Cơ Chế Xác Định Thẩm Quyền, Xử Lý Vi Phạm, Quy Trách Nhiệm Còn Hạn Chế, Bộc Lộ Nhiều Yếu Kém. Thiếu Hụt Cơ Chế Cam Kết Trách Nhiệm Giữa Cơ Quan,

buộc phải cách chức. Cũng theo khoản 1 Điều 13 luật này, thì những người bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng sẽ bị buộc thôi việc. Mặt khác, đa phần các bị cáo trong vụ án "nhân bản xét nghiệm" tại Bệnh viện Hoài Đức đều bị truy tố, xét xử theo theo Điều 281 Bộ luật Hình sự. Mà Điều 281 nằm trong chương các Tội phạm về tham nhũng. Như vậy dù là án treo nhưng đã thỏa mãn điều kiện phải "buộc thôi việc [68,69]. Tuy nhiên cách xử lý hậu phiên xử của các cơ quan có liên quan trong vụ việc này đã dấy lên sự khó hiểu trong dư luận đồng thời bất bình cho người tố cáo khi mà người dũng cảm đứng lên tố cáo vi phạm thì ngày đêm bị đe dọa trả thù phải chuyển công tác sang bộ phận khác còn những người làm sai thì vẫn thản nhiên đi làm ở vị trí cũ.

Vụ việc này đã đặt ra một câu hỏi lớn đó là với những bản án và việc xử lý kỉ luật như vậy thì sức răn đe, trừng phạt đến đâu đối với chính những người vi phạm và những người làm trong công tác y tế khi mà những việc phi đạo đức như vứt mẫu máu xét nghiệm của bệnh nhân đi và trả cho người bệnh những kết quả xét nghiệm của người khác họ cũng dám làm ngang nhiên như vậy? Và trên thực tế thì đây chỉ là một vụ việc hiếm hoi bị phơi bày do không dàn xếp được nội bộ, là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm trong cơ man nào là những mánh khóe thủ thuật của những “từ mẫu” thời buổi hiện nay.

2.2.3. Cơ chế xác định thẩm quyền, xử lý vi phạm, quy trách nhiệm còn hạn chế, bộc lộ nhiều yếu kém. Thiếu hụt cơ chế cam kết trách nhiệm giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân khám chữa bệnh với người bệnh

Cơ chế xử lý yếu kém, việc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm không rõ ràng và việc quy trách nhiệm thiếu quy định làm cho minh bạch cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tác động tiêu cực của pháp luật lên việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Bản thân cơ chế xác định trách nhiệm của những người có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng vi phạm cũng có nhiều vấn đề khúc mắc, không rõ ràng, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, lờ đi.

Vụ việc phòng mạch “ba không” cũng là một trong những dẫn chứng được nhắc tới khi đề cập đến sự thờ ơ, tắc trách của cơ quan chức năng cũng như những

quy định lỏng lẻo trong quy chế xử lý vi phạm. Với tiêu đề khá hài hước được đăng tải rộng rãi trên các báo mạng trong tháng 6 năm 2014: phòng mạch ba không, ai vô cũng chích về một phòng mạch tư ở Hồ Chí Minh được một nữ y sĩ tên Hà Thị Hạnh mở ra khám bệnh và điều trị mà không có bằng bác sĩ, không chứng chỉ hành nghề, và không có giấy phép hoạt động vẫn ngang nhiên tồn tại ngày ngày chích thuốc (tiêm) cho tất cả bệnh nhân vào khám bệnh và bán thuốc cho họ.

Trả lời báo Tuổi Trẻ về trách nhiệm quản lý y tế tư nhân trên địa bàn và vì sao lại để bà Hạnh công khai hành nghề khám chữa bệnh trái phép, ông Nguyễn Văn Trường - trưởng Phòng Y tế huyện Hóc Môn khẳng định phòng y tế có biết và đã kiểm tra nhiều lần nhưng bà Hạnh vẫn lén lút hoạt động. Theo ông Trường, bà hành nghề không phép từ năm 2007-2008, phòng y tế đã đến kiểm tra, đình chỉ hoạt động, nhắc nhở và xử phạt vi phạm hành nghề không phép của bà Hạnh vài lần nhưng bà vẫn cố tình hoạt động [70].

Theo quy định tại Luật khám chữa bệnh 2009, việc hoạt động của phòng mạch chui và hoạt động khám bệnh của những phòng mạch như vậy đã vi phạm nghiêm trọng các điều cấm được quy định tại luật này ở khoản 2, khoản 5 và khoản 10 Điều 6. Cụ thể bà Hạnh đã khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề; chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động; bán thuốc cho bệnh nhân khi không thuộc các trường hợp được phép; Không tuân thủ các quy định chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.

Điều đáng nói ở đây là việc cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn biết việc hoạt động trái phép của phòng mạch này nhưng lại không có động thái gì kiên quyết ngăn chặn mà chỉ nhắc nhở, xử phạt hành chính qua loa và sau đó cũng không quan tâm nữa. Trong khi đó, những hoạt động của bà Hạnh như khám bệnh, tiêm thuốc, truyền dịch, bán thuốc cho bệnh nhân lại diễn ra thường xuyên với khá đông người bệnh, đặc biệt là có nhiều trẻ em trong thời gian rất dài đã mang đến hiểm họa khôn lường cho tính mạng, sức khỏe của rất nhiều người bệnh. Và thực tế thì, phòng mạch như của bà Hạnh có thể được tìm thấy nhan nhản ở rất nhiều địa phương trên cả nước như là một địa chỉ khám chữa bệnh quen thuộc của người dân bằng những

danh từ như y tá về hưu, y sĩ quân y ngày xưa, mà không gặp phải trở ngại gì từ phía các cơ quan chức năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Qua đó có thể thấy được, việc quy định của pháp luật đối với xử lí những trường hợp hành nghề không có giấy phép của pháp luật còn khá nhiều thiếu sót và chưa thực sự hiệu quả khi mà những chế tài xử lí hành chính quá nhẹ nhàng không có tác động gì đến hành vi vi phạm. Đồng thời, cơ chế quản lý, xử phạt và trách nhiệm của các cơ quan chức năng cũng bị buông lỏng, coi nhẹ đến bất ngờ. Tất cả chỉ có người bệnh là những người phải hứng chịu hậu quả từ những sai sót, rủi ro nếu có xảy đến.

Ở một góc độ khác, pháp luật hiện hành còn bỏ ngỏ một quy chế cam kết trách nhiệm mang tính nghĩa vụ, ràng buộc cụ thể phạm vi trách nhiệm của người thầy thuốc trong việc khám chữa bệnh, đặc biệt là đối với các ca phẫu thuật.

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 10

Trách nhiệm của người bác sĩ, nói cho đúng ra, không phải là một vấn đề mới mẻ, từ bốn ngàn năm trước tại Babylone, vua Hammourabi đã ban hành một đạo luật mang tên ông để thưởng phạt những y sĩ trong khi hành nghề, thưởng tiền bạc nếu khỏi bệnh và chặt tay chân nếu bệnh nhân mang tật hoặc phải thiệt mạng. Đến cách đây khoảng 30 năm, những tiến bộ của phép trị liệu vẫn tương đối không đáng kể, người bác sĩ có thể định bệnh được một cách chắc chắn, nhưng việc chữa bệnh lại là một việc hoàn toàn khác.

Ngày nay, y học đã tiến một bước rất xa, ngoài sức tưởng tượng của con người được ví như “cướp quyền tạo hóa” từ mổ tim, thay tim, mổ não, cắt phổi, ghép thận, ghép mắt,.. dẫn đến hóa giải hàng loạt những căn bệnh trước đây bị coi là nan y vô phương cứu chữa, tuy vậy, thì càng tiến xa hơn về y học thì độ phức tạp, yêu cầu chuẩn xác trong khám chữa bệnh và trách nhiệm của người thầy thuốc cũng tăng lên đồng biến.

Thường thường vấn đề trách nhiệm chỉ được nêu ra khi có một biến cố nào đó xảy ra, gây thiệt hại tới tài sản hoặc tính mạng của một hay nhiều người. Khi ấy pháp luật sẽ can thiệp để phân xử và phán quyết có lỗi lầm hay không, có lỗi sẽ bị trừng phạt.

Ngày nay trong khi hành nghề, người thày thuốc bắt buộc phải có những quyết định hoặc hành động mà hậu quả cực kỳ quan trọng. Bất cứ một trụ sinh nào, dù chích, dù uống, cũng có thể gây phản ứng được. Người bác sĩ có trách nhiệm từ khi khám bệnh, định bệnh, cho đến lúc kê toa hoặc bắt tay điều trị.

Trách nhiệm của người thầy thuốc được thể hiện ở nhiều phương diện, và sự vi phạm trách nhiệm ấy cũng ở muôn hình muôn vẻ. Thầy thuốc khám bệnh qua loa, khám tắc trách, quên hỏi một chi tiết để định bệnh cho chính xác là phạm lỗi; Thầy thuốc cần có trách nhiệm phân biệt bệnh năng nhẹ, để đi thăm trước hay thăm sau;nếu là bệnh cấp cứu thì tức tốc đi ngay, bất kể thời tiết hoặc đêm hôm, hi sinh cả giấc ngủ, bữa ăn, dù chính mình trong người không được khỏe; họ còn cần có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân, sao cho cặn kẻ, rành mạch, để họ đừng hiểu lầm về bệnh, về cách chữa trị,..; Trách nhiệm của thầy thuốc khi biên toa, kê đơn sao cho rõ ràng để người dược sĩ có thể đọc được, nhất là để cho bệnh nhân đừng uống quá liều, việc căn dặn phải cẩn thận trên giấy tờ chứ không thể là không căn dặn, hoặc viết ngoáy không ai đọc nổi, khi ấy nếu có hiểu nhầm cho người bệnh dẫn đến hậu quả thì thầy thuốc cũng phải chịu trách nhiệm; bên cạnh đó thầy thuốc còn phải có trách nhiệm khi hành động nữa. Ngày xưa muốn định bệnh, người bác sĩ chỉ cần 2 bàn tay và khối óc, nhưng ngày nay, bởi có những tiến bộ của khoa học nên có nhiều phương pháp khám nghiệm rất chính xác, nhiều kỹ thuật cực kỳ tinh xảo, với biết bao máy móc phức tạp mà người bác sĩ không thể nào không biết được, và nếu quên không áp dụng kịp thời một phương pháp cần thiết để định bệnh rồi chữa cho thật sớm, cũng tức là phạm lỗi. Có người sẽ bảo: nếu biết có thể nguy hiểm đến tính mạng, tốt hơn hết là đừng làm gì cả, nhưng “nếu ai ai cũng nghĩ như vậy thì y học sẽ thụt lùi 50 năm, và hàng trăm thứ bệnh, ngày nay đáng lẽ có thể chữa khỏi, sẽ trở thành những bệnh nan y” (Hamburger). Như vậy, người bác sĩ không những phải chịu trách nhiệm về những gì mình làm. mà còn phải chịu trách nhiệm về những gì mình không làm nữa.

Để trút bớt trách nhiệm của người bác sĩ, Bộ Y tế có quy định các loại mẫu hồ sơ bệnh án cần thiết sử dụng trong bệnh viện (quyết định 4069-2001/QĐ-BYT),

trong đó mẫu MS:03/BV-01 là mẫu giấy cam đoan chấp thuận phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức. Theo mẫu này, bệnh nhân hoặc thân nhân người bệnh cam kết: “Sau khi nghe bác sĩ... là... cho biết tình trạng bệnh của bệnh nhân..., những nguy hiểm của bệnh nếu không thực hiện phẫu thuật và những rủi ro có thể xảy ra do bệnh lý, do tiến hành phẫu thuật, tôi tự nguyện cam đoan đồng ý (hoặc không đồng ý) xin phẫu thuật và để giấy này làm bằng”.

Tuy nhiên, hiện nay, tại rất nhiều cơ sở y tế, trong đó có các bệnh viện lớn, bệnh viện ngoại khoa... đều dùng bản cam kết bắt người bệnh ký không đúng theo mẫu trên mà tự ý chèn thêm những điều khoản của bệnh viện vào để né tránh trách nhiệm trong trường hợp có tai biến xảy ra. Có một số bệnh nhân bị những tai biến sau khi phẫu thuật, thủ thuật... khiếu kiện lại bệnh viện thì đã bị bệnh viện từ chối thẳng thừng rằng: bệnh nhân đã ký giấy cam kết tự nguyện phẫu thuật, thủ thuật, tiêm thuốc và đồng ý nếu xảy ra tai biến sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm và không có khiếu kiện. Việc bắt buộc bệnh nhân phải ký giấy cam kết trước khi phẫu thuật, thủ thuật, tiêm thuốc với những điều kiện buộc bệnh nhân phải chịu mọi rủi ro và không khiếu kiện là hình thức dồn ép bệnh nhân khi mà người bệnh đang trong bối cảnh cần phẫu thuật gấp thì tờ giấy cam kết thường được nhắm mắt ký đại cho xong. Không chỉ phẫu thuật, thủ thuật và gây mê hồi sức mà ngay cả chích ngừa một số loại vaccine hiện nay cũng bị nhiều nơi đề nghị viết giấy không khiếu nại khi xảy ra biến chứng.

Nếu dựa theo mẫu giấy cam kết nếu có sai sót xảy ra trong quá trình phẫu thuật do lỗi nghiệp vụ mà bệnh viện vẫn vô can thì không công bằng cho người bệnh - người không hề có một kiến thức nào về y học, làm sao có thể ví với một người đã từng học thuốc lâu năm lại có nhiều kinh nghiệm, và trút trách nhiệm kiểu đó cho họ là giả dối và không công bằng [71].

Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, trong bản cam kết buộc phải kí để được phẫu thuật, người bệnh phải kí văn bản với điều khoản như: tôi đọc bản cam kết này trong tình trạng hòa toàn minh mẫn, tôi đã được bác sĩ tư vấn và giải thích tận tình về tình trạng bệnh, về hướng phẫu thuật và tỉ lệ thành công. Tuy nhiên thì thực chất

thường thì người nhà chỉ được gọi vào kí tên vào giấy cam đoan mà không có sự tư vấn, phân tích của thầy thuốc.

Như vậy, rõ ràng các bệnh viện tự ý “đẻ” ra các điều khoản để đẩy hoàn toàn trách nhiệm về phía người bệnh và “đánh phủ đầu” ngăn chặn mọi hành vi khiếu kiện, quy trách nhiệm khi có tai biến xảy ra, bất kể đó là do lỗi, sai sót của thầy thuốc.Trên thực tế nó không được coi là thoả thuận vì bệnh nhân không ký giấy cam kết thì không được phép phẫu thuật, thủ thuật... vi phạm nguyên tắc tự nguyện của thỏa thuận. Những yêu cầu kiểu bắt bí bệnh nhân thế này đã được các cơ sở y tế đã dựa vào đó để phủi tay khi có sai sót xảy ra [72].

2.2.4. Những quy định về nghiên cứu y khoa trong pháp luật Việt Nam còn nhiều hạn chế ảnh hưởng tới việc đánh giá y đức và hình thành nên quy chuẩn y đức

Nghiên cứu y học và đạo đức trong nghiên cứu y học là vấn đề đặc biệt quan trọng bởi đối tượng của nghiên cứu là con người. Bên cạnh những nghiên cứu có ích, có giá trị to lớn đối với nền y học được khuyến khích, hỗ trợ thì những nghiên cứu vì mục đích xấu hay kết quả nghiên cứu có thể ảnh hưởng không tốt đến đạo đức và cuộc sống con người là những vấn đề rất cần pháp luật quan tâm, kiểm soát và điều chỉnh.

Năm 2008, Bộ Y tế đã thành lập Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học bộ y tế nhiệm kỳ 2008- 2012 có nhiệm vụ đánh giá, xét duyệt về khía cạnh đạo đức và khoa học chuyên ngành đối với các hồ sơ nghiên cứu y sinh học, đặc biệt là các thử nghiệm lâm sàng; kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; đánh giá kết quả nghiên cứu đối với các nghiên cứu y sinh học có đối tượng nghiên cứu là con người và tư vấn cho Bộ trưởng xem xét phê duyệt. Năm 2012, Bộ Y tế thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học nhiệm kỳ 2012 - 2017 và đổi tên thành Ban đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế tại Quyết định số 458/QĐ-BYT ngày 16/02/2012. Hoạt động của Ban đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Bộ Y tế theo Quy chế hoạt động riêng cho Ban này do Bộ Y tế ban hành (gọi tắt là Ban Đánh giá đạo đức nghiên cứu) tại Quyết định số 460/QĐ-BYT ngày 16/02/2012. Chức năng của Ban Đánh giá đạo

đức nghiên cứu là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá vấn đề đạo đức trong các nghiên cứu y sinh học. Tuy nhiên, hoạt động của Ban chuyên môn này cũng chỉ dựa trên những quy chuẩn nội bộ giống như một giải pháp cấp bách khi mà pháp luật chưa có những quy định thực sự tiên tiến, bắt kịp sự phát triển trong y học thế giới và không thể bao quát đầy đủ các vấn đề trong nghiên cứu y học[73].

Trong khi đó, với đặc điểm của sự phát triển khoa học là cực kì nhanh chóng, đôi khi có những bước tiến vượt bậc bất ngờ mà với điều kiện lập pháp và hành pháp của nước ta hiện nay thì lại khó lòng theo kịp chứ chưa nói đến đón đầu. Chính vì vậy, việc những quy định của pháp luật luôn đi sau, không dự liệu trước được sự vật, hiện tượng xảy ra để có các quy định điều chỉnh kịp thời là phổ biến. Trong nhiều trường hợp, các nước trên thế giới đã có những quy định cụ thể về một số vấn đề, quan hệ phát sinh nhưng đối với Việt Nam thì đó lại vẫn là một vấn đề tranh cãi hay thậm chí là chưa nhận được sự quan tâm, chưa được đặt ra.

Vấn đề nghiên cứu tế bào mầm phôi là một trong những ví dụ điển hình. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc nhân bản vô tính, sinh sản vô tính (pháp lệnh dân số 2003, Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003) tuy nhiên việc cấm hay không nghiên cứu tế bào mầm phôi và tiêu hủy phôi trong quá trình nghiên cứu khi mà pháp luật Việt Nam cũng chỉ cấm việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi (Nghị định số 104/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số) lại không được đề cập.

Vấn đề mấu chốt trong việc nghiên cứu tế bào mầm phôi là cứ mỗi tế bào được chiết ra từ túi phôi (gồm khoảng 100 tế bào) thì phôi bị tiêu hủy. Câu hỏi được đặt ra là sự hủy bỏ phôi này có nên được xem là một hành động phi đạo đức hay không? Nhiều người tin rằng phôi phải được tôn trọng như một con người bởi một túi phôi không phải là một nhóm tế bào thông thường, mà nó có đầy đủ các thông tin về di truyền, và có khả năng phát triển thành một con người. Vì thế, mà người ta lí giải rằng sự tôn trọng cho con người phải bình đẳng, bất kể con người đang ở trong giai đoạn phát triển nào.

Ở các quốc gia như Thụy Điển, Anh, tế bào mầm được cho phép nghiên cứu và sử dụng. Đức cho phép các nhà khoa học nhập cảng tế bào mầm từ các nước

khác, nhưng Quebec lại cấm dùng phôi tế bào trong nghiên cứu. Ở Nhật, phôi tế bào mầm có thể được gieo trồng với điều kiện các tế bào này lấy từ các chương trình thụ thai nhân tạo[74] trong khi đó thì ở Việt Nam những quy định pháp luật liên quan lại đang được bỏ ngỏ.

2.2.5. Cơ chế điều tra, kiểm tra, giám sát chưa phát huy được hiệu quả, việc thực hiện kiểm tra giám sát của cơ quan hữu quan còn yếu kém

Có thể thấy, thời gian qua, hầu hết các vụ việc vi phạm về y đức được phát giác đều do có người tố cáo hoặc thông qua phản ánh của báo chí, của người dân, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Điều đó thể hiện ra rằng rõ ràng là, chúng ta thiếu hẳn một cơ chế kiểm tra, giám sát có hiệu quả, chưa coi trọng kiểm tra phòng ngừa, phát huy nhân tố tích cực, đồng thời việc kiểm soát thực hiện pháp luật còn yếu, tình hình thực thi pháp luật chưa nghiêm minh.

Thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ tất yếu của công tác quản lý kinh tế, quản lý xã hội và quản lý con người. Không làm tốt nhiệm vụ này thì khó mà xây dựng được một hệ thống hiệu quả, nghiêm minh dù trong bất kể lĩnh vực gì.

Năm 2013, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đề xuất lập đường dây nóng ở cấp bộ. Bộ trưởng cũng chỉ thị các sở y tế địa phương, bệnh viện thiết lập đường dây nóng, kèm cả số điện thoại của giám đốc để người dân phản ánh bức xúc trong việc khám chữa bệnh. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, đường dây nóng là giải pháp được thực hiện rất thức thời, quyết liệt với mục đích “hạ hỏa ngay bức xúc của người dân” khi khám chữa bệnh. Đây cũng là một trong những biện pháp để Bộ Y tế chấn chỉnh y đức. Sau 2 tháng thực hiện, Bộ Y tế đánh giá đường dây nóng rất hiệu quả với con số lên tới hơn 900 cuộc gọi và nhiều cuộc gọi thực sự nóng thật. Có đến 40% cuộc gọi phàn nàn về thái độ không hướng dẫn tỉ mỉ hoặc cáu gắt của đội ngũ y - bác sĩ.

Đường dây nóng, đó chỉ là một biện pháp tức thời mà không giải quyết được tận gốc, căn nguyên của vấn đề. Tại sao chỉ trong vòng 2 tháng mà số lượng phản ánh của người dân lại lớn đến như vậy? Điều đó cũng đồng nghĩa với việc sự vi phạm của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế đang hàng ngày, hàng giờ tràn lan trên mọi hoạt động y tế. Qua phản ánh từ đường dây nóng thì Bộ y tế đã tiến hành xác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023