Đề Xuất Một Số Giải Pháp Giúp Nâng Cao Vai Trò Của Pháp Luật Trong Xây Dựng Đạo Đức Thầy Thuốc

Việc chăm sóc sức khoẻ và giải quyết các vấn đề bệnh tật cần theo quan điểm dự phòng tích cực chủ động, đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, đi đôi với hiệu quả điều trị. Quan điểm này thể hiện sự coi trọng công tác y tế công cộng, các giải pháp cộng đồng, và chú ý tới chất lượng dịch vụ y tế. Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và của mỗi người dân, là trách nhiệm của cấp uỷ Đảng và chính quyền, của các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ. Trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tận dụng mọi tiềm năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế, ngày nay trong khí thế toàn dân đang sôi động tiến quân vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dùng đòn bẩy là khoa học công nghệ, nội dung y đức đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, người cán bộ y tế đứng trước những thử thách ghê gớm, sẽ phải đấu tranh để giữ vững bản chất, bảo vệ trong sáng cho y đức trước những cám dỗ của đồng tiền.

Quán triệt quan điểm của Đảng là phải xây dựng người cán bộ y tế vừa có y đức cao vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong thái độ, hành vi, lương tâm trách nhiệm, thông minh nhân hậu, hết lòng vì người bệnh. Nâng cao y đức là bổ phận của của mỗi người làm ngành y, là trách nhiệm của tập thể và là sự quan tâm của toàn xã hội. Trong đó pháp luật đóng vai trò chủ đạo. Để làm được điều đó cần phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng, cũng như toàn đảng viên là nhân tố quan trọng, quyết định đối với việc nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ công chức. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống chính quyền, công đoàn cơ sở vững mạnh và phát huy tối đa vai trò của đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhất là giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong của người cán bộ y tế.

Trong yêu cầu gắn việc nâng cao y đức với yêu cầu phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định rõ trong tất cả các nguồn lực của sản xuất như: lao động, vốn, tài nguyên, khoa học, công nghệ, trình độ phân công lao động, trình độ quản lý, quan hệ xã hội vv.. thì nguồn lực con người - nguồn lực lao động - là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước. Với ý nghĩa đó, Đảng ta coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng phát triển, đòi hỏi phải phát huy cao độ nhân tố con người. Chăm lo cho hạnh phúc của con người, phát triển con người Việt Nam một cách toàn diện về trí tuệ, về thể chất, về tinh thần, về đạo đức, là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.

Người cán bộ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, phải tiếp xúc và phục vụ nhiều thành phần, tầng lớp xã hội. Trước sự cám dỗ của uy lực đồng tiền...người thầy thuốc phải thực hiện nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp với xã hội đang hướng tới, mà trước hết hết là phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc giao lưu, mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới và trong khu vực đã giúp cho cán bộ y tế ngày càng được tiếp cận với nhiều kiến thức y học, đồng thời cũng tiếp thu được với những giá trị văn hoá mới từ nhiều nền văn hoá khác nhau, trong đó có cả cái tiến bộ và những cái phản tiến bộ. Do đó, đấu tranh ngăn chặn yếu tố “phản đạo đức” trở thành đòi hỏi bức thiết.

Những vấn đề đặt ra ở trên cho thấy trong giai đoạn hiện nay, trong mỗi bước phát triển của đất nước cần phải quan triệt quan điểm mỗi bước phát triển kinh tế phải gắn với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội: Đến lượt mình tiến bộ xã hội và công bằng xã hội sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong lĩnh vực y tế cần phải thấy mỗi giai đoạn phát triển về mặt khoa học, trong lĩnh vực y tế cần phải gắn với sự tiến bộ về y đức có, như vậy ngành y tế mới đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân trong lĩnh vực bảo về sức khoẻ phục vụ sự phát triển của xã hội sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Nhìn nhận các vấn đề tồn tại, hạn chế xuất phát từ các tiêu chí chuẩn của pháp luật một cách trực diện từ đó tìm ra yêu cầu giải pháp để giải quyết tận gốc vấn đề hiệu quả.

Vấn đề cần thiết được đặt ra trong yêu cầu nâng cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc đó chính là phải hoàn thiện pháp luật. Hoàn thiện từ khâu lập pháp đến hành pháp, cần bảo đảm sự hợp lí, đầy đủ, rõ ràng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách khám chữa bệnh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khám

bệnh, chữa bệnh, quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh. Cần nỗ lực hơn nữa trong việc giúp các quy định của pháp luật bắt kịp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật để kịp thời điều chỉnh trong nghiên cứu y khoa. Cần thay đổi những chu trình rườm rà, mất thời gian tạo nên những bất cập trong hướng dẫn thực hiện pháp luật, cần xác định vấn đề cần thể chế bằng luật để có kế hoạch xây dựng luật; trong nghị định những nội dung nào cần quy định chi tiết thì nên quy định ngay để vừa có tính pháp lý cao, vừa thực hiện được ngay khi nghị định ban hành, không mất thời gian chờ đợi để ban hành thông tư hướng dẫn.

Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý đội ngũ thầy thuốc và các hoạt động thực hiện nghề nghiệp của thầy thuốc, tập trung vào kiểm tra đánh giá những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này để hoạt động thanh, kiểm tra, quản lý không chỉ còn mang tính hình thức, một phía và lỏng lẻo như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, cần tách người thầy thuốc khỏi đồng tiền, tách chức năng “làm kinh tế” khỏi chức năng “làm y tế”. Đành rằng trong cơ chế thị trường, dịch vụ khám chữa bệnh cũng như các dịch vụ khác, nghĩa là cũng có "kẻ bán, người mua", nhưng sự mua bán này nên gián tiếp mà không nên trực tiếp nghĩa là không nên đặt đồng tiền xen vào giữa mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân. Bởi khi người thầy thuốc bị đặt ở trạng thái coi bệnh nhân là nguồn thu, cơ sở y tế là nơi kiếm tiền thì đạo đức người thầy thuốc khi ấy không bao giờ được đặt lên hàng đầu dẫn tới xu hướng những người thầy thuốc thích hệ điều trị hơn dự phòng, thích trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân hơn gián tiếp. Hiện tượng “phong bì lót tay”, coi trọng quá mức đồng tiền là một tồn tại nhức nhối, làm biến dạng hình ảnh tốt đẹp của người thầy thuốc chân chính đã làm vẩn đục sự thanh cao của nghề y. Để làm được điều đó, thì tiên quyết cần có những cơ chế đảm bảo cuộc sống, mức lương và xứng đáng với những cống hiến mà người thầy thuốc bỏ ra để họ có thể toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp khám chữa bệnh của mình.

Thêm nữa, nghề Y là một nghề đặc biệt, vì vậy không phải ai cũng có thể trở thành thầy thuốc được. Điều này cần phải xem xét ngay từ khâu tuyển sinh về cả tài

Vai trò của pháp luật đối với việc xây dựng đạo đức thầy thuốc, thực trạng và giải pháp - 13

năng và đạo đức. Nghề y là nghề nhân đạo, vì vậy nó đối lập với kinh doanh. Những ai có mục đích sẽ kiếm tiền bằng nghề y thì tốt nhất là không nên trở thành thầy thuốc. Và trong 6 năm trong trường đại học hay 3 năm trong trường trung cấp y, nhà trường đủ thời gian để đưa ra khỏi ngành những người thầy thuốc tương lai thiếu đạo đức từ những hành vi, ứng xử của họ trong quá trình học tập và nghiên cứu và thực tập. Khi đã ra trường rồi người thầy thuốc cần được hoạt động trong một hội nghề nghiệp để luôn luôn được sự giám sát của những người đồng nghiệp. Tổng hội Y Dược học Việt Nam và các Hội thành viên cần được trao cho quyền hạn hơn nữa và Hội cũng cần phải vươn lên hơn nữa để đảm bảo chức năng tự quản nghề nghiệp các hội viên của mình. Tự quản là một hình thức rất hữu hiệu để giữ gìn y đức trong ngành y tế.

Cần đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền pháp luật, đạo đức nghề y sâu rộng, liên tục trong không chỉ những sinh viên y khoa mà cả những người đã và đang hoạt động, hành nghề chữa bệnh cứu người, bảo đảm chương trình tuyên truyền giáo dục vừa mang tính răn đe ngăn ngừa lại vừa đạt hiệu quả nuôi dưỡng y đức, khuyến khích người thầy thuốc hướng tới làm tròn đạo đức nghề nghiệp.

Và cuối cùng, cần bảo đảm sự tác động công bằng, nhiều phía của truyền thông để cân bằng giữa phát hiện, phê phán những trường hợp vi phạm, tiêu cực, đồng thời đảm bảo động viên, khích lệ những thầy thuốc chân chính, mang đến tấm gương y đức trong xã hội để tạo nên được phong trào nêu cao y đức người thầy thuốc.

3.2. Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức thầy thuốc

Về cơ bản, để đáp ứng yêu cầu nâng cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc căn cứ theo hiện trạng của hệ thống pháp luật và điều kiện xã hội hiện nay, có thể xác định cần phối hợp thực hiện cả ba nhóm giải pháp sau:

Nhóm giải pháp thứ nhất, các giải pháp liên quan đến chủ trương chung của Đảng, Nhà nước và pháp luật trong việc xây dựng môi trường pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh, một hệ thống pháp luật, cơ chế thực sự hiệu quả để xây dựng nên những

hành vi chuẩn mực đạo đức và nâng cao trách nhiệm đạo đức của thầy thuốc liên quan đến việc xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ thầy thuốc, tạo ra những quy tắc chuẩn mực chung để người thầy thuốc soi vào, biết được cái gì cần làm, cái gì nên tránh.

Nhóm giải pháp thứ hai, pháp luật trong nhiệm vụ xây dựng môi trường, điều kiện thuận lợi cho người thầy thuốc cống hiến và ngăn chặn những nguyên nhân dẫn đến vi phạm đạo đức thầy thuốc.

Nhóm giải pháp thứ ba, Pháp luật với những giải pháp xây dựng đạo đức thầy thuốc từ bên trong, từ chính bản thân thầy thuốc, xây dựng sự tự ý thức về những chuẩn mực y đức thời hiện đại thông qua đó thầy thuốc có khả năng tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo hướng phù hợp hơn với những thay đổi của điều kiện làm việc, gia tăng những hành vi đạo đức, ngăn chặn và hạn chế tiêu cực khi thầy thuốc giải quyết các mối quan hệ cơ bản của nghề y.

Với ba nhóm giải pháp đã được xác định ở trên, luận văn sẽ tập trung vào đề xuất một số giải pháp nổi bật, có ý nghĩa trực tiếp đối với việc nâng cao hiệu quả vai trò của pháp luật trong xây dựng đạo đức người thầy thuốc theo quan điểm của người viết.

3.2.1. Những giải pháp nhằm xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn chỉnh

3.2.1.1. Luật hóa y đức

Xin dẫn lời bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - cố vấn Bộ môn Y đức và Khoa học hành vi Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch làm lí do cho đề xuất này: Thời còn theo học tại Y khoa Đại học đường Sài Gòn, tôi đã được các thầy dạy về “nghĩa vụ luật y khoa”. “Nghĩa vụ luật y khoa” cũng hiện diện ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, một quy định tương tự “nghĩa vụ luật y khoa” là rất cần thiết. Nó còn cần phù hợp với thực tế, với thời đại, không phải là lý thuyết suông, đừng quá chung chung và phải áp dụng được

Xuất phát từ đặc trưng của nghề y liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe con người - thành tố của xã hội vì vậy nhu cầu bức thiết của người dân là cần

phải có sự điều chỉnh nghiêm túc từ pháp luật, có những văn bản quy định rõ ràng, cụ thể để đánh giá hành vi đạo đức của thầy thuốc trong hoạt động khám chữa bệnh. Quy định ấy phải mang tính phổ quát, công khai, dễ hiểu, dễ định lượng đối với tất cả mọi người.

Đối với hoạt động nghề nghiệp của thầy thuốc thì việc quy trách nhiệm, xác định lỗi hay không là đặc biệt phức tạp vì vậy, việc xử lý vi phạm đối với nghề này, đặc biệt là về y đức cần một cơ chế riêng biệt, chứ không thể “xài chung” với các chế định khác, với những quy định chung chung mang tính bao quát được.

Hơn nữa, các vi phạm về y đức vừa liên quan đến pháp luật, vừa liên quan đến đạo đức, và trong nhiều trường hợp nó còn liên quan đến giá trị nghiên cứu khoa học, trong khi đó đạo đức lại là cái không khăng khăng cố định, vì vậy rất cần những quy chế đặc trưng, có sự tổng hòa, cân bằng giữa yếu tố pháp luật, đạo đức và khoa học xã hội.

Việc xây dựng nên một văn bản có giá trị pháp lí cao về vấn đề này như Luật/Pháp lệnh hay Nghị định về y đức là rất thiết thực và hứa hẹn sẽ giải quyết được hầu hết các tồn tại, hạn chế được nêu trên. Bởi lẽ:

Thứ nhất, như các quy định về vấn đề hiện nay thì thông tư và quyết định với giá trị pháp lý không cao, còn nhiều hạn chế trong việc phổ biến, hướng dẫn thực hiện và cả hiệu lực thi hành vì vậy hạn chế cho thầy thuốc và người dân trong công tác tiếp cận.

Thứ hai, việc tổng hợp những quy định rải rác, mỗi nơi một quy định như hiện nay để “quy vào một mối” sẽ dễ dàng cho nghiên cứu, giảng dạy, thực thi.

Thứ ba, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, có giá trị cho các cơ quan hữu quan trong đánh giá, hướng dẫn thực hiện và xử lý vi phạm. Đồng thời tính dễ thay đổi của các văn bản dưới luật làm cho người thực hiện cũng có tâm lý coi nhẹ việc tuân thủ, thực hiện hơn là một văn bản có giá trị pháp lý cao như Luật/pháp lệnh.

Thứ tư, việc luật hóa y đức sẽ hình thành trong người thầy thuốc ý thức về trách nhiệm. người dân cũng có căn cứ để kiểm tra giám sát, phản ánh.

Tuy nhiên, việc ban hành một luật/pháp lệnh hay nghị định mới không phải

là điều đơn giản, trên thế giới đã có nhiều nước ban hành tuy nhiên đó đều là những nước phát triển, có nền y học tiên tiến và kĩ thuật thách thức lớn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ ngành. Đặc biệt cần chú ý đến việc rà soát pháp luật, học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước trên thế giới và “thuần hóa” cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và các giá trị truyền thống của chúng ta tránh việc quy định khập khiễng, xa rời thực tế với những quy định “từ trên trời rơi xuống”.

Cũng phải chú ý tránh việc “bình mới rượu cũ”, có luật nhưng lại không khác gì những văn bản trước đây, không cụ thể, đi sâu vào giải quyết được vấn đề, không phát huy được hiệu quả.

Thiết nghĩ, với những lý do trên đây, đề xuất việc luật hóa vấn đề y đức là một đề xuất đáng lưu tâm đối với Bộ y tế và các bộ ngành có liên quan trong thời gian tới nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong việc xây dựng đạo đức người thầy thuốc hiện nay.

3.2.1.2. Xây dựng quy chế y đức riêng cho từng bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh Việc ban hành quy chế lập bộ quy chuẩn y đức riêng cho mỗi đơn vị y tế là

một việc làm cần thiết bởi lẽ bên cạnh những điểm chung, mỗi bệnh viện, mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều có những nền tảng cấu thành khác nhau, đặc trưng chuyên môn khác nhau. Việc mỗi bệnh viện dựa trên những đặc trưng, đặc thù chuyên môn, đặc điểm bệnh nhân hay vùng miền để mà đặt ra những quy chuẩn riêng cho cơ sở mình sẽ đạt được những hiệu quả nhất định. Bởi hơn ai hết chính những người thầy thuốc, người lãnh đạo của bệnh viện đó là người hiểu được bệnh nhân, bệnh viện của mình cần gì, những quan hệ và đặc điểm cơ sở vật chất, điều kiện của cơ sở mình ra sao. Làm được như vậy thì bộ quy chuẩn đó sẽ trở nên gần gũi, thiết thực hơn với mỗi người thầy thuốc, bản thân mỗi thầy thuốc sẽ có cơ sở để áp mình vào và điều chỉnh theo.

Ví dụ, ở bệnh viện lao phổi, thì những quy định về y đức thì ngoài những quy chuẩn chung nên mở rộng quy thêm các yếu tố liên quan đến phòng bệnh, tránh lây nhiễm, không kì thị người bệnh tạo tâm lý không tốt gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị, quan tâm đến đời sống tinh thần cho bệnh nhân; Trong khi đó ở bệnh

viện phụ sản thì nên chú ý đến các yếu tố về hướng dẫn trấn an sản phụ và người thân, hướng dẫn chăm sóc trẻ, nhẹ nhàng quan tâm theo dõi những chuyển biến về triệu trứng dấu hiệu sinh nở cho sản phụ một cách tế nhị, kín đáo.

Cơ sở y tế, bệnh viện ở các vùng miền khác nhau cũng cần có những chế độ, tiêu chuẩn khác nhau, ví như tiêu chuẩn y đức đối với những thầy thuốc thực hiện khám chữa bệnh ở những vùng sâu vùng xa, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sẽ khác với tiêu chuẩn đối với những bệnh viện lớn ở thành phố, trung ương.

Tuy nhiên, việc ban hành các bộ quy chuẩn, quy định này cũng cần phải dựa trên những quy tắc và quy trình nhất định, tránh việc ban hành quy chế rồi “mang con bỏ chợ” không có hiệu quả, gây lãng phí ngân sách, thời gian và công sức.

Có thể quy định chỉ cần thiết ban hành đối với một số cơ sở, bệnh viện chuyên khoa như Bệnh viện lao phổi, viện tim mạch, viện huyết học truyền máu, viện da liễu, thẩm mỹ. Hoặc cơ sở y tế ở một số địa phương có đặc thù riêng, nhạy cảm như ở những địa phương có nhiều người dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo. Hay đối với các bệnh viện khối tư nhân thì quy chế này cũng nên được xem xét áp dụng.

Về cơ chế, nguyên tắc và thủ tục cho quy định này, có thể tham khảo quy định về điều lệ doanh nghiệp của chế định thành lập doanh nghiệp. Ví dụ như các quy định trong bản quy chuẩn y đức nội bộ thì không được trái với pháp luật về y đức, bản quy chuẩn y đức dự thảo sẽ được trình lên cơ quan có thẩm quyền như Hội Y học Việt Nam xem xét trong một thời gian nhất định để thẩm định và cho phép ban hành, sử dụng.

3.2.1.3. Xây dựng cơ chế cam kết trách nhiệm cụ thể của cơ sở khám chữa bệnh trước bệnh nhân và những người sử dụng dịch vụ

Như đã được đề cập trước đó, hiện nay chúng ta còn thiếu một cơ chế cam kết trách nhiệm giữa người thầy thuốc với bệnh nhân để đảm bảo trách nhiệm thực thi việc khám chữa bệnh được thực hiện với trách nhiệm và nghĩa vụ cao nhất từ người thầy thuốc, thay vì ép họ kí một bản cam kết đẩy hết rủi ro, trách nhiệm cho người bệnh nhằm né tránh trách nhiệm của cơ sở y tế và thầy thuốc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023