Di Chúc Bằng Văn Bản Có Chứng Thực Của Ủy Ban Nhân Dân Xã, Phường, Thị Trấn Hoặc Chứng Nhận Của Công Chứng Nhà Nước

Trong thực tế giải quyết của Tòa án, đã có không ít những trường hợp mà người làm chứng không hề biết là người lập di chúc có ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc hay không, mà họ thấy người lập di chúc mang di chúc nhờ xác nhận với tư cách người làm chứng là họ xác nhận. Theo quy định của pháp luật thì những người làm chứng phải trực tiếp chứng kiến việc người lập di chúc ký vào bản di chúc, nhưng theo chúng tôi đối với trường hợp này nếu có căn cứ xác đáng chứng minh đúng là chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc thì cũng cần công nhận hiệu lực pháp luật của di chúc.

Pháp luật dân sự cũng quy định về người làm chứng cho di chúc. Theo đó, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc, người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc và người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. Việc quy định như vậy nhằm mục đích đảm bảo sự vô tư, khách quan của người làm chứng, đồng thời cũng hạn chế tình trạng có việc cưỡng ép, giả dối … trong việc lập di chúc.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về người viết hộ di chúc phải có những điều kiện gì, những người nào được viết hộ, những người nào không được viết hộ di chúc, những người bị cấm làm chứng có quyền viết hộ di chúc hay không. Thực tế đã có trường hợp người làm chứng cho việc lập di chúc là người viết hộ di chúc. Trường hợp này đã có những quan điểm khác nhau giữa các cấp xét xử và chúng tôi xin nêu ví dụ và phân tích, đánh giá ở phần sau của đề tài.

2.4.1.3. Di chúc bằng văn bản có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước

Người lập di chúc có quyền yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi là ủy ban nhân dân cấp xã) chứng thực bản di chúc. Người lập di chúc có thể lập sẵn di chúc, sau đó mang tới công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã yêu cầu chứng nhận, chứng thực bản di chúc. Như vậy, trường hợp người lập di chúc lập sẵn di chúc thì không nhất thiết phải ký trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực vì pháp luật không "buộc". Tuy nhiên, người lập

di chúc phải tự mang di chúc đến cơ quan công chứng, chứng thực mà không được ủy quyền cho người khác. Khi yêu cầu chứng nhận bản di chúc, đương sự phải nộp bản di chúc và xuất trình giấy chứng minh thư nhân dân, nếu trong bản di chúc có việc chuyển tài sản của họ cho người khác mà tài sản đó theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu thì phải xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu về tài sản.

Công chứng viên phải kiểm tra các giấy tờ do đương sự xuất trình, xác định năng lực hành vi của người lập di chúc; công chứng viên phải đặt các câu hỏi để xác định người lập di chúc có minh mẫn, sáng suốt, có bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép hay không? Việc công chứng phải đảm bảo bí mật, trong trường hợp cần thiết có thể ghi âm lời nói của người lập di chúc. Sau khi kiểm tra nội dung bản di chúc, công chứng viên chứng nhận bản di chúc đó. Công chứng viên không chứng nhận bản di chúc thông qua người đại diện, không chứng nhận bản di chúc có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội. Bản chính di chúc, băng ghi âm phải được lưu trữ tại Phòng Công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã công chứng di chúc đó.

Trong trường hợp người lập di chúc yêu cầu sửa đổi, bổ sung di chúc đã được công chứng thì việc sửa đổi, bổ sung di chúc cũng được thực hiện công chứng theo thủ tục như khi lập di chúc.

Pháp luật cũng quy định cho phép công dân lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã. Thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 661 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 658 Bộ luật dân sự năm 2005): Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Người lập di chúc cũng có quyền yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc. Việc công chứng viên lập di chúc tại nơi ở của người lập di chúc phải có ít nhất hai người làm chứng. Thủ tục lập di chúc tại chỗ được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã.

Theo quy định của Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp thì di chúc bằng công chứng thư phải do hai công chứng viên hoặc một công chứng viên và hai người làm chứng thừa nhận (Điều 971). Nếu di chúc làm trước hai công chứng viên thì người lập di chúc đọc cho họ viết, một trong hai công chứng viên tự mình viết tay hoặc giao cho người khác viết tay hoặc đánh máy chữ. Nếu chỉ có một công chứng viên, người lập di chúc đọc cho họ viết, công chứng viên viết tay hoặc giao cho người khác viết tay hoặc đánh máy chữ. Trong cả hai trường hợp, sau khi viết đều phải đọc lại cho người lập di chúc nghe. Tất cả những điều trên đều phải ghi rò trong di chúc (Điều 972). Người lập di chúc phải ký tên trước mặt những người làm chứng và công chứng viên; nếu người lập di chúc khai rằng không biết hoặc không thể ký tên thì phải ghi rò lời khai này trong di chúc cũng như lý do cản trở người ấy không thể ký tên. Công chứng viên và những người làm chứng ký tên vào di chúc (Điều 973, Điều 974).

Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự - 9

Pháp luật Nhật Bản có quy định tương đối chặt chẽ về thủ tục lập di chúc tại công chứng nhà nước. Điều 969 Bộ luật dân sự Nhật Bản quy định:

Để lập di chúc thông qua công chứng, thì phải tuân thủ các thủ tục sau

đây:


1- Phải có mặt của hai người làm chứng;


thực

2- Người lập di chúc phải tuyên bố bằng miệng nội dung của di chúc trước công chứng viên;

3- Công chứng viên phải chép nội dung tuyên bố bằng miệng của người lập di chúc và đọc lại cho người lập di chúc và các nhân chứng nghe.

4- Người lập di chúc và từng người làm chứng phải ký và đóng dấu vào bản chép này sau khi tin chắc rằng nó được chép chính xác; song trong trường hợp người lập di chúc không thể ký được, thì công chứng viên phải làm xác nhận bổ sung về sự kiện này thay cho chữ ký.

5- Công chứng viên xác nhận bổ sung để cho văn bản được xác lập phù hợp với các thủ tục ở bốn khoản trên và ký tên đóng dấu vào đó [8].

2.4.1.4. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng


Đây là những trường hợp đặc biệt mà pháp luật dự liệu, người lập di chúc không

có điều kiện để yêu cầu công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận, chứng thực. Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2005) có những trường hợp sau đây:

a) Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng nhà nước chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực.

Người lập di chúc phải là quân nhân đang tại ngũ, tức là đang ở một đơn vị nhất định trong quân đội. Người quân nhân này lập di chúc, nhưng không có điều kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận, chứng thực di chúc. Ví dụ, trường hợp người quân nhân đóng quân ở hải đảo, nơi chỉ có quân đội, không có cơ quan công chứng, chứng thực. Hoặc trường hợp người quân nhân đang làm nhiệm vụ đặc biệt, cần che giấu thân phận như đang là quân nhân của cơ quan an ninh quân đội…

Trong trường hợp này, pháp luật không quy định rò, không bắt buộc người lập di chúc phải tự viết bản di chúc. Vì vậy, người quân nhân lập di chúc theo quy định của điều

luật này có thể tự viết di chúc hoặc nhờ người khác viết hộ, nhưng cũng như bất kỳ di chúc nào, người lập di chúc buộc phải ký vào di chúc.

Người có thẩm quyền xác nhận vào di chúc của những quân nhân này phải thỏa mãn hai điều kiện: phải là thủ trưởng đơn vị của chính người quân nhân đó và người thủ trưởng này phải từ cấp đại đội trở lên. Ví dụ: Đại đội trưởng, sư đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng…

Vậy một số vấn đề đặt ra là:


- Nếu người quân nhân có điều kiện để yêu cầu cơ quan công chứng hoặc chính quyền cơ sở chứng nhận, chứng thực nhưng họ không yêu cầu, mà lại đề nghị thủ trưởng đơn vị của mình từ cấp đại đội trở lên xác nhận thì di chúc có phát sinh hiệu lực pháp luật hay không.

- Trường hợp thủ phó đơn vị từ cấp đại đội trở lên của người lập di chúc xác nhận hoặc thủ trưởng đơn vị dưới cấp đại đội xác nhận thì di chúc có phát sinh hiệu lực hay không.

Đây là vấn đề mà thực tiễn có thể xảy ra mà nhà làm luật cần phải dự liệu, các nhà áp dụng pháp luật phải tính đến để hướng dẫn việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước, tránh những cách hiểu khác nhau.

Như đã phân tích thì cả hai trường hợp nêu trên không thỏa mãn những yêu cầu đặt ra theo quy định tại khoản 1 Điều 663 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 1 Điều 660 Bộ luật dân sự năm 2005). Mặt khác, di chúc này cũng chưa thỏa mãn Điều 659 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 656 Bộ luật dân sự năm 2005) vì chưa đủ số người làm chứng cho việc lập di chúc. Tuy nhiên, việc đánh giá di chúc này không có hiệu lực pháp luật cũng là không đúng, mà có hai khả năng phát sinh, quyết định đến hiệu lực pháp luật của di chúc:

- Nếu như di chúc do chính người lập di chúc (quân nhân) tự tay viết và ký vào bản di chúc thì đã thỏa mãn quy định tại Điều 658 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 655 Bộ luật dân sự năm 2005) về di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Vì vậy, việc có thêm xác nhận như hai trường hợp nêu trên sẽ là xác nhận với tư cách của nhân chứng

và do vậy, nó lại càng tăng thêm giá trị pháp lý của di chúc. Trường hợp này, chúng tôi cho rằng, di chúc có hiệu lực pháp luật.

- Nếu di chúc lại do người lập di chúc nhờ người khác viết, sau đó người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ thì di chúc không có hiệu lực pháp lý vì chỉ có một người làm chứng (thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên xác nhận trong trường hợp người có điều kiện yêu cầu công chứng, chứng thực nhưng không yêu cầu, thủ phó đơn vị từ cấp đại đội trở lên và thủ trưởng đơn vị dưới cấp đại đội nếu có xác nhận thì chỉ có ý nghĩa như người làm chứng cho việc lập di chúc).

b) Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.

Đây cũng là trường hợp mà người lập di chúc không thể yêu cầu cơ quan công chứng, chứng thực xác nhận vào di chúc. Trong hoàn cảnh cụ thể này thì người có thẩm quyền xác nhận vào di chúc chính là người chỉ huy của tàu biển, máy bay. Vậy "đang đi trên tàu biển, máy bay" được hiểu như thế nào cho đúng? Đây là một vấn đề mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có hướng dẫn. Phải chăng "đang đi trên tàu biển, máy bay" là việc đi lại hoặc làm việc trên máy bay, tàu biển khi những phương tiện giao thông này đã rời sân bay, bến cảng, nhưng chưa hạ cánh, cập bến nói chung (tức là của bất cứ nước nào) hay phải là đã rời sân bay, bến cảng, nhưng chưa hạ cánh, cập bến của Việt Nam.

Đưa ra tình huống này, các nhà làm luật dự phòng người lập di chúc không có điều kiện để yêu cầu cơ quan công chứng, chứng thực xác nhận vào di chúc. Vì vậy, sân bay, bến cảng mà máy bay, tàu biển hạ cánh, cập bến quy định ở điều luật này phải là sân bay, bến cảng của Việt Nam.

Trường hợp máy bay, tàu biển đã hạ cánh, cập bến tại sân bay, bến cảng của Việt Nam rồi mà di chúc vẫn chỉ được xác nhận của người chỉ huy máy bay, tàu biển thì việc xác nhận này coi như xác nhận của nhân chứng, tương tự như phân tích ở phần di chúc của quân nhân tại ngũ.

c) Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.

Người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng có thể được điều trị nội trú hoặc được điều trị ngoại trú. Vì pháp luật không quy định cụ thể, chi tiết cho nên "người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác" có thể được hiểu là cả hai trường hợp trên.

Thực tế cho thấy bệnh viện, cơ sở chữa bệnh thường có địa điểm tại nơi thuận lợi giao thông, nơi trung tâm dân cư và thường gần nơi công chứng hoặc chứng thực. Mặt khác, trường hợp những người được điều trị ngoại trú thường là những người bệnh còn nhẹ, khả năng đi lại vẫn tốt. Việc pháp luật dân sự quy định như trên là tạo điều kiện thuận lợi cho người lập di chúc.

d) Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.

Người lập di chúc theo quy định này có thể là những cán bộ thuộc cơ quan nhà nước, nhưng cũng có thể là cá nhân đi làm theo hợp đồng lao động được cử đến rừng núi, hải đảo để làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu về một vấn đề gì đó theo quy định của pháp luật. Do điều kiện công tác ở vùng sâu, vùng xa nên những người này gặp nhiều khó khăn trong việc đi đến cơ quan công chứng, chứng thực. Vì vậy, pháp luật đã cho phép di chúc của những người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo chỉ cần có xác nhận của người phụ trách đơn vị thì di chúc đó đã có giá trị như di chúc được chứng nhận, chứng thực.

e) Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.

Công dân Việt Nam đang ở nước ngoài là những công dân đã từng mang quốc tịch Việt Nam mà chưa thôi quốc tịch Việt Nam, bao gồm rất nhiều đối tượng như: Người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài do cơ quan cử đi, người Việt Nam sang lao động tại nước ngoài bằng các con đường khác nhau, sinh viên Việt Nam sang học tập ở nước ngoài, người vượt biên, xuất cảnh trái phép, người Việt Nam lưu vong và kể cả người Việt Nam chưa thôi quốc tịch Việt Nam, mặc dù đã nhập quốc tịch nước ngoài. Do pháp luật Việt Nam không cấm công dân Việt Nam muốn ra nhập quốc tịch nước ngoài phải

thôi quốc tịch Việt Nam nên đã có một số lượng không nhỏ những người vừa là công dân Việt Nam, vừa là công dân nước ngoài (người mang hai quốc tịch).

Vì vậy, khi những công dân Việt Nam đang ở nước ngoài lập di chúc thì di chúc của họ phải có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước đó mới có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.

g) Di chúc của người đang bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.

Theo quy định của pháp luật, những người đang bị tạm giam đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh là những người bị hạn chế những quyền dân sự nhất định, nhưng họ vẫn được quyền lập di chúc. Do những đối tượng này bị hạn chế quyền tự do đi lại, nên khi họ lập di chúc chỉ cần có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó thì di chúc có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực.

Với sáu loại di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng, chứng thực nêu trên, pháp luật đã dự liệu các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho người lập di chúc dù trong những hoàn cảnh đặc biệt vẫn có thể lập di chúc và di chúc của họ được đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Trong những trường hợp cụ thể nêu trên, di chúc mặc dù không được công chứng, chứng thực nhưng nó có giá trị pháp lý như di chúc được công chứng, chứng thực. Vì vậy, hiệu lực của di chúc này sẽ giữ nguyên giá trị, mặc dù điều kiện hoàn cảnh thực tế sau đó đã có thay đổi, người lập di chúc hoàn toàn có khả năng lập lại di chúc và yêu cầu công chứng, chứng thực. Ví dụ: Người lập di chúc khi đang đi trên tàu biển, máy bay lập di chúc có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó thì di chúc này có hiệu lực như di chúc được công chứng, chứng thực. Do vậy, khi đã về đến sân bay, bến cảng, về gia đình với cuộc sống bình thường thì người lập di chúc nếu không muốn thay đổi lại nội dung di chúc, người đó không phải chép lại nội dung di chúc đã lập khi đang đi trên tàu biển, máy bay để

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí