Khái Niệm: Thơ Đường, Thơ Đường Luật, Thơ Đường Luật Việt Nam

Quy phi “á , á”chi thượng đề.

Cơ trung chứ c cẩm Tần Xuyên nữ, Bích sa như yên cách song ngữ.

Đình hoa trướ ng nhiên tư vãn nhân, Độc túc cô phòng lệ như vũ.”

(Mây và ng tiếng quạ bên thà nh, Nó bay tìm ngủ trên cành nó kêu. Tần Xuyên cô gá i buồng thêu,

Song sa khói toả như khơi chuyên

̀ ng thoi buồn bã nhớ ai,

ngoà i.

Phòng không gối chiếc, giọt dài tuôn mưa.)

(Tản Đà dịch)

Như vâỵ , ý của hai câu thơ trên của Quách Tấn giống như ý tưởng ba câu cuối trong bài thơ của Lý Bac̣ h . Dù rằng về cách biểu đạt thì Lý Bạch sử dụng phương‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 173 trang tài liệu này.

thứ c kể, còn Quách Tấn lạ i sử duṇ g phương thứ c cảm, song ý thơ vân

tương tư

Xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn - 6

nhau. Cái ý tưởng này còn được Quách Tấn sử dụng một lần nữa sát hơn , qua hai câu kết trong bài Đêm tình:

“Phòng không thương kẻ ngồi nương triên,

Tình gửi mây xa lệ ngập ngừng.”

Có thể nói ý tưởng trong bài thơ Đêm thu nghe quạ kêu của Quách Tấn đã bắt

nguồn lần lươt

̀ ba bài thơ nổi tiếng đời Đường . Từ đó thấy rằng lời nhân

xét của

Hoài Thanh về hồn thơ Quách Tấn như đã nêu ở trên là hoàn toàn chính xác.

1.2. XÁC LẬP MÃ NGHỆ THUẬT THƠ ĐƯỜNG LUẬT

1.2.1. Khái niệm: Thơ Đường, Thơ Đường luật, Thơ Đường luật Việt Nam

Trong một vài tài liệu trước đây, có nhà nghiên cứu đã nhầm lẫn, đồng nhất hai khái niệm „Thơ Đường‟ và „thơ Đường luật‟ như Lạc Nam trong công trình Tìm hiểu các thể thơ, Nxb Văn học, HN, 1995, khi ông cho rằng: “Thơ Đường luật thường gọi tắt là thơ Đường” [sđd,tr.108]; hay Phạm Huy Toại trong Đường luật chỉ nam, xuất bản 1952, đã đồng nhất „thơ Đường luật‟ với „luật thi‟ [sđd,tr.5]; trong cuộc tranh luận giữa hai phái Mới và Cũ, trong khi phái Mới gọi thơ cũ với ám chỉ là „thơ Đường luật‟, thì phái Cũ ít nhiều đã đánh đồng nó với „thơ cổ điển‟.

Rõ ràng, do không nắm chắc lý thuyết về thể loại và dùng theo thói quen nên Lạc Nam và Phạm Huy Toại đã nhầm lẫn, hiểu sai lạc về khái niệm. Còn phái Cũ đánh đồng „thơ Đường luật‟ với „thơ cổ điển‟ có thể là do thơ Đường luật có sự gắn kết và giữ vị trí gần như là độc tôn trong gần mười thế kỷ văn học trung đại, nên trong một chừng mực nào đó, „thơ Đường luật‟ đã đại diện cho „thơ cổ điển‟ ở góc độ thể loại, cho nên dẫn đến tâm lý hễ nhắc đến „thơ cổ điển‟ thì người ta nghĩ ngay đến „thơ Đường luật‟ và ngược lại. Đó là lý do mà luận văn cần giới thuyết lại khái niệm „thơ Đường‟ và „thơ Đường luật‟.

1.2.1.1. Thơ Đường

Theo Từ điển văn học bộ mới (2004) và theo Văn học Trung Quốc tập 1, giáo trình ĐHSP (1987) thì „Thơ Đường‟ là khái niệm chỉ toàn bộ thơ ca được sáng tác trong đời Đường (618-907). Đời Đường với gần 300 năm là thời đại hoàng kim của lịch sử phát triển thơ ca trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu đã đúc kết: “Hán phú, Đường thi, Tống từ, tiểu thuyết Minh - Thanh”, đó là những thành tựu các thể loại đạt đỉnh cao của văn học Trung Quốc, trong đó có Đường thi (thơ Đường). Một thời đại thi ca phát triển rực rỡ với nội dung rất phong phú, nghệ thuật rất đa dạng, được bảo tồn trong bộ Toàn Đường thi (Toàn tập thơ Đường) khắc in dưới đời Thanh, với 48.900 bài của hơn 2.300 tác giả.

Bên cạnh thơ là thể loại đạt thành tựu rực rỡ nhất, thì trong văn học đời Đường các thể loại khác cũng có những đóng góp đáng kể như: Tiểu thuyết truyền kỳ, Biến văn, Từ, Phú…

Như vậy, khái niệm „thơ Đường‟ chính là „thơ đời Đường‟, mà thơ đời Đường bao hàm các thể: thơ cổ phong (cổ thể), thơ cận thể (Đường luật), nhạc phủ (có ý kiến cho rằng nhạc phủ là một dạng của cổ phong và tân nhạc phủ là một dạng của Đường luật).

1.2.1.2. Thơ Đường luật

Theo Từ điển văn học bộ mới (2004) thì „thơ Đường luật‟ còn gọi là „thơ cận thể‟ hay „thơ cách luật‟. Đây là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn với luật lệ mang tính quy phạm được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc. Thơ Đường luật có ba dạng chính: bát cú (mỗi bài tám câu, còn gọi là luật thi), tứ tuyệt hay tuyệt cú (mỗi bài bốn câu) và bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó, thơ bát

cú, nhất là thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản, vì từ nó, có thể suy ra các dạng khác [24,tr.1690]. Thể thơ này đòi hỏi người sáng tác phải tuân thủ theo những luật lệ quy định có tính nghiêm cách, ngặt nghèo của thể loại như: niêm, luật, vần, đối; nếu không tuân thủ những quy định trên thì sẽ dẫn đến: thất niêm, thất luật, lạc vận, khổ độc v.v..

Như vậy, thơ Đường luật là một thể loại của thơ, mà thể loại này với những luật lệ mang tính quy phạm được đặt ra từ đời Đường, chứ nó không phải là thơ của một thời đại, một loại hình hay một trào lưu thơ ca. Về tính quy phạm của thể thơ cách luật này sẽ được luận văn trình bày ở mục 1.2.2.

Điều cần lưu ý không nên đánh đồng hai khái niệm „thơ Đường luật‟ với „thơ Đường‟ như trước đây có vài nhà nghiên cứu đã ngộ nhận, mà ở trên luận văn có nêu.

Cũng không thể nhầm nó với „luật thi‟, vì „luật thi‟ là khái niệm dùng để chỉ thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, là một thể của thơ Đường luật. Điều này, hai nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong công trình Thơ ca Việt Nam: hình thức và thể loại đã chỉ rõ: “Tính theo số câu trong bài, thơ cách luật chia làm ba thể: thể tiểu luật gọi là tuyệt cú (tứ tuyệt), thể luật thi gọi là bát cú, thể bài luật” [48,tr.279]

1.2.1.3. Thơ Đường luật Việt Nam

„Thơ Đường luật Việt Nam‟ là một thể thơ do người Việt Nam sáng tác trên cơ sở tiếp thu thể thơ Đường luật của Trung Quốc.

Xét về ngôn ngữ văn tự, thơ Đường luật Việt Nam bao gồm: thơ Đường luật bằng chữ Hán, thơ Đường luật bằng chữ Nôm, thơ Đường luật bằng chữ Quốc ngữ. Xét về số lượng câu trong bài, thơ Đường luật Việt Nam bao gồm: tứ tuyệt, bát cú và bài luật. Xét về số lượng chữ trong câu, thơ Đường luật Việt Nam bao gồm: ngũ ngôn, thất ngôn, lục ngôn, thất ngôn xen lục ngôn.

Về căn bản, thơ Đường luật Việt Nam, khi sáng tác, các nhà thơ đã tuân thủ theo những luật lệ quy định được đặt ra từ đời Đường Trung Quốc, kể cả những bài thất ngôn xen lục ngôn.

1.2.2. Những tiêu chí xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật

1.2.2.1. Khái niệm “Mã nghệ thuật”

Mã trong “mã nghệ thuật” (art code) cần được hiểu như là mã khóa, chìa khóa, mật mã để mở cửa ngôi nhà nghệ thuật, nó hàm chứa nét đặc trưng, nét riêng, nét bí mật làm nên đối tượng. Vẫn là thơ Đường luật nhưng thơ của Quách Tấn khác thơ Đường luật của nhà nho ra sao về các mặt nội dung và nghệ thuật, đó là vấn đề của mã nghệ thuật. Thơ Đường luật thường nói chí tải đạo, ngay thơ của các câu lạc bộ thơ hiện nay vẫn như vậy. Song thơ Đường của Quách không liên quan đến nói chí tải đạo mà chỉ biểu lộ tâm tình cái tôi đầy cảm xúc. Như vậy, mã nghệ thuật ở đây có thể hiểu đó là những tín hiệu của nghệ thuật ngôn từ. Mà ngôn ngữ thơ lại mang nét đặc trưng rất riêng, khác với ngôn ngữ văn xuôi (truyện, tiểu thuyết). Ngôn ngữ thơ mang tính hàm súc, cô đọng, cô đúc, hết sức kiệm lời, ít lời mà nhiều ý, ý tại ngôn ngoại. Bên cạnh, ngôn ngữ thơ còn có những đặc trưng khác nữa như biểu cảm, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu. Riêng ở thơ cách luật, bên cạnh các đặc trưng vừa nêu, mã nghệ thuật còn thể hiện ở tính quy phạm về hình thức của thể loại như niêm, luật, vần, đối, nhịp. Tất cả những yếu tố trên chỉ là các tiêu chí hình thức của mã nghệ thuật thơ, mà khi xác lập mã nghệ thuật, người nghiên cứu cần phải xem nó như là kim chỉ nam, nếu không sẽ lạc đường mất hướng. Bên cạnh các tiêu chí về hình thức, khi xác lập mã nghệ thuật của thơ cần phải tính đến các tiêu chí khác như đề tài, cảm xúc, nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả hình ảnh trong thơ, quan niệm về con người, tư duy nghệ thuật của tác giả v.v..

Về phương pháp luận, để xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật của Quách Tấn, cần phải so sánh thơ ông với thơ Đường luật cùng thời. Ví dụ, thơ Đường luật trên Nam phong tạp chí chẳng hạn mà có lần Xuân Diệu đã phê phán những bài vịnh sử, vịnh liệt nữ với quan điểm khá bảo thủ về trinh tiết, hay thơ bộc lộ lòng yêu nước với những motip sáo mòn như “gánh nước”, đây chính là lối thơ nói chí, tải đạo. Thơ Đường luật của Phan Mạnh Danh thì theo lối tập cổ công phu nhưng lối viết rất cũ kỹ, thiếu cảm xúc chân thực.

Ở đây, chúng tôi xin được điểm qua vài nét về mã nghệ thuật - cái làm nên cái cá tính sáng tạo và phong cách riêng của người sáng tác.

Văn học là sự tự ý thức văn hóa. Văn học chẳng những là một bộ phận của văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương diện tồn tại và bảo lưu văn hóa. Văn học chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi

trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc. Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ.

Mặt khác, nhà văn - chủ thể sáng tạo phải là con đẻ của một cộng đồng, thuộc về một cộng đồng nhất định, muốn hay không anh ta cũng đã tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình, những lối tư duy, những mô thức ứng xử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa tâm lý riêng của thời đại cũng như những ngưng tụ giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng. Vì vậy nhà văn dù sáng tạo tới đâu, viết ra hay nói ra vấn đề gì thì cũng vẫn thể hiện tâm thái văn hóa và những kết cấu tâm lý văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Từ tác phẩm của nhà văn đến công chúng độc giả là một quá trình chuyển tải mã văn hóa của cộng đồng thăng hoa thành ngôn ngữ, các biểu tượng, thành mã riêng của người sáng tác. Sự tiếp nhận tùy thuộc vào trình độ của độc giả và quan trọng hơn là nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của thời đại, những điều này nằm trong tâm thức văn hóa thời đại và công chúng độc giả. Điều này lý giải vì sao người ta lại thích tác phẩm này hơn tác phẩm khác, thể loại này hơn thể loại khác, cho dù thời đại sản sinh ra chúng đã qua đi.

Bên cạnh đó “mã nghệ thuật” - những “tín hiệu ngôn ngữ” này cần phải được “giải mã”. Việc lập mã thuộc về tác giả và giải mã là một trò chơi trí thức thú vị đối với độc giả. Một mật mã kêu gọi được sự quan tâm, chú ý của nhiều người, dẫn dắt họ vào mê cung của ý nghĩa, buộc họ phải phát huy hết khả năng của mình để tìm tòi, phát hiện, giải đáp và chứng minh, đó là một mật mã đã thành công trong công việc “mã hóa” ngôn từ của mình. Và chắc chắn người lập ra “mật mã” này sẽ được hoan nghênh và công nhận.

Như vậy, mã nghệ thuật của thơ chính là những tín hiệu nghệ thuật được xem như là những tiêu chí về hình thức và nội dung của thơ, mà những tiêu chí này thể hiện tính đặc trưng của thơ, mà nhờ chúng người đọc có thể phân biệt thơ của nhà thơ này với thơ của nhà thơ cách. Điều đó, còn có nghĩa là mã nghệ thuật có liên

quan và liên đới với cá tính sáng tạo, với phong cách thơ, vì chính chúng đã góp phần làm nên cá tính sáng tạo và phong cách riêng của nhà thơ.

1.1.2.2. Những tiêu chí về hình thức thơ Đường luật

Về thể thơ Đường luật, như trên đã nêu, có các dạng chính tứ tuyệt [tuyệt cú] và bát cú (luận văn không khảo sát bài luật, bởi thơ Quách Tấn trước 1945 không viết theo thể này). Tứ tuyệt [tuyệt cú] có ngũ ngôn tứ tuyệt [ngũ tuyệt] và thất ngôn tứ tuyệt [thất tuyệt]. Bát cú có ngũ ngôn bát cú và thất ngôn bát cú [luật thi].

Để xác lập mã nghệ thuật của thơ Đường luật cần phải xem xét kết cấu của thể loại; những đặc trưng thi pháp mang tính quy phạm của thể loại như niêm, luật, vần, đối; ngoài ra cần phải tính đến cách dùng từ ngữ, dụng điển, cách cắt nhịp, cách hoà âm để tạo nhạc tính v.v.. Thơ Đường luật của Quách Tấn qua các tập thơ đã xuất bản đã tuân thủ những quy định chặt chẽ nghiêm ngặt của thể loại, đồng thời vẫn có nét riêng. Vấn đề sẽ đề cập ở chương 2 và 3 của luận văn. Ở đây chỉ nêu lên vài tiêu chí về hình thức để xác lập mã nghệ thuật thơ Đường luật mà thôi.

Về kết cấu, bài tứ tuyệt [tuyệt cú] có kết cấu chặt chẽ, bốn câu là bốn phần với các nhiệm vụ: Khai (mở bài); Thừa (tiếp nối ý mở bài); Chuyển (chuyển ý); Hợp (tóm lại, kết thúc). Trong khi đó, bài bát cú cũng với kết cấu bốn phần, mỗi phần có hai câu, với các nhiệm vụ: Đề gồm phá đề 破 題 (câu 1, mở bài) và thừa đề 承 題 (câu 2, tiếp nối ý của câu phá đề); Thực hoặc Trạng (hai câu 3 và 4, giải thích đầu bài cho rõ ràng); Luận (hai câu 5 và 6, bàn bạc cho rộng nghĩa đầu bài); Kết (hai câu 7 và 8, tóm ý cả bài, thường là nêu cảm nghĩ cảm

xúc).

Về đặc trưng thi pháp của thể thơ, theo luật lệ quy định, một bài thơ Đường luật có yêu cầu chặt chẽ, quy phạm về: niêm, luật, vần, đối.

Niêm (dính vào nhau) là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong một

bài Đường luật, tức các tiếng (chữ) ở vị trí 2, 4 của thơ ngũ ngôn; 2, 4, 6 của thơ thất ngôn, các thanh bằng và trắc phải tuân thủ theo luật định: “nhị, tứ, lục phân minh”. Bài tứ tuyệt Đường luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 4; câu 2 niêm với câu 3. Bài bát cú Đường luật yêu cầu câu 1 niêm với câu 8; câu 2 niêm với câu 3; câu 4

niêm với câu 5; câu 6 niêm với câu 7. Nếu không tuân thủ quy định trên thì bài thơ sẽ thất niêm 失 拈 (mất sự dính liền).

Luật là cách sắp đặt tiếng bằng (B) và tiếng trắc (T) trong các câu của một bài thơ. Tiếng Việt có 6 thanh, nhưng trong phép làm thơ lại chia ra 8 thanh. Tiếng B gồm Phù bình thanh (tiếng mang thanh ngang) và Trầm bình thanh (tiếng mang thanh huyền). Tiếng T gồm: Phù thượng thanh (tiếng mang thanh ngã), Trầm thượng thanh (tiếng mang thanh hỏi), Phù khứ thanh (tiếng mang thanh sắc), Trầm khứ thanh (tiếng mang thanh nặng), Phù nhập thanh (tiếng mang thanh sắc, có phụ âm cuối là c, ch, p, t), Phù khứ thanh (tiếng mang thanh nặng, có phụ âm cuối là c, ch, p, t).

Thơ Đường luật được làm theo hai luật: Bằng và Trắc. Luật Bằng là luật thơ mà câu 1 bắt đầu bằng hai tiếng bằng (B), chủ yếu là tiếng thứ 2 của câu 1 phải mang thanh B, vì tiếng thứ nhất có thể theo lệ “nhất, tam, ngũ bất luận”, ví dụ câu phá đề bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. Luật Trắc là luật thơ mà câu 1 bắt đầu bằng hai tiếng trắc (T), chủ yếu là tiếng thứ 2 của câu 1 phải mang thanh T, vì tiếng thứ nhất có thể theo lệ “nhất, tam, ngũ bất luận”, ví dụ câu phá đề bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

Vận (Vần) là những tiếng có thanh âm hoà hợp, tức cùng một khuôn vần,

nhằm tạo sự cộng hưởng về mặt âm thanh và nhạc tính cho thơ. Có hai loại vần: bằng và trắc, mà thường là dùng vần bằng (vần trắc rất hiếm gặp). Trong một bài thơ Đường luật chỉ dùng một vần, tức độc vận, và buộc phải gieo ở chữ cuối của câu một và các câu chẵn (cước vận). Như vậy, một bài bát cú phải có 5 vần, gieo ở chữ cuối các câu: 1, 2, 4, 6, 8; Bài tứ tuyệt thường gặp là 3 vần, gieo ở chữ cuối các câu: 1, 2, 4. Trường hợp bài thơ chỉ có 2 vần, gieo ở các câu 2 và 4, thì đây là chiết vận (trốn vần), tức câu 1 không gieo vần, do vậy, câu 1 và câu 2 buộc phải đối nhau, mà bài Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải là một dẫn chứng: Đoạt sóc Chương Dương độ,/ Cầm Hồ Hàm Tử quan./ Thái bình tu trí lực,/ Vạn cổ thử giang san.

Trong một bài thơ Đường luật, nếu gieo vần sai khuôn âm, không hiệp vận (hợp vần) thì gọi là lạc vận 落韻 (lạc/rụng mất vần). Còn nếu gieo vần gượng gạo,

không hiệp vận (hợp vần) thì gọi là cưỡng áp 彊 押 (đặt gượng). Đây là điều cấm kỵ

trong phép làm thơ cách luật.

Đối là đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý, lời, chữ trong hai câu đó phải cân xứng với nhau. Đối có ba cách: Đối thanh tức tiếng mang thanh B đối với tiếng mang thanh T. Đối từ loại với yêu cầu thực từ (tức danh từ, động từ) đối với thực từ; hư từ (liên từ, trạng từ) phải đối với hư từ; bán thực từ (tính từ) phải đối với bán thực từ. Đối ý là tìm hai ý tưởng cân nhau mà đặt thành hai câu sóng đôi nhau. Trong một bài thơ bát cú cặp thực (câu 3 và 4) buộc phải đối nhau; cặp luận (câu 5 và 6) buộc phải đối nhau.

Ngoài ra, khi khảo sát để xác lập mã nghệ thuật của thể thơ Đường luật cần phải xét đến cách cắt nhịp, cách hoà âm tạo nhạc tính cho thơ, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, cấu trúc câu thơ…

1.1.2.3. Những tiêu chí về tư duy nghệ thuật của thơ Đường luật

Ngoài ra, khi khảo sát để xác lập mã nghệ thuật của thể thơ Đường luật cần phải xét đến cách cắt nhịp, cách hoà âm tạo nhạc tính cho thơ, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, dụng điển, cấu trúc câu thơ,… đấy chính là tư duy nghệ thuật của tác gia hay cộng đồng gởi gắm trong tác phẩm.

Tư duy nghệ thuật là một loại hình tư duy thẩm mỹ của một cộng đồng (kể cả một tác gia), được sinh ra trong điều kiện lịch sử cụ thể. Tư duy nghệ thuật bao gồm cả nội dung và phương thức chiếm lĩnh cũng như cách thức thể hiện hiện thực cuộc sống. Cố nhiên tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ và không chỉ ngôn ngữ, mà nó còn hàm chứa những quan niệm triết học, tập tục tôn giáo, phong cách đạo đức và hứng thú thẩm mỹ… trở thành sản vật của lịch sử, có thể biến đổi và phát triển tùy theo thời đại. Tuy nhiên trong trường kỳ lịch sử, tư duy nghệ thuật có tính ổn định – bền vững tương đối, đã ngưng tụ lại và thẩm thấu vào tâm lý văn hóa dân tộc, cấu thành một loại vô thức tập thể trong tầng sâu của kết cấu văn hóa dân tộc. Nó chẳng những bảo lưu những giá trị văn hóa dân tộc mà còn có sức mạnh to lớn, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tư duy và hành vi văn hóa của mọi người sống trong các thời đại khác nhau.

+ Tính cụ thể và tính tượng trưng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/02/2024