Tác Động Tiêu Cực Và Những Hạn Chế Của Pháp Luật Đối Với Việc Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc

cho đối tượng nhân viên y tế và thầy thuốc trong các chương trình học tập tại cơ sở đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, các nội dung về giáo dục pháp luật và y đức đã được đưa vào giảng dạy với tư cách là môn học độc lập, hoặc lồng ghép trong nội dung một số môn học khác.

Hình thức tuyên truyền pháp luật cũng ngày càng đa dạng, phong phú, từ tuyên truyền, tư vấn và trợ giúp pháp lý đến thể hiện lồng ghép trong các loại hình nghệ thuật, xã hội hóa sân khấu, phim ảnh, sách báo hay qua vai trò đắc lực của các phương tiện thông tin đại chúng.

Thời gian gần đây, nhiều bộ phim nội địa và ngoại nhập về đề tài y đức đã được phủ sóng rộng rãi đến mọi đối tượng với nội dung phê phán những vi phạm đạo đức nghề nghiệp, ca ngợi những tấm gương lương y như từ mẫu hết lòng vì nghề và đồng thời cũng mang đến những bài học pháp luật đắt giá cho những người lầm đường lạc lối phải trả giá cho hành động của mình trước cả pháp luật và lương tâm.

Mới đây, nhân dịp kỷ niệm 120 năm bác sĩ, nhà khoa học Yersin tìm ra vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, tại Trường Đại học Nha Trang, Sở ngoại vụ Khánh Hòa phối hợp với Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam đã tổ chức trình chiếu bộ phim tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp bác sỹ, nhà khoa học Alexandre Yersin người con của Thụy Sĩ mà cách đây hơn 120 năm đặt chân đến Nha Trang từ con tàu chở khách của Pháp. Và ông quyết định bỏ hết những vinh hoa ở Pháp để gắn bó đời mình với cuộc sống giữa xóm chài nhỏ ngay cửa sông Cái và bắt đầu sự nghiệp khoa học, y học không mệt mỏi. Ông chính là người tìm ra vi trùng bệnh dịch hạch và điều chế huyết thanh chống bệnh này, ông cũng là người thành lập nên Viện Pasteur Nha Trang. Hơn 500 bạn sinh viên đã tham dự buổi chiếu phim này và với họ những gì thu nhận được sau khi xem bộ phim không chỉ là những hiểu biết, sự ngưỡng mộ với một con người có cống hiến to lớn với đất nước mình mà hơn hết, bộ phim đã đánh thức được trong họ những giá trị y đức quý báu từ tận thâm tâm như những dòng họ đã chia sẻ chân thành tại nhật ký buổi trình chiếu [66].

Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao đạo đức người thầy thuốc được thực hiện rất hiệu quả thông qua việc xét xử công khai của

tòa án. Các phiên tòa công khai đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến nhận thức pháp luật bằng tính công bằng, nghiêm khắc khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, sự lan truyền thông tin pháp luật cũng được thực hiện mau lẹ, chính xác qua hoạt động tuyên truyền giáo dục này.

Dưới tác động của việc nâng cao ý thức pháp luật, người thầy thuốc ngày càng hình thành rõ nét lối sống và hành động theo pháp luật, tác nghiệp trên cơ sở tôn trọng pháp luật. Tình trạng vi phạm pháp luật của người thầy thuốc được ngăn chặn đáng kể, bản thân người thầy thuốc xuất hiện nhu cầu quan tâm đến pháp luật, có ý thức tự trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật.

Thiết nghĩ, xây dựng đạo đức người thầy thuốc nhờ công tác tuyên truyền, truyền thông định hướng dư luận xã hội, nâng cao ý thức pháp luật không phải công việc mà một ngành, một cơ quan có thể chuyên trách được, nó phải là sự kết hợp, tổng hòa và hỗ trợ từ nhiều lĩnh vực, cơ quan và chuyên ngành khác nhau để đạt được mục tiêu chung. Sự hỗ trợ, giúp đỡ từ quy chế, giấy phép phát hành, xuất bản, tổ chức sự kiện, hay sự phối hợp giữa các cơ quan đại sứ quán, bộ ngoại giao, cục văn hóa thông tin,.. tất cả, để thực hiện được thì vai trò của pháp luật được xem như là một trong những yếu tố thiết yếu.

2.2. Tác động tiêu cực và những hạn chế của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc

2.2.1. Những quy định của pháp luật còn nhiều thiếu sót, hạn chế, quy định rải rác và nhiều chưa thực sự hợp lý đã có tác động tiêu cực đến việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Một trong những điểm hạn chế đầu tiên của các chế định liên quan đến y đức hay xây dựng đạo đức người thầy thuốc phải kể đến đó là các quy định của pháp luật về vấn đề này còn rải rác, không tập trung giữa một rừng văn bản pháp luật khiến cho người nghiên cứu, người áp dụng pháp luật và cả những người chịu sự điều chỉnh của nó gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận.

Bởi lẽ, để tìm hiểu và có cái nhìn tổng quát về vấn đề này thì cần có sự kết

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 9

hợp và chọn lọc và tổng hợp các quy định từ nhiều Bộ luật, luật và các văn bản dưới luật thuộc nhiều ngành khác nhau. Đơn cử như để hiểu được các quy định về tạo lập hành vi ứng xử cho người thầy thuốc thì cần nắm được các quy định liên quan đến trong luật khám chữa bệnh, bộ luật hình sự, luật xử lý vi phạm hành chính, luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Ngoài ra, tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản dưới luật như Nghị Định, Thông tư, Quyết định,... hướng dẫn cũng là rất quan trọng để có một cái nhìn đúng đắn. Như vậy, bản thân việc tìm hiểu về pháp luật đã là cả một công đoạn khó khăn và nhiêu khê cho chính những người có chuyên môn về pháp luật thì đối với đội ngũ thầy thuốc, những người chỉ được đào tạo bài bản về khám chữa bệnh thì việc tiếp cận và hiểu biết những quy định này quả là rất khó.

Thêm nữa, các quy định này mặc dù tương đối nhiều và đầy đủ trên các phương diện nhưng chủ yếu ở dạng Nghị định, thông tư, chưa có tính pháp lý cao, nhất là dạng Chỉ thị chỉ có tác dụng nhất thời, không có điều kiện bảo đảm thực hiện, giá trị pháp lý không cao.

Trong khi đó, các văn bản càng có tính pháp lý cao thường là quy định chung chung, khó thực thi, nên cần xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết thêm. Điều này lại dẫn đến trường hợp nhiễu văn bản hướng dẫn. Như là cùng một văn bản Nghị định nhưng có nhiều thông tư hướng dẫn; thông tư thay thế thông tư kia nhưng cùng căn cứ trên một Nghị định (Ví dụ: Nghị định 95/CP năm 1994 về việc thu một phần viện phí nhưng đã có tới hai thông tư hướng dẫn và thay thế nhau).

Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vẫn theo quy trình: Luật/pháp lệnh Nghị định - Thông tư - Chỉ thị mất nhiều thời gian; Việc ban hành văn bản hướng dẫn cuối cùng thường chậm dẫn đến trường hợp Luật ban hành rồi nhưng chưa thể thực hiện được do còn chờ các văn bản hướng dẫn. Đồng thời công tác theo dõi đánh giá tổng kết thực hiện chưa thường xuyên; một số chính sách chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời. Có những văn bản ban hành đã lâu, không còn phù hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội nhưng vẫn chưa được sửa đổi bổ sung [16].

Đặc biệt, tình trạng luật có quy định nhưng đến vài năm mà vẫn không hề có

hướng dẫn thực hiện khiến cho các cơ quan thực thi, các đơn vị có thẩm quyền và những người thuộc đối tượng điều chỉnh của những quy định này “không biết đường nào mà lần” xảy ra gây khá nhiều. Đó là trường hợp liên quan đến lương y, người có bài thuốc gia truyền theo quy định tại chương III Luật khám chữa bệnh 2009. Theo đó thì những đối tượng là lương y, người có bài thuốc gia truyền muốn hành nghề thì phải xin cấp chứng chỉ hành nghề, điều kiện để có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề là phải có giấy chứng nhận là lương y, giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền. Luật ban hành đã được hơn 5 năm nay những phía Bộ y tế lại không có một văn bản nào hướng dẫn về thủ tục, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hay chứng chỉ hành nghề cho những đối tượng này trừ Thông tư 41/2011/TT - BYT ngày 14/11/2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh chỉ quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề đông y cho các đối tượng là bác sỹ của các Trường Y học cổ truyền, còn riêng lương y thì chưa có. Như vậy Bộ Y tế đang nợ cái thông tư chuẩn hóa về tiêu chuẩn cấp chứng chỉ hành nghề đối với lương y, người có bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền trong khi trên cả nước có đến 100 nghìn hội viên Hội Đông y và hàng chục nghìn trong số đó là những lương y hoạt động mà không có chứng chỉ hành nghề hay giấy chứng nhận nào cả [67].

Mặt khác, các văn bản do Bộ y tế ban hành đơn thuần mang nặng ý nghĩa về chuyên môn mà ít có hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề chính sách liên quan đến tài chính, tổ chức hệ thống hay nhân lực, y đức. Ví dụ, các chỉ thị về chăm sóc toàn diện do Bộ y tế ban hành nhưng vì không giải quyết được vấn đề nhân lực nên quá trình triển khai thực hiện còn hạn chế; quy chế chuyên môn bệnh viện đòi hỏi phải có duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, bệnh phòng hàng năm nhưng không giải quyết được vì ngân sách phòng bệnh không tăng, vấn đề này là do sự phân cấp quản lý hiện nay. Bộ Y tế không quản lý tập trung và toàn diện về mọi mặt mà còn có sự quản lý và trách nhiệm của các Bộ ngành khác nhau như Nội vụ, Tài chính và UBND tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật Việt Nam, sự thể chế hóa đạo đức thành pháp luật còn thiên về khái quát chung chung, dẫn tới khó thống nhất trong cách hiểu và thực hiện quy định đó trên thực tế. Chẳng hạn như trong một số điều khoản sử dụng cụm từ “không trái với đạo đức xã hội”, “tuân thủ y đức” tuy nhiên như thế nào là không trái với đạo đức xã hội, khi mà quy chuẩn đạo đức mỗi nơi một khác và việc thể chế các quy chuẩn đạo đức này vào trong luật chỉ là một phần rất nhỏ hay như phạm vi y đức được sử dụng ở đây là gì. Trên thực tế, đánh giá một hành vi nào đó là trái hay không trái đạo đức xã hội không hề đơn giản. Cùng là một hành vi nhưng có các cách đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau, bởi các quy chuẩn đạo đức thường không được quy định trong văn bản; do đó, sự quy định thiếu cụ thể trong pháp luật hiện hành sẽ gây ra sự khó khăn cho các chủ thể trong thống nhất thực hiện và trong công tác xử lý vi phạm.

Đáng chú ý, đó là có những văn bản còn nhiều bất cập đã được ban hành mang trong mình sự bất hợp lý, khó hiểu cho người thực hiện. Có thể kể đến, ngày 29/5/2002 trong công văn của Bộ y tế số 4153 YT/K2-ĐT có ghi:

Bộ y tế nhận được nhiều đơn thư phản ánh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân liên quan đến việc chuẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh. Một số giảng viên khi giảng dạy lâm sàng đã nêu những sai sót của thầy thuốc trong chuyên môn hoặc bình giảng diễn biến bệnh, chuẩn đoán trước mặt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân làm cho bệnh nhân không yên tâm điều trị hoặc gây thắc mắc, khiếu kiện. Bộ nhắc nhở các đơn vị làm tốt việc thực hiện y đức: về bí mật nghề nghiệp, hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp. Trước mặt bệnh nhân tuyệt đối không nêu những sai sót chuyên môn hoặc bình giảng diễn biến, tiên lượng bệnh [6].

Tại công văn này có thể thấy việc chỉ đạo tuyệt đối không nêu những sai sót chuyên môn của đồng nghiệp trước mặt bệnh nhân liệu có phải là một quy định đúng đắn? khi mà hành động này có thể dẫn đến sự bao che, bao biện giữa các bác sĩ, trong trường hợp chuẩn đoán, khám chữa bệnh mà bác sĩ, đồng nghiệp có sai sót thì nếu hiểu theo chỉ thị này thì sự việc đó sẽ chỉ được công bố, giải quyết trong nội

bộ chuyên môn? Theo quan điểm của người viết, việc công khai chỉ ra sai sót, kiểm điểm của thầy thuốc là cần thiết và tích cực, nó sẽ khiến cho họ có ý thức hoàn thiện và sửa chữa mình, cố gắng cẩn thận và có trách nhiệm hơn trong mỗi lần khám chữa bệnh. Và hơn nữa, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân - những người trực tiếp gánh chịu hậu quả từ những sai sót đó có quyền được biết nguyên nhân, diễn biến cũng như nhận lời xin lỗi từ thầy thuốc.

Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, hiện nay dù Luật Khám chữa bệnh 2009 tại Điều 35 có quy định về quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề cho thầy thuốc như có quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, thân thể. Trường hợp bị người khác đe dọa đến tính mạng, người hành nghề được phép tạm lánh khỏi nơi làm việc, sau đó phải báo cáo với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc chính quyền nơi gần nhất. Tuy nhiên trên thực tế, hầu như không có một chế tài pháp luật nào để bảo vệ các thầy thuốc trước sự lộng hành thái quá hay phản ứng côn đồ, tiêu cực của bệnh nhân và người nhà họ. Nó tạo ra tâm lý hoang mang, chán nản dẫn tới thái độ vô cảm của thầy thuốc đối với bệnh nhân, làm xói mòn tính tích cực của các thầy thuốc khiến cho họ không muốn mạo hiểm mình vào những ca bệnh nặng, xác suất thành công thấp nên đùn đẩy cho tuyến trên dù có trường hợp bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch nếu di chuyển đi khả năng biến chứng hay nguy hiểm đến tính mạng là rất cao.

Quy trình khám, chữa bệnh trong từng hoạt động chuyên môn cũng là một điểm đáng nói khi chưa được luật hóa chi tiết đầy đủ, nên khi gặp tai biến trong khám, chữa bệnh (gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh) thì rất khó xác định trách nhiệm của từng khâu, từng cán bộ trong ê kíp khám, chữa bệnh. Điều 34 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định quyền của người cán bộ y tế được pháp luật bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật mà vẫn xảy ra tai biến. Tuy nhiên những quy định về chuyên môn, kỹ thuật ấy hầu hết lại chỉ là những quy định mang tính nội bộ, không cụ thể, chi tiết và rất khó xác định việc sai phạm, vi phạm quy định khi quá trình thực hiện khám chữa bệnh chỉ có ê kíp làm việc với nhau. Khi có tai biến xảy ra thì việc hợp thức hóa những sai phạm là điều không khó. Vì vậy, trên thực tế, hầu như có rất ít vụ tai biến

xảy ra mà y, bác sỹ trong ê kíp bị truy cứu trách nhiệm dù cho số người bệnh bị tử vong do sự tắc trách, của cán bộ y tế vẫn ngày một tăng lên.

2.2.2. Những quy định về xử lí, xử phạt còn chưa đủ mạnh, chưa thực sự có tác động răn đe, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật, vi phạm quy chuẩn y đức

Nghề y là nghề có đặc thù liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người vì vậy những hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức thầy thuốc sẽ có những tác động, ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân và xã hội. Trong khi đó những quy phạm pháp luật, những chế tài cương quyết để ngăn chặn và loại trừ những quan điểm đạo đức hủ bại, phi nhân đối với đội ngũ người thầy thuốc lại chưa hoàn thiện và không phát huy được hiệu quả trong việc xử lý, xử phạt. Chính sự hạn chế này của pháp luật đã khiến không ít thầy thuốc sa sút, suy thoái về đạo đức, lối sống và nghiêm trọng hơn là phạm pháp.

Các chế tài kỷ luật đối với sai phạm của thầy thuốc hiện nay là quá nhẹ, thông thường là xử lý nội bộ, vì các cơ sở thường biện minh đó là rủi ro nghề nghiệp chứ không phải tắc trách nghề nghiệp. Còn chế tài xử phạt đối với các cơ sở khám, chữa bệnh không phép, hoạt động không đúng giấy phép thì thực sự chưa đủ sức răn đe. Theo quy định hiện hành, mức phạt hành chính cao nhất cho hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực khám chữa bệnh là 100 triệu đồng theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật xử lí vi phạm hành chính 2012. Trong khi đó, hậu quả từ những hành vi vi phạm trong y tế gây ra là vô cùng lớn và những mức tiền phạt này không khi nào bù đắp được.

Tình hình vi phạm các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng như vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức, lối sống ở một số thầy thuốc hiện nay tập trung chủ yếu ở những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn dược giao để thu vén, trục lợi cá nhân, tham nhũng, bòn rút công quỹ, bất chấp thiệt hại của nhà nước, của bệnh nhân. Một số thầy thuốc sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người bệnh để nhận quà cáp, lót tay. Một bộ phận thầy thuốc sử dụng đặc quyền, đặc lợi và chức vụ của mình nhằm trục lợi, làm giàu bất chính.

Những năm gần đây, dư luận xã hội bàn nhiều đến những trường hợp thầy

thuốc móc ngoặc với công ty tư nhân, nhà thuốc hay những đầu tư cho cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị với số tiền rất lớn. Các hành vi tham nhũng của bộ phận thầy thuốc này không đơn thuần chỉ là hành vi tham ô của cải nhà nước mà trên hết là nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám chữa bệnh, quyền và lợi ích của bệnh nhân và đạo đức nghề nghiệp của người thầy thuốc.

Trong khi đó việc xử lý kỉ luật đối với người thầy thuốc khi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp chưa nghiêm túc, không công bằng. Điều này vừa không khiến cho người có hành vi vi phạm nhận ra khuyết điểm của mình để sửa chữa, hối cải lại vừa không có tác động giáo dục răn đe đối với người khác, làm cho họ dễ coi thường, coi nhẹ những quy định của pháp luật về y đức.

Điển hình cho việc này có thể nhắc đến vụ việc “nhân bản xét nghiệm” tại bệnh viện Hoài Đức, Hà Nội nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận thời gian qua. Theo thông tin từ vụ xét xử và nội dung tố cáo, có 9 đối tượng là các cán bộ tại khoa xét nghiệm và cán bộ quản lý tại bệnh viện này đã lấy một vài kết quả xét nghiệm có sẵn nhân bản lên thành hàng ngàn bản kết quả xét nghiệm máu để trả cho các bệnh nhân đến xét nghiệm ở khoa hòng chiếm dụng số chi phí làm xét nghiệm trên thực tế. Vụ việc đã dấy lên một luồng phản đối mạnh mẽ trong dư luận trong một thời gian dài và gây hoang mang, ảnh hưởng lớn tới người dân, làm xuống cấp nghiêm trọng hình ảnh đạo đức người thầy thuốc trong xã hội. Với tính chất nguy hiểm và vi phạm nghiêm trọng cả về y đức và pháp luật của những đối tượng liên quan, phiên tòa xét xử vụ việc này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, sau khi bản án được tuyên với hầu hết hình phạt là án treo, phạt cảnh cáo, chỉ duy nhất một bị cáo bị kết án tù giam 12 tháng, những bản án này đều nhẹ hơn so với truy tố của Viện Kiểm Sát. Đáng nói là, các bị cáo này đều bị truy tố về các tội tham nhũng, bị kết án, tuy nhiên sau đó, một số lại không bị cách chức, bị buộc thôi việc mà vẫn đảm nhận những vị trí công tác tại bệnh viện này. Trong khi đó, theo quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2014 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức thì những trường hợp bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ sẽ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023