Định Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Pháp Luật Về Thuế Thu Nhập Cá Nhân

phải nộp thuế nhưng nhà nước không thể thu được thuế hoặc nhiều đối tượng nộp thuế không tiếp cận được luật thuế, đặc biệt là đối tượng nộp thuế là những cá nhân làm những công việc tự do, độc lập như luật sư, ca sĩ, kinh doanh buôn bán không có đăng ký kinh doanh nên không tiến hành kê khai thu nhập và nộp thuế. Bên cạnh đó, một số bất cập trong quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, điều kiện kinh tế - xã hội đặc trưng của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và sự biến động của nền kinh tế thị trường của cả nước nói chung cũng tác động không nhỏ đến kết quả thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Những nguyên nhân trên đây đã làm cho công tác thực hiện và triển khai thực hiện luật thuế trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn và hiệu quả chưa cao. Pháp luật thuế thu nhập cá nhân được nhà nước ban hành và liên tục sửa đổi, hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và thu nhập của người dân, đảm bảo công bằng xã hội. Song các cơ quan chức năng chưa có biện pháp tốt để kiểm soát thu nhập của đối tượng nộp thuế cũng như tổ chức thực thi có hiệu quả đã ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của nhà nước trong việc ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân nói riêng và pháp luật nói chung. Đối với đối tượng nộp thuế bên cạnh sự hạn chế về hiểu biết và ý thức pháp luật, thái độ pháp luật và tính tự giác trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân (trong trường hợp này cũng là quyền) chưa cao ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để thực hiện được mục tiêu này thì phải có nguồn tài chính, mà nguồn tài chính quan trọng nhất của mỗi quốc gia là tiền thuế. Thuế thu nhập cá nhân nói riêng và thuế nói chung là nguồn lực quan trọng, là yếu tố quan trọng để nhà nước duy trì bộ máy hoạt động, xây dựng và phát triển công trình công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế... phục vụ cho nhân dân trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Vì vậy, việc tăng cường hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là vô cùng quan trọng và cấp thiết, giúp bảo đảm tính

công bằng dân chủ trong nhân dân cũng như huy động nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Đồng thời việc thực hiện hiệu quả pháp luật thuế thu nhập cá nhân chứng tỏ việc ban hành luật thuế là đúng đắn và phù hợp, đồng thời góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, hiện đại hơn.


3.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Để thực hiện có hiệu quả pháp luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và nhà nước Việt Nam nói chung cần phải thực hiện nhiều công việc cụ thể gắn liền với mục tiêu và quan điểm khi ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân của Nhà nước cũng như định phát triển xã hội của Đảng. Căn cứ vào mục tiêu khi ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân tại tờ trình Quốc hội số 134/TTr-CP ngày 17 tháng 10 năm 2006 và chiến lược cải cách hệ thống thuế 2011- 2020 theo Quyết định số 732/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/5/2011 với mục tiêu tổng quát là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng Ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao, việc thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh cần phải thực hiện các yêu cầu sau đây.

3.2.1. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người nộp thuế

Hiện nay nhiều cá nhân chưa có thói quen và ý thức pháp luật một cách tự giác. Hầu hết đối tượng nộp thuế đều cho rằng nộp thuế là nghĩa vụ, là

bắt buộc mà ít người nhìn nhận vai trò của thuế đối với nhà nước cũng như bản thân người nộp thuế. Vì vậy việc thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nói riêng và pháp luật nói chung gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp giữa cơ quan nhà nước và đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện luật. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng tổ chức các biện pháp tuyên truyền pháp luật về thuế thu nhập cá nhân góp phần phổ biến các quy định của Luật cũng như nâng cao ý thức pháp luật của đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật của cơ quan thuế cũng chỉ mới mang tính hình thức, chủ yếu thông tin về văn bản Luật mới ban hành, đồng thời các cơ quan thuế vẫn cho rằng chức năng chính của họ là giải đáp thắc mắc, thu thuế và hướng dẫn việc nộp thuế còn nhu cầu phổ biến và nâng cao ý thức pháp luật không thuộc thẩm quyền. Mặc dù có triển khai tuyên truyền, phổ biến nhưng chỉ phổ biến đến một số đối tượng rất nhỏ đó là tổ chức chi trả thu nhập, mà tổ chức chi trả thu nhập lại không có kinh phí, điều kiện và nhiệm vụ phổ biến pháp luật cho đối tượng nộp thuế. Do vậy hầu hết đối tượng nộp thuế không được tiếp xúc trực tiếp luật thuế mà ủy quyền cho tổ chức chi trả thu nhập thực hiện nghĩa vụ thay. Đặc biệt đối tượng nộp thuế làm công việc tự do độc lập còn không biết đến sự tồn tại của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

Theo báo cáo của Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2009 đến hết năm 2012 chỉ có 4162 lượt người yêu cầu hướng dẫn các thủ tục hành chính thuế, cách kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế... trong đó đối tượng chủ yếu là đơn vị chi trả thu nhập còn đối tượng nộp thuế thì rất ít. Hầu như không có đối tượng hỏi về quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân [1].

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý thu nhập của cá nhân

Thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - 9

Việc tăng cường công tác quản lý thu nhập cá nhân là yếu tố quan trọng xác định đúng thu nhập cá nhân và thực hiện việc đánh thuế phù hợp cho cá nhân có thu nhập đảm bảo công bằng cho đối tượng nộp thuế.

Thời gian qua, việc kiểm soát thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh chủ yếu dựa vào hoạt động tự kê khai của cá nhân, hoặc tổ chức chi trả thu nhập, vì thế nhiều trường hợp nhà nước không thu được thuế hoặc thu thuế không đủ. Để đảm bảo thu đủ thu đúng thuế nhà nước cần áp dụng cơ chế hữu hiệu đó là quy định việc thanh toán và chi trả thu nhập qua tài khoản tại ngân hàng. Điều này góp phần giảm gánh nặng cho cơ quan thuế và không làm lãng phí thời gian của đối tượng nộp thuế, giảm lãm phát, tránh tiền giả và khuyến khích phát triển hệ thống ngân hàng. Nhà nước cần có biện pháp hạn chế chi tiêu và thanh toán bằng tiền mặt.


3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

Mặc dù thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua đã đạt được một số kết quả khả quan, đã góp phần thực hiện công bằng xã hội, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đặt ra khi ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân là đảm công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội; đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng; ban hành và áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành; đảm bảo huy động nguồn lực để nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. Theo ý kiến tác giả cần phải thực hiện các giải pháp sau đây.

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, để các chính sách pháp luật của Nhà nước được thực thi có hiệu quả trên thực tế ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung, tác giả cho

rằng, cần phải hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân. Việc hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân cần được song song tiến hành với hệ thống các văn bản có liên quan.

3.3.1.1. Mức giảm trừ gia cảnh

Thay vì quy định mức giảm trừ gia cảnh một cách cứng nhắc như ở điều 19 của Luật thuế, nhà nước cần xác định mức giảm trừ gia cảnh dựa trên chỉ số giá tiêu dùng CPI hoặc dựa trên mức lương tối thiểu tại thời điểm tính thuế (ví dụ mức giảm trừ gia cảnh 6 hoặc 7 tháng lương tối thiểu; chi cho người phụ thuộc là 3 tháng lương tối thiểu), có như vậy khi có biến động về giá cả thị trường cũng như điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Nhà nước cũng không phải ban hành các chính sách điều chỉnh như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó việc quy định mức giảm trừ gia cảnh nên cân nhắc đến địa bàn nơi có thu nhập phát sinh như vậy sẽ tạo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thu nhập của cá nhân đồng thời phù hợp với chi phí đời sống của người dân ở các địa bàn khác nhau.

3.3.1.2. Phạm vi, đối tượng chịu thuế

Cần sửa đổi một số quy định về phạm vi, đối tượng chịu thuế trong Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm bao quát các khoản thu nhập để động viên nguồn lực vào ngân sách nhà nước.

+ Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân thì: "miễn thuế thu nhập cá nhân đối với việc chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở gắn với tài sản trên đất của cá nhân chỉ có một nhà ở, đất duy nhất" [55]. Với quy định này thì Luật quy định việc nộp thuế xác định trên cơ sở số nhà ở, mảnh đất ở cá nhân có quyền sử dụng mà không phải tổng diện tích đất mà cá nhân có quyền sử dụng. Như vậy, nếu một cá nhân có duy đất một mảnh đất ở mà chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần đều không phải nộp thuế, còn

cá nhân có quyền sử dụng hai mảnh đất ở trở lên nếu chuyển nhượng một trong các mảnh đất hoặc một phần các mảnh đất đều phải nộp thuế. Việc quy định này chưa đảm bảo công bằng cho các cá nhân có quyền sử dụng đất tiến hành chuyển nhượng cũng như là thất thoát nguồn thuế nhà nước. (Ví dụ: Ông A có quyền sử dụng 1 mảnh đất ở duy nhất diện tích 1000 m2, nếu ông A chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng mảnh đất này cho người khác thì đương nhiên ông không phải nộp thuế thu nhập cá nhân; Ông B có quyền sử dụng hai mảnh đất ở, tổng diện tích cả hai mảnh đất là 500m2, nếu ông B chuyển nhượng quyền sử dụng một trong hai mảnh đất nói trên đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân).

Hơn nữa hiện nay việc quản lý quyền sử dụng đất và cấp quyền sử dụng đất cho cá nhân còn nhiều bất cập, nếu cá nhân có quyền sử dụng đất ở tại một địa phương (một huyện) thì có thể kiểm soát còn quyền sử dụng đất ở nhiều nơi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có cơ chế kiểm tra giám sát, nên việc xác định đất ở duy nhất hầu như phụ thuộc vào việc tự khai báo của đối tượng nộp thuế. Theo tác giả, để đảm bảo công bằng cho các đối tượng nộp thuế khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhà nước cần đồng thời áp dụng hai biện pháp là thay đổi quy định miễn thuế đối với quyền sử dụng đất duy nhất là miễn thuế đối với định mức đất ở phù hợp với quy định định mức đất ở nhà nước cấp cho cá nhân ở các vùng theo quy định của Luật đất đai; đồng thời có biện pháp quản lý thống nhất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho cá nhân trên phạm vi toàn quốc tránh trường hợp lợi dụng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cũng như thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Bổ sung lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của cá nhân, thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân không trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp vào thu nhập chịu thuế. Bởi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng cũng được coi là một khoản đầu tư, trong khi các khoản lại thu được từ

các hình thức đầu tư khác phải nộp thuế còn lãi tiền gửi không phải nộp thuế là điều bất cập, vừa không khuyến khích nhân dân đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn mất nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

3.3.1.3. Biểu thuế lũy tiến từng phần

Cần điều chỉnh biểu thuế lũy tiến từng phần cho phụ hợp, cụ thể: mức thuế suất cao nhất và khoảng cách các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22 của Luật thuế.

Theo ông Lê Khánh Lâm, phó tổng giám đốc Công ty Kiểm toán DTL thì nếu chỉ tăng mức khởi điểm chịu thuế mà không kéo giãn các bậc trong biểu thuế lũy tiến từng phần thì chỉ tác động đến những người có thu nhập thấp và đây không phải là lực lượng đóng góp nhiều cho số thu từ thuế thu nhập cá nhân. Ông Lâm cũng cho rằng lương cũng được cải cách tăng dần. Do vậy nếu Bộ Tài chính giữ biểu thuế lũy tiến theo bậc dày đặc như cũ, những người có tay nghề cao, lao động giỏi sẽ cân nhắc khi đến làm việc tại Việt Nam. Ông Lâm đề xuất giãn khoảng cách giữa các bậc thuế hoặc giảm số bậc thuế xuống ít hơn 7 bậc như quy định hiện hành [52].

Cùng quan điểm với ông Lê Khánh Lâm, Luật sư Trần Xoa, giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang cũng đề xuất nên cải tiến biểu thuế lũy tiến từng phần "thoáng" như hạ mức thuế suất, bỏ các bậc lẻ chỉ giữ lại các bậc thuế 10%, 20%, 30% và tăng độ giãn giữa các bậc thuế suất [52].

Trong báo cáo tổng kết 3 năm thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính cũng công nhận biểu thuế lũy tiến từng phần của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện tại là chưa phù hợp với xu hướng cải cách thuế của các nước cũng như chiến lược cải cách thuế và cải cách thủ tục hành chính. Biểu thuế lũy tiến bảy bậc, khoảng cách giữa các bậc thuế quá dày dẫn đến mức điều tiết thuế tăng nhanh ở bậc thuế sau nên không khuyến khích người có trình độ kỹ

thuật cao, năng lực điều hành giỏi lao động. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính cũng đề xuất giảm biểu thuế lũy tiến cao nhất từ 35% xuống còn 30% để tăng tính cạnh tranh và thu hút chuyên gia nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao vào làm việc tại Việt Nam [28].

Bên cạnh đó, để thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu quả hơn cần đòi hỏi một hệ thống văn bản không chỉ thống nhất từ trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu về tính minh bạch mà còn phải dễ hiểu, dễ thực hiện. Luật thuế thu nhập cá nhân mới ra đời tất nhiên là cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế và phù hợp với thu nhập của nhân dân, song việc ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn của nhiều cơ quan cùng với các chính sách nhà nước liên tục thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách nhìn nhận về chất lượng ban hành pháp luật của nhân dân cũng như gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện Luật. Vì vậy, để thực hiện các quy định pháp luật có hiệu quả cần xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng phải minh bạch, phù hợp, dễ hiểu và dễ thực hiện.

3.3.2. Các giải pháp bổ trợ

3.3.2.1. Về chính sách pháp luật

Trong thời gian qua do tính giác chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế ở nước ta chưa cao, trong tiềm thức của người dân chưa thực sự coi việc nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Người dân thường quan niệm rằng, thuế là biện pháp tài chính của nhà nước nhằm lấy đi một phần thu nhập của họ, nên việc trốn thuế, lậu thuế, che giấu thu nhập là hiện tượng phổ biến trong xã hội. Vì vậy, để chính sách thuế thực hiện có hiệu quả bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nội dung tính cưỡng chế pháp luật đóng vai trò quan trọng. Để nâng cao tính tự giác nhà nước cũng cần xây dựng chính sách an sinh xã hội trong tương lai để người nộp

Xem tất cả 95 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí