C2 là tụ lọc thông thấp, ta chọn C2 = 1F
C1 là tụ lọc ngò ra được chọn tương đối, vì nếu chọn quá lớn thì thời gian trễ giữa 2 trạng thái đóng và mở sẽ lớn dẫn đến mạch hoạt động không chính xác, hoặc chọn quá nhỏ thì mạch hoạt động cũng không ổn định.
Thông thường chọn C1 = 2C2 = 2,2F.
C0 và C3 là tụ liên lạc ta chọn giá trị là 0,47F.
VII. MẠCH TẠO TẢI GIẢ:
Là một biến áp cách ly có trở kháng Zbiến áp = 600Ω. Khi mạch đếm hồi chuông đếm tới hồi thứ 5 thì mạch điều khiển Relay cho phép Relay đóng chuyển từ mạch nhận biết chuông sang trạng thái nhấc máy giả, thuê bao gọi nhận được trạng thái nhấc máy của thuê bao bị gọi.
Zener 4,7V
Zener 4,7V
1:1
Có thể bạn quan tâm!
- Mạch tự động ghi và trả lời điện thoại - 7
- Mạch Giao Tiếp Đường Dây Và Cảm Biến Chuông:
- Mạch tự động ghi và trả lời điện thoại - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Mạch tạo tải giả
Do điện áp làm việc của IC trong mạch là 5V nên ta chọn zener là
4.7 V để ghim mức áp cố định khoảng 5.3V nhằm bảo vệ IC.
VIII MẠCH PHÁT TIẾNG NÓI:
Mạch phát tiếng nói dùng IC ISD1520 là IC chuyên dùng cho việc ghi và phát tiếng nói.
Trong mạch này ta thiết kế theo yêu cầu sau:
Mạch có thể thay đổi lời nhắn của chủ nhà trước khi đi vắng.
Khi mạch tạo tải giả tác động thì phải phát ra lời nhắn của chủ nhà.
Mạch hoạt động như sau:
Ghi lại lời nhắn của chủ nhà:
Chân 2 (REC) là chân ghi âm tác động ở mức cao. Khi ta nhấn phím REC thì chân 2 lên mức [1], IC lập tức ghi âm (khi ghi âm ta phải luôn giữ đầu REC ở mức cao). Nhả phím REC ra thì ngừng việc ghi âm.
Thời gian ghi tối đa của IC ISD1520 này là 32s (xem phần giới thiệu linh kiện). Để điều chỉnh thời gian ghi ta sử dụng biến trở nối vào chân ROSC (chân 19). Thông thường ta chọn thời gian ghi là tối đa, như vậy theo nhà sản xuất yêu cầu thì điện trở có giá trị khoảng 160K, ta chọn giá trị thực tế là 150K.
Khi đang ghi âm thì đầu ra /RECLED sẽ ở mức thấp nên đèn LED sẽ sáng.
Phát lại lời nhắn:
Khi mạch đếm hồi chuông đếm tới hồi thứ 5 thì ngò ra của IC 7408 sẽ ở mức [1]. Ngò ra này sẽ tác động đến chân PLAYE (chân 3) của IC ISD1520 một sườn xung lên, IC lập tức phát lời nhắn ra đường dây điện thoại.
IX. MẠCH ĐỊNH THỜI:
Ta sử dụng IC Timer 555 để tạo mạch đa hài đơn ổn.
Nguyên lý làm việc của mạch như sau:
Khi xung từ ngò ra IC 7414 chuyển xuống mức thấp [0], ngay lúc này chân số 2 của IC555 cũng bị kéo xuống mức thấp, chân số 3 của IC555 (chân out) sẽ lên mức cao [1], ngò ra này sẽ được đưa vào cổng logic OR tác động vào mạch thu nhằm giải tỏa việc thu.
Kết nối mạch như hình sau :
Vcc +15V
R2
R1 10K
Từ bộ đếm 8 4
6
2 7
555
7414
C2
đến cổng logic
7414
C1
Tính R2 và C2:
Ta có : t (high) = 1,1*R2*C2 Chọn t = 4 phút = 4*60 = 240s Chọn C2 = 1000F
Tài liệu tham khảo
TỐNG VĂN ON, LÊ TIẾN THƯỜNG _ TRUYỀN DỮ LIỆU Sử dụng vi mạch LSI _ Đại học Bách Khoa TP. HCM.
PHẠM HỒNG LIÊN _ GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ THÔNG TIN _ Đại học Bách Khoa TP.HCM.
LÊ VĂN THẢNH _ Bài Giảng NGUYÊN LÝ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ _ Trung Tâm Đào Tạo Bưu Chính Viễn Thông II.
HUỲNH ĐẮC THẮNG _ KỸ THUẬT SỐ THỰC HÀNH _ Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
DƯƠNG MINH TRÍ _ SƠ ĐỒ CHÂN LINH KIỆN BÁN DẪN _ Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật.
HỘI VÔ TUYẾN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM _ TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ
R2 = 220K