Kết Quả Bồi Dưỡng Công Chức Các Cơ Quan Chuyên Môn Thuộc Ủy Ban Nhân Dân Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk


Tổng số

86

100

85

100

84

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk - 9

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


Theo bảng 2.6 số liệu thống kê về trình độ QLNN cho thấy tỉ lệ bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên chính và chuyên viên chiếm tỷ lệ lớn trên 70%. Trong đó, 10% công chức chuyên viên chính là lãnh đạo UBND huyện và lãnh đạo các CQCM thuộc UBND huyện. Công chức chưa có trình độ QLNN còn tương đối nhiều, tỉ lệ trung bình 30,5% dù đã có chương trình bồi dưỡng QLNN qua các năm. Qua số liệu trên, trong những năm tới UBND huyện cần quan tâm hơn nữa trong công tác bồi dưỡng QLNN cho đội ngũ công chức. Chú trọng tìm nguồn và đào tạo nguồn cho việc quy hoạch công chức lãnh đạo, từng bước thực hiện chuẩn hóa công chức các CQCM thuộc UBND huyện.

2.2.6. Trình độ tin học và ngoại ngữ


Bảng 2.7. Trình độ tin học công chức huyện Krông Ana


Đơn vị tính: người



Thứ tự


Trình độ đào tạo

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tỷ lệ trung bình (%)

Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số

lượng

Tỷ lệ (%)

1

Chứng chỉ ứng dụng CNTT

cơ bản

68

79,1

75

88,2

78

92,8

86,7

2

Chưa có

18

20,9

10

11,8

6

7,2

13,3

Tổng số

86

100

85

100

84

100

100

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


Bảng 2.8. Trình độ ngoại ngữ công chức huyện Krông Ana


Đơn vị tính: người



Thứ tự


Trình độ đào tạo


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

Tỷ lệ trung bình


Số

lượng

Tỷ lệ (%)


Số

lượng


Tỷ lệ (%)


Số

lượng


Tỷ lệ (%)


1

Có chứng chỉ Anh văn (A/B/C),

(A1,2/B1,2)

60

69,7

67

78,8

72

85,7

78,1

2

Chứng chỉ tiếng Êđê

15

17,4

22

25,8

27

32,1

25,1

“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện 2020”


Theo bảng 2.7 và 2.8 số liệu thống kê về trình độ tin học, ngoại ngữ ở trên, có thể thấy số công chức tại các CQCM có trình độ cử nhân về ngoại ngữ, tin học là không có. Trong khi đó tỷ lệ công chức được bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ theo chương trình cơ sở hàng năm đều tăng lên, về ngoại ngữ tỷ lệ trung bình 3 năm có 78,1%; về tin học có 86,7% công chức có trình độ cơ sở. Công chức có chứng chỉ tiếng Êđê cũng tăng nhẹ qua các năm, trung bình có 25,1%. Nhìn chung về cơ bản, công chức có trình độ ngoại ngữ, hầu hết là chứng chỉ A, B và chứng chỉ tiếng Êđê nhưng chỉ một số rất ít có trình độ thực sự, đủ khả năng giao tiếp, học tập, nghiên cứu, phục vụ công tác. Vì vậy, lãnh đạo các phòng/ban cần quan tâm hơn nữa, có



chính sách bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ công chức để họ có thể đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

Tóm lại, hầu hết công chức tại CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana đều có lập trường tư tưởng, phẩm chất chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của nhân dân, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị ngày càng được nâng lên phù hợp với công việc chuyên môn, thể hiện trong việc kết quả năm sau cao hơn năm trước, góp phần cùng với với nhân dân huyện tạo nên những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh ở huyện và cơ sở. Có được những thành quả đó chứng tỏ rằng UBND huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo BDCC nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng quá trình thực thi công vụ trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Kết quả bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

2.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch


Trên cơ sở các quy định của Trung ương về đào tạo, bồi dưỡng được nêu trong các văn bản:

- Luật cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019;


- Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ Nội vụ về Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ;

- Nghị định 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 108/2020/NĐ-CP của Chính Phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Nghị định 89/2021/NĐ-CP ngày 18/10/2021, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;


- Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

- Nghị quyết 30c/NQ-CP, ngày 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020;

- Quyết định số 3223/QĐ-UBND, ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020.

Đảng bộ, HĐND, UBND huyện Krông Ana đã quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách về BDCC, nắm bắt rõ mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của chính sách đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC trên địa bàn huyện. Các cấp, các ngành đã chủ động tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cho địa phương mình. Chú trọng phát triển nhân lực có trình độ chuyên môn cao, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, nhân cách, năng lực nghề nghiệp và thể chất; đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề phục vụ các ngành kinh tế phát triển, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2020 - 2025.

Đồng thời, UBND huyện đã chủ động ban hành hàng loạt các kế hoạch triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng cho công chức: kế hoạch BDCC cấp huyện; kế hoạch BDCC cấp xã; kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng; kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về công tác quy hoạch…

Trong những năm gần đây, thực hiện chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung, công chức các CQCM thuộc UBND huyện nói riêng, UBND huyện Krông Ana luôn xem công tác BDCC là chủ trương nhất quán, lâu dài, được triển khai thường xuyên, liên tục. Hàng năm, UBND huyện đã có các văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, đề xuất nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ CBCC để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và chủ động ban



hành các kế hoạch định kỳ hàng năm bồi dưỡng theo chuẩn ngạch công chức, lãnh đạo, quản lý, tin học, ngoại ngữ… Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công chức các CQCM thuộc UBND huyện. Cụ thể như:

- HĐND huyện Krông Ana ban hành Nghị quyết số 103/2015/NQ-HĐND ngày 31/5/2015 về chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2015-2020;

- UBND huyện Krông Ana ký ban hành Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Krông Ana giai đoạn 2015 – 2020;

- Ngày 16/11/2007 UBND huyện Krông Ana đã ban hành quyết định số 2645/2007/QĐ-UBND quy định về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện;

- Kế hoạch số 124/KH-UBND, ngày 29/12/2017 của UBND huyện Krông Ana về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2018;

- Kế hoạch số 127/KH-UBND, ngày 28/12/2018 của UBND huyện Krông Ana về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2019;

- Kế hoạch số 09/KH-UBND, ngày 20/01/2020 của UBND huyện Krông Ana về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020...

Nhìn chung, hệ thống các văn bản nêu trên tuy chưa nhiều nhưng đều đề cập đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức. Nội dung của các văn bản đã thể hiện rõ tinh thần đổi mới toàn diện trên các mặt: chế độ BDCC; trách nhiệm, tăng cường phân cấp cho các cơ quan ban ngành, cấp ủy chính quyền địa phương trong tổ chức và quản lý trong BDCC, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động bồi dưỡng đối với công chức; đồng thời phải thường xuyên đổi mới hình thức và nội dung các chương trình bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hành chính đối với công chức; tạo lập cơ sở pháp lý để kiểm soát chất lượng trong công tác bồi dưỡng đối với công chức.


2.3.2. Xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức


Quán triệt tinh thần chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ chính trị, trong thời gian qua, công tác xác định nhu cầu BDCC các CQCM thuộc UBND huyện luôn được quan tâm. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện xác định nhu cầu trước khi đưa vào kế hoạch bồi dưỡng trên cơ sở chủ trương chung của huyện nhằm BDCC có năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Quy trình xác định nhu cầu BDCC các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana chủ yếu được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành trung ương, của tỉnh và Sở Nội vụ. Khi có văn bản hướng dẫn, các cơ quan, đơn vị tiến hành rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, đề xuất nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ công chức để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc phạm vi quản lý, sử dụng; trên cơ sở nhu cầu bồi dưỡng của các CQCM thuộc UBND huyện, phòng Nội vụ tiến hành tổng hợp xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của huyện, tổ chức họp liên ngành lấy ý kiến tham gia, trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch thực hiện. Ngoài kế hoạch bồi dưỡng chung của huyện thực hiện từ nguồn kinh phí tỉnh cấp, hàng năm, các CQCM thuộc UBND huyện đều được cấp kinh phí cho công tác bồi dưỡng để chủ động đáp ứng các nhu cầu đột xuất.

Qua thực tế BDCC huyện Krông Ana cho thấy, việc xác định nhu cầu BDCC đối với các chương trình bồi dưỡng dài hạn như nâng cao trình độ LLCT (cao cấp, trung cấp) và các chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN (ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp) thì việc xác định nhu cầu bồi dưỡng được các cơ quan, đơn vị và công chức đặc biệt quan tâm, đăng ký nhu cầu bồi dưỡng nhằm đảm bảo theo các chuẩn ngạch theo chức danh, vị trí việc làm.

Tuy nhiên, đối với các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, các kỹ năng chuyên ngành... vẫn chưa được các cơ quan, đơn vị thực sự quan tâm, việc xác định nhu cầu bồi dưỡng được thực hiện một cách vội vàng, trong thời gian ngắn, chạy theo kế hoạch làm cho chất lượng khóa bồi dưỡng



không cao, nhất là việc đáp ứng mục tiêu đặt ra và nhu cầu, nguyện vọng của công chức khi tham gia bồi dưỡng.

Bên cạnh đó, việc xác định các đặc điểm đặc thù về điều kiện tự nhiên, xã hội, về đặc điểm của đội ngũ công chức các CQCM thuộc UBND huyện để đưa ra các nội dung chương trình bồi dưỡng phù hợp hiệu quả chưa cao. Công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng mới chỉ dựa trên các mẫu biểu thống kê, tổng hợp báo cáo của các cơ quan, đơn vị là chủ yếu mà chưa thực sự có các điều tra, khảo sát quy mô lớn về nhu cầu BDCC. Việc xác định nhu cầu bồi dưỡng chỉ dựa trên các con số thống kê, cho biết số công chức chưa đủ tiêu chuẩn ở ngạch, bậc mà không thể cho biết cụ thể về kỹ năng, nghiệp vụ bồi dưỡng và bồi dưỡng bằng hình thức nào để đáp ứng nhu cầu công việc. Trong thời gian tới nhu cầu về bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hành chính, nghiệp vụ chuyên ngành cao. Do đó, việc xác định nhu cầu BDCC các CQCM thuộc UBND huyện cần được đẩy mạnh và có các giải pháp phù hợp để xác định đúng nhu cầu người học nâng cao hiệu quả trong công tác bồi dưỡng.


chức

2.3.3. Chương trình, nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng công


2.3.3.1. Về chương trình, nội dung bồi dưỡng công chức


Trên cơ sở định hướng của Trung ương và kế hoạch bồi dưỡng của tỉnh, của

huyện, nội dung, chương trình BDCC các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana bao gồm các nội dung bồi dưỡng tại huyện và cử đi học tập, nghiên cứu ngoài địa phương.

- Bồi dưỡng tại huyện gồm: lý luận chính trị (sơ cấp, trung cấp), chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quốc phòng – an ninh, kiến thức, kỹ năng QLNN và quản lý chuyên ngành, tin học, ngoại ngữ, tiếng Êđê...

- Bồi dưỡng ở ngoài địa phương bao gồm các nội dung: cao cấp LLCT; kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý hành chính nhà nước và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế...



* Về bồi dưỡng lý luận chính trị


Học tập LLCT là một yêu cầu bắt buộc đối với CBCC các CQCM thuộc UBND huyện. Những năm gần đây, CBCC tham gia các khóa bồi dưỡng về LLCT được mở rộng đối tượng đến cán bộ cấp xã, dưới nhiều hình thức như tập trung và tại chức, ngắn hạn và dài hạn, tập huấn và bồi dưỡng… với nhiều loại chương trình như lý luận chính trị, Nhà nước – pháp luật, dân vận...

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Đắk Lắk, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 37- NQ/TW, ngày 9 tháng 10 năm 2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục LLCT, nâng cao trình độ LLCT cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh có hiệu quả với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên.

Nhằm động viên và khích lệ tinh thần học tập của cán bộ, công chức, UBND huyện Krông Ana đã ban hành các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài. Theo đó, các lớp về LLCT được hỗ trợ: tiền học phí thông báo chiêu sinh (nếu có); hỗ trợ thêm theo chế độ khoán cho thời gian thực học (bao gồm tiền ăn ở, tài liệu, tàu xe); hỗ trợ chi phí đi thực tế và viết luận văn tốt nghiệp đối với học viên học tại Trường Chính trị tỉnh, Học viện Chính trị Quốc gia.

Chính từ việc thường xuyên quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện về lý luận chính trị, chuyên môn, đồng thời thực hiện nghiêm công tác quán triệt, học tập nghị quyết, sinh hoạt chuyên đề, nhận thức của từng cấp ủy, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên được nâng lên rõ rệt.

Bảng 2.9. Kết quả BD về LLCT cho công chức các CQCM thuộc UBND huyện Krông Ana giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: lượt người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023