tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay" [39; tr.25]; “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên CNXH là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” [39; tr.104].
Đối với mỗi người dân Việt Nam, Đảng là một hình tượng rất cao quý và thiêng liêng. Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ có lòng tự hào và niềm tin vững chắc đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Kết quả điều tra cho thấy, có 92,5% sinh viên “rất đồng ý”, có 7,5% sinh viên “đồng ý” đánh giá: Đảng “là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam” (Biểu đồ 3.1).
7.5%
92.5%
Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Phân vân
Biểu đồ 3.1. Đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Kết quả này cho chúng ta tin tưởng vào thế hệ sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, xứng đáng là lực lượng tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Giáo dục các môn lý luận chính trị cho sinh viên là làm cho lý luận khoa học tiên tiến nhất của thời đại xâm nhập vào lực lượng xã hội ưu tú, góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học. Theo kết quả điều tra, có 99,4% sinh viên khẳng định, học tập các môn lý luận chính trị là “rất cần thiết” và “cần thiết” (Biểu đồ 3.2). Kết quả này có được là do sự quan tâm, coi trọng công tác giáo dục các môn lý luận chính trị của các trường đại học. Tri thức khoa học các môn lý luận chính trị đã được sinh viên tiếp thu, thẩm thấu tạo thành bản lĩnh chính trị của sinh viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yếu Tố Cơ Bản Tác Động Đến Bản Lĩnh Chính Trị Của Sinh Viên
- Tác Động Của Yếu Tố Tâm Sinh Lý Lứa Tuổi Và Bản Thân Tự Rèn Luyện
- Khái Quát Về Các Trường Đại Học Vùng Bắc Trung Bộ
- Đánh Giá Về Niềm Tin Chính Trị Của Sinh Viên Hiện Nay
- Nhận Xét Về Mức Độ Quan Trọng Của Những Kỹ Năng Mềm
- Động Lực Thúc Đẩy Sinh Viên Lựa Chọn Ngành Đang Học
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
0.6
24.2
Tỷ lệ %
75.2
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Biểu đồ 3.2. Tầm quan trọng của việc tập các môn lý luận chính trị
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Sinh viên không chỉ xác định học tập các môn lý luận chính trị là “rất cần thiết”, mà còn “rất hứng thú khi học các môn lý luận chính trị” (có 59,6% sinh viên lựa chọn kết quả này) (Biểu đồ 3.3). Các môn học lý luận chính trị vốn được coi là khô khan, kiến thức trừu tượng, thế nhưng rất quan trọng đối với hình thành bản lĩnh chính trị của sinh viên.
2.1
Tỷ lệ %
18.7
19.6
59.6
Rất hứng thú
Bình thường
Khó đánh giá
Không thích
Biểu đồ 3.3. Mức độ hứng thú khi học các môn lý luận chính trị
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Từ việc hứng thú, yêu thích, sinh viên đã tìm hiểu những kiến thức liên quan đến các môn học qua một số mô hình tiêu biểu như: Hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thi viết “Nhật ký làm theo lời Bác”, trang bị tủ sách “Sinh viên học tập và làm theo lời Bác”, chiếu phim tư liệu các chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trong nhiệm kỳ đại hội IX của Hội Sinh viên Việt Nam, đã có 2.763.152 sinh viên đăng ký học tập và làm theo lời Bác, trong đó có 50.502 sinh viên được tuyên dương vì đã tham gia tích cực Chỉ thị 03, Chỉ thị 05 [72; tr.26].
Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã xây dựng infographic chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về trách nhiệm, trung thực, nói đi đôi với làm”, thu hút hàng trăm lượt likes (thích) và chia sẻ trực tiếp trên fanpage Hội Sinh viên Việt Nam, hơn 35.000 lượt tiếp cận, tương tác của hội viên, sinh viên [76; tr.5].
Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh đã hưởng ứng cuộc thi viết “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với
1.435 bài dự thi; cuộc thi online “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với trên 1.584 bài dự thi [81; tr.3]. Sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã xuất sắc giành giải nhất vòng thi cụm Bắc Trung Bộ trong Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh lần thứ IV với tên gọi “Ánh sáng soi đường” năm 2021. Như vậy, không phải chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh khó học, thiếu sức hấp dẫn đối với sinh viên. Khi các trường đại học tạo được không khí, môi trường học tập tích cực sẽ tạo hứng thú học tập cho sinh viên.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch nhằm vào sinh viên các trường đại học với nhiều nội dung chống phá, trong đó có nội dung xóa bỏ các môn lý luận chính trị. Thực chất, chúng muốn sinh viên hiểu ít hơn về lý luận chính trị là để lập trường thiếu vững chắc, từ đó dễ bề lôi kéo, lợi dụng. Tiếp thu và nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần xây dựng thế hệ sinh viên có lập trường chính trị vững vàng, bồi dưỡng nhân sinh quan cộng sản, có lý tưởng cách mạng và niềm tin vào các giá trị nhân văn và tiến bộ.
Thứ hai, sinh viên có ý thức chấp hành pháp luật của nhà nước; nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, nội quy của nhà trường; giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định pháp luật.
Để củng cố lập trường chính trị cho sinh viên, ngoài việc nắm vững các môn lý luận chính trị, sự hiểu biết của sinh viên về chính sách, pháp luật là rất quan trọng. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện của thanh, thiếu niên. Với kết quả 44,2% sinh viên nghiên cứu thường xuyên và 32,4% sinh viên nghiên cứu tương đối thường xuyên chủ trương, pháp luật của
nhà nước cho, thấy sinh viên có ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, có thói quen chủ động, tìm hiểu pháp luật (Biểu đồ 3.4).
Nghiên cứu thường xuyên
Nghiên cứu tương đối thường xuyên
Chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan Không quan tâm
2%
32%
44%
22%
Biểu đồ 3.4. Sinh viên quan tâm đến pháp luật
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Quán triệt, lồng ghép, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và đặc biệt là bổ sung kiến thức pháp luật cho sinh viên, năm 2020, chuyên mục “Sinh viên với pháp luật” trên website Hội Sinh viên Việt Nam đã có 2.134 hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho sinh viên cả nước, thu hút 1.296.849 lượt sinh viên tham gia. Năm 2020, cuộc thi trực tuyến “Pháp luật học đường” nhân Ngày pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (09/11) với số lượng gần 315.000 lượt thí sinh dự thi đã chứng tỏ sự thu hút, hấp dẫn tuổi trẻ học đường trong “sân chơi” tìm hiểu pháp luật [72; tr.28].
Hội Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ luôn chú trọng các hoạt động giáo dục ý thức công dân, ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường. Sinh viên Trường Đại học Quảng Bình tích cực “Thi đua hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật”; tích cực tham gia “Hội thi sinh viên với pháp luật về giáo dục”. Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh nhiệt tình hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu luật Thanh niên” năm 2021, nhằm nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước, của Đoàn Thanh niên trong giai đoạn mới. Năm 2021, gần
1.000 sinh viên Trường Đại học Vinh tham gia “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông cho học sinh, sinh viên”. Những kết quả này cho thấy, ý viên có ý thức nâng cao hiểu biết pháp
70
luật, tự giác chấp hành pháp luật, từ đó, giúp các em tự tin và chủ động phát huy vai trò trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội, đối với đất nước.
Từ thực tế tìm hiểu các trường đại học, số sinh viên vi phạm pháp luật trong 5 năm trở lại đây giảm rõ rệt, không có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng, số sinh viên vi phạm pháp luật phải xử lý buộc thôi học chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Là một sinh viên, vừa là một công dân, sinh viên ý thức rất rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tiên phong, gương mẫu chấp hành mọi nội quy, quy chế của nhà trường, thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận và đoàn kết ở địa phương và nơi cư trú. Nhiều sinh viên còn tham gia vào các đội tự quản, đảm bảo an ninh trật tự, kỷ cương nề nếp trong học đường, phòng chống tệ nạn xã hội và tội phạm trong nhà trường và ngoài xã hội.
Trước sự xuất hiện và diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, sinh viên đã nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tuân thủ tuyệt đối quy định 5K, 9K của Bộ Y tế. Gương mẫu thực hiện nghiêm các quy định của địa phương khi liên quan đến yếu tố vùng dịch.
Thứ ba, kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Quốc gia, dân tộc, kiên quyết bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
Trong những năm qua, các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giáo dục sinh viên. Thế hệ sinh viên ngày càng có môi trường, điều kiện tốt hơn để rèn luyện, trưởng thành, góp phần hình thành lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị, có đạo đức, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật. Vai trò bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch vừa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa là công việc tự giác, thường xuyên của sinh viên.
Thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch đã luôn coi thế hệ trẻ là đối tượng chủ yếu để tuyên truyền, chống phá. Ngày nay, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là internet, mạng xã hội, để xâm nhập, móc nối, tác động tiêu cực tới tư tưởng, ý chí và bản lĩnh của sinh viên, mục đích là làm “chuyển hóa” lập trường của sinh viên. Chúng lợi dụng những sự kiện nhạy cảm về chính trị như ô nhiễm môi trường ở cảng Vũng Áng do công ty Formosa gây nên (2016), khiếu kiện liên quan đến đất đai, bồi thường thiệt hại v.v.. để bịa đặt nhiều thông tin sai
71
lệch, lấp lửng, giật gân, hướng dư luận theo quan điểm sai trái, tạo ra các diễn đàn để nhiều người trẻ truy cập và kích động bình luận theo hướng tiêu cực, khiến không ít người, nhất là giới trẻ nhẹ dạ hùa theo, vô tình “nối giáo cho giặc”. Mặc dù vậy, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ vẫn tỏ rõ nhận thức chính trị đúng đắn, đa số sinh viên hăng hái, nhiệt tình cách mạng, không bị lung lay, mê hoặc bởi những âm mưu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số sinh viên khẳng định, “nhiệm vụ của sinh viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” là rất quan trọng (chiếm 79,4% sinh viên); là quan trọng (chiếm 12,2% sinh viên) (Biểu đồ 3.5).
8.4%
12.2%
79.4%
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Phân vân
Biểu đồ 3.5. Nhiệm vụ của sinh viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân, đòi hỏi ý chí quyết tâm của Đảng và ý thức thức, trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là ý thức trách nhiệm của các thế hệ thanh niên, sinh viên. Năm 2020, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội thảo khoa học: “Một số giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của sinh viên trong tình hình mới”, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của sinh viên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm đó không nhất thiết phải cầm súng như các thế hệ cha anh đi trước, mà cần hiểu rõ và thông suốt các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền đến mọi người. Khi đã hiểu rõ tường tận, sinh viên mới tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức, có hiểu biết và ứng xử đúng để quyền lợi quốc gia luôn được bảo vệ.
Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: "Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo vệ được chủ
72
quyền biển, đảo, vùng trời và giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước” [38; tr.146], Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam luôn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về biên giới, biển đảo, chủ quyền biển đảo, chủ quyền quốc gia. Năm 2020, cuộc thi “Ý tưởng sinh viên bảo vệ chủ quyền và phát triển biển, đảo của Tổ quốc” được sinh viên cả nước nhiệt tình hưởng ứng; trong học kỳ I, năm học 2020 - 2021, có 257 hoạt động được triển khai với sự tham gia của 188.068 lượt sinh viên trên cả nước [78; tr.6].
Ý thức vai trò của sinh viên với biển, đảo của Tổ quốc, bồi đắp tình yêu, ý thức của sinh viên với chủ quyền biển đảo, phát triển kinh tế biển, đảo, sinh Trường Đại học Vinh tích cực tham gia chương trình “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc”. Tham gia hành trình “Sinh viên với Biển đảo miền Trung” với các hoạt động chính như: giao lưu văn nghệ và tuyên truyền về vệ sinh môi trường biển, vệ sinh môi trường biển tại các huyện đảo; trao tặng hơn 5.000 lá cờ cho ngư dân, 50 suất học bổng và nhiều thiết bị điện tử cho Đồn Biên phòng huyện đảo Lý Sơn; phần quà cho 50 hộ gia đình tại 4 điểm dừng chân từ Nghệ An đến Quảng Nam. Phối hợp với Hội Sinh viên tỉnh tổ chức chương trình Học sinh, sinh viên Nghệ An với biển đảo, Tổ quốc năm 2020 [80; tr.6].
Các cuộc thi về biển, đảo luôn được đa số sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ nhiệt tình tham gia và đạt kết quả cao. Năm 2020, Sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh tham gia cuộc thi “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng”; sinh viên Trường Đại học Quảng Bình hưởng ứng cuộc thi "Tôi yêu biển đảo quê hương", v.v.. Qua đó, sinh viên được tuyên truyền, giáo dục về lòng yêu nước, phát huy kiến thức chuyên môn, tinh thần xung kích, tình nguyện trong việc bảo vệ chủ quyền, xây dựng và phát triển vùng biển, đảo của Tổ quốc.
3.2.1.2. Về phẩm chất chính trị của sinh viên
Tiếp nối truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng, sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ luôn nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, tình nguyện vì cộng đồng; sống có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có khát vọng cống hiến cho đất nước và Nhân dân, có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, môi trường an toàn, lành mạnh, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước. Đó là biểu hiện trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách
mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, nhận bất cứ nhiệm vụ nào mà Đảng và Nhân dân giao cho.
Thứ nhất, có tinh thần yêu nước nồng nàn, có ý chí lập thân, lập nghiệp. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước,
chống giặc ngoại xâm, ý thức cố kết cộng đồng vừa là tình cảm, vừa là tư tưởng, đồng thời là triết lý, là tiêu chuẩn để nhận định đúng - sai, tốt - xấu, phải - trái, là kim chỉ nam cho hành động của mỗi người dân Việt Nam. Sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, luôn ý thức sự hi sinh to lớn của các thế hệ đi trước đã giữ gìn từng tấc đất, con sông để cho thế hệ hôm nay yên tâm học tập và cống hiến.
Lòng yêu nước, tinh thần yêu nước là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, là nguồn lực nội sinh của người dân Việt Nam được sinh dưỡng từ sự gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh. Thế hệ sinh viên ngày nay đã biến tinh thần yêu nước thành động cơ, để trước hết gắn kết trách nhiệm cá nhân trở thành khát vọng của mọi người dân Việt Nam. Yêu nước đồng nghĩa với yêu đồng bào và cao hơn, chính là trân trọng truyền thống lịch sử cách mạng, gắn bó và bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng; trung thành với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, khi chúng tôi tìm hiểu về biểu hiện “tinh thần yêu nước, ý chí tự hào dân tộc” của sinh viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ, đa số ý kiến trả lời là “rất tốt” (chiếm 97,2% sinh viên) (Biểu đồ 3.6).
1.6
0.9 0.3
Tỷ lệ %
97.2
Rất tốt
Tốt
Không tốt
Bỏ trống
Biểu đồ 3.6. Tinh thần yêu nước, ý chí tự hào dân tộc của sinh viên
Nguồn: Tác giả khảo sát - Năm 2020
Tinh thần yêu nước là ngọn nguồn sức mạnh khơi dậy tình cảm gia đình, tình yêu mái trường, yêu quê hương, làm phong phú thêm đời sống tinh thần trong tâm hồn mỗi sinh viên. Các biểu hiện của tinh thần yêu nước phong phú,