Tác Động Một Phía Của Truyền Thông, Pháp Luật, Của Dư Luận Xã Hội Có Ảnh Hưởng Lớn Đến Đạo Đức Thầy Thuốc

minh và xử lý rất nhiều trường hợp có hành vi vi phạm, vậy thì trước đó, công tác thanh tra, kiểm tra của bộ này, của các ban ngành có liên quan được thực hiện như thế nào, có hiệu quả đến đâu và đã phát hiện, xử lý được bao nhiêu trường hợp?

Công tác thanh kiểm tra yếu kém, quy định không còn lỏng lẻo không chặt chẽ, chế tài xử phạt thì không đủ sức răn đe, đó chính là những tác động tiêu cực mà hệ thống pháp luật đã tác động lên việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay.

2.2.6. Tác động một phía của truyền thông, pháp luật, của dư luận xã hội có ảnh hưởng lớn đến đạo đức thầy thuốc

Quả thật, pháp luật, chương trình đào tạo pháp luật, sách báo và truyền thông lâu nay dường như vẫn chú trọng một chiều đến vấn đề vi phạm và xử phạt vi phạm mà ít chú trọng đến khía cạnh thứ hai của pháp luật là việc phòng ngừa, bảo vệ và khuyến khích tạo ra ngày càng nhiều hành vi hợp pháp, tác động đến các công cụ, phương tiện khác nhằm điều chỉnh hành vi con người một cách có hiệu quả nhất. Việc chú trọng đến các hành vi hợp pháp sẽ góp phần nâng cao nhận thức của con người trong việc tích cực sử dụng, tuân thủ pháp luật, thấy được ích lợi của việc sử dụng pháp luật. Việc tạo lập môi trường cho các hành vi hợp pháp, tạo điều kiện cho các hành vi hợp pháp được hình thành và ngày càng được nhân rộng là một việc làm vô cùng quan trọng trong xã hội hiện nay [75].

Bác sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết:

Từ một số vụ việc tiêu cực trong ngành y, dư luận đang có chiều hướng quy chụp, vơ đũa cả nắm về sự xuống cấp y đức, khiến cho người dân càng ngày càng nhìn nhận xấu xí về ngành y. Điều này khiến các bác sĩ cũng trở nên thận trọng, phải đặt sự an toàn của mình lên trên hết. Có khi các bác sĩ sẽ chọn giải pháp an toàn, từ chối các ca khó với lý do không thể cãi là vượt quá khả năng chuyên môn.Như thế, thiệt thòi sẽ thuộc về bệnh nhân [76].

Có thể dễ dàng làm một cuộc khảo sát nhỏ bằng công cụ tìm kiếm trên internet trên trang tìm kiếm mạnh nhất thế giới Google, với từ khóa “vi phạm y đức” cho ra 21,500,000 kết quả, hay cụm từ y đức xuống cấp cũng cho ra

10,500,000 kết quả trong khi đó từ khóa cho tấm gương y đức thì số kết quả chỉ là 5,240,000. Qua đó thấy được sự quan tâm của truyền thông, thông tin đến người dân về sự vi phạm, xuống cấp của y đức chiếm số lượng áp đảo. Trong khi đó, trên thực tế, bên cạnh những con người có hành vi lệch chuẩn đạo đức nghề nghiệp của nghề thầy thuốc thì vẫn có vô vàn những người thầy thuốc tận tụy, hết lòng vì nghề, vì người bệnh và sự nghiệp chữa bệnh cứu người của mình. Thế nhưng, vô tình, những cống hiến, đức tính tốt đẹp của họ bị những tin bài giật gân, giật tít câu lượt truy cập làm lu mờ, khiến cho công chúng chỉ hình thành trong đầu những suy nghĩ tiêu cực về một thế hệ thầy thuốc với đạo đức xuống cấp trầm trọng.

Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy 12,5% nhân viên y tế gây phiền hà đối với người bệnh. Tại bệnh viện tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ nhân viên y tế nói xẵng, lạnh lùng, nạt nộ, cáu gắt chiếm 13,6%. Tại bệnh viện Việt Đức năm 2009, tỷ lệ nhân viên y tế cáu gắt với người bệnh/người chăm sóc là 13,9% [32]. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, là trung tâm điều trị chuyên sâu cho bệnh nhân trẻ em. Cũng giống như một số bệnh viện tuyến Trung ương khác, tình trạng quá tải tại bệnh viện luôn ở mức cao, chẳng hạn như năm 2011 là 119,87%. Sự quá tải của bệnh viện; thái độ giao tiếp, ứng xử của điều dưỡng viên khiến một số khách hàng không hài lòng. Kết quả nghiên cứu năm 2009 tại bệnh viện cho thấy mức độ không hài lòng là 18,32% [33].

Như vậy, từ những con số trên, đó không phải là một con số nhỏ, tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những hành vi vi phạm chiếm tỉ lệ chưa đến 1/6 trong đội ngũ người thầy thuốc mà quy cho cả đội ngũ người thầy thuốc xuống cấp trầm trọng về y đức là không hợp lý và có thể có tác động tiêu cực đến thái độ với nghề và với dư luận xã hội của họ, đạo đức nghề nghiệp cũng vì thế mà có thể dẫn đến bị mặc kệ, người thầy thuốc có tâm lí đùn đẩy công việc khó khăn vì làm tốt thì chẳng ai biết nhưng chỉ làm không tốt một chút thôi là bao nhiêu hệ lụy có thể xảy đến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

2.3. Nguyên nhân của những tác động tích cực và tác động tiêu cực trên

2.3.1. Nguyên nhân của những tác động tích cực

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 11

Những tác động tích cực của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức cho người thầy thuốc vừa qua có nhiều nguyên nhân, cụ thể là:

Thứ nhất, sự chủ động, manh dạn của Đảng và nhà nước trong xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Nhà nước ta đã cố gắng ban hành một loạt các luật và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc. Điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xây dựng đạo đức cho đối tượng này.

Thứ hai, về công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Đảng và nhà nước thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục, tự giáo dục, xây dựng đội ngũ thầy thuốc mới không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm túc. Trong công tác tư tưởng, Đảng ta phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả sâu rộng trong cả nước. Cuộc vẫn động đó góp phần nâng cao ý thức đạo đức của mỗi người dân, của nhân viên y tế nói chung và người thầy thuốc nói riêng. Từ đó tạo chuyển biến tích cực trong ý thức và hành động của mỗi người trong cuộc sống cá nhân, cũng như trong công tác. Nhiều tấm gương sáng xuất hiện, nhiều thầy thuốc có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và không ngừng hoàn thiện bản thân về chuyên môn và đạo đức xuất hiện.

Thứ ba, pháp luật được xây dựng từng bước phù hợp với các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của xã hội. Phạm vi điều chỉnh của pháp luật ngày càng mở rộng, dần khẳng định được vị thế, chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong tương quan với đạo đức. Pháp luật được xây dựng không chỉ phù hợp với truyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc nói chung và quan điểm đạo đức nghề y nói riêng mà còn phản ánh được ý chí, nguyện vọng và mong mỏi của bệnh nhân đối với đội ngũ thầy thuốc và ngành y tế. Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu nhất để tô chức và quản lý các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, là công cụ để bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích của công dân nói chung bao gồm cả người thầy thuốc và người bệnh; đồng thời có ảnh hưởng tích cực đến đạo đức, góp phần phát triển các giá trị đạo đức, đạo đức nghề nghiệp.

Nhìn chung, pháp luật nước ta được xây dựng trên nền tảng đạo đức, phản

ánh khá đầy đủ các quan niệm đạo đức dân tộc và đạo đức truyền thống. Hơn bao giờ hết, các quan niệm, quan điểm, tư tưởng y đức truyền thống được thể chế vào pháp luật, đề cao và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật như hiện nay.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực, hạn chế của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc và nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức thầy thuốc hiện nay

Chỉ ra nguyên nhân của sự xói mòn đạo đức nghề nghiệp, vi phạm quy tắc ứng xử, bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng điều này đến từ nhiều phía: Các văn bản quy định về công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp còn chung chung, chưa đưa ra những chế tài xử lý vi phạm theo quy định và phù hợp với thực tiễn. Lãnh đạo một số cơ sở khám chữa bệnh chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Một bộ phận nhân viên y tế chỉ tập trung đến vấn đề chuyên môn, chưa chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, Người bệnh ai cũng mong được hướng dẫn, tư vấn nhiều hơn nhưng do quá tải, cán bộ, nhân viên y tế không thể đáp ứng điều này và chưa hiểu được tâm lý của người bệnh - Bộ trưởng Bộ Y tế lý giải [77].

2.3.2.1 Nguyên nhân dẫn tới những tác động tiêu cực, hạn chế của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc

Trong xã hội cổ truyền Việt Nam, pháp luật phát triển chậm chạp, mờ nhạt hơn đạo đức và các quy tắc xã hội khác. Nhu cầu về pháp luật và vai trò của pháp luật ở phương đông nói chung, Việt Nam nói riêng không cao như ở phương tây cổ đại. những đặc thù lịch sử, văn hóa, khí hậu, địa lý, những đặc trung của chế độ sở hữu ruộng đất làng xã đã tạo điều kiện cho sự tồn tại thuận lợi và phát huy sức mạnh của đạo đức, của phong tục tập quán, hương ước,tín điều tôn giáo. Người ta coi thực hiện bổn phận đạo đức đối với người khác, với xã hội là niềm vui, là nhu cầu cuộc sống và hầu như không có khái niệm về quyền pháp lý. Pháp luật đối với người dân quá xa lạ và đồng nghĩa với trừng phạt nên họ thường thờ ơ, chống đối, không có thói quen sống theo pháp luật, coi trọng luật tục hơn pháp luật.

Trong những năm trở lại đây, tuy đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào việc quản lý, điều hành xã hội ngày một tốt hơn, củng cố, hình

thành nên những giá trị đạo đức tốt đẹp cho con người, xã hội nói chung, hình hành nếp sống và ứng xử theo pháp luật cho đông đảo đội ngũ người thầy thuốc nói riêng, song hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay quả là còn nhiều điều phải bàn như đã đã được đề cập ở các mục trước. Vậy thì nguyên nhân là do đâu?

Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống đa dạng về thể loại và khổng lồ về số lượng văn bản quy phạm pháp luật với 26 loại văn bản được xác định là văn bản quy phạm pháp luật. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu pháp luật Bộ tư pháp, từ ngày 1/1/1987 đến 30/11/2008, chỉ tính riêng văn bản pháp luật do các cơ quan trung ương ban hành, thì hệ thống pháp luật nước ta đã có tới 19.126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1213 thông tư liên tịch. Luật sư Nguyễn Hoài Nam - đoàn luật sư Hà Nội- đã ví “hệ thống pháp luật nước ta hiện nay giống như một khu rừng mà trong đó trung bình mỗi năm lại mọc thêm 400 cây văn bản pháp luật mới”. Với khối lượng đồ sộ như vậy, lại liên tục thay đổi do đang trong quá trình hoàn thiện, hệ thống này gây rất nhiều khó khăn cho không chỉ người dân mà cả các nhà làm luật, luật sư trong việc tìm kiếm nội dung và xác định hiệu lực của các quy định, văn bản.

Theo báo cáo tổng kết của Cục kiểm tra văn bản, Bộ tư pháp năm 2004, các cơ quan chức năng đã thực hiện kiểm tra trên 300 văn bản trái với quy định của pháp luật. Không chỉ có vậy, tính minh bạch và tính hệ thống của hệ thống pháp luật còn hạn chế, nhìn nhận từ tính minh xác, tính minh định sẽ thấy hệ thống văn bản như một “mê cung”, phạm vi điều chỉnh, tác động nhiều khi chưa rõ ràng. Chính hạn chế này khiến các chủ thể thực sự lung túng khi thực hiện hay áp dụng pháp luật. Quy trình xây dựng pháp luật vẫn chưa tạo được cho công chúng những tiếp cận và tham gia cần thiết. Các ý kiến của chuyên gia, của các nhà khoa học nói riêng và của công chúng nói chung, chưa thực sự được cân nhắc và tiếp thu.

Theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thực trạng kém chất lượng của hệ thống văn bản pháp luật hiện hành có thể gói gọn trong “chín không”: Không đầy đủ, không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực [34].

Thứ hai, do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp được duy trì quá lâu đã ảnh hưởng nặng nề đến việc xây dựng pháp luật, cơ chế thực thi pháp luật ở nước ta. Nó cản trở sức sáng tạo trong lao động sản xuất và trong đời sống xã hội, nó là nguyên nhân làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng, cải tạo khiếm khuyết các thành phần kinh tế khác. Nó kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Bộ máy hành chính của nhà nước cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động rập khuôn máy móc cản trở tính năng động sáng tạo của con người. Nhiều văn bản pháp luật không khả thi và chưa hợp lý. Bị chế định, ảnh hưởng của căn bệnh duy ý chí, giáo điều còn rớt lại từ những năm tháng trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên các văn bản quy phạm pháp luật ra đời chưa phản ánh đầy đủ một cách khách quan nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, cũng do sự yếu kém về chuyên môn của các cơ quan lập pháp, của cán bộ lập pháp nên chưa nhận thức và phản ánh kịp thời các quy luật khách quan của sự vận hành nền kinh tế, chưa dự đoán các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì hiện nay để mô hình hóa thành các quy định của pháp luật. Điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh trong nền kinh tế thị trường trong nhiều trường hợp các cơ quan lập pháp, các cá nhân làm luật chưa thực sự coi đạo đức là một nền tảng căn bản, một nguồn cơ bản để làm luật. Một số trường hợp văn bản được ban hành trước sức ép của những tình huống phát sinh, các văn bản ra đời được xem như những giải pháp tình thế mà ít xuất phát từ sự thống nhất và đồng bộ của luật nên đã dẫn đến tình trạng các văn bản chồng chéo nhau, văn bản mới ra đời đôi khi mâu thuẫn với các văn bản khác, hoặc văn bản cũ làm cho hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế.

Thứ tư, cơ chế làm luật chưa hợp lý lại là nguyên nhân dẫn đến công tác rà soát, điều chỉnh văn bản còn yếu, chưa phát hiện ra những yếu kém trong phát huy vai trò của pháp luật. Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay vẫn chưa có những quy định chặt chẽ, cụ thể đối với công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước đó nhằm phát hiện những văn

bản, những quy phạm trái pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước để xử lý bằng các hình thức thích hợp như sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành; đồng thời, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản mới để kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội còn yếu kém. Vì thế ảnh hưởng trực tiếp tới tính chặt chẽ của pháp luật.

Thứ năm, sự hạn chế trong công cuộc giáo dục và năng lực giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật là sự tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người một trình độ pháp lý nhất định để từ đó có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật. Đó là một công việc khó khăn hiện nay khi mà hình thức giáo dục thì đơn giản, công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích pháp luật vẫn còn khô khan, đơn điệu, mang nặng tính hình thức, “cưỡi ngựa xem hoa” còn nhân viên y tế và đội ngũ thầy thuốc có trình độ văn hóa pháp lý, hiểu biết về pháp luật của cán bộ và nhân dân nói chung còn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra môi trường xấu cho việc một số cán bộ có chức, có quyền thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện, sống tự do, buông thả thậm chí sa vào con đường tội lỗi, tham nhũng. Thậm chí có người hiểu biết pháp luật cao. Biết là luật cấm nhưng vẫn làm, hoặc cố ý làm trái luật nhằm mục đích kiếm lời, làm giàu bất chính hoặc che đậy sai sót, khuyết điểm của mình bất chấp đạo lý.

2.3.2.2. Những nguyên nhân khác tác động đến đạo đức thầy thuốc hiện nay Đầu tiên, tài chính, chế độ đãi ngộ được xem như là lí do hàng đầu dẫn đến

sự xuống cấp trong y đức hiện nay. Có đến 74% bác sĩ khi được phỏng vấn họ đều cho rằng thầy thuốc có những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp là do lương thấp. Vấn đề đãi ngộ không công bằng cũng là một nguyên nhân, như chế độ trực đêm đang cào bằng giữa các khoa, giữa bác sĩ và y tá, giữa người công tác lâu năm và người mới nghề trong khi cường độ làm việc khác nhau.

Bác sĩ là một nghề được đào tạo lâu nhất, cẩn thận nhất, khó khăn, phức tạp nhất trong các ngành nghề đào tạo. Người bác sĩ phải học 6 năm, trong thời gian học lại phải thực tập ở phòng thí nghiệm, mổ xác, thực tập tại bệnh viện cũng bằng

ấy thời gian, nhưng khi mới ra trường, cũng chỉ là "cô bác sĩ trẻ", chưa được nhân dân tin tưởng. Đã thế, lương của bác sĩ học 6 năm có khi còn thua lương một kỹ sư học 4 năm. Ở các nước phát triển, lương Bác sĩ và Luật sư là những loại lương cao nhất. Trong một thống kê của cục Thống kê lao động (BLS) của nước Mỹ công bố năm 2012 cho thấy, Bác sĩ phẫu thuật ở nước này có mức lương trung bình mỗi năm từ 168.650 USD đến 234.950 USD[81].

Trong khi điều đó lại không đúng với thực tế hiện nay ở nước ta khi mà đồng lương của thầy thuốc được xác định là khá còm cõi dù thời gian và công sức họ bỏ ra cũng tương đương với những người làm cùng công việc ở những nơi khác trên thế giới. Sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của đội ngũ thầy thuốc có vai trò quan trọng trong y đức vì khi kinh tế càng cao, đời sống của cán bộ y tế đã được nâng lên thì y đức cũng được nâng lên theo. Tất nhiên, không phải ở đâu và bao giờ y đức cũng luôn luôn tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của cán bộ y tế. Tuy nhiên, thầy thuốc cũng là những con người, công dân bình thường, vậy thì trước hết muốn cống hiến, muốn hết lòng vì người bệnh và sự nghiệp thì cuộc sống của họ phải được đảm bảo đã, để họ không còn phải lo lắng quá nhiều về cái ăn cái mặc hàng ngày.

Thứ hai, quá tải cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc dẫn tới sự xuống cấp về y đức. Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội) băn khoăn là ở nhiều bệnh viện nói chung và Bệnh viện K nói riêng, bác sĩ phải khám hơn 100 bệnh nhân/ngày, không thể có thời gian giải thích cặn kẽ về bệnh tật, hướng dẫn điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bác sĩ cũng mệt mỏi, căng thẳng. Còn người bệnh khi phải chờ đợi lâu, sức khỏe đã ốm lại mệt mỏi thêm, tâm lý càng ức chế, cáu gắt. Do đó, người bệnh dễ hiểu lầm, bực bội về thái độ ứng xử của bác sĩ. Nếu cứ quy chuẩn như Thông tư 07 và cho rằng bác sĩ không nhiệt tình với người bệnh thì bác sĩ oan quá.

Trên thực tế, đội ngũ thầy thuốc ở nước ta còn thiếu và yếu, đồng thời mất cân đối trầm trọng trong việc phân bố nhân lực của ngành y tế. Đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 184.000 cán bộ y tế (trung cấp, bác sĩ, dược sĩ, sau đại học). Nếu

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí