Nguyên Nhân Thành Công Và Hạn Chế Của Bản Tin Thời Sự Đầu Giờ Của Truyền Hình Thông Tấn

với những phóng viên đi công tác ở tỉnh xa, thậm chí đi nước ngoài có thể đưa tin tại chỗ. Hoàn toàn có thể thay đổi thứ tự sắp xếp của bản tin, đưa các tin quan trọng lên hàng đầu.

Làm thời sự trực tiếp đòi hỏi một tập thể cùng tham gia, cùng chịu trách nhiệm (đạo diễn - người dẫn chương trình - phóng viên làm tin - kỹ thuật...). Người dẫn chương trình phải có bản lĩnh, sự linh hoạt ứng phó trong nhiều tình huống. Bên cạnh đó, các bộ phận từ lãnh đạo trở xuống cũng phải thay đổi thói quen làm việc, duyệt tin bài. Phóng viên phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình đến khâu cuối.‌

Làm thời sự trực tiếp là hướng đi dứt khoát trong thời gian trước mắt, đòi hỏi không chỉ nâng cấp trang thiết bị nhà đài mà còn phải đổi mới đồng bộ cả quy trình thực hiện và tư duy tác nghiệp.

3.2. Nguyên nhân thành công và hạn chế của Bản tin thời sự đầu giờ của Truyền hình Thông tấn

3.2.1. Nguyên nhân thành công của Bản tin thời sự đầu giờ


3.2.1.1. Xây dựng hướng đi đúng đắn

Kênh Truyền hình Thông tấn được xây dựng là một kênh thời sự chính luận, kênh thông tin chính thức của Thông tấn xã Việt Nam, thực hiện chức năng thông tấn nhà nước với loại hình thông tin truyền hình. Xây dựng, phát triển Truyền hình Thông tấn đồng hành với công tác xây dựng, phát triển TTXVN trở thành tập đoàn truyền thông quốc gia mạnh để thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước giao trong công tác thông tin tuyên truyền đối nội và đối ngoại, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam.

Kênh Truyền hình Thông tấn đã tạo ra một hình ảnh TTXVN mới, năng động và hiện diện trên tất cả các lĩnh vực và hình thức thông tin, góp phần mạnh mẽ vào việc củng cố và nâng cao vị thế của TTXVN trong “thị trường”

thông tin trong nước cạnh tranh gay gắt hiện nay, và tiến tới là của cả khu vực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Chính vì định hướng bước đi đúng đắn ngay những bước đầu tiên, bản tin đầu giờ đã định vị thương hiệu cho Truyền hình Thông tấn.

3.2.1.2. TTXVN là nền tảng vững chắc cho bản tin đầu giờ

Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình thông tấn - Hiện trạng và giải pháp phát triển - 10

Bản tin đầu giờ - Kênh truyền hình Thông tấn có lợi thế phát triển trên nền tảng vững chắc của Thông tấn xã Việt Nam, với nguồn thông tin chính thống, phản ánh toàn diện những vấn đề, sự kiện được dư luận trong và ngoài nước quan tâm; cùng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên hoạt động tại tất cả 63 tỉnh, thành trong nước và trên khắp 5 châu lục.

Để thực hiện được nhiệm vụ chính trị chuyên môn trong công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin chuẩn xác, kịp thời, đầy đủ về tình hình trong nước và quốc tế, đối nội và đối ngoại, phát huy thế mạnh của TTXVN với vai trò là hãng thông tấn quốc gia, phù hợp với xu thế báo chí trong giai đoạn hiện nay trên nền tảng công nghệ số và đa phương tiện, nên các hoạt động, phương thức tác nghiệp thông tin, hoạt động triển khai các nhiệm vụ của Truyền hình Thông tấn đều gắn kết, phụ thuộc tương tác, không tách rời khỏi các đơn vị thông tin, đơn vị chức năng của Thông tấn xã Việt Nam.

Với đặc thù là kênh truyền hình chuyên biệt về tin tức, địa bàn hoạt động của phóng viên rộng, khó xác định trước, yêu cầu tác nghiệp nhanh, chính xác, Truyền hình Thông tấn cần có một cơ chế tài chính hiệu quả, đảm bảo sự linh hoạt, tính sáng tạo, chủ động của đơn vị hoạt động truyền hình, vốn là một lĩnh vực đặc thù, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực tham gia sản xuất, khai thác sức mạnh tổng hợp của các đơn vị thông tin, báo chí của TTXVN phối hợp tác nghiệp trong loại hình báo chí thông tin truyền hình.

3.2.2. Nguyên nhân hạn chế của Bản tin thời sự đầu giờ


3.2.2.1. Đội ngũ phóng viên chưa chuyên nghiệp

Truyền hình Thông tấn được xây dựng trên nền tảng hệ thống cơ cấu tổ chức sẵn có của TTXVN, xử lý, hình hóa phần lớn trong số thông tin do lực lượng phóng viên, biên tập viên hiện làm việc tại các đơn vị thông tin trong toàn ngành, hệ thống 90 phân xã trong và ngoài nước của TTXVN trong việc cung cấp thông tin. Từ đó, Truyền hình Thông tấn đảm bảo là một kênh thông tin vừa đa dạng, đa lĩnh vực về nội dung thời sự, vừa tiết kiệm về nhân lực.

Chính vì đặc thù này, ngoại trừ phóng viên làm việc tại Trung tâm Truyền hình Thông tấn trụ sở tại Hà Nội, chi nhánh Trung tâm Truyền hình Thông tấn chi nhánh TP HCM và chi nhánh Trung tâm Truyền hình Thông tấn tại Đà Nẵng, phóng viên được tuyển dụng có chuyên ngành truyền hình, đồng thời, liên tục được đào tạo nghiệp vụ truyền hình. Ngoài ra, phóng viên ở các phân xã trong và ngoài nước đều kiêm nhiệm, kết hợp vừa làm tin bài, tin ảnh, vừa làm tin truyền hình. Đội ngũ phóng viên tại phân xã được học qua các lớp đào tạo ngắn hạn về truyền hình, tuy nhiên, trình độ chưa thể đạt được đến mức chuyên nghiệp.

Chính vì thiếu sự chuyên nghiệp hóa, hình ảnh do phóng viên tại các phân xã trong và ngoài nước thực hiện còn chưa đúng yêu cầu cơ bản, thiếu sự sáng tạo. Hình ảnh là yếu tố quan trọng của truyền hình, khi hình ảnh không thể hiện được ý đồ của tác giả thì tác phẩm truyền hình đó đã thất bại.

Sự thiếu chuyên nghiệp hóa còn ảnh hưởng tới tốc độ thông tin của bản tin đầu giờ. Do tác nghiệp chưa thành thạo, thiếu cơ bản nên đội ngũ phóng viên tại các phân xã xử lý thông tin truyền hình còn chậm. Ví dụ các thao tác như: dẫn hiện trường, kỹ thuật dựng, kỹ thuật truyền tin từ hiện trường về trung tâm… đều chưa đạt đến mức chuẩn cơ bản.

3.2.2.2. Mô hình sản xuất còn nhiều thiếu sót

Bên cạnh đội ngũ phóng viên biên chế trực thuộc Trung tâm Truyền hình Thông tấn, bản tin đầu giờ còn được thực hiện bởi toàn ngành Thông tấn. Về mặt cơ cấu, do chưa có một mô hình tương tự, nên mô hình tổ chức sản xuất của Truyền hình Thông tấn hiện là mô hình đơn vị làm truyền hình đặc thù và duy nhất hiện nay ở Việt Nam.

Chính vì đặc thù riêng, nên mô hình sản xuất bản tin đầu giờ còn nhiều thiếu sót. Ví dụ: do nguồn nhân lực quá rộng nên thông tin nhiều lúc còn trùng lặp, khó kiểm soát; ngược lại, có lúc thông tin bị bỏ sót vì không bao quát hết được hoạt động của tất cả phóng viên trong và ngoài kênh.

Trong 2 năm luận văn khảo sát, bản tin đầu giờ đã thay đổi mô hình sản xuất 2 lần. Mô hình sản xuất thay đổi gây ra sự bị động cho phóng viên, thay đổi quy trình làm việc, ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tin bài.‌

3.3. Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng Bản tin đầu giờ của Truyền hình Thông tấn

3.3.1. Đối với công tác tổ chức sản xuất chương trình


3.3.1.1. Xây dựng quy trình thực hiện tin bài

Công tác tổ chức sản xuất một chương trình truyền hình bao gồm rất nhiều công việc khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với chất lượng của chương trình. Chỉ cần một trong các công đoạn không được thực hiện tốt lập tức chất lượng chung của cả chương trình bị ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng rất lớn. Để nâng cao chất lượng chương trình của bản tin đầu giờ, thì trước hết phóng viên phải nắm được và tuân theo quy trình sản xuất một chương trình truyền hình.

Quy trình sản xuất một chương trình truyền hình gồm các công đoạn cơ bản theo trật tự sau:

Tìm kiếm đề tài

Đi tiền trạm và thu thập thông tin

Xây dựng bố cục chương trình

Xây dựng kịch bản chi tiết

Tổ chức ghi hình

Dàn dựng

Viết lời bình

Lồng tiếng

Tìm kiếm đề tài


Để có một chương trình hấp dẫn, thì trước hết, đề tài của chương trình phải thực sự nằm trong mối quan tâm của đông đảo quần chúng, đề tài phải thể hiện vấn đề có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống khán giả. Những vấn đề mới lạ cũng có thể hấp dẫn được người xem. Người phóng viên phải luôn quan sát cuộc sống xung quanh, từ đó tìm được các đề tài nằm trong chính bản thân cuộc sống. Hiện nay, các phóng viên của kênh truyền hình TTXVN phần nhiều xây dựng đề tài dựa trên các thông tin từ các bài viết hoặc các chương trình của đồng nghiệp, chưa có sự đi sâu, sát vào cuộc sống để từ đó có cảm hứng xây dựng đề tài. Chính vì lẽ đó, các đề tài của kênh truyền hình TTXVN tuy có mang tích chất đại chúng nhưng không mới lạ, hoặc thiếu tính sáng tạo trong cách nhìn nhận vấn đề.

Đi tiền trạm và thu thập thông tin


Đây là một công đoạn vô cùng cần thiết, nhưng không phải là bắt buộc để thực hiện được một chương trình truyền hình. Việc đi tiền trạm sẽ giúp phóng viên có thể xây dựng được bố cục chương trình và đề cương chi tiết một cách dễ dàng và chính xác, đồng thời tính khả thi sẽ cao hơn. Việc thu

thập thông tin trước khi tổ chức ghi hình luôn là một vấn đề hết sức quan trọng, để người phóng viên có thể nhìn thấy rò chất liệu của mình sẽ có thể sử dụng được. Cũng giống như khi ta xây một ngôi nhà, không có người thợ nào, dù tài hoa cỡ mấy, có thể bắt tay vào xây dựng khi chưa nhìn biết mình sẽ có những vật liệu gì và địa hình xây dựng ra sao.

Đối với nhiều chương trình của kênh truyền hình TTXVN, việc tổ chức đi tiền trạm là vô cùng khó khăn, nhiều chương trình hầu như chưa thực sự tổ chức đi tiền trạm. Nguyên nhân trước hết là do đi lại không thuận tiện hoặc là những vùng sâu, vùng xa và vấn đề kinh phí thực sự là một vấn đề đáng để bàn vì kênh truyền hình TTXVN không chịu bất cứ chi phí nào cho việc đi tiền trạm của phóng viên.

Song, công bằng mà nói, cũng có những chương trình được thực hiện ở các vùng ngoại vi thành phố Hà Nội, không gây nhiều khó khăn trở ngại, nhưng phóng viên cũng không tổ chức đi tiền trạm. Nếu như phóng viên tổ chức đi tiềm trạm, thì sẽ còn nhiều vấn đề hay hơn nữa, sâu sắc hơn nữa được thể hiện trong các chương trình.

Đối với vấn đề này, có lẽ kênh truyền hình TTXVN nên có cơ chế khuyến khích phóng viên, biên tập viên đi tiền trạm cho mỗi chương trình thực tế nhằm thực sự gắn đề tài với cuộc sống. Làm được như vậy sẽ giúp cho nhiều chương trình có cơ hội đổi mới hơn nữa, giúp phóng viên có những sáng tạo hơn, có cách nhìn sâu sắc hơn trong việc thể hiện đề tài. Chất lượng chương trình sẽ nhờ vậy mà được nâng lên.

Xây dựng bố cục chương trình


Sau khi đi tiền trạm và thu thập thông tin, công việc quan trọng tiếp theo là xây dựng bố cục cho chương trình truyền hình. Hiện nay bố cục của nhiều chương trình của kênh truyền hình TTXVN là sự kế thừa kinh nghiệm từ lớp

phóng viên đi trước, thiếu tính sáng tạo. Các chương trình được bố cục theo một khuôn mẫu xơ cứng và nhàm chán. Chính vì vậy, việc tổ chức xây dựng bố cục chương trình một cách hiện đại hơn, sáng tạo hơn sẽ tạo ra một phong cách mới cho nhiều chương trình. Vậy xây dựng bố cục cho một chương trình truyền hình không có nghĩa là tạo nên một chiếc khung, để sau đó nhất nhất thực hiện theo cái khung làm sẵn. Ngược lại, quá trình sản xuất chương trình truyền hình là một quá trình luôn đòi hỏi sự tìm tòi, sáng tạo ở tất cả các công đoạn. Trong quá trình tổ chức ghi hình tại hiện trường, có thể xảy ra những tình huống có sức hấp dẫn cao hơn đối với độc giả so với những gì đã sắp xếp sẵn trong bố cục. Khi đó, người phóng viên cần theo đuổi những chi tiết hấp dẫn ấy, chứ không phải tiếp tục tuân theo bố cục chương trình đã đặt ra.

Nói như vậy không có nghĩa là việc xây dựng bố cục cho một chương trình truyền hình là không cần thiết trước khi tổ chức ghi hình. Ngược lại, nếu công đoạn đi tiền trạm, thu thập thông tin và xây dựng bố cục được tổ chức một cách cẩn thận, chặt chẽ, thì các tình huống bất ngờ xảy ra khi tổ chức ghi hình sẽ rất ít. Người phóng viên sẽ không phải lúng túng, bất ngờ trước những gì xảy ra tại hiện trường vì tất cả đã nằm trong kế hoạch.

Việc xây dựng bố cục một cách cẩn thận trước khi tổ chức ghi hình còn đặc biệt quan trọng trong trường hợp tổ chức các cuộc phỏng vấn tại hiện trường. Bố cụ chặt chẽ sẽ giúp người phóng viên xác định được người được phỏng vấn cần cung cấp thông tin gì cho khán giả. Từ đó, phóng viên sẽ xác định được các câu hỏi mang tính trọng tâm hơn, giúp tiết kiệm thời gian để thực hiện các công đoạn khác hiệu quả hơn.

Xây dựng kịch bản chi tiết


Sau khi xây dựng bố cục, phóng viên có thể xây dựng kịch bản chỉ tiết, nhằm rút ngắn thời gian ghi hình ở hiện trường, đồng thời rút ngắn được thời gian dàn dựng hậu kỳ. Tuy nhiên, phóng viên cũng có thể không cần xây

dựng kịch bản chi tiết trước khi tổ chức ghi hình. Điều này có thể là bắt buộc đối với các chương trình phóng sự tài liệu nhất là các chương trình có những cảnh quay tốn kém, không thể hiện nhiều lần. Còn đối với nhiều phóng sự trong kênh truyền hình TTXVN công đoạn này có thể bỏ qua.

Dàn dựng


Dàn dựng có thể coi là một trong những khâu yếu nhất khi thực hiện các chương trình của kênh truyền hình TTXVN. Nhiều phóng viên, biên tập viên của kênh coi việc dàn dựng chỉ là ghép nối các hình ảnh nhằm minh họa cho lời bình của chương trình. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bất cập về các lỗi hình ảnh.

Dàn dựng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất một chương trình truyền hình. Hình ảnh và thông tin thu thập được cũng giống như lọ mực và cây bút. Còn viết như thế nào, vẽ như thế nào nằm chính trong khâu dàn dựng. Người dựng hình cũng giống như người biết văn, cần phải hiểu ngôn ngữ hình ảnh như người viết văn hiểu được ngôn ngữ lời nói. Chỉ có một điều khác là người phóng viên dàn dựng viết nên những câu hình từ những chất liệu có hạn, trong khi người viết văn có thể có được những câu văn từ chất liệu ngôn từ vô hạn.

Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong việc phối hợp các khuôn hình, động tác máy, cỡ ảnh, thì người dàn dựng còn cần phải hiểu được ưu điểm và nhược điểm của từng góc máy. Chỉ có như vậy, hình ảnh sau khi dàn dựng mới thật sự có logic, thật sự gây được ấn tượng, và thực sự mang chức năng thông tin, chức năng cơ bản của báo hình.

Việc xây dựng các biểu đồ, bảng biểu cũng cần được cân nhắc kỹ càng. Dùng bảng biểu đúng lúc, đúng chỗ sẽ có tác dụng tốt đối với việc tổng kết, cô đọng thông tin để khán giả dễ dàng tiếp nhận. Tuy nhiên, nếu các bảng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022