87
anh hùng sử thi, kiểu mẫu của cái đẹp, cái hào hùng, nhân vật cũng được xây dựng với sức cổ vũ mạnh mẽ cao độ từ tập thể quần chúng.
Trong các truyện kể, các lãnh tụ nghĩa quân lập nên chiến công thường nhờ vào sự trợ giúp của các anh tài, trong đó bao gồm hào kiệt các phương quy tụ về (Võ nghệ của Thiên Hộ Dương); hay lực lượng nông dân, quần chúng ủng hộ kháng chiến (như người dân hiến kế dùng đạo binh trâu đánh giặc).... Sự giúp sức thể hiện tính chính nghĩa của người anh hùng, mặt khác là sự gặp gỡ của tinh thần xả thân vì đại nghĩa. Sự kiện đã thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa lãnh tụ và quần chúng.
Liên hệ truyện về Hoàng Hoa Thám, giữa vị chủ tướng của phong trào khởi nghĩa với quần chúng luôn có sự gắn bó: “những bữa cơm dọc đường chiến đấu, bài thuốc của đồng bào dân tộc dịt khỏi vết thương ở trận Bến Trăm...”. Theo đó, hình tượng nhân vật lãnh tụ được xây dựng không tách rời hình tượng tập thể những người nông dân yêu nước.
Môtíp Lập mưu lừa giặc
Môtíp nhằm đề cao cơ mưu, tài trí của người anh hùng, gắn với quan niệm: người tài thường đi liền với khả năng “thần cơ diệu toán”. Trong truyện cổ tích hoặc truyện trạng, loại nhân vật cơ trí cũng xây dựng trên cơ sở tinh thần đề cao trí tuệ con người. Trong truyền thuyết, gắn với tư duy lịch sử, môtíp mang dấu ấn hiện thực được hư cấu, tôn tạo, trong đó, người thủ lĩnh luôn tài ba hơn người.
Môtíp thể hiện tài trí của nhân vật thủ lĩnh và tướng lĩnh khởi nghĩa. Như về Đốc binh Kiều, tương truyền khi đóng quân ở Đồng Tháp Mười ông đã ra lệnh cấm đốt cỏ ba năm để chuẩn bị cho trận hoả công đánh Pháp; hay đạo binh rắn chính là “mưu kế dùng rắn độc giết giặc của Thiên Hộ Dương và nghĩa quân”, việc cho sử dụng đạo binh trâu đánh giặc, lập chiến công cũng là một cách dụng binh kỳ tài của “ngài Thiên Hộ” (Đốc binh Kiều đánh hỏa công, Thiên Hộ Dương và đạo binh trâu...); hoặc việc lập mưu trừng trị Việt gian cũng là một kế sách đặc biệt được thực hiện (Ông Phòng Biểu trị tội Phạm Văn Khanh)... Hay về Nguyễn Trung Trực, nhân vật được xây dựng là một thủ lĩnh mưu lược, tài trí vô song: lần đánh đồn Kiên Giang đã biết chờ đợi thời cơ, dùng kế hoãn binh để củng cố hàng ngũ nghĩa quân; hoặc khi bị giặc đàn áp phải rút ra Phú Quốc đã dùng kế nghi binh lừa giặc (Tài trí của Nguyễn Trung Trực)...
Môtíp Sáng tạo vũ khí
Các môtíp có mối liên hệ, với ý nghĩa sáng tạo vũ khí là sự cụ thể hóa của việc lập mưu, lừa giặc, bởi cần có vũ khí vật chất cụ thể dùng cho cơ mưu chống giặc.
Ở đây, đối đầu với súng đạn, thần công của bọn thực dân xâm lược, vũ khí của các nghĩa quân là sự tận dụng địa thế tổ chức trận địa, tô rèn binh khí, cải tạo điều kiện
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền Thuyết Liên Quan Đến Việc Xây Dựng Công Trình Giúp Đỡ Cộng Đồng (N.1.2.)
- Truyền Thuyết Về Người Anh Hùng Mở Cõi, Chống Nạn Xâm Lấn Từ Giai Đoạn Trước Khi Thực Dân Pháp Xâm Lược Trở Về Trước (N.2.1.)
- Truyền Thuyết Về Người Anh Hùng Khởi Nghĩa Chống Pháp Đến Cuối Thế Kỷ
- Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 13
- Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 14
- Sự Phản Ảnh Một Mặt Tiến Trình Lịch Sử Nam Bộ Gắn Với Hình Tượng Người Anh Hùng Chống Ngoại Xâm
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
88
tự nhiên... Những hình ảnh chiến trận mang đặc trưng của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của con người Nam Bộ. Đó là cánh đồng cỏ dại, lau sậy mênh mông dùng đánh trận hoả công, đàn trâu rừng “xung trận” theo hiệu lệnh của “Ngưu quân thượng tướng”, bầy rắn “thần” biến hóa trong trận địa mai phục của Thiên Hộ Dương... Đó còn là Tiếng còi mục đồng với thanh âm vang xa làm ám hiệu đánh trận; hay là chiếc nóp giúp nghĩa quân đối phó với sự bất lợi của điều kiện tự nhiên (Muỗi Đồng Tháp Mười và chiếc nóp). Liên hệ truyện dân gian Thái Bình, Đoàn Công Uẩn đã bày kế diệt giặc Minh bằng cách bày cho dân làng lấy cói biển đan thành bao để chui vào ngủ tránh muỗi, khi bọn giặc bắt dâng nộp bao, ông tổ chức đội dân binh ban đêm đột nhập vào đồn tiêu diệt chúng (Dùng mưu giết giặc). Nét tương đồng trong hình thức sáng tạo vũ khí tô đậm tinh thần khắc phục gian khó, ý chí chiến đấu của nghĩa quân “ngài Thiên Hộ”.
Môtíp Thắng trận, lập công
Môtíp đóng vai trò trung tâm của cốt truyện. Chiến công của các nhân vật được thực hiện ở khả năng cao nhất, ở nhiều khía cạnh như thắng trận, thoát hiểm hoặc làm tăng thanh thế nghĩa quân.... Như Thiên Hộ Dương, với đạo binh trâu: “Trận này, nghĩa quân thắng lớn”; với trận địa binh rắn: “quân giặc bị giết và bị bắt gần hết”; hoặc đã “xóa được mối hiềm khích bấy lâu trong các tướng cận vệ...”. Hay Đốc binh Kiều lập căn cứ ở Gò Tháp, “Thắng nhiều trận, uy danh khiến Pháp và tay sai khiếp sợ”; tổ chức trận hoả công, dân gian gọi là “cánh đồng sọ Tây” (Đốc binh Kiều đánh hoả công)... Về Nguyễn Trung Trực, tài năng của nhân vật được phát huy trong chiến đấu với những công tích lẫy lừng. Đó là trận Nhật Tảo và đặc biệt là trận đánh đồn Rạch Giá: “Một mình đột nhập đồn (Kiên Giang), hạ sát giặc, giải cứu cô ba Đỏ...”, “Quân Pháp bạt vía kinh hồn, phải co lại một thời gian” (Sức khỏe và võ nghệ của ông Nguyễn); hay ở Phú Quốc “Suốt một thời gian dài, tàu giặc chỉ rập rình mà không dám tấn công. Nhờ vậy mà nghĩa quân bảo toàn được lực lượng...” (Tài trí của Nguyễn Trung Trực)... Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi: “Nhớ xưa đương cuộc chiến chinh, Ông Nguyễn Trung Trực tung hoành đã lâu. Trước nơi Nhựt Tảo đốt tàu, Sau nơi Rạch Giá đánh nhầu hoảng kinh” [153,93].
Đặc biệt, có sự xuất hiện yếu tố ảo hoá. Như truyện về Nguyễn Trung Trực, nhân vật mang dáng dấp dũng sĩ với thân thủ phi phàm vượt qua súng đạn quân thù: “Bọn giặc thấy ông Nguyễn một mình một ngựa lướt như bay về phía Hòn Tre. Chúng bắn đuổi theo. Nhưng đạn vừa bay khỏi nòng súng liền lập tức bay ngược lại, xuyên thẳng vào ngực chúng...” (Sức khỏe và võ nghệ của ông Nguyễn)...
Tình tiết Trừng trị Việt gian
89
Tình tiết được xây dựng trên cơ sở hiện thực: có những kẻ cam tâm làm tay sai đắc lực cho giặc Pháp tàn hại nghĩa quân, đồng bào và không ít kẻ đã phải nhận lấy sự trừng phạt đích đáng. Như truyện Ông Phòng Biểu trị tội Phạm Văn Khanh kể: “Phòng Biểu theo lệnh Đốc binh Kiều đóng quân ở Thông Bình, trị tội tên phản dân hại nước...”. Liên hệ truyện Hoàng Hoa Thám, người thủ lĩnh nghĩa quân Yên Thế đã trực tiếp trừng trị tên tay sai đắc lực bằng một phát súng thiện nghệ: “một tiếng nổ khẽ. Phó đội Liên giật mình một cái rồi giật cương phóng ngựa như bay…”. Tình tiết được thể hiện như một chiến công của các nhân vật tướng lĩnh nghĩa binh, cho thấy tính thống nhất trong cấu tạo cốt truyện của truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở các vùng miền cả nước.
Môtíp Lời tiên tri, tuyên bố
Môtíp gắn với các nhân vật tôn giáo, mang ý nghĩa về tâm linh. Với các đạo gia hoạt động chống Pháp, lời tiên tri có nội dung mở ra chí lớn cho người hào kiệt, như: “Sau này con sẽ là một tay hào kiệt mang gươm đi giúp đời...” (Đức Cố Quản và cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa).
Môtíp Lời nhắc nhở bia truyền
Sự kiện kết thúc thắng lợi gắn với lời nhắc nhở bia truyền. Như truyện về các nhân vật liên quan: “cô gái Bến Nghé bị thả bè chuối trôi sông, bị giặc bắt rồi góp công giết giặc cứu nước”. Qua đó có bóng dáng của tướng quân Trương Định, chính Trương Định chứ không thể ai khác đã cứu giúp, đưa cô gái thoát khỏi cuộc đời bế tắc, nhục nhằn, lại cho cô cơ hội góp công giết giặc.
Còn có tình tiết thể hiện trong chi tiết tương truyền về nhân vật: Tình tiết Dân cản đầu ngựa tướng soái
Tình tiết xuất hiện gắn với lời kể về Trương Định. Chức Bình Tây nguyên soái dân phong đã nói lên vị thế của Trương Định trong lòng nhân dân, nhờ dân ông đã đi đúng con đường trung nghĩa và cũng chính điều này làm dấy lên tình cảm mến phục. Đây là hành động thể hiện một thỉnh nguyện hết sức bức thiết của nhân dân, nên một tướng quân quay đầu ngựa ở lại với nhân dân, nhận trách nhiệm đối mặt với súng đạn quân thù bỗng trở nên lẫm liệt. Tình tiết ngắn gọn nhưng có sức nặng hơn nhiều lời tôn xưng, sẽ mãi là hình ảnh chính khí về người anh hùng đất Gò Công. Đây chính là “phút làm nên lịch sử, chói ngời hào quang” của Trương Định [46,3], với tinh thần chung đã được khắc họa trong câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “Theo bụng dân phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại...” (Văn tế Trương Định) hay “Viên đạn nghịch thần treo trước mắt, Lưỡi gươm địch khái nắm trong tay” (Thơ điếu Phan Công Tòng).
90
Tựu trung, đây là bản hùng ca về người anh hùng chống Pháp ở Nam Bộ, tuy ngắn ngủi nhưng đầy hào khí, góp phần xây dựng hình tượng người anh hùng trong truyền thuyết dân gian. Các truyện kể kết thúc ở sự thắng lợi, như một trường đoạn đẹp nhất của sự kiện về nhân vật. Về hình thức, có sự kết thúc hợp lý của bản kể. Việc chấm dứt truyện kể ở phần chiến công lẫy lừng, không nói đến cái chết chung cục, về khách quan, cũng đã giữ lại ít nhiều vầng hào quang chiến thắng của người anh hùng.
Đề tài - cốt truyện Người anh hùng với sự thất bại và cái chết kiên cường (ĐT-CT.2.2.2)
Chất liệu phong phú của hiện thực cũng tạo cơ sở cho sự hình thành đề tài - cốt truyện mang ý nghĩa như một khúc ca bi tráng. Liên quan khái niệm “cái bi”, ở đây có “sự bất tử về mặt tinh thần bằng những nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện” [52,37], cũng được thể hiện “thông qua hình tượng người anh hùng, những biểu hiện anh hùng”, nhằm khẳng định một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp. Nhân vật xuất hiện không chỉ là những con người có sức khỏe, tài năng và chiến thắng mà còn là những con người chiến bại, với cái chết bi tráng. Trong đó, cái chết của những người anh hùng cứu nước có thể diễn ra trong những trận chiến khốc liệt hoặc nơi pháp trường đầy bi phẫn. Đây chính là sự thể hiện “cảm thức lịch sử gắn với tư duy nghệ thuật” trong truyền thuyết. Như với các truyền thuyết cổ: An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu..., trong mạch cảm hứng tôn vinh, truyền thuyết cũng lý giải lịch sử chiến bại, đồng thời chữa lại kết cục bi thảm về người anh hùng.
Nhóm này có 61 / 78 truyện.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Nhân vật lãnh tụ, tướng lĩnh, nghĩa binh thể hiện tài năng, chiến công thất bại, hy sinh và cái chết kiên cường được ghi nhớ, thờ cúng.
Đây là đề tài - cốt truyện có số lượng tình tiết, môtíp nhiều nhất và sự tạo lập các dạng thức cốt truyện cũng phong phú, đa dạng nhất trong hệ thống truyện.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Sự thất bại và phiêu bạt của những chiến binh đánh giặc (NV.2.2.2.1), Người anh hùng với cái chết trong chiến trận (NV.2.2.2.2) và Người anh hùng với cái chết bi phẫn nơi pháp trường (NV.2.2.2.3).
- Sự thất bại và phiêu bạt của những chiến binh đánh giặc (NV.2.2.2.1)
Nhóm này có 17 / 61 truyện, gồm 14 truyện về nhân vật trung tâm: Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, Thiên Hộ Dương lâm nạn, Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, Ông Hùng Dõng, Ông Phòng Biểu, Chánh lãnh binh Nguyễn Hương, Lãnh binh Huỳnh Khắc Hớn, Lãnh binh Trần Văn Từ, Lãnh binh Nguyễn Văn Cần, Trương
91
Tấn Minh, Đức Cố Quản, Bổn sư Ngô Lợi, Ông Đạo Lập, Cử Đa; và 3 truyện về sự kiện, nhân vật liên quan: Người lính mõ của Thủ khoa Huân, Bà Điều, bà Đỏ (Mộ Bà Lớn Tướng), Bà Lưu.
Nội dung các truyện kể về nhân vật là những lãnh tụ, tướng lĩnh nghĩa binh hay người hoạt động tôn giáo tham gia khởi nghĩa với sự kết thúc thất bại. Trong đó, diễn tiến sự kiện về nhân vật không có sự đối đầu trực tiếp với kẻ thù.
Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Nhân vật lãnh tụ khởi nghĩa đi tìm phương kế phục binh bị hại do nhầm lẫn / hay Tướng lĩnh, nghĩa binh hay nhân vật tôn giáo ra trận đánh giặc, lập công hoặc tham gia ủng hộ kháng chiến thất bại và phiêu bạt được ghi nhớ, thờ cúng.
Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Mộ binh hoặc tham gia khởi nghĩa (tần số xuất hiện: 14 lần) -Đi tìm phương kế phục binh (1 lần) -Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ (m) (7 lần) -Lập mưu, lừa giặc (m) (1 lần) -Sáng tạo vũ khí (m) (1 lần) - Thắng trận, lập công (m) (8 lần) -Gặp bất ngờ rủi ro (m) (2 lần) -Mất lúc nào không rõ hoặc do một nguyên nhân nào khác (m) (2 lần) -Lời tiên tri, tuyên bố (m) (2 lần) -Ẩn tích, phiêu bạt (m) (11 lần) -Hiển linh (m) (6 lần) -Thờ tự trong chùa, đền miếu, đình...
(m) (3 lần) -Lưu địa danh, câu ca, thành ngữ... (m) (3 lần) -Lòng dân ray rứt (2 lần) (3 tình tiết, 11 môtíp), được miêu tả như sau:
Tình tiết Đi tìm phương kế phục binh
Tình tiết được xây dựng thể hiện nỗ lực cuối cùng của nhân vật lãnh tụ nghĩa binh. Như truyện Thiên Hộ Dương lâm nạn kể, nhân vật trên đường ra biển đi “bắt liên lạc với Nguyễn Trung Trực ở Hòn Chông...”. Trên con đường đó không có điều thần kỳ tạo nên chiến công như nhân vật sử thi huyền thoại, nhưng đã cho ra một lời giải đáp về kết cục số phận của người anh hùng trong cuộc chiến.
Môtíp Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ
Môtíp biểu hiện tập trung nhất là về biệt tài. Như “Lãnh binh Hớn oai quyền lớn, võ nghệ cao cường”, “khắp vùng Định Tường, ai cũng khiếp oai ông Hớn vì đường siêu đao của vị tướng này đến chỗ tuyệt luân...”; về Chánh Lãnh binh Nguyễn Hương: “ông chịu khó luyện tập võ nghệ, nên đã làu thông 18 môn binh khí”, từng bằng tay không đánh thắng cọp, bằng tài võ nghệ, phi thân khuất phục được tên hải tặc Tàu Ô... Hay về yếu tố ngoại hình lạ, như với nhân vật Sáu Hải với “bộ mặt rất dữ, mắt lớn, lông mày rậm, râu quai nón, thân hình lực lưỡng, lưng và tay đầy sẹo... ” (Người lính mõ của Thủ Khoa Huân), ngoại hình này gắn liền với quá khứ lầm lạc, cho thấy sức mạnh cảm hóa của người lãnh tụ khởi nghĩa.
MôtípLập mưu, lừa giặc và Sáng tạo vũ khí
92
Việc lập mưu lừa giặc có thể diễn ra trong tình huống cụ thể. Như ông Phòng Biểu dụng kế nhảy sông trốn thoát ngay trước mắt viên chỉ huy Pháp.
Về sáng tạo vũ khí, môtíp xuất hiện trong truyện Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương: “Thiên Hộ Dương ra lệnh cấm đốt cỏ suốt ba năm trời. Khi giặc Pháp tấn công vào Đồng Tháp, nhằm mùa màng cỏ khô. Ông ra lệnh cho nghĩa quân đốt cỏ...”.
Môtíp Thắng trận, lập công
Môtíp gắn với sự kiện chiến đấu của nhân vật: ra trận lập công, duy trì chiến đấu.... Về ra trận lập công: “Những phen xuất chiến bất thần, nhanh như vũ bão của nhóm Lãnh binh Hớn đã khiến cho giặc Pháp và quân tân trào vỡ mật...”; Chánh Lãnh binh Nguyễn Hương cùng với Quản cơ Thành, “Hai ông đã cầm quân chống lại trận càn quét của giặc vào vùng Bảy Thưa một trận kinh hồn, đến nay đồng bào còn nhắc nhở...”. Về duy trì chiến đấu, như với các tướng lĩnh Thiên Hộ Dương: “Lãnh binh Nguyễn Văn Cẩn dù chủ tướng hy sinh vẫn kiên trì cố thủ...”....
Các nhân vật tôn giáo vùng Thất Sơn được miêu tả với hành tung kỳ bí, đánh Pháp bằng sức mạnh huyền cơ, bao gồm thần lực hoặc bùa chú, như Ngô Lợi cải trang, dùng thuật ẩn thân qua mắt thực dân Pháp, tránh được “đạo nạn”: “Đức Bổn sư bình tĩnh, tay cầm cây mác vót mà ông dùng để vạt thuốc nam, đi thẳng ra cửa giữa, với hình hài một cụ già râu tóc bạc phơ...”. Có truyện móc nối vào nội dung chống Pháp còn mơ hồ, như truyện Ông Đạo Lập kể: ở Hà Tiên tàng hình thoát đám mật thám Pháp và ở Châu Đốc hóa rắn nước đốt giúp tờ chiếu... Không chỉ riêng Ngô Lợi, hành trạng của các nhân vật đạo gia vẫn “còn nhiều điều chưa sáng rõ”.
Môtíp Gặp bất ngờ rủi ro
Dấu ấn môtíp thể hiện ở những yếu tố khách quan tạo ra sự bất lợi: do thời tiết khác thường, do sức khỏe hoặc bị hại do nhầm lẫn..., đưa đến kết quả sự thất bại của cuộc chiến đấu. Như lần thất bại của Thiên Hộ Dương trong việc tổ chức trận địa đều do thời tiết bất lợi (gió, sa mù...) (Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương).
