Sáng Tác Của Nam Cao Trước Và Sau Cách Mạng Tháng Tám - 1945


1.3 Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

1.3.1. Đôi nét về tiểu sử

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ngày 29 – 10 – 1915. Ông sinh tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao. Xuất thân từ một gia đình bậc trung Công giáo, cha Nam Cao là ông Trần Hữu Huệ làm thợ mộc, làm thuốc, mẹ là bà Trần Thị Minh làm nông và dệt vải.

Là anh cả của một gia đình đông anh em (bốn em trai, ba em gái) nhưng chỉ một mình Nam Cao được ăn học chu đáo. Năm 1922, Nam Cao học sơ học ở trường làng. Đến cấp tiểu học và bậc trung học, gia đình gửi ông xuống Nam Định học ở trường Cửa Bắc rồi trường Thành Chung. Nhưng vì thể chất yếu, chưa kịp thi Thành Chung ông đã phải về nhà chữa bệnh, rồi lập gia đình năm 18 tuổi, vợ là Trần Thị Sen, sinh năm 1917.

Nam Cao từng làm nhiều nghề, chật vật kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Năm 18 tuổi vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may, bắt đầu viết các truyện ngắn Cảnh cuối cùng, Hai cái xác. Ông gửi in trên Tiểu thuyết thứ bảy, trên báo Ích Hữu các truyện ngắn Nghèo, Đui mù, Những cánh hoa tàn, Một bà hào hiệp với bút danh Thúy Rư. Có thể nói, các sáng tác "tìm đường" của Nam Cao thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời.

Năm 1938, Nam cao bị ốm nặng. Do bệnh tim và tê thấp nên ông phải trở ra Bắc tự học lại để thi lấy bằng Thành chung, sau đó Nam Cao dạy học ở Trường tư thục Công Thành, Thụy Khuê, Hà Nội. Ông đưa in truyện ngắn Cái chết của con Mực trên báo Hà Nội tân văn và in thơ cùng trên báo này với các bút danh Xuân Du, Nguyệt.


Năm 1941, truyện đầu tay Đôi lứa xứng đôi, với bút danh Nam Cao do NXB Đời mới Hà Nội ấn hành được đón nhận như là một hiện tượng văn học thời đó. Sau này khi in lại, Nam Cao đã đổi tên là Chí Phèo. Phát xít Nhật vào Đông Dương, trường bị trưng dụng, Nam Cao thôi dạy học.

Rời Hà Nội, Nam Cao về dạy học ở Trường tư thục Kỳ Giang, tỉnh Thái Bình, rồi về lại làng quê Đại Hoàng. Thời kỳ này, Nam Cao cho ra đời nhiều tác phẩm. Ông in truyện dài nhiều kỳ Truyện người hàng xóm trên Trung Bắc Chủ nhật, viết xong tiểu thuyết Chết mòn, sau đổi là Sống mòn. Tháng 4 - 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và là một trong số những thành viên đầu tiên của tổ chức này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, rồi ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa phương. Ông cho in truyện ngắn Mò sâm banh trên tạp chí Tiên phong.

Năm 1946, Nam Cao ra Hà Nội hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc. Tiếp đó, ông vào miền Nam với tư cách phóng viên. Tại Nam Bộ, Nam Cao viết và gửi in truyện ngắn Nỗi truân chuyên của khách má hồng trên tạp chí Tiên phong, in tập truyện ngắn Cười ở NXB Minh Đức, in lại tập truyện ngắn Chí Phèo. Ra Bắc, Nam Cao nhận công tác ở Ty Văn hóa Hà Nam, làm báo Giữ nước Cờ chiến thắng của tỉnh này. Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, năm 1948 Nam Cao gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1950 Nam Cao chuyển sang Hội Văn nghệ Việt Nam, làm việc trong toà soạn Tạp chí Văn nghệ. Tháng 6, ông thuyết trình về vấn đề ruộng đất trong hội nghị học tập của văn nghệ sĩ, sau đó ông được cử làm Ủy viên tiểu ban văn nghệ của Trung ương Đảng. Trong năm đó, ông tham gia chiến dịch Biên giới.

Giá trị và vị trí của Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao - 3


Tháng 5/1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghị văn nghệ Liên khu Ba, sau đó hai nhà văn cùng vào công tác khu Bốn. Nam Cao trở ra tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp, vào vùng địch hậu khu Ba. Ông có ý định kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết đang thai nghén. Nhưng rồi, Nam Cao và đoàn công tác bị địch phục kích. Ngày 30 – 11 – 1951, Nam Cao anh dũng hy sinh ở Mưỡu Giáp, Hoàng Đan, Ninh Bình, hài cốt của ông được đặt tại nghĩa trang Gia Viễn, Ninh Bình.

Với những đóng góp to lớn của mình, Nam Cao được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Nam Cao là nhà văn, liệt sĩ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt một năm 1996 và nhiều con đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… mang tên ông.

Cũng trong năm 1996, một chương trình mang tên "Tìm lại Nam Cao" được Hiệp hội Câu lạc bộ UNESCO Việt Nam tổ chức với quy mô chưa từng có gồm 35 đơn vị tham gia như Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Hội Nhà văn Việt Nam, Báo Nhân dân... Điều đặc biệt là trong đó có sự góp mặt của 7 nhà ngoại cảm mà Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) đã đứng ra mời họ tham gia chương trình "Tìm lại Nam Cao". Kết quả sau gần nửa thế kỷ nằm hiu quạnh trong nấm mồ vô danh ở Gia Viễn – Ninh Bình, cuối cùng Nam Cao đã về yên nghỉ vĩnh hằng nơi quê nhà xã Hoà Hậu, Lý Nhân, Hà Nam.

Cuộc đời lao động nghệ thuật vì lý tưởng nhân đạo, lý tưởng cách mạng và sự hy sinh anh dũng của Nam Cao mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.


1.3.2. Sáng tác của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945

Là nhà văn sinh ra ở làng quê, Nam Cao có tấm lòng đôn hậu chan chứa yêu thương, đặc biệt là gắn bó ân tình sâu nặng, hiểu biết sâu sắc hoàn cảnh của người nông dân nghèo khổ ở quê hương. Những trang viết của ông thấm đẫm tình người, lòng người vì ông là người sống gần gũi và hiểu rõ hơn ai hết về cuộc sống và nỗi khổ của họ. Bắt đầu là Chí Phèo và tiếp đó là gần 80 truyện ngắn viết về người nông dân như: Một đám cưới, Trương Rự, Nửa đêm, Lão Hạc, Một bữa no... Qua những tác phẩm trên, Nam Cao đã miêu tả một cách thấm thía và cảm động về số phận tăm tối của những người nông dân lương thiện, chỉ vì nghèo đói khốn khổ mà bị ức hiếp, bị lăng nhục một cách tàn nhẫn, độc ác.

Là một trí thức, Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Lên án xã hội phi nhân đạo đã tàn phá con người, thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thật sự có ý nghĩa, với những tác phẩm chính: Đời thừa, Giăng sáng, Sống mòn... Trong các sáng tác này, Nam Cao đã miêu tả hết sức chân thực hoàn cảnh nghèo khổ dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư thất nghiệp... Nhà văn đặc biệt đi sâu vào những bi kịch tâm hồn của họ, qua đó, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi của đề tài. Đó là tấn bi kịch dai dẳng, thầm lặng mà đau đớn của người trí thức, những người ý thức một cách sâu sắc về giá trị sự sống, của nhân phẩm. Họ luôn ôm ấp hoài bão lớn về một sự nghiệp tinh thần nhưng buộc phải sống trong cảnh đời thừa, chết mòn...

Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao đã sớm đến với Cách mạng, tham gia Hội Văn hoá cứu quốc, tích cực trong mọi công việc của Đoàn thể; và nhanh chóng có tác phẩm phục vụ cho cách mạng và kháng chiến như:


sâm banh, Nỗi truân chuyên của khách má hồng, Nhật kí ở rừng (1948), Đôi mắt (1948), Chuyện biên giới (1950).

Ngoài viết văn, ông còn làm thơ, viết kịch (Đóng góp, 1951) và biên soạn sách địa lí cùng với Văn Tân (Địa dư các nước Châu Âu 1948); Địa dư các nước Châu Á, Châu Phi (1949); Địa dư Việt Nam (1951).

Nhìn lại toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, ta thấy ông viết trên nhiều đề tài phổ biến mà các nhà văn hiện thực cùng thời hoặc trước ông ít lâu đã từng khai phá, như đề tài nông dân, đề tài những người tiểu tư sản thành thị...Về nông dân, Nam Cao không phải mới so với Ngô Tất Tố, về đề tài thị dân, ông cũng không mới so với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng nhưng ông vẫn có những đóng góp vô cùng quan trọng ở các đề tài này. Đó là khi viết về thân phận con người, Nam Cao không chỉ dừng lại ở việc phản ánh những cái bên ngoài, mà cố gắng đi sâu tìm hiểu, khám phá những nét bản chất nhất của vấn đề. Vì vậy, ở cả hai đề tài trên, Nam Cao có những tác phẩm, không chỉ viết về cái nghèo mà còn, và quan trọng hơn là viết về cái đói - một thứ đói khắc khoải tê tái. Chính vì điểm này mà không ít người coi Nam Cao là nhà văn của cái đói, đặc biệt là cái đói của người trí thức nghèo trước gánh nặng của cơm áo, gạo, tiền. Cũng như một số nhà văn khác, quan tâm đến đời sống, số phận trí thức trước hết ở nỗi khốn khó về vật chất, nỗi khổ nhục của những con người bị cơm áo ghì sát đất. Ông cũng miêu tả những Thứ, Điền, Hộ với sự nghèo túng triền miên, với những bất hạnh của những con người bình thường. Song hơn thế, Nam Cao thể hiện cái nhìn mang tính hiện đại của mình khi nghiền ngẫm về thân phận của người trí thức ở đời sống tinh thần của họ. Đó là Hộ trong Đời thừa, Điền trong Giăng sáng, Thứ trong Sống mòn. Ở đây, bằng một trái tim nhân đạo sâu sắc, tác giả đã thấy được thân phận đời thừa, thân phận nhỏ bé của những con người giàu khát vọng, nhiều ước mơ trong một xã hội đầy những trầm luân, biến loạn. Không chỉ vậy, Nam Cao luôn có ý thức theo đuổi, nhìn nhận cuộc sống, con


người như một cuộc tha hoá triền miên. Ông coi sự tha hoá như là một nét bản chất, một thuộc tính của sinh tồn. Nhân vật của Nam Cao, vì vậy, từ nông dân, tiểu thương đến trí thức vẫn thường phải đối mặt với quá trình tha hoá không thể cưỡng nổi. Sự tha hoá ấy không chỉ ở lòng tham, ở tính lưu manh, ở những khát vọng, mà là ở quá trình tầm thường hoá có hệ thống, có chiều sâu. Sự tha hoá ấy đôi khi nằm trong cả cái cảm giác bị thui chột và đổ vỡ dần khát vọng sống. Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này rõ hơn ở phần sau của luận văn.

Như vậy, Nam Cao là người đưa trào lưu văn học hiện thực Việt Nam lên một bước phát triển mới trong việc đưa hai đề tài cái đói và người trí thức vào sáng tác của mình. Nhà văn đã thực sự tìm được cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đặc biệt với những giá trị đỉnh cao về mặt nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao trở thành người kết thúc vẻ vang trào lưu hiện thực 1930 – 1945.

1.3.3. Sống mòn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao

Sống mòn được Nam Cao hoàn thành vào những tháng cuối cùng của năm 1944 (1 – 10) tại làng quê Đại Hoàng, lúc đó ông chưa đầy 30 tuổi, nghĩa là sau khi đã viết Chí Phèo, đã từng được biết đến nhưng vẫn chưa phải là cây bút thực sự tên tuổi. Hình như khát vọng về một sự nghiệp văn chương có thể được ôm ấp từ lâu vẫn chưa thể thực hiện được, nghĩa là sau bao nhiêu năm bôn ba kiếm sống bằng nhiều nghề, ở nhiều không gian khác nhau nếm trải đủ những nhọc nhằn của một viên chức thuộc địa, một giáo khổ tư, và sau cả thời gian mà trường học cuối cùng của ông dạy học bị đóng cửa, nếm trải sự tủi hổ của một kẻ thất thế, thất nghiệp. Có lẽ điều này đã chi phối mạnh mẽ đến sáng tác của ông, và nhất là tác phẩm Sống mòn. Cuối năm 1944, cũng là những năm đen tối nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại, khi phát xít Nhật đã vào Việt Nam và thậm chí với sự xuất hiện của họ, Nam Cao cũng bị liên luỵ bằng sự


kiện mất việc làm. Cuối năm 1944 cũng là năm mà cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã đến thời kì quyết liệt để bước vào giai đoạn hạ màn, nghĩa là những tin tức về chiến sự, về số người chết, số người thương vong đã có thể tác động một cách sâu sắc vào tâm trí con người, góp phần làm mờ tối thêm đời sống tinh thần vốn đã u ám của họ, Nam Cao có thể không ngoại lệ. Chúng ta có thể hình dung Sống mòn phần nào đó là sản phẩm trực tiếp của nhận thức về tình thế hết sức bi đát của thực tại. Và trong hoàn cảnh ấy, trong tâm thế ấy, nó đã được viết bằng một sự nếm trải, một sự chiêm nghiệm đầy day dứt, đầy lo âu trong một thời đại lo âu.

Tuy nhiên, bởi chưa phải là một cây bút nổi tiếng, và có thể bởi cả những giá trị hiện thực mà Sống mòn chưa được nhà in nào in ấn, phát hành vì không sinh lợi cho nhà xuất bản (ngay với Chí Phèo, một tác phẩm thuộc hàng đỉnh cao của tác giả, khi đưa in, chủ bút cũng phải đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi với mục đích câu khách, điều đó phải chăng phần nào phản ánh tâm lí tiếp nhận chung là không thuận lắm với những tác phẩm ít gay cấn, với một lối viết nhẹ nhàng trễ nải như Sống mòn).

Mỗi con người sinh ra đều có số phận. Nhưng nói đến số phận phải chăng có hàm ý rủi ro, bất hạnh? Từ số phận một tài năng đến số phận một con người. Nhưng ở đây chúng tôi lại muốn bàn đến số phận lịch sử của tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Như chúng ta đã biết mỗi sáng tác văn học bao giờ cũng là đứa con tinh thần của nhà văn, thành công của tác phẩm ấy là sự kết tinh hội tụ của cảm xúc, nguồn tư tưởng và tài năng... Nói như vậy để thấy rằng tiểu thuyết Sống mòn có một giá trị đặc biệt và gắn liền với số phận bất hạnh của một nhà văn chiến sĩ Nam Cao. Sống mòn viết xong năm 1944 nhưng mãi đến năm 1956 mới được in lần đầu, ngoài những lí do trên cũng có thể vì lí do kiểm duyệt. Tính từ 1960 về trước chúng ta khó hình dung Nam Cao là một "cây" tiểu thuyết như các cây bút quen thuộc Ngô Tất Tố, Khái Hưng, Nhất Linh, Nguyên Hồng v.v…Rất may


mắn khi bản thảo Chết mòn còn giữ được trong ba lô Tô Hoài, hơn 10 năm sau mới được ra mắt bạn đọc dưới tên Sống mòn. Đây là điều hạnh phúc lớn với Nam Cao cũng như những độc giả yêu mến và ngưỡng mộ ông. Tuy nhiên số phận Sống mòn cũng không được may mắn như số phận của Nam Cao. Tài năng của Nam Cao chỉ được công nhận khi ông đã hi sinh, cũng như Sống mòn giàu giá trị tư tưởng, nghệ thuật như vậy, mà mãi 10 năm sau mới được ra mắt độc giả.

Do đó Sống mòn có một giá trị và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao cũng như trong trào lưu văn học hiện thực 1940

– 1945. Chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến đánh giá của Giáo sư Phong Lê trong bài tổng kết Hội thảo về Nam Cao nhân 40 năm mất, vào tháng 12 – 1992, Giáo sư đã dành một đoạn ngắn cho Sống mòn như sau:

"Đây là cuốn tiểu thuyết không có cốt, không có truyện, không có gay cấn và ly kỳ; bối cảnh truyện chỉ là mấy cảnh sinh hoạt của mấy nhà giáo dạy tư, nhưng sao lại có sức gắn đến thế với cả cuộc đời rộng lớn; cái tiếng thì thầm của tác phẩm lại có sức ám ảnh đến thế đối với nhiều lớp người trong hành trình cuộc đời, giữa bao thăng trầm của lịch sử. Cuốn tiểu thuyết tách ra một lối riêng giữa bao nhiêu kiểu, dạng giống nhau hoặc khác nhau, từ văn xuôi lãng mạn sang văn xuôi tả chân – xã hội; và trong khi trung thành đến từng chi tiết của đời riêng và tràn ngập những chuyện đời tư, trong khi hội nhập được hai mặt tương phản của sống và chết, của sự sống và cái chết, trong một định ngữ "mòn" lại nói được bao nhiêu điều vừa tủn mủn vừa lớn lao của nhân thế".

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 22/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí