Luật Đất Đai Năm 2013 Và Các Văn Bản Dưới Luật

5. Việc bảo đảm kinh phí để thực hiện dự án tái định cư thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này. [3]

* Bố trí tái định cư

Hiện nay, theo quy định của Luật đất đai 2013 và các quy định hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Luật đất đai như Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 44/2014/NĐ- CP, Nghị định số 47/2014/NĐ- CP thì hộ gia đình, cá nhân khi bị Nhà nước thu hồi đất ở thì được bố trí tái định cư trong các trường hợp sau:

+ Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư);

+ Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của UBND cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi;

+ Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở bị thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư. [3]

* Suất tái định cư tối thiểu

1. Suất tái định cư tối thiểu quy định tại Khoản 4 Điều 86 của Luật Đất đai được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.

2. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư. [3]

Giải pháp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc Đoạn từ khách sạn La Thành đến nút Núi Trúc, đợt 2 - 4

3. Căn cứ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền. [3]

1.2.2. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật‌

Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2003 trên thực tế không thể truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc phục hạn chế này, Luật đất đai năm 2013 đã tách nguyên bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó, quy định cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Nhiều văn bản ra đời quy định các chính sách cụ thể hóa Luật Đất đai 2013, bao gồm:

- Nghị định số 43/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

- Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc Quy định về giá đất.

- Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc quy định về thu tiền sử dụng đất.

- Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

- Nghị định 47/2014/NĐ - CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về việc Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai của Chính phủ

- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019

1.3. Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam‌

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới‌

1.3.1.1. Trung Quốc

Có thể nói, mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, GPMB, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.

Mức bồi thường cho GPMB được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây dựng

GPMB. Để giải quyết nhà ở cho người dân khi GPMB, phương thức chủ yếu của Trung Quốc là trả tiền và hỗ trợ bằng cách tính ba khoản sau: Một là, giá cả xây dựng lại, chênh lệch giữa giá xây dựng lại nhà mới và nhà cũ; Hai là, giá đất tiêu chuẩn; Ba là, trợ cấp về giá cả. Ba khoản này cộng lại là tiền bồi thường về nhà ở.

Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.

Theo đánh giá của một số chuyên gia tái định cư, sở dĩ Trung Quốc có những thành công nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC là do thứ nhất, đã xây dựng các chính sách và thủ tục rất chi tiết, ràng buộc đối với các hoạt động tái định cư, đảm bảo mục tiêu tạo cơ hội phát triển cho người dân tái định cư, tạo các nguồn lực sản xuất cho những người tái định cư. Thứ hai, năng lực thể chế của các chính quyền địa phương khá mạnh. Chính quyền cấp tỉnh chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc thực hiện chương trình bồi thường hỗ trợ TĐC. Thứ ba, quyền sở hữu đất tập thể làm cho việc thực hiện bồi thường hỗ trợ TĐC có nhiều thuận lợi, đặc biệt là ở nông thôn. Tiền đền bù cho đất đai bị mất không trả cho từng hộ gia đình mà được cộng đồng sử dụng để tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc mua của các cộng đồng sở tại hay dùng để phát triển kết cấu hạ tầng. Chính quyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh những thành công như vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Trung Quốc cũng bộc lộ những tồn tại nhất định mà chủ yếu là vấn đề việc làm; tốc độ tái định cư chậm, thiếu đồng bộ, thực hiện GPMB trước khi xây xong nhà tái định cư [7].

1.3.1.2. Hàn Quốc

Mặc dù đất đai là sở hữu tư nhân nhưng trong nhiều trường hợp, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người dân. Các trường hợp đó là: thu hồi đất để phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh; dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập nước thủy

điện, thủy lợi; dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng; dự án xây dựng nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế. Phương thức tham vấn được thực hiện thông qua việc các cơ quan công quyền thỏa thuận với người bị thu hồi đất về phương án, cách thức bồi thường. Trong trường hợp tham vấn bị thất bại, Nhà nước phải sử dụng phương thức cưỡng chế. Theo thống kê của Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, ở Hàn Quốc có 85% tổng số các trường hợp Nhà nước thu hồi đất thực hiện theo phương thức tham vấn; chỉ có 15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụng phương thức cưỡng chế.

Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất trên cơ sở các nguyên tắc sau: Thứ nhất, việc bồi thường do chủ dự án thực hiện. Thứ hai, chủ đầu tư phải thực hiện bồi thường đầy đủ cho chủ đất và cá nhân liên quan trước khi tiến hành xây dựng các công trình công cộng. Thứ ba, thực hiện bồi thường cho chủ đất phải bằng tiền mặt, sau đó mới bằng đất hoặc nhà ở xã hội. Thứ tