật được thể hiện ở ba điểm sau đây:

Thứ nhất, pháp luật và đạo đức đều có chung mục tiêu, đó là các quan hệ xã

hội và hành vi của con người. Pháp luật và đạo đức đều nhằm đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển một cách ổn định và trật tự, qua đó bảo vệ và định hướng những quan hệ xã hội phù hợp với ý chí và lợi ích chung của cộng đồng xã hội và giai cấp thống trị. Pháp luật và đạo đức còn là công cụ hướng hành vi của con người vào những khuôn khổ trật tự nhằm đảm bảo hoạt động bình thường của xã hội.

Thứ hai, đạo đức và pháp luật đều mang tính quy phạm phổ biến, chúng là những khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của con người, tác động đến tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội và tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống.

Thứ ba, pháp luật và đạo đức đều phản ánh sự tồn tại của xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Chúng là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của chính mình. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội.

Trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, với những điểm khác biệt và tương đồng như đã được đề cập ở trên thì đạo đức và pháp luật trong quá trình song hành tồn tại chúng không mâu thuẫn, bài trừ nhau mà lại bổ sung, hỗ trợ và tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau trở thành những quy tắc xã hội để điều chỉnh hành vi của con người. Để hiểu được mối quan hệ khăng khít giữa đạo đức và pháp luật thì cần hiểu được vai trò và tác động qua lại của đạo đức lên pháp luật và ngược lại.

Về mặt tác động của đạo đức đến pháp luật, đạo đức có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật. Bất kì một hệ thống pháp luật nào bao giờ cũng ra đời, tồn tại và phát triển trên một nền tảng đạo đức nhất định. Những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vào trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật.

Thứ nhất, đạo đức tác động đến việc hình thành các quy định trong hệ thống pháp luật.. Đạo đức là môi trường cho sự phát dinh tồn tại và phát triển của pháp luật, là một trong những chất liệu làm nên các quy định trong hệ thống pháp luật. Những quan điểm, quan niệm, chuẩn mực đạo đức đóng vào trò là tiền đề tư tưởng, chỉ đạo việc xây dựng pháp luật.

Sự tác động của đạo đức tới việc hình thành các quy định trong pháp luật

diễn ra ở nhiều cấp độ. Ở cấp thấp nhất thì các quy phạm pháp luật được xây dựng không trái với đạo đức xã hội, Ở cấp độ cao hơn thì các quy định được ban hành có sự thống nhất, phù hợp với những quan điểm đạo đức. Ở cấp độ này thì đạo đức đã ảnh hưởng tới việc hình thành quy định trong hệ thống pháp luật như thừa nhận một tập tục, tập quán đạo đức thành tập quán pháp hay giải quyết một vấn đề, một vụ việc cụ thể dựa trên quan niệm đạo đức trở thành tiền lệ pháp.

Trong đạo đức xã hội, đạo đức của giai cấp thống trị có ảnh hưởng đến pháp luật mạnh mẽ nhất vì bộ máy nhà nước được cấu thành trước hết và chủ yếu từ các thành viên trong giai cấp thống trị, hơn nữa giai cấp này còn có tiềm lực kinh tế, các công cụ tuyền truyền, Những chuẩn mực đạo đức truyền thống cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới pháp luật vì truyền thống làm nên bản sắc dân tộc, truyền thống là cơ sở, động lực của phát triển.

Thứ hai, đạo đức tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Sự tác động này phụ thuộc vào hai yếu tố: sự phù hợp của đạo đức với pháp luật và ý thức đạo đức của mỗi chủ thể các nhân trong xã hội.

Sự phù hợp của đạo đức và pháp luật ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thực hiện pháp luật. Nếu như pháp luật được xây dựng phù hợp với đạo đức thì nó sẽ được công dân chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng nếu như có những điều lệ mà pháp luật đưa ra trái với đạo đức thì nó sẽ khó đi vào cuộc sống của mọi người và từ đó sẽ gây khó khăn trong việc thực hiện.

Thêm vào đó, chính ý thức đạo đức của mỗi cá nhân cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật. Đạo đức là môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Những người có ý thức đạo đức cao thì trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật. Trái lại những người có ý thức đạo đức thấp, sống trong môi trường đạo đức thấp thì dễ vi phạm pháp luật.

Kế đến là tác động của pháp luật tới đạo đức,

Thứ nhất, pháp luật là một trong những phương tiện để nhà nước đưa ra những quan niệm đạo đức trở thành các chuẩn mực đạo đức chính thống trong xã hội hay nói một cách khác, đó chính là pháp luật hóa các chuẩn mực đạo đức. Trong

chừng mực nhất định, nhà nước pháp luật hóa các quy phạm, nguyên tắc đạo đức thành các quy phạm pháp luật những quy tắc xử sự tương đối cụ thể cho các chủ thể trong xã hội, xác định rõ hành vi được phép thực hiện, các hành vi buộc phải thực hiện, các hành vi bị ngăn cấm. Bằng cách này, pháp luật góp phần củng cố, giữ gìn, và phát huy các giá trị đạo đức xã hội, bảo đảm cho đạo đức trở thành phổ biến hơn trên toàn xã hội đồng thời nó góp phần hỗ trợ, bổ sung cho đạo đức, đảm bảo chúng được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế thông qua những biện pháp tác động của nhà nước. Ví như Bộ luật dân sự hiện hành của nước ta, tại Điều 131 đã quy định: Những giao dịch dân sự trái với pháp luật và đạo đức thì bị coi là vô hiệu. Điều đó có nghĩa là chủ thể khi xác lập giao dịch dân sự phải cân nhắc xem hành vi của mình có hợp pháp và hợp đạo đức hay không.

Thứ hai, pháp luật giữ vai trò loại bỏ những quan niệm, tư tưởng đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ trong đời sống xã hội, đồng thời ngăn chặn sự tha hóa xuống cấp của đạo đức hay việc hình thành những quan niệm đạo đức trái với thuần phong mĩ tục của dân tộc và tiến bộ xã hội. Thông qua những quy định cụ thể, pháp luật không cho phép hoặc cấm những hành vi thực hiện theo những quan niệm, tư tưởng đạo đức xưa cũ, lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Thêm vào đó, xã hội ngày nay, khi những cánh cửa hội nhập đang mở rộng mang theo những ảnh hưởng của kinh tế, chính trị, văn hóa, hoặc khi những giá trị đạo đức truyền thống không còn được nhận thức đúng đắn, việc giáo dục đạo đức trong gia đình và nhà trường bị coi nhẹ. Trong những trường hợp ấy, pháp luật là phương tiện, là công cụ hữu hiệu nhất để diệt trừ cái ác, ngăn chặn sự băng hoại đạo đức trong xã hội.

Pháp luật được xây dựng để trở thành công cụ quan trọng nhất của nhà nước để quản lý các quan hệ xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định quan điểm: Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.

Do được xây dựng trên cơ sở các quan điểm đạo đức của nhân dân, pháp luật không nhưng thể hiện được tư tưởng đạo đức cách mạng, đạo đức truyền thống của

dân tộc,đạo đức tiến bộ mà còn thể hiện được ý chí, nguyện vọng và hướng tới lợi ích của nhân dân lao động. Đồng thời, pháp luật phản ánh rõ nét tinh thần nhân đạo tư tưởng đạo đức cơ bản của nhân dân ta.

Như vậy, đạo đức trong xã hội đã thực sự hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện cho pháp luật, tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống. Ở chiều ngược lại, pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các quan niệm đạo đức tốt đẹp, hình thành những tư tưởng đạo đức tiến bộ, ngăn chăn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức, loại trừ những tư tưởng đạo đức cũ, lạc hậu, phản tiến bộ.

Qua đó có thể thấy được, giữa đạo đức và pháp luật, dù chúng có sự khác biệt rất lớn tuy nhiên xét về bản chất, chúng đều là những quy tắc, chuẩn mực chung được thừa nhận rộng rãi nhằm điều chỉnh hành vi của con người và đảm bảo trật tự, lợi ích cộng đồng, hướng tới sự phát triển của xã hội. Giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng đối với yếu tố còn lại.

1.1.2. Đạo đức người thầy thuốc

Người thầy thuốc theo cách hiểu phổ biến hiện nay là người hành nghề chữa bệnh cứu người. Theo đó người thầy thuốc được hiểu tất cả những người hành nghề y thuật, chữa bệnh cứu người bao gồm cả người bác sĩ tây y, đông y, người có chứng chỉ, giấy phép hành nghề được đào tạo bài bản qua các trường đạo tạo về y học, các lương y [49, Điều 2] và những người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền [49, Điều 2]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này sẽ chỉ giới hạn đề cập đến khái niệm người thầy thuốc trong phạm vi là những người hành nghề y thuật có chứng chỉ, giấy phép hành nghề.

Xét về bản chất, đạo đức thầy thuốc (thông thường còn được sử dụng tương đương với khái niệm y đức) là một khái niệm nằm trong phạm trù đạo đức nghề nghiệp hay nói cách khác là một loại hình đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp là những tiêu chuẩn, nguyên tắc trong hành nghề của một nghề nhất định, được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi và mối quan hệ giữa người hành nghề với nghề, với đồng nghiệp và với các đối tượng khác trong xã hội.

Trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng đạo đức nói riêng, y đức luôn luôn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ, trong nhiều thời đại khác nhau. Ở Ấn Độ cổ đại, từ thế kỷ thứ V-III T.C.N trong tập thơ dân gian Ana Vêda đã đề cập đến tiêu chuẩn của người làm nghề y tế. Đó là những người: “Phải hết lòng chăm lo chạy chữa cho bệnh nhân, và cả đến lúc phải hi sinh cuộc đời mình cũng không có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn, không bao giờ nên có trong đầu ý nghĩ làm phật lòng vợ kẻ khác, cũng như chà đạp lên của cải của họ... Dù có tài cao học rộng, người thầy thuốc cũng không nên khoe khoang những điều hiểu biết của mình” [24, tr.85].

Galen - Một trong những nhà y học nổi tiếng của La mã cổ đại, đã có những quan điểm đạo đức tiến bộ. Ông đã gay gắt chỉ trích, lên án sự dốt nát lòng tham lam đê tiện của một số thầy thuốc lúc bây giờ “chỉ săn sóc bọn giàu sang, kẻ quyền thế... những kẻ khác thì cố gắng che dấu sự bất tài của mình trước quần chúng bằng cái hào nhoáng của y phục, những kim cương đắt tiền và những đồ trang sức xa hoa” [24, tr.85].

Ở Hi lạp cổ đại, danh y Hyppocrat đã để lại cho chúng ta lời thề bất tử. Lời thề ấy chứa đựng yếu tố nhân đạo, nó là sự đòi hỏi, phải giữ gìn mình, là bổn phận thái độ ứng xử sao cho có lương tâm, có trách nhiệm của con người với đồng loại, với đồng nghiệp và với bệnh nhân rằng:

“Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculape thần Y học, trước thần Hygic và Panacu và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây.

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi, khi cần tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không dấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho con tôi, các con của thầy tôi và cho tất các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời thề và lời cam kết đúng với y luật mà không truyền dạy cho ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tuỳ theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ, cũng như vậy, tôi cũng không trao cho bất cứ người nào những thuốc gây sẩy thai.

Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mổ bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Dù bất cứ giá nào tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.

Dù có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và ngoài lúc hành nghề của tôi. Tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó là một nghĩa vụ.

Nếu tôi làm tròn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của con người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội thì tôi sẽ chịu một số phận khổ sở ngược lại” [80].

Như vậy, ngay từ buổi bình minh của lịch sử y học phương Tây Hyppocrat đã đưa ra những quan điểm quan trọng, cốt lõi cho đạo đức của người thầy thuốc như chữa bệnh cho người nghèo, tận tâm, tận lực, hết lòng vì người bệnh. Ngoài ra, lời thề Y khoa (Amates Lusitanus) của Y sĩ Bồ Đào Nha gốc Do Thái năm 1568 cũng để lại nhiều giá trị y đức tốt đẹp.

Còn ở phương Đông, y đức có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người thầy thuốc phải rộng như biển cả, và tự mình phải minh. Nếu có cầu xin là cầu xin tất cả những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ như Vêda “Hãy cứu sống kẻ này như các mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được trọng vọng như bậc thần thánh” [24].

Phật giáo và thuyết nhân - quả luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi phải có đức độ, vị tha như lời khuyên của phật “y đức là niết bàn”.

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí