Một Số Vấn Đề Đang Đặt Ra Về Vai Trò Của Pháp Luật Đối Với Việc Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc Ở Việt Nam

căn cứ theo đề nghị của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, thì đến năm 2010 cả nước thiếu gần 24.000 người. Đến năm 2015, con số này tăng lên gần 64.000 người và dự báo đến năm 2020 thiếu đến hơn 90.000 người. Như vậy, số lượng thầy thuốc hiện nay của chúng ta đang phải bao quát công việc của cả những chỗ trống thiếu hụt đó, chưa kể ở những cơ sở trung ương, tuyến trên đầu ngành thì khối lượng công việc mà mỗi ngày người thầy thuốc phải đảm nhiệm thực sự là vượt quá khả năng của họ.

Thứ ba, sự phân cấp phân tuyến thiếu khoa học cộng với sự chênh lệch rõ rệt trong trình độ của các thầy thuốc ở những đơn vị, cấp khác nhau. Nhà nước ta đã lập nên và duy trì một mạng lưới y tế đồ sộ, tốn kém (huyện nào cũng có bệnh viện, xã nào cũng có trạm xá) nhưng lại hoạt động rất kém hiệu quả. Các bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương vẫn tiếp tục phải được cơi nới thêm buồng, giường bệnh do quá tải còn các trung tâm y tế xã phường vẫn tiếp tục được xây mới mà số bệnh nhân được phục vụ thì không tăng, nhiều trang thiết bị đắt tiền vẫn đang được mua sắm và tiếp tục bị bỏ xót do không có người sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng, gây lãng phí rất lớn cho toàn xã hội còn những chỗ cần thì lại vẫn cứ thiếu.

Sự phân cấp, phân tuyến thiếu khoa học này còn làm cho đội ngũ thầy thuốc tuyến dưới tuyến trung ương không có điều kiện được hành nghề, dẫn đến các kiến thức học ở trường cứ mai một dần. Người ta đã quên mất một điều cốt tử: ngành y là một ngành rất đặc thù, nó chỉ cần chất lượng chứ không phải là số lượng. Ngoài những đòi hỏi về trang thiết bị, thuốc men phải tốt, thì cái tối quan trọng là con người sử dụng và vận hành các thiết bị trên. Đó chính là các thầy thuốc có trình độ chuyên môn cao (ngoài y đức tốt). Nghĩa là có các con người ưu tú được đào tạo cơ bản và phải có một quá trình tích lũy kinh nghiệm nhất định trong quá trình hành nghề, ít nhất phải là 4-5 năm sau khi ra trường tại các cơ sở điều trị lớn để cọ xát thực tế với nhiều loại bệnh, nhiều trường hợp khó dễ, phức tạp khác nhau từ đó mới đủ khả năng để đảm đương những vị trí chính ở các cơ sở địa phương. Vậy mà thực tế hiện nay, đội ngũ y tế địa phương nhất là ở xã, huyện thì đa phần là có trình độ chuyên môn không cao do khi mới ra trường đã được phân công thẳng về các tuyến

cơ sở. Đấy là chưa kể do chất lượng đào tạo chung xuống cấp, và có một phần lớn các thầy thuốc được đào tạo mà không qua thi tuyển (do được cử tuyển) có đầu vào bằng 0 và một số khác có đầu vào gần bằng 0 (bác sĩ chuyên tu)[77]. Cũng xin được nhắc lại, theo quan điểm được thống nhất của người viết được trình bày ở các mục trước thì riêng biệt đối với đạo đức người thầy thuốc, trình độ và năng lực chuyên môn cũng được coi là một trong những tiêu chí đánh giá, ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nghề này.

Thứ tư, có lẽ phải kể đến đó là do môi trường xung quanh lôi kéo và người thầy thuốc nhiều khi không đủ bản lĩnh để cưỡng lại hoặc thậm chí là không muốn cưỡng lại những cám dỗ đó. Việc cả bệnh viện, tất cả đồng nghiệp xung quanh đều có những hành vi dễ dãi với vấn đề y đức, trong khi đó nhiều bệnh nhân tìm mọi cách mua chuộc thầy thuốc để được ưu tiên phục vụ. Thời gian trước đây thường thì bệnh nhân cảm ơn thầy thuốc sau khi chữa khỏi bệnh cho họ bằng cách biếu thầy thuốc chục trứng, con gà hay vài cân gạo để thầy thuốc bồi dưỡng nhằm bày tỏ lòng biết ơn như một đạo lý cao đẹp thì bây giờ, với tư tưởng “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” và tác động của nền kinh tế thị trường đầy rẫy bon chen, tiêu cực thì bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cũng có xu hướng trả giá cao hơn cho hoạt động của thầy thuốc, thậm chí họ đưa tiền cảm ơn trước khi chữa bệnh như một sự mặc cả, ngã giá phục vụ, chỉ khác, bệnh nhân coi đó là sự tự giác cần làm.

Xét trên một góc độ nào đó, chính bệnh nhân đã đẩy thầy thuốc vào những hành vi không đúng với chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp. Người này người khác cứ đua nhau bỏ tiền vào túi áo blouse trắng. sự nhiệt tình thái quá, sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân đã làm hư thầy thuốc. Một vài lần rồi thành quen và bản thân thầy thuốc cũng coi đó là chuyện bình thường và là lẽ đương nhiên, đến khi có những người không đi cùng quỹ đạo đó thì họ lại coi đó là sự bất thường và có những thái độ, hành vi không đúng với chuẩn mực mà đôi khi chính họ cũng không nhận ra.

Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa đó là trong điều kiện nước ta hiện nay, có lẽ đang quá thiếu một “thế hệ vàng” đủ cái tầm, cái tâm đứng trên giảng đường để dạy hai chữ y đức cho sinh viên y khoa khiến cho họ “tâm phục

khẩu phục” như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Lời thề Hippocrate gần như chỉ là hình thức trong lễ tốt nghiệp khi mà những trường hợp bác sỹ phi tang xác bệnh nhân sau khi mắc những sai sót về chuyên môn dẫn đến bệnh nhân tử vong vẫn còn xảy ra.

Có lẽ có quá nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự xuống cấp của y đức hiện nay, từ bất cập của pháp luật, cơ chế thị trường, xã hội hóa công tác khám, chữa bệnh, sự bất lực và buông lỏng trong công tác quản lý, đã tạo điều kiện và làm hư đội ngũ y, bác sỹ đang cố chạy theo đồng tiền quên hết y đức và sự mệnh cao cả của một người thầy thuốc. Đó thực sự là vấn nạn nhức nhối, nó như một loại vi-rút chưa có kháng thể để trị tận gốc và đang lây nhiễm từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2.4. Một số vấn đề đang đặt ra về vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc ở Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của y đức với sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận thầy thuốc hiện nay:

Những năm gần đây, nhờ có chính sách đổi mới toàn diện sâu sắc của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên những giá trị đạo đức lại không đồng biến. Trong sự chuyển đổi đó, đã xuất hiện một bộ phận đội ngũ thầy thuốc không giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng của người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa.

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 12

Trong quá trình khám chữa bệnh, một số cán bộ y tế tỏ ra lạnh nhạt, thiếu trách nhiệm hay vô trách nhiệm với người bệnh. Những hành vi này của thầy thuốc được biểu hiện như khi gặp bệnh nhân cấp cứu không khẩn trương cứu chữa, gặp bệnh khó không chịu suy nghĩ tìm ra phương án tối ưu để cứu chữa, không tập trung trí tuệ tập thể, điều trị ẩu, không xử lý kịp thời diễn biến bệnh tật, lợi dụng nghề nghiệp của mình, không ít thầy thuốc đã coi trọng đồng tiền hơn tính mạng của người bệnh. Bệnh nhân nào có quà cáp biếu xén, hoặc có tiền lót tay thầy thuốc thì được quan tâm chăm sóc chu đáo, hoặc thầy thuốc đặt điều kiện với người nhà bệnh nhân trước khi phẫu thuật.

Ngoài ra tình trạng móc ngoặc giữa bác sỹ khám bệnh với các quầy thuốc,

nhà thuốc, kê đơn cho bệnh nhân đến mua để được nhận “hoa hồng” bệnh nhân mua phải chịu giá đắt mà không dám kêu. Trong thời gian qua dư luận xã hội trong tỉnh đã lên tiếng nhưng ngành y tế vẫn chưa tìm được cách xử lý. Vì lợi nhuận, các thầy thuốc vừa kê đơn vừa bán thuốc với giá “cắt cổ” đối với bệnh nhân, một số thầy thuốc đã hành nghề vượt qua phạm vi cho phép đã dẫn đến gây tai biến đáng tiếc cho bệnh nhân.

Một số thầy thuốc còn có biểu hiện đầu cơ kỹ thuật, giấu nghề không chịu trao đổi truyền thụ kinh nghiệm của mình với đồng nghiệp, nhằm mục đích vụ lợi cá nhân trong việc chữa bệnh kiếm tiền. Trong hoạt động còn tình trạng đố kỵ nghề, có những thầy thuốc cho mình là giỏi hơn cả. Coi đồng nghiệp dưới con mắt của mình, tự kiêu tự đại, bảo thủ, không tiếp thu ý kiến đóng góp của người khác.

Những tồn tại trên là những vi phạm về y đức, vi phạm đạo đức của người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa, gây thiệt hại sức khoẻ cho nhân dân - tài sản vô giá của xã hội, gây thiệt hại về tài sản nhà nước, tiền bạc của nhân dân. Những sai phạm trên, làm mất đi cái lớn nhất của người thầy thuốc là uy tín, là lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của xã hội về đạo đức thầy thuốc với những bất cập trong chính sách đãi ngộ, tiền lương cho đội ngũ thầy thuốc.

Chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, chưa đảm bảo được công bằng xã hội, người thầy thuốc trực chuyên môn 24/24 giờ, liên tục giải quyết các tình huống xảy ra trong ca trực, những tình huống liên quan đến cuộc sống, đến sinh mạng và sức khoẻ của con người. Đứng trước sự sống và cái chết chỉ là một ranh giới mỏng manh, người thầy thuốc nhiều khi chỉ có một mình, phải nhanh chóng giải quyết phương án tối ưu để cứu sống người bệnh. Công việc thì nặng nề và quan trọng như vậy nhưng sự đãi ngộ của nhà nước chưa tương xứng với cống hiến và đóng góp của họ khi mà phụ cấp bồi dưỡng cho cán bộ y tế cho mỗi ca trực đêm chỉ là vài chục nghìn đồng. Đến nay, chế độ phụ cấp đã có thay đổi và điều chỉnh nhưng vẫn chưa bù lại đủ sức lao động của người cán bộ y tế.

Thực tế cuộc sống cho thấy, đồng lương và phụ cấp của cán bộ y tế quá thấp

so với sức lao động và trí tuệ của họ bỏ ra. Nếu so sánh thu nhập của công nhân lao động trong xí nghiệp và thu nhập của cán bộ y tế, nhất là của các bác sỹ thì ta thấy quá nhiều bất cập. Trong một phép so sánh đơn giản giữa lương của một người bán hàng bình thường không có trình độ, bằng cấp hiện nay với số giờ làm việc khoảng từ 8 đến 10 tiếng trung bình là 3 đến 4 triệu đồng một tháng. Trong khi đó thì lương của bác sĩ những người có trình độ đại học, làm công việc có tính chất căng thẳng cao, đòi hỏi chuyên môn và nhiều rủi ro bệnh tật thì lại được tính theo các bậc lương nhà nước với mức lương cơ bản nhân với hệ số theo cấp bậc, với những thầy thuốc mới ra trường thì chắc chắn không khỏi chạnh lòng khi so sánh lương của mình còn thấp hơn cả lương của những người làm những công việc đơn giản, thuần túy chân tay.

Như vậy, mức thu nhập này không đủ để người bác sỹ nuôi bản thân mình chứ chưa kể đến nuôi con cái, hỗ trợ gia đình. Trong khi công việc của cán bộ y tế mang tính đặc thù, luôn luôn căng thẳng và trách nhiệm lại rất nặng nề.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của việc xử lý những hành vi vi phạm y đức với sự khuyết thiếu các cam kết trách nhiệm đối với các chủ thể liên quan đến y đức.

Như đã được đề cập từ những phân tích trước đó, xử lí những hành vi vi phạm trong lĩnh vực y đức là một trong những vai trò quan trọng của pháp luật. Pháp luật, trong nhiệm vụ này cần được hoàn thiện để điều tra, xác minh và xử lý những vi phạm khi mà số lượng những hành vi vi phạm ngày một tăng lên với thủ đoạn tinh vi và tính chất nghiêm trọng hơn. Do vậy, những yêu cầu của nghề y, xã hội đối với việc xử lý hành vi vi phạm và sự chặt chẽ vượt, trội của pháp luật trong chế định này ngày một tăng cao lên.

Tuy vậy, hiện nay, sự chủ động, lợi thế trong việc khám chữa bệnh vẫn thuộc phần lớn vào phía người thầy thuốc trong khi phía bị động và ít có tiếng nói là những người bệnh nhân và gia đình của họ khi mà cam kết trách nhiệm trong việc khám chữa bệnh đáng lẽ ra nên thuộc về phía thầy thuốc hoặc chí ít là sự thỏa thuận hợp lý giữa phía thầy thuốc và bệnh nhân thì lại được đẩy hoàn toàn về phía người

bệnh và thầy thuốc thì có thể phủi tay qua chuyện với tờ cam kết không khiếu kiện mà bệnh nhân phải kí trước đó.

Đây thực sự là một mâu thuẫn rất trọng yếu khi mà đòi hỏi về việc xử lý hành vi vi phạm về y đức ngày một cao lên trong khi đó pháp luật lại thiếu hụt một cơ chế về cam kết trách nhiệm đối với các chủ thể liên quan đến y đức.


Tiểu kết chương 2

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Trước những vận hội của đất nước, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải đồng tâm, hiệp lực, đoàn kết, tập trung trí tuệ sáng tạo, nhân tài vật lực để phát triển kinh tế xã hội.

Ngành y tế cũng vậy là ngành khoa học ngành chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đòi hỏi mỗi cán bộ ngành y tế, đặc biệt là đội ngũ thầy thuốc, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa được Đảng và Nhà nước đào tạo rèn luyện có trình độ chuyên môn cao để phục vụ nhân dân phải có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

Để có thể nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc thì việc nhìn thẳng vào thực trạng đạo đức người thầy thuốc ở nước ta với một thái độ nghiêm túc bằng việc đánh giá từ cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực là hết sức quan trọng. Có như vậy mới giúp chúng ta tìm ra được nguyên nhân chủ yếu chi phối hành vi tiêu cực trong y đức của thầy thuốc.

Trong sự phát triển hiện nay của đất nước mặt tiêu cực của xã hội đã và đang len lỏi gặm nhấm dần những bản chất tốt đẹp cũng như huỷ hoại dần bộ phận đội ngũ cán bộ y tế. Thể hiện cán bộ y tế thiếu ý thức trách nhiệm đối với sức khoẻ bệnh nhân, thể hiện từ tuyến trung ương đến địa phương. Một hiên tượng suy thoái về đạo đức của người cán bộ y tế, nguy hiểm hơn đó là “kinh doanh trên người bệnh”, người cán bộ y tế đã mờ mắt trước đồng tiền coi đồng tiền hơn tính mạng người bệnh, sức khoẻ người bệnh, nhiều tiền thì chăm sóc chu đáo điều trị đến nơi đến chốn; cá biệt có những trường hợp bệnh tật được thầy thuốc mặc cả giá chữa trị. Chính những điều đó đã và đang bị xã hội lên án.

Thực trạng phổ biến hiện nay đang diễn ra không ai có thể phủ nhận được. Y đức của cán bộ y tế nói chung, đang bị đánh mất dần. Họ từ bỏ lối sống lành mạnh, trung thực, trong sạch, đang lún sâu vào lối sống thực dụng dối trá, ích kỷ. Những hiện tượng đó đang làm giảm lòng tin trong nhân dân và xa hơn là giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, giảm lòng tin vào chế độ xã hội.

Có thể nói, pháp luật nước ta cũng đã có vai trò khá tốt trong việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc khi tạo lập được những quy tắc hành vi, ứng xử, ngăn chặn được phần nào những hành vi vi phạm đạo đức người thầy thuốc,.. tuy nhiên một điều không thể phủ nhận là những tồn tại, hạn chế của pháp luật trong lĩnh vực này còn rất nhiều và bức thiết cần tìm ra nguyên nhân để giải quyết.

Những hạn chế đó đến từ sự bất cập của hệ thống pháp luật, những cơ chế và những quy định còn nhiều thiếu sót đã tác động đến y đức một cách sâu sắc. Tuy nhiên, dẫu có nhiều nguyên nhân khách quan nhưng một thực tế phải thừa nhận rằng, với tư cách là chủ thể, thầy thuốc phải chịu trách nhiệm về hành vi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của chính mình. Những giải pháp tập trung giải quyết nguyên nhân của hành vi tiêu cực về y đức có tính khả thi sẽ làm thay đổi nhận thức và hành động của thầy thuốc và kết quả, người bệnh sẽ có cơ hội được chăm sóc y tế với chất lượng tốt hơn.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC THẦY THUỐC


3.1. Yêu cầu nâng cao vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc

- Quán triệt quan điểm của Đảng về đạo đức của người cán bộ nói chung và cán bộ ngành y tế nói riêng; Gắn việc nâng cao y đức với yêu cầu phát triển đất nước.

Nhân dân ta luôn quan niệm sức khoẻ là vàng vì vậy những người làm nghề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho mọi người luôn được coi trọng và suy tôn.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói:

Công việc của người thầy thuốc ví như công việc của người mẹ, chăm lo cho con cái, cho gia đình, cho nòi giống, cho con người từ thuở lọt lòng đến giây phút thanh thản từ giã cuộc đời, giúp cho bà con vượt qua số phận hẩm hiu, những đau đớn quằn quại của bệnh tật, sự sinh nở mẹ tròn con vuông, giúp cho lứa đôi hạnh phúc, các cụ già trường thọ. Tôi xin chúc các thầy thuốc Việt Nam, công cũng như tư biểu tượng cao quý của tình thương con người, tình thương giống nòi, đem tình thương vĩnh cửu của người mẹ để làm công việc cao quý của mình. Nòi giống cường tráng tổ quốc hùng mạnh.

Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII nêu rõ: “Sức khoẻ là vốn quý của mỗi con người và của toàn xã hội, vì vậy chúng ta phấn đấu để mọi người đều được quan tâm chăm sóc sức khỏe”. Đảng ta quán triệt một cách sâu sắc rằng, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc tiến bộ và công bằng xã hội trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân và là nhiệm vụ đặc thù của ngành y tế, nó đòi hỏi phải có sự nêu cao tinh thần y đức trong nhân cách của mỗi người cán bộ nhân viên ngành y tế.

Trong quá trình cải cách kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo là điều không thể tránh khỏi, vì vậy bảo vệ người nghèo trong chăm sóc sức khoẻ trước sức ép của kinh tế thị trường đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của y tế nước ta.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023