Sự kiện bị hại do nhầm lẫn xuất hiện duy nhất trong truyện về Thiên Hộ Dương. Về cái chết của nhân vật, tư liệu sử ghi: “Tháng Mười 1866, Võ Duy Dương trên đường ra Bình Thuận, đã bị tai nạn đắm thuyền và chết ở cửa biển Thần Mẫu”. Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca ghi nhận: “Thoát thân về với ghe bầu, Khỏi nơi Cần Hải tiền xu đón thoàn. Giấc nồng đêm dậy nhảy khan, Hồn chôn bụng cá ưng oan chẳng cần” [153,67]. Với truyền thuyết, Thiên Hộ Dương bị hại là do sự nhầm lẫn, rủi ro, cái chết hiên ngang của ông đã gây sự “ân hận, vật vã đối với toán cướp biển (hay
93
Lý Sen)...” (Thiên Hộ Dương lâm nạn). Với các chiến binh chống giặc, đây là những cái chết bình thường theo logic thực tế, tuy không kỳ vĩ hóa nhưng cũng đường hoàng, lẫm liệt. Bởi cái chết là sự ngẫu nhiên, không may và người anh hùng đến giây phút cuối cùng vẫn chưa bao giờ rời bỏ lý tưởng cứu nước.
Theo đó, sự tập trung yếu tố sự bất ngờ rủi ro không phải là “sự bất ngờ”. Nó nhằm biện minh cho những thất bại của các nhân vật khởi nghĩa bằng những nguyên nhân khác nhau. Huỳnh Ngọc Trảng nhận định: “Những nguyên cớ không lấy gì làm chính đáng ấy đều cốt nói lên một điều là vận nước đã đến lúc bỉ nên trời khiến vậy...” [206,26]. Ẩn chứa trong sự kiện là thái độ tình cảm của nhân dân, rằng sự thành bại không thể luận anh hùng.
Môtíp Mất lúc nào không rõ hoặc do một nguyên nhân nào khác
Môtíp đưa tới một lý do khác sự thật được biết đến, có thể là một thông tin sai lệch, nhằm làm mơ hồ chuyện sống chết. Đây là lối kết thúc như một sự mờ nhòe, không có hồi kết về nhân vật. Như: “Sau khi đại đồn Tháp Mười thất thủ, ông Thiên Hộ nghe đâu có ra miền Trung, sau đó trở vào Nam, rồi mất lúc nào không rõ...” (Ngày giỗ của ông Thiên Hộ); hay “Về sau, Thiên Hộ Dương bị bệnh và mất...” (Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương).
Môtíp thể hiện rõ cảm quan của nhân dân về hiện thực. Liên hệ truyện về Hoàng Hoa Thám, nhân dân Yên Thế không tin cụ Hoàng có thể chết về tay giặc với lời nói cuối cùng của nhân vật: “Tôi không chịu rơi vào tay chúng nó đâu. Tôi có chết thì chỉ có quạ biết”; hay người ta đưa ra những bằng chứng cả quyết đầu bị giặc bêu ở chợ “không phải đầu Đề Thám”, ngay cả “Bút Sê”, tên thực dân đối đầu, cũng không tin đó là sự thật; lại có thuyết nói cụ Hoàng ốm chết...
Môtíp Lời tiên tri, tuyên bố
Môtíp gắn với sự kiện về các nhân vật đạo gia hoạt động chống Pháp.
Lời tiên tri có nội dung đóng vai trò quân sư cho việc đánh giặc. Như: khi Cử Đa xin xuống núi đánh Tây, Đức Bổn sư dự đoán thời cơ bằng hành động thử nghiệm và lời tiên đoán: “Đến khi trời định thì đàn bà gõ đũa bếp trên đầu Tây, Tây cũng không dám mở miệng...”. Song, lời tiên tri của nhân vật đạo gia dù ứng nghiệm hay không vẫn không ngăn được quyết tâm của người thủ lĩnh đánh Tây. Như với Trần Văn Thành, “thầy khuyên không nên vẫn đánh, thất bại nhưng bọn Tây kinh hoàng...” (Đức Cố Quản)...
Bên cạnh lời tiên tri là lời tuyên bố, thực tế cũng là quay lưng với thực tại, đi vào cõi phiêu linh. Như: Cử Đa đánh Pháp thất bại, lên núi Tà Lơn tu đạo với tôn chỉ “không làm anh hùng đi tìm bồ tát..”.
94
Môtíp Ẩn tích, phiêu bạt
Môtíp được thể hiện gắn với sự kiện các nhân vật lãnh tụ, tướng lĩnh khởi nghĩa thất trận tìm nơi ẩn lánh và không biết “phiêu bạt nơi đâu”.
Như Lãnh binh Huỳnh Khắc Hớn, bị giặc bắt, “được tha về quê quán, làng Phước Định, ẩn dật..”; Chánh Lãnh binh Nguyễn Hương: “Trước sự đàn áp gắt gao của thực dân Pháp, ông Quản Thành trốn vào chùa ẩn dật, còn ông giả làm thường dân về cùng vợ con ở làng Tân Tịch, tới khi qua đời”; Ông Phòng Biểu, “ra lệnh cho nghĩa quân giải tán về quê quán làm ăn. Riêng ông phiêu bạt nay đây mai đó...”, “Từ đó về sau ông sống ẩn dật...”; Ông Hùng Dõng “bỏ đi nơi khác không biết đi đâu. Từ đó ông biệt tăm luôn...”; hay Lãnh binh Nguyễn Văn Cẩn, khi “thời vận không còn, ông đành khóc hận bãi binh, xuất gia, về Gò Tháp lập chùa thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều”. Với các nhân vật đạo gia, đích đến bây giờ là non cao, chốn thâm sơn cùng cốc để quên thế cuộc: “các đệ tủ đưa Đức Bổn sư lên ẩn ở núi Dài...” (Bổn sư Ngô Lợi). Có tín hiệu lạc quan hơn là hình ảnh nhân vật đắc đạo, thành tiên, song thực tế cũng là hình thức muốn lẫn vào cõi mơ hồ. Như: “Tục truyền sau này, Cử Đa chứng được đạo quả, thành tiên...”... Còn có những nhân vật phụ nữ tham gia khởi nghĩa, họ cũng rời xa cuộc chiến với những nét mờ về hành trạng. Như bà Đỏ, khi Nguyễn Trung Trực bị bắt, cuộc khởi nghĩa tan rã, “về sau đi lạc trên núi và mất tích luôn...” (Bà Điều, Bà Đỏ); hay “Rồi từ đó, thế cuộc không còn cơ hội để phục hồi phong trào kháng Pháp”, “Bà Lưu phiêu bạt nơi đâu không ai biết...”... Hình ảnh những người phụ nữ kiên cường mang số phận lưu lạc trong buổi binh đao lửa loạn, làm tăng thêm sự bi phẫn.
Hầu hết các truyện kể đều nhắc đến “thế cuộc”, “thời vận” bất lợi, cũng nhằm biện minh cho sự thất bại của phong trào kháng chiến chống Pháp đang hồi lỡ vận. Đây là một kiểu kết thúc xuất hiện như một trường đoạn mới trong bài ca chiến đấu của những người anh hùng đánh giặc. Nhân vật phiêu linh, lẫn khuất trong chúng dân vạn đại, như một niềm day dứt âm thầm về số phận những con người xả thân vì đại nghĩa trong hoàn cảnh gian nan của đất nước.
Môtíp Hiển linh
Trong truyền thuyết, hình ảnh đám mây, cầu vồng... mang dấu ấn sự linh thiêng, một công cụ hiển thánh, như: người anh hùng thác sinh từ mây, cầu vồng... hay hóa thân bay lên trời cùng cầu vồng năm sắc, luồng hào quang sáng rực..., hoàn tác một vòng đời thần kỳ của nhân vật người anh hùng (như truyện Bà Triệu: “Khi mất hóa thành luồng hào quang sáng rực bay lên núi Hy Cương...”).
Hình thức nhân vật hóa xuất hiện duy nhất trong truyện Đức cố Quản: “khi thất bại, ông xuống thuyền độc mộc hóa thành áng mây bay về trời...”.