Cơ Sở Pháp Lý Về Ứng Dụng Công Nghệ Trong Hoạt Động Của Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước


nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

Các CQHCNN có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc từ trung ương đến địa phương.

Như vậy, có thể thấy CQHCNN là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương tiện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành - điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. [28, tr.203]

Hiểu theo nghĩa hẹp thì, CQHCNN là một tổ chức tương đối độc lập, do CQNN có thẩm quyền lập ra theo quy định của pháp luật để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định của quản lý hành chính nhà nước. [18, tr.41]

1.2.2. Cơ sở pháp lý về ứng dụng công nghệ trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

- Nền tảng pháp lý cho sự phát triển CNTT được bắt đầu từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 49/CP ngày 04/8/1993 về phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90.

- Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã chỉ rõ: “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài. Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng,


hiệu quả”. [3]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Tại Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, đã đề ra mục tiêu: “Triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực”. [4]

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về ứng dụng CNTT, Quốc Hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trong các CQHCNN như:

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 4

- Thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/200 của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành: Quyết định số 112/2001/QĐ-TTg ngày 25/01/2001 về phê duyệt đề án Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005; Quyết định 81/2001/QĐ-TTg ngày 24/5/2001 về phê duyệt chương trình triển khai Chỉ thị số 58-CT/TW; Quyết định số 95/2002/QĐ- TTg ngày 17/7/2002 về phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến năm 2005. Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian này đều xác định việc ứng dụng CNTT trong CQNN là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao năng lực của các CQNN trong việc phục vụ Nhân dân và doanh nghiệp thuận tiện, nhanh gọn và bảo đảm chất lượng.

- Hệ thống văn bản pháp lý ngày càng được hoàn thiện, là cơ sở cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong các CQNN. Quốc hội ban hành Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005 và Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006, đã đặt nền móng pháp lý cho lĩnh vực CNTT của Việt Nam. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số và Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định đã đề ra các nội


dung và điều kiện bảo đảm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Triển khai Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2008 và Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của quan nhà nước giai đoạn 2009-2010.

Trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản, như: Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

- Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng liên quan đến ứng dụng CNTT, như: Chỉ thị số 34/2008/CT- TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử; Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2020.

- Ngày 15/07/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 2606/BTTTT-THH-ATTT về hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT


trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ số/Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025; Công văn đã đề ra Khung Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Nhằm đẩy mạnh CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới; cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, chương trình của Nhà nước phù hợp với tình hình của địa phương, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai các nghị quyết, kế hoạch để phát triển và ứng dụng CNTT, cụ thể như sau:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Chương trình số 46- CTr/TU ngày 06/7/2015 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Chương trình đã đề ra mục tiêu: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể các cấp, trong quốc phòng an ninh và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong tình hình mới”. [1]

- HĐND tỉnh Đắk Lắk ban hành Nghị quyết số 181/2015-HĐND ngày 03/12/2015 về ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016- 2020, đề ra giải pháp: “Ưu tiên đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trọng điểm trong hoạt động của cơ quan nhà nước phục vụ hiện đại hóa nền hành chính, phát triển chính quyền điện tử, các dự án hạ tầng CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các dự án có tính cấp bách”. [16]

- UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành: Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 về phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 366/QĐ-UBND ngày 09/02/2018 về ban hành Bộ chỉ số ứng dụng CNTT


trong cơ quan nhà nước tỉnh Đắk Lắk; Kế hoạch số 2429/KH-UBND ngày 29/3/2019 về thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định số 16/2019/QĐ-UBND ngày 30/7/2019 về ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các CQHCNN tỉnh Đắk Lắk; Kế hoạch số 10717/KH- UBND ngày 30/11/2020 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025; và Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước hàng năm. Các văn bản của UBND tỉnh trong thời gian này nhằm tăng cường đầu tư cho phát triển CNTT, thúc đẩy CNTT trong tất cả các lĩnh vực, các cấp, ngành nhằm hiện đại công tác hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải thiện môi trường làm việc và minh bạch thông tin; nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi cho mọi tổ chức, công dân cùng tham gia quản lý nhà nước và xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

1.2.3. Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN giai đoạn 2016- 2020 theo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (ban hành kèm theo Quyết định 1819/QĐ-TTg, ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ) là:

- Mục tiêu tổng quát:

+ Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp CQNN thực hiện các thủ tục hành chính.


+ Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của CQNN nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động.

+ Phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng rộng khắp giữa các cơ quan trên cơ sở Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

+ Thực hiện thành công các mục tiêu hàng năm nêu trong Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

- Mục tiêu cụ thể:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:

+ Cung cấp đầy đủ thông tin trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của tất cả các CQNN theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN.

+ 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4.

+ 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng.

+ 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng.

+ 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô, xe máy.

+ Ứng dụng CNTT để rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4.

+ 90% cơ quan, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia Bảo hiểm xã hội; ứng dụng CNTT để giảm số giờ thực hiện


thủ tục Bảo hiểm xã hội, đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4.

+ Tối thiểu 50% số lượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trên phạm vi toàn quốc thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng.

+ Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%.

+ Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 10%.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ CQNN:

+ 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).

+ 80% văn bản trao đổi giữa các CQNN dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia:

+ Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cấp, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử đồng bộ, kết nối, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

+ Đẩy nhanh tiến độ triển khai, đưa vào sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm.

1.2.4. Các nội dung cơ bản của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006 của Quốc hội, ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN bao gồm các nội dung như sau:

- Thứ nhất, xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho hoạt động của CQNN và hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa CQNN


với tổ chức, cá nhân.

- Thứ hai, xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động của cơ quan và phục vụ lợi ích công cộng.

- Thứ ba, xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp thông tin và lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

- Thứ tư, thiết lập trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm quản lý nội dung và hoạt động trang thông tin điện tử của mình.

+ Trang thông tin điện tử của CQNN phải đáp ứng các yêu cầu: Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện; hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có); bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử; cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử; thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

+ Trang thông tin điện tử của CQNN phải có những thông tin chủ yếu sau đây: Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành; danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền; thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định; mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.

- Thứ năm, cung cấp, chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà nước.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí