trước những lời mời gọi hấp dẫn hơn từ phía các doanh nghiệp khác, đặc biệt trong thời gian sản xuất cao điểm, gây nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp; một phần làm cho sản phẩm của doanh nghiệp dễ rơi vào trường hợp bị kiện bán phá giá do giá sản phẩm quá rẻ (chủ yếu do giá nhân công rẻ). Do vậy, để tránh thiệt hại cho doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, tăng sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, tăng hiệu quả xã hội, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ cần xem xét đến giải pháp tăng lương, thưởng cho người lao động.
- Tuyển chọn lao động có tay nghề thông qua việc xây dựng nội dung, quy trình, yêu cầu tuyển chọn.
- Thường xuyên tập huấn sản xuất, đào tạo tay nghề cho người lao động bằng cách mở lớp tập huấn riêng hoặc hợp tác với doanh nghiệp bạn.
- Có chế độ thưởng, phạt chính xác, nghiêm minh để khuyến khích người lao động nghiêm túc trong công việc, phấn đấu tăng năng suất, cải tiến sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường lao động thoải mái và an toàn cho người lao động bằng cách trang bị vật dụng bảo hộ lao động định kỳ, đảm bảo sự an toàn của máy móc thiết bị.
Khi đã đảm bảo được nguồn nhân lực ổn định, có trình độ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ phát triển ổn định, tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.4.1. Về phía Nhà nước, ngành, Hiệp hội và các địa phương
Chế biến gỗ xuất khẩu vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Nội Dung Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích
- Bảng Phân Tích Tốc Độ Luân Chuyển Chi Phí Và Các Yếu Tố Đầu Vào Tại Công Ty Cổ Phần Gỗ Xuất Khẩu Tân Thành Dung Quất
- Tăng Cường Đầu Tư Và Đẩy Mạnh Sản Xuất Mặt Hàng Nội Thất
- Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ - 27
- Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ - 28
- Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ - 29
Xem toàn bộ 278 trang tài liệu này.
chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ có những bước phát triển hơn trong tương lai, về phía Nhà nước, ngành và các địa phương có thể hỗ trợ doanh nghiệp một số điều kiện nhằm giúp doanh nghiệp trước mắt là nâng cao hiệu quả kinh doanh, sau đó là phát triển hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh khi đã yên tâm hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Chúng tôi đề xuất một số ý kiến sau:
Một là, Nhà nước cần quy định ngắn gọn các thủ tục đăng ký trồng rừng và rút ngắn thời gian đăng ký cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư trồng rừng. Điều này là cần thiết cho sự phát triển bền vững của ngành chế biến gỗ xuất khẩu. Khi đã ổn định nguồn nguyên liệu, doanh nghiệp sẽ kinh doanh có hiệu quả hơn, nhờ đó công tác phân tích hiệu quả kinh doanh cũng sẽ được quan tâm hơn. Mặt khác, Nhà nước nên tiếp tục có chính sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đối với các doanh nghiệp có đầu tư cho công tác trồng rừng, đặc biệt là nếu doanh nghiệp đầu tư tạo nguồn nguyên liệu đạt các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ phát triển rừng bền vững – FSC). Điều này thật sự cần thiết bởi vì hiện nay vốn cho trồng rừng nguyên liệu đang là một vấn đề rất khó xoay sở đối với các doanh nghiệp vì số vốn đầu tư lớn (20 – 30 triệu đồng/ ha), thời gian thu hồi vốn khá chậm (khoảng bảy năm). Hơn thế nữa, sự phát triển của rừng nguyên liệu có chất lượng sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành chế biến gỗ. Thêm vào đó, khi doanh nghiệp chế biến gỗ thấy được lợi ích của việc đầu tư trồng rừng thì sẽ không thể đứng ngoài cuộc mà sẽ là những thành tố tham gia tích cực nhất nhằm tăng diện tích nguyên liệu và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Và một điều chắc chắn rằng, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn có trách nhiệm và khả năng hoàn trả vốn vay nhờ thu được những kết quả đáng kể từ hoạt động kinh doanh có hiệu quả của mình.
Hai là, sự điều chỉnh trong hệ thống pháp luật theo hướng hoàn thiện hơn đã, đang và sẽ tiếp tục được tiến hành là rất cần thiết đối với sự phát triển chung của nền kinh tế và các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ nói riêng. Yêu cầu trước mắt trong hoàn thiện hệ thống pháp luật là hoàn thiện pháp luật về kế toán với những quy định xử phạt cụ thể và nghiêm khắc đối với từng trường hợp vi phạm kết hợp với việc thanh, kiểm tra thường niên. Nếu được như vậy, các thông tin kế toán sẽ được đảm bảo độ chính xác cao hơn, giúp cho quá trình phân tích toàn diện và chính xác hơn, nhà quản lý đưa ra được quyết định kinh doanh đúng đắn hơn.
Ba là, để tạo điều kiện cho chính các doanh nghiệp chế biến gỗ đầu tư trồng rừng nguyên liệu Nhà nước có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn và tinh giản thủ tục đăng ký trồng rừng như đã nói ở trên nhưng ở mức độ ưu đãi hơn. Sở dĩ như vậy là vì sự đầu tư của chính các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động trong nguồn nguyên liệu, phấn đấu để nguyên liệu đạt các chứng chỉ quốc tế và sản phẩm của doanh nghiệp được các thị trường khó tính chấp nhận (như Mỹ, EU…). Thêm vào đó, chính các doanh nghiệp chế biến đầu tư thì sẽ tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân công và do đó có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bốn là, bên cạnh việc hỗ trợ vay vốn đối với các doanh nghiệp trồng rừng, Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ vay vốn với chính các doanh nghiệp chế biến gỗ. Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến gỗ là một trong năm ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của đất nước nhưng lại chưa được áp dụng một chính sách ưu đãi vay vốn nào khi mà ngành này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, rất nhiều doanh nghiệp đang muốn chuyển sang sản xuất cả mặt hàng nội thất nhằm giảm bớt các chi phí sản xuất, tăng doanh thu xuất khẩu, nhưng giá trị đầu tư trang thiết bị ban đầu lại
cao hơn nhiều so với đầu tư làm hàng ngoại thất nên đã trở thành gánh nặng về tài chính đối với doanh nghiệp.
Năm là, về phía các địa phương, địa phương có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư trồng rừng được thuê đất trồng rừng trong thời gian dài (từ 50 – 90 năm) với giá ưu đãi nhằm góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường và trợ giúp các doanh nghiệp chế biến gỗ thoát khỏi tình trạng đói góp nguyên liệu như hiện nay. Hiện nay, trong khu vực Nam Trung bộ chỉ có Bình Định là tỉnh đã tạo điều kiện nhiều cho doanh nghiệp trồng rừng (từ năm 1995) vì ngành chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh phát triển rất mạnh, chỉ xếp sau Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, còn những địa phương khác chưa thật sự chú trọng đến ngành này vì ngành chỉ đóng góp vào ngân sách của tỉnh không đáng kể.
Sáu là, ngành chế biến gỗ xuất khẩu cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động của các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản ở các địa phương và nâng cao năng lực hoạt động và vị thế của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ. Nếu các hiệp hội có vai trò thực sự thì các doanh nghiệp sẽ tin tưởng và tự nguyện tham gia, sẽ không còn tình trạng hiệp hội chỉ là “bù nhìn” và các doanh nghiệp tham gia không nhiệt tình như hiện nay (chỉ có khoảng 40% doanh nghiệp tham gia hiệp hội ở các địa phương).
3.4.2. Về phía các doanh nghiệp
Nếu chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Nhà nước, ngành và các địa phương mà không có nỗ lực của bản thân doanh nghiệp thì dù có hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh như thế nào đi chăng nữa cũng sẽ không giúp ích gì cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Suy cho cùng, hoàn thiện phân tích nhằm giúp cho doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn nhất khi phân tích hiệu quả kinh doanh để đạt đến mục tiêu cuối
cùng là nâng cao hiệu quả kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để công tác phân tích hiệu quả kinh doanh thực sự trở thành một hoạt động sống còn đối với doanh nghiệp, theo chúng tôi, bản thân các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ cần thiết tiến hành những công việc sau:
Thứ nhất, bản thân doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động quản lý, để từ đó có sự đầu tư thích đáng về số lượng nhân lực, về tài chính và thời gian cho hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh.
Thứ hai, định kỳ các doanh nghiệp cần đầu tư đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho lao động làm công tác phân tích cũng như các lao động kế toán. Điều này là hết sức cần thiết vì chất lượng nhân lực ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và kết quả công việc mà họ đảm nhận. Bên cạnh đó, tài liệu kế toán là tài liệu chủ yếu và quan trọng nhất được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh doanh, tài liệu kế toán sai lệch không chỉ ảnh hưởng đến kết luận phân tích mà quan trọng hơn là nó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định quản lý dẫn đến ảnh hưởng đến cả sự phát triển của doanh nghiệp.
Thứ ba, để đảm bảo phân tích hiệu quả kinh doanh không phải là một gánh nặng quá mức đối với doanh nghiệp thì tùy từng giai đoạn cụ thể, căn cứ vào quy trình, phương pháp và hệ thống chỉ tiêu phân tích đã được chuẩn bị sẵn, doanh nghiệp nên lựa chọn một mô hình phân tích phù hợp với mục tiêu và nội dung phân tích, tổ chức đội ngũ nhân viên và phương tiện phù hợp với các điều kiện hiện có nhằm đảm bảo hoạt động phân tích hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Thứ tư, để đảm bảo hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh diễn ra đều đặn và trở thành “thói quen” đối với doanh nghiệp thì trước hết các doanh nghiệp cần cảm thấy thoải mái khi bỏ chi phí đầu tư cho hoạt động phân tích.
Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chính sách hợp lý để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất có thể như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, cơ cấu lại bộ máy sản xuất, đầu tư thiết bị công nghệ. Ngoài ra, cần có cơ chế kiểm tra, đôn đốc, thưởng, phạt hợp lý đối với từng bộ phận, từng cá nhân để hạn chế việc sai lệch thông tin do những sai lầm không đáng có.
Thứ năm, hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ thuận lợi hơn nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp. Việc Ban Giám đốc phân công trách nhiệm cho các phòng ban chức năng trong việc phối hợp thực hiện phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp bộ phận phân tích dễ dàng trong quá trình thu thập tài liệu và thông tin có liên quan.
Như vậy, hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ chỉ có thể tiến hành một cách thường xuyên, liên tục khi các doanh nghiệp thực sự nỗ lực tạo điều kiện cho hoạt động phân tích. Thêm vào đó còn cần có sự phối hợp hỗ trợ từ phía Nhà nước, ngành và các địa phương để phân tích hiệu quả kinh doanh thực sự phát huy tác dụng cầu nối giữa các quyết định kinh doanh với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Kết luận chương 3
Sau các lý luận về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh được trình bày ở chương 1, cũng như thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ trình bày tại chương 2, trong chương 3 luận án đã trình bày các quan điểm, giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong ngành này.
Để có thể đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, luận án đã khái quát định hướng phát triển ngành chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ đến năm 2020, phân tích các quan điểm hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ. Sau khi đã đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ, luận án cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này và đã đề xuất một số điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp.
KẾT LUẬN
Luận án trình bày các vấn đề lý luận về hiệu quả, hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, khái quát về các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ và thực trạng phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, luận án đề ra các giải pháp khả thi để hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ trong thời gian tới. Các giải pháp đã trình bày trong luận án có tính khả thi không chỉ đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của khu vực Nam Trung bộ mà còn có thể mở rộng để áp dụng cho các doanh nghiệp trong ngành này của cả nước.
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy: không thể chối bỏ vai trò của hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ nói riêng, của các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh chỉ thực sự mang lại giá trị phục vụ quản lý cao khi có sự liên kết chặt chẽ từ tổ chức hoạt động phân tích, phương pháp, nội dung và chỉ tiêu phân tích. Để thực hiện được yêu cầu đó, luận án “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung bộ” đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nội dung sau:
1. Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng.
2. Trên cơ sở các lý luận chung, luận án đã trình bày thực trạng phân