Thực Trạng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Vàng Tại Việt Nam Từ Năm 2000 Trở Lại Đây

lượng cao để có thể bán lại khi cần với mức giá gần bằng giá mua. Các yêu cầu về mỹ thuật cũng có nhưng không phải là cao nhất.

2.1.2 Chủ thể của thị trường vàng Việt Nam

Giống như bất kỳ thị trường vàng nào khác trên thế giới, việc phân loại chủ thể của thị trường vàng tại Việt Nam theo động cơ mua vàng và những phản ứng của những chủ thể này đối với giá vàng. Các đối tượng này là các tác nhân quạn trọng can dự vào sự hình thành giá vàng trên thị trường, khiến cho giá cả có thể tách rất xa so với giá trị thực của vàng. Theo đó, có thể chia thị trường vàng Việt Nam theo ba đối tượng sau:

a. Người tích trữ

Đây là những chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi, giữ vàng với mục đích “phòng thân”. Phần tài sản bằng vàng này là một hợp đồng bảo vệ chắc chắn cho họ trước các biến động về kinh tế xã hội với đặc tính dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Những người tích trữ có thể là công nhân, viên chức, nông dân hay bất kỳ ai khác trong xã hội. Những chủ thể này thường có đặc điểm: giữ vàng như một tài sản chìm tại nơi chắc chắn, giữ trong thời gian dài không cân nhắc tới yếu tố lợi nhuận khi quyết định mua hay bán vàng và không quan tâm tới tác động lên xuống của giá cả.

b. Người đầu tư:

Những người mua vàng với mục đích đầu tư trên thực tế cũng là những người tích trữ nhưng “tích cực” hơn những người tích trữ thể hiện ở các đặc điểm: vàng của họ có thể ở dạng “vàng tín dụng” gửi tại một tài khoản ngân hàng, xem vàng như một nguồn vốn đầu tư sinh lợi và chỉ giữ nguồn vốn dưới dạng bằng vàng khi cần thiết. Những người đầu tư thường thực hiện nhiều hành vi mua bán, hoặc vay và cho vay, qua đó nguồn vốn của họ tăng lên. Họ quan tâm đến sự biến động giá vàng trong cả ngắn hạn và dài hạn và luôn đặt nó lên bàn cân lãi suất.

c. Người đầu cơ:

Những chủ thể này có hoạt động tương tự như những người đầu tư, nhưng họ có thể dự đoán và khai thác giá vàng trong thời gian ngắn và họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn bằng cảm nhận nhanh chóng và

phản ứng linh hoạt, nhạy bén trước những nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến giá vàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hiện nay ở nước ta, cùng với sự ra đời của ngày càng nhiều các giao dịch vàng, thì số lượng các nhà đầu tư và đầu cơ cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Điều này thể hiện thị trường vàng Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hoá, và vàng đang dần trở thành một kênh đầu tư hữu hiệu với nhiều người.

2.1.3 Mạng lưới kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện nay

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam - 7

Ở thị trường truyền thống, nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh vàng vật chất (các giao dịch vàng “thật”), qua một quá trình phát triển lâu dài, thị trường vàng Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến vượt bậc so với cách đây vài chục năm. Xu hướng mở thề hiện rõ nét qua tính đa dạng về chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường. Ngoài các công ty chiếm tỷ trọng lớn, có khả năng chi phối giá như Công ty vàng bạc đá quý SJC, PNJ, SACOM, ACB, SCB... còn có sự góp mặt của nhiều NHTM, hàng ngàn tiệm vàng lớn nhỏ trên cả nước cùng mạng lưới các nhà đầu tư cá nhân khắp mọi miền. Các chủ thể tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này với nhiều mục đích khác nhau, có thể là để kinh doanh, tích trữ, sản xuất, thanh toán hay chỉ đơn giản là nhu cầu trang sức làm đẹp... Tất cả những yếu tố này hình thành nên cung

- cầu về vàng trên thị trường, là động lực giúp thị trường được “bôi trơn” và vận hành.

Khi nhắc đến mạng lưới kinh doanh vàng vật chất không thể không kể tên các nhà sản xuất vàng miếng. Trước nhu cầu ngày càng cao của nhà đầu tư, sức nóng của thị trường vàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư chuyển vốn từ chứng khoán, bất động sản sang mặt hàng kim loại quý này. Mặt khác trong năm 2008, tốc độ lạm phát tuy giảm nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao, cộng thêm ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên xu hướng chuyển từ tiền sang vàng của người dân cũng ngày một gia tăng. Trong năm 2008, NHNN đã quyết định nâng hạn mức sản xuất vàng miếng cho các doanh nghiệp. Cụ thể, khối lượng vàng miếng được sản xuất trong năm 2008 của Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP. HCM

là 1.500 kg; của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận là 2.000 kg và Công ty Bảo Tín Minh Châu được sản xuất với khối lượng 700kg.

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC là doanh nghiệp được sản xuất với khối lượng lớn nhất trong năm 2008 với hạn mức 50.000 kg; kế đến là công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam với khối lượng 9.000 kg. Tổng hạn mức khối lượng vàng miếng những doanh nghiệp trên được sản xuất trong năm 2008 là 63.400 kg. [23]

Thị trường có thêm nhiều nhãn hiệu vàng miếng tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn mua dự trữ cũng như đầu tư.Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn để các nhãn hiệu vàng mới sẽ thành công vì lâu nay, người tiêu dùng vẫn quen sử dụng nhãn hiệu quen thuộc. SJC được xem là nhãn hiệu vàng miếng được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay, với doanh thu bình quân trong 2 năm qua lên đến 1 tỷ USD.

2.2 Các hình thức kinh doanh vàng tại Việt Nam

2.2.1 Kinh doanh vàng qua tài khoản (sàn giao dịch vàng):

Trước năm 2010, có rất nhiều ngân hàng và công ty vàng bạc đá quý được phép triển khai nghiệp vụ này bao gồm: Ngân hàng Eximbank, Sacombank, Việt Á, Á Châu và Phương Đông Phương Nam; Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM. Đây là nghiệp vụ được Ngân hàng nhà nước và Vụ quản lý ngoại hối cho phép triển khai từ năm 2006 và là một nghiệp vụ rất triển vọng. Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh sàn vàng là Ngân hàng Á Châu ACB, tiếp theo là các ngân hàng Việt Á, Eximbank, Phương Nam. Do chưa có quy chế quản lý cụ thể nên các nhà đầu tư tham gia sàn vàng thường gặp rất nhiều khó khăn khi các tổ chức giao dịch vàng thay đổi quy định theo chủ ý. Kinh doanh vàng qua tài khoản đòi hỏi khoản ký quỹ nhỏ làm yếu tố đòn bẩy để kinh doanh trên khối lượng lớn, đồng thời việc mua bán liên tục theo giá cập nhật công khai hiện thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Hình thức kinh doanh này có cả ưu điểm và nhược điểm. Các ưu điểm có thể kể đến như:

Giảm lượng vàng vật chất cất trữ trong dân cư và lượng ngoại tệ trên thị trường vàng cũng được hạn chế.

Nguồn vàng huy động được cải thiện.

Gắn kết giá cả liên thông với thị trường quốc tế, vận động sát theo cung cầu, ngày càng hôi nhập với việc kinh doanh vàng trên tài khoản và các sản phẩm phái sinh trên các thị trường tài chính trên thế giới.

Tuy nhiên sau một thời gian đi vào hoạt động, các sàn giao dịch vàng này đã bộc lộ rõ các khuyết điểm, mà điển hình nhất là do chưa có một chính sách quản lý đồng bộ nên mỗi sàn lại có quy định riêng của mình dẫn tới việc các nhà đầu tư tại đây thường bị bất lợi. Theo thống kê giao dịch vàng của các ngân hàng trong thời gian vừa qua cho thấy lãi từ kinh doanh vàng của ngân hàng mỗi năm từ 20 đến 30 tỷ đổng và hiển nhiên là khi ngân hàng lãi thì có một bộ phận lớn nhà đầu tư bị thiệt hại. Điều đó đồng nghĩa với việc ngân hàng chưa thật sự hỗ trợ nhà đầu tư trong việc kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng không phải là tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường quốc tế mà tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và giá vàng trong nước khi có những nhân tố tác động. [27]

2.2.2 Nghiệp vụ mua bán giao ngay (Spot)

Là nghiệp vụ mua bán vàng được thực hiện theo giá tại thời điểm thoả thuận, tuy nhiên cần thời gian để thực hiện bút toán và thanh toán tiền vàng nên có thể mất thời gian nếu số lượng mua lớn.

2.2.3 Nghiệp vụ kỳ hạn (Forward)

Là cam kết mua bán vàng tại một mức giá xác định và vào một ngày cụ thể trong tương lai. Mục đích của hợp đồng kỳ hạn là nhằm bảo hiểm rủi ro về giá của tài sản khi nhà đầu tư có tài sản đó trong tương lai.

2.2.4 Nghiệp vụ quyền chọn (Option):

Là quyền được mua hay bán một số lượng vàng trong một khoảng thời gian xác định trong tương lai với giá được xác định tại thời điểm giao dịch. Có hai quyền chọn: Quyền chọn mua (Call option) và quyền chọn bán (Put option). Có hai hình thức quyền chọn là:

Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua quyền thực hiện quyền chọn tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian còn hiệu lực hợp đồng.

Quyền chọn kiểu Châu Âu: chỉ có thể thực hiện quyền chọn vào ngày đáo hạn.

2.2.5 Tín dụng vàng

Để đảm bảo nhu cầu thanh toán, tín dụng vàng được sử dụng để đảm bảo giá trị của tiền. Ví dụ, trong giao dịch bất động sản, người mua khi chưa thanh toán hoặc chưa mua được nhà thì mua vàng gửi ngân hàng giữ hộ để phòng khi giá vàng lên. Ngược lại, người bán nhà khi chưa nhận được tiền mà sợ vàng xuống thì sẽ vay ngân hàng số vàng sắp được nhận và bán ra bên ngoài thu tiền về trước, khi nhận được tiền của bên mua sẽ trả lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hiện tại của các ngân hàng rất ít phục vụ mục đích này mà chủ yếu phục vụ nhu cầu kinh doanh của khách hàng.

Giả sử một nhà đầu tư dự đoán giá vàng tăng, sẽ vay tiền ngân hàng để mua vàng gửi tiết kiệm. Số tiền vay được là do thế chấp số vàng vừa mua cho ngân hàng, sau đó, số tiền vay từ ngân hàng sẽ được trả cho cửa hàng vàng đã đem vàng đến bán.

Ngược lại, nếu nhà đầu tư dự đoán giá vàng giảm, họ sẽ đến ngân hàng vay vàng bán ra cho cửa hàng. Cửa hàng vàng đem tiền đến mua thì số tiền này được đưa vào ngân hàng trước để làm tài sản thế chấp cho số vàng vay ra. Như vậy, nhà đầu tư chỉ bỏ ra một số tiền nhỏ bằng 1/10 hoặc ít hơn tuỳ theo quy định tỷ lệ của ngân hàng là có thể thực hiện nghiệp vụ này. Ngân hàng thì đơn thuần thực hiện nghiệp vụ tín dụng nhưng khách hàng lại thực hiện đầu tư. Nghiệp vụ này xảy ra rủi ro cho cả hai phía, nếu sai hướng thì nhà đầu tư phải chịu mất tài sản rất nhiều, vì họ dùng vốn của mình làm đòn bẩy tài chính. Ngược lại, nếu ngân hàng mua vàng với giá cao đem cho vay chưa thu hồi được để bán hoặc không mua được khi giá vàng rẻ vì đã cho vay tiền giữ vàng thì ngân hàng đã thiệt hại. Đồng thời, khi giá vàng biến động, giả sử cho vay vàng thế chấp bằng tiền mặt thì khi giá vàng tăng xảy ra rủi ro taid sản đảm bảo sẽ không đủ xử lý nợ, ngược lại khi cho vay tiền đồng thế chấp vàng thì giá vàng hạ sẽ khiến ngân hàng gặp rủi ro do khách hàng khi bán vàng cũng không thể đủ lượng tiền mặt đã vay của ngân hàng. Vì lợi nhuận lớn nên nghiệp vụ này thu hút nhiều nhà đầu tư.

2.2.6 Mua bán trực tiếp – môi giới

Ngân hàng thực hiện mua bán vàng để bảo đảm nguồn quỹ nên hoạt động này giống như môi giới và giống các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hoạt động này không đem lại nhiều lãi cho ngân hàng.

2.2.7 Mua bán trạng thái

Là việc mua bán vàng của ngân hàng diễn ra không cùng thời điểm, gọi là trạng thái vì nó sẽ thể hiện số dư dương trên tài khoản (nếu mua vàng) và số dư âm trên tài khoản (nếu bán vàng). Tài khoản âm nhưng không phải bán khống mà ngân hàng có thể tận dụng nguồn huy động từ khách haàng, ngược lại ngân hàng có thể mua vàng dự trữ để phục vụ việc cho vay hay để bán lại vào một thời điểm giá cao hơn. Bởi hoạt động này cuối cùng ngân hàng phải cân bằng trạng thái nên khác với việc mua bán khống, tức là có sự vận động của hàng hoá và tiền tệ, việc mua bán vàng tiền tệ cũng có nghĩa là ngân hàng đang tiến hành hoạt động đầu tư. Do có sự chênh lệch giữa thời điểm mua và bán nên sẽ có rủi ro về giá rất lớn, và cũng chính sự chênh lệch này tạo ra lãi hoặc lỗ rất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, nếu ngân hàng có khả năng dự đoán được biến động của giá vàng trên thế giới thì hoạt động này rất có lãi. Hiện nay hoạt động này ít diễn ra và có diễn ra thì thời gian tồn tại cũng tương đối ngắn để tránh rủi ro. Ngân hàng có được lợi thế rất nhiều do nguồn vốn huy động vàng từ dân cư nhiều, ngân hàng có thể bán cho nhà đầu tư và sẽ mua lại vào một thời điểm khác khi giá vàng hạ. Ngược lại, ngân hàng có thể mua vàng lúc giá thấp và giải quyết nguồn hàng tồn này bằng cách cho khách hàng vay.

2.2.8 Chốt nguội, mua hộ vàng cho khách hàng

Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này do có lợi thế từ quota nhập khẩu vàng và từ nguồn ngoại tệ có sẵn để thu lợi. Do thời gian nhập vàng và dập vàng chênh lệch dẫn tới việc xảy ra độ trễ và ngân hàng tiến hành bán lúc giá cao và chọn thời điểm nhập giá thấp từ quốc tế.

2.2.9 Kinh doanh phối hợp

Hoạt động này là phối hợp các hoạt động được phép thực hiện để thu lợi nhuận và giảm rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ ngân hàng có thể bán nguồn vàng gửi tiết kiệm huy động được từ khách hàng cho nhà đầu tư, sau đó, để cân bằng trạng thái, ngân

hàng sẽ thực hiện hợp đồng Spot trên tài khoản hoặc Forward đối với thị trường nước ngoài. Như vậy, ngân hàng đã bảo hiểm trạng thái rủi ro của mình. Ngược lại, ngân hàng có thể mua vàng trong nước và bán vàng trên tài khoản hoặc thực hiện hợp đồng Forward để cân bằng trạng thái.‌

Ngoài ra, khi thị trường option vàng liên ngân hàng tồn tại, khi khách hàng trong nước muốn thực hiện hợp đồng option với ngân hàng thì ngân hàng sẽ tái ký hợp đồng option này sang thị trường quốc tế.

Kinh doanh vàng phối hợp thể hiện trình độ và đẳng cấp của ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận với rủi ro thấp nhất bằng việc phối hợp các hoạt động được phép thực hiện.

3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây

3.1 Cơ quan quản lý

Điều 5 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành năm 1997 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại điểm h, khoản 1 là “quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng”. Hoạt động kinh doanh vàng bao gồm nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, gia công, chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng cho đến hoạt động mua, bán, xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu, vàng trang sức, mỹ nghệ. [1]

Ngoài Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vàng, còn có các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý trong phạm vi và quyền hạn của mình.

Nghị định 63/1998/NĐ-CP về việc quản lý ngoại hối và vàng bạc đã có hẳn một chương là chương VI để quy định về việc quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế. Trong Điều 31 chương này đã quy định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng nhà nước về việc quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế:

Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền các dự án pháp luật và các dự án khác về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Cấp hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Tổ chức và điều hành thị trường vàng tiêu chuẩn quốc tế trong nước

Cấp hoặc thu hồi giấy phép xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng.

Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Thực hiện việc mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường trong nước, xuất nhập khẩu vàng tiêu chuẩn quốc tế vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch vàng tiêu chuẩn quốc tế khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác về quản lý vàng tiêu chuẩn quốc tế theo quy định của pháp luật.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể uỷ quyền cho Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố thực hiện trong phạm vi địa bàn quản lý các nhiệm vụ và quyền hạn tại quy định. [4]

3.2 Hệ thống pháp lý

Thực hiện đường lối đổi mới, các quy định quản lý hoạt động kinh doanh vàng bạc cũng ngày càng được hoàn thiện theo hướng thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh và nhà đầu tư. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh vàng chủ yếu và cơ bản có thể kể đến ở đây là Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý và kinh doanh vàng bạc, Nghị định 174/1999/NĐ-CP cũng về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Pháp lệnh ngoại hối 2005. Hiện nay nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân dưới dạng vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng gốc, vàng tư trang. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận chuyển hoặc gửi vàng ở Ngân

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí