phiếu cho người dân nhằm khảo sát một số nội dung liên quan đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Số phiếu hợp lệ thu về là 150 phiếu. Thực hiện xử lý số liệu bằng phương tiện là Micosoft Office Excel.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác: Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, tổng hợp... để hoàn thành luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn hệ thống hóa những cơ sở khoa học và pháp lý về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đề xuất của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 03 chương, như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 1
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 2
- Cơ Sở Pháp Lý Về Ứng Dụng Công Nghệ Trong Hoạt Động Của Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước
- Phát Triển Và Hoàn Thiện Cơ Sở Hạ Tầng Thông Tin
- Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Các Cơ Quan Hành Chính Nhà
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Chương 1. Cơ sở khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Chương 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
1.1. Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.1. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) tiếng Anh là Information Technology là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. CNTT là một khái niệm khá rộng, trừu tượng, có thể thay đổi theo sự phát triển của công nghệ, vì vậy có nhiều cách tiếp cận về khái niệm CNTT như sau:
CNTT là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Một cách dễ hiểu hơn, CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin...
CNTT là ngành nghiên cứu, phát triển và duy trì các hệ thống thông tin. Hệ thống thông tin là hệ thống sử dụng máy tính để lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin.
CNTT là tổ hợp các công nghệ liên quan đến thu thập, lưu trữ, xử lý và sử dụng thông tin trên máy tính. CNTT bao gồm các công nghệ về phần cứng, phần mềm, truyền thông, quản trị cơ sở dữ liệu và các công nghệ xử lý dữ liệu khác nhau được sử dụng trong một hệ thống thông tin dựa trên máy tính.
Như vậy, có thể hiểu CNTT là sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Ngày nay, khi nói về lĩnh vực CNTT có thể chia thành các phần chính là: Hạ tầng CNTT, ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT, nhân lực CNTT và an toàn
thông tin.
Khái niệm CNTT được nêu trong Nghị quyết 49/CP, ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. [7, tr.1]
Theo Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 thì CNTT được hiểu như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. [24, tr.1]
1.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị có nêu “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. [3, tr.1]
Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 định nghĩa về ứng dụng công nghệ thông tin: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”. [24, tr.1]
Theo Nghị định số 64/2007-NĐ/CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về
ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước: “Ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động của cơ quan nhà nước là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân, hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch” [8, tr.1]. Đây cũng là hướng tiếp cận của tác giả về khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong luận văn này.
1.1.3. Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin
Tại Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Công nghệ thông tin là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước” [4, tr.2]. Như vậy có thể thấy rằng, CNTT đã xâm nhập và lan tỏa sâu rộng đến mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, tạo giá trị gia tăng mới cho từng ngành cũng như cho toàn bộ nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin; CNTT là động lực, là công cụ quan trọng hàng đầu thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò của CNTT được thể hiện qua các nội dung chính như sau:
1.1.3.1. Vai trò đối với phát triển kinh tế - xã hội
CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT và truyền thông là yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế,
phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu suất lao động.
- Đối với lĩnh vực kinh tế:
+ CNTT và truyền thông là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích năng lực đổi mới đối với nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của CNTT đã có những tác động hết sức to lớn đối với sự phát triển của xã hội; làm cho cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội biến đổi rất nhanh, một số ngành nghề truyền thống bị xóa bỏ, hình thành hàng loạt ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao, tạo ra hàng triệu việc làm. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2020, ngành công nghệ thông tin - viễn thông vẫn duy trì mức tăng trưởng cao với tổng doanh thu đạt 120 tỷ USD, đóng góp 30% vào GDP của Việt Nam, giải quyết 2 triệu việc làm cho người lao động.
+ CNTT là ngành đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. CNTT có vai trò rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương mại, quản trị doanh nghiệp.
+ Trong những năm qua, CNTT đã được Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển. Phát triển công nghiệp CNTT và truyền thông góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp nội dung thông tin và công nghiệp phần mềm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hình thành và phát triển xã hội thông tin là hướng ưu tiên quan trọng được Nhà nước đặc biệt quan tâm.
- Đối với lĩnh vực Y tế: CNTT giúp mở rộng phạm vi, quy mô và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân; giúp tự động hóa các phương tiện y khoa, qua đó nâng cao độ chính xác và giảm bớt thao tác khi chẩn đoán
và điều trị; giúp lưu trữ và phân tích số liệu cho nghiên cứu khoa học; hỗ trợ y tế từ xa; giúp bác sĩ quyết định lâm sàng nhanh chóng và chính xác; giảm thiểu tử vong do sai lầm y khoa... Với việc ứng dụng CNTT, các thông tin của bệnh viện đều được tổ chức, sắp xếp một cách khoa học và kiểm soát mọi thứ một cách dễ dàng, tạo cơ sở cở tốt cho hiệu quả công tác quản lý bệnh viện.
- Đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo: CNTT mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT đã tạo ra nhiều loại hình đào tạo khác nhau như: Đào tạo trực tuyến, bồi dưỡng từ xa, các chương trình liên kết phối hợp với các trường và các quốc gia…
- Ngoài ra, CNTT còn có tác dụng thúc đẩy các hoạt động khoa học, văn hóa, thể dục, thể thao, nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, công tác xuất bản, báo chí, bảo vệ môi trường...
1.1.3.2. Vai trò đối với việc quản lý nhà nước
CNTT giúp tăng cường tính dân chủ của hệ thống chính trị. Trong xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì CNTT giúp tự động kết nối giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, đảng viên, CBCCVC với Nhân dân; việc thu thập, tổng hợp, quản lý, phân tích, trao đổi, phân luồng nguyện vọng của Nhân dân được chính xác, thực hành dân chủ, cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời, giúp lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, góp phần xử lý, hóa giải mâu thuẫn, bức xúc, xung đột trong xã hội, tiết kiệm được chi phí, nhân lực, nâng cao hiệu quả công tác. Đồng thời, mọi người dân đều có thể dễ dàng truy cập thông tin, tiếp cận thông tin.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước, CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi thông tin giữa các CQNN cũng như cung cấp các dịch vụ và dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Ứng dụng CNTT giúp cho các
CQNN đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước hướng tới xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử là Chính phủ sử dụng CNTT và viễn thông để tự động hóa và triển khai các thủ tục hành chính. Chính phủ điện tử cho phép người dân có thể truy cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như Internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác. Chính phủ điện tử là Chính phủ làm việc với công dân 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần và 365 ngày mỗi năm, công dân có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù họ ở bất cứ đâu. [19, tr.13]
Tham gia Chính phủ điện tử gồm 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và doanh nghiệp. Các mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể gồm:
+ G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân.
+ G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp.
+ G2G: Quan hệ giữa các cơ quan Chính phủ với nhau.
Mục tiêu cơ bản của Chính phủ điện tử là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng CNTT.
Mục tiêu chung là tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả điều hành nhà nước của chính phủ, mang lại thuận lợi cho dân chúng, tăng cường sự công khai minh bạch, giảm chi tiêu chính phủ.
Mục tiêu cụ thể là:
+ Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử...).
+ Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi.
+ Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của Chính phủ một cách tích cực.
+ Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ.
+ Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
1.2.1. Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà CQHCNN được xác định là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay không mang quyền lực nhà nước. [28, tr.201]
CQHCNN là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các CQHCNN thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Hệ thống các CQHCNN được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.
Thẩm quyền của các CQHCNN được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành - điều hành.
Các CQHCNN đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực