Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra Cho Các Cơ Quan Hành Chính Nhà


- Nâng cao hiệu quả và minh bạch của công tác hành chính: 100% sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp trong công tác quản lý hành chính như quản lý nhân sự, tài chính, mua sắm công…

- Cung cấp dịch vụ công hướng đến người dân và doanh nghiệp: Người dân có thể ở nhà sử dụng các dịch vụ công trên mạng.

- Tăng cường sự liên kết của người dân với chính sách của chính phủ: Người dân có thể tham gia vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật dễ dàng thông qua hệ thống dịch vụ hành chính công cung cấp các dịch vụ dân sự và nhận các góp ý qua mạng.

Tăng cường hiệu quả quản lý thông tin với toàn bộ hệ thống thông tin chính phủ được quản lý bởi trung tâm điện toán dữ liệu quốc gia nhằm bảo mật, bảo đảm toàn vẹn và được khai thác rất hiệu quả nhằm liên kết, chia sẻ thông tin của hệ thống các cơ quan chính phủ

1.4.2. Trong nước

1.4.2.1. Thành phố Đà Nẵng

Liên tiếp 12 năm từ năm 2009 đến năm 2020, thành phố Đà Nẵng luôn dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam (Vietnam ICT Index) khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, qua đó thể hiện việc triển khai ứng dụng và phát triển CNTT tại thành phố Đà Nẵng khá hiệu quả, được quan tâm duy trì, cập nhật liên tục.

Từ thực tiễn triển khai xây dựng Chính quyền điện tử, thành phố thông minh tại thành phố Đà Nẵng có thể đúc rút một số kinh nghiệm sau:

Kết hợp “tập trung” và “phân tán”: Hệ thống thông tin chính quyền điện tử Đà Nẵng triển khai theo mô hình “tập trung”; các sở, ngành, quận, huyện, phường, xã tham gia sử dụng chung để tiết kiệm tài nguyên, nhân lực, thuận lợi tạo lập và chia sẻ sử dụng, đầu tư nhanh và chi phí thấp. Trong khi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.


đó, xây dựng và vận hành thành phố thông minh theo mô hình “phân tán”; trong đó bước 1 (Tạo ra và thu thập dữ liệu), bước 5 (Ra quyết định và điều hành) trong Quy trình xử lý dữ liệu do các sở chuyên ngành và địa phương (quận, huyện) thực hiện để nhằm tạo chủ động cho các cơ quan, địa phương trực tiếp xử lý, điều hành; còn các bước từ 2 đến 4 (Kết nối, truyền dẫn dữ liệu; lưu trữ dữ liệu; phân tích, xử lý dữ liệu) do cơ quan chuyên trách CNTT triển khai, hỗ trợ các cơ quan, địa phương sử dụng chung.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - 6

Hạ tầng CNTT phải đi trước một bước: Triển khai trước việc thiết lập hạ tầng CNTT, bằng cách xây dựng Trung tâm dữ liệu với khả năng tính toán, bảo đảm dịch vụ dữ liệu lớn; Mạng kết nối các cơ quan thành phố và mạng Wi-Fi, mạng vô tuyến công cộng rộng khắp, Trung tâm Thông tin dịch vụ…. để sẵn sàng triển khai các ứng dụng một cách nhanh chóng.

Nhất quán chính sách “Một Nền tảng - một Chính sách - đa Ứng dụng- đa Đối tác” được Đà Nẵng tuân thủ trong quá trình triển khai xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Trong đó, “Một nền tảng” là triển khai tất cả ứng dụng và cơ sở dữ liệu trên một nền tảng; bảo đảm được tương thích, liên thông, chia sẻ dữ liệu; kế thường được các phân hệ, thư viện dùng chung, giảm chi phí xây dựng và vận hành; đặc biệt người dùng chỉ đăng nhập một lần để sử dụng nhiều ứng dụng. “Một chính sách” bao gồm bộ tài liệu Kiến trúc chính quyền điện tử, Kiến trúc xây dựng thành phố thông minh, quy chế an toàn thông tin, quy chế chia sẻ dữ liệu, quy chế vận hành cho từng ứng dụng, hệ thống. “Đa ứng dụng” là bảo đảm cung cấp nhiều dịch vụ, tiện tích cho người dân, doanh nghiệp. Đa ứng dụng với một chính sách, trên một nền tảng bảo đảm tương thích, đồng bộ giữa các ứng dụng với nhau. “Đa đối tác” là việc triển khai nhiều ứng dụng với một chính sách, trên một nền sẽ tạo môi trường, chính sách “mở” cho nhiều đối tác tham gia xây dựng thành phố thông minh, huy động được nguồn lực xã hội và nâng cao cạnh tranh, chất


lượng.

1.4.2.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế

Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước đi đúng trong phát triển CNTT, là một trong những địa phương của cả nước đi đầu trong việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh. Với chủ trương đi trước, đón đầu cơ hội để phát triển, Thừa Thiên Huế đang thúc đẩy phát triển CNTT một cách mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng của địa phương và đã đạt được những thành quả đặc biệt:

Khởi đầu bằng việc thành lập Trung tâm CNTT tỉnh, là một trong những trung tâm CNTT thành lập sớm của cả nước.

Đến nay, 100% cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn trực thuộc tỉnh, 152 đơn vị thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế đã kết nối mạng WAN và áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN 9001- 2008.

Về xây dựng chính quyền điện tử: Thừa Thiên Huế đã hình thành cơ bản các hệ thống hạ tầng thiết yếu cho hoạt động chính quyền điện tử, như trung tâm tích hợp dữ liệu, các phần mềm dùng chung, các hệ thống thông tin cơ bản phục vụ hoạt động CQNN… Đến nay, hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã liên thông được 4 cấp, trong đó có 3 cấp ở địa phương và liên thông với hệ thống cấp quốc gia; chữ ký số đã được cấp phát đến cơ quan hành chính cấp xã đạt tỷ lệ 95%... Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh (IOC) đã triển khai đồng thời 10 dịch vụ đô thị thông minh, hướng đến hiện đại hóa hoạt động quản lý nhà nước, hạn chế giấy tờ hành chính, giảm công tác điều hành qua nhiều cấp quản lý, công khai, giám sát một cách minh bạch thời gian, kết quả xử lý, người dân được tham gia tương tác với hoạt động nhà nước, bước đầu xây dựng nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiệu lực và hiệu quả.


Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước của tỉnh đã cung cấp cho người dân và tổ chức 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2; 1.425 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Chỉ số và xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng CNTT cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế luôn nằm trong top dẫn đầu toàn quốc (năm 2017 xếp thứ nhất, năm 2018 xếp thứ 2 và năm 2019 xếp thứ nhất).

1.4.2.3. Tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một trong những địa phương tiên phong của cả nước thực hiện đầu tư mạnh mẽ cho CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước. Nhờ vậy, trong 4 năm liên tiếp (2017 - 2020) Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và 3 năm liên tiếp (2017 - 2019) Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) của Quảng Ninh đứng đầu cả nước.

Đến nay, bộ thủ tục hành chính của 3 cấp chính quyền (tỉnh, huyện, xã) của tỉnh đã được hoàn thiện, chuẩn hóa 13 trung tâm hành chính công cấp huyện, 177 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã với hạ tầng CNTT đồng bộ. Bên cạnh đó, tỉnh đã mở rộng, hoàn thiện mạng diện rộng WAN của tỉnh đến cấp xã với 342 đơn vị, 345 đường truyền. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đến cấp xã với 239 điểm cầu đảm bảo chất lượng HD để tổ chức các cuộc họp trực tuyến trên toàn tỉnh. Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Tích hợp dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế Tier III. 100% cơ quan hành chính có mạng LAN. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp được triển khai đến 100% CQNN trong toàn tỉnh.

Hạ tầng công nghệ được đầu tư đồng bộ đã tạo điều kiện để các cấp chính quyền trong tỉnh thực hiện thuận lợi và đáp ứng hiệu quả yêu cầu công việc, cũng như đáp ứng cao nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Đến nay, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đã cung cấp tại tất cả các trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả


hiện đại cấp xã.

Từ năm 2019, Quảng Ninh là địa phương tiên phong trong cả nước áp dụng mô hình phòng họp không giấy tờ, thực hiện gửi nhận tài liệu qua môi trường mạng. Hàng năm, có trên 50.000 hồ sơ nộp qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Hơn 1,2 triệu văn bản được trao đổi bằng văn bản điện tử có chữ ký số qua mạng kết nối trên 900 đơn vị trong tỉnh. Quảng Ninh là địa phương đi đầu trong việc gửi, nhận văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số liên thông 4 cấp, từ xã lên Văn phòng Chính phủ và từ xã của tỉnh đến một xã bất kỳ của địa phương khác (nếu xã đó đã có kết nối trục liên thông quốc gia); là một trong 3 địa phương đầu tiên trong toàn quốc tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh lên Cổng dịch vụ công quốc gia, với 1.500 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đạt tỷ lệ hơn 85% của cả 3 cấp.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các cơ quan hành chính nhà

nước

Từ những kết quả triển khai ứng dụng CNTT và Chính phủ điện tử

thành công tại các nước Estonia, Singapore, Hàn Quốc, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh và thành phố Đà Nẵng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, phải nâng cao nhận thức của CQNN, cán bộ, công chức, viên chức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các CQNN. Nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải có chiến lược, tầm nhìn, cách tiếp cận đột phá cùng quyết tâm chính trị cao về ứng dụng CNTT trong CQNN, đây là yếu tố quyết định sự thành công khi triển khai việc ứng dụng CNTT. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để đảm bảo hiệu quả của các hoạt động ứng dụng CNTT, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ và hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp.


Hai là, xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT đồng bộ, hiện đại: Hệ thống máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ LAN, đường truyền dữ liệu mạng diện rộng WAN, các thiết bị CNTT chuyên dụng phải được trang bị đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho việc triển khai các ứng dụng CNTT.

Ba là, trong đầu tư triển khai các dự án CNTT cần đánh giá, nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. Đầu tư các dự án có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo tính khả khi về nguồn lực triển khai. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức triển khai tùy theo tình hình thực tế của từng đơn vị.

Bốn là, việc tổ chức ứng dụng CNTT phải được nghiên cứu tỉ mỉ, có lộ trình cụ thể phù hợp với tình hình kinh phí, điều kiện hạ tầng và nguồn nhân lực CNTT ở cơ quan, đơn vị.

Năm là, CQNN cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về CNTT cho đội ngũ CBCCVC; cần trang bị, cập nhật kịp thời kiến thức về CNTT cho đội ngũ CBCCVC để vận dụng vào hoạt động công vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Xây dựng các quy định, quy chế khai thác, sử dụng CNTT; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng các phần mềm dùng chung của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ.

Sáu là, CQNN tăng cường truyền thông và quảng bá hiệu quả về dịch vụ công trực tuyến của cơ quan để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng dịch vụ công tiến tới xây dựng thành công chính quyền điện tử.

Bảy là, chú trọng công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong CQNN; thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn, an ninh các hệ thống thông tin, máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng… Kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố, lỗ hổng về mặt kỹ thuật của hệ thống thông tin, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn


công vào hệ thống mạng của cơ quan, đơn vị… Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; chủ động phòng tránh lộ, lọt bí mật Nhà nước.


Tiểu kết Chương 1

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQHCNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước là yêu cầu tất yếu hiện nay. Ứng dụng CNTT với mục đích nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các CQHCNN, góp phần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, thực hiện tốt vai trò của các CQHCNN trong quản lý và phục vụ xã hội.

Ở Chương 1 đã trình bày tổng quan cơ sở khoa học về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN, trong đó nêu ra các khái niệm có liên quan đến CNTT, ứng dụng CNTT, vai trò của ứng dụng CNTT, CQHCNN. Tiếp theo, Chương 1 cung cấp các vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN như là cơ sở pháp lý, mục tiêu và các nội dung cơ bản của ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN. Phần cuối Chương 1 trình bày kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQHCNN ở trong và ngoài nước.

Các kiến thức ở Chương 1 là nền tảng lý luận để có cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động động của Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk tại Chương 2 cũng như tìm kiếm giải pháp ở Chương 3 của Luận văn.


Chương 2

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK‌


2.1. Khái quát về tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân số

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên; giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của khu vực Tây Nguyên và trong cả nước; phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông; phía Tây giáp Vương Quốc Cam-pu-chia. Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, và 73 km đường biên giới tỉnh Mondulkiri - Vương Quốc Cam-pu-chia.

Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2019 đạt 1.869.322 người, mật độ dân số đạt hơn 143,71 người/km². Dân số thành thị là 462.118 người chiếm 24,72% tổng dân số, khu vực nông thôn có 1.407.204 người cư trú, chiếm 75,28%. Đắk Lắk hiện có 49 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Kinh chiếm 64,3%, dân tộc Ê đê chiếm 18,79%, dân tộc Nùng chiếm 4,1%, dân tộc Tày chiếm 2,3%, dân tộc Mông chiếm 2,1%...

Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện. Trong đó có 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 152 xã, 20 phường và 12 thị trấn.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Đắk Lắk là tỉnh có lợi thế vượt trội cả nước và khu vực về nền nông nghiệp quy mô lớn, tập trung cây công nghiệp, lương thực thực phẩm hướng ra xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực như: Cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn trái và chăn nuôi... Đắk Lắk cũng có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp như công nghiệp năng lượng: Thủy điện, điện mặt trời, điện gió... và công

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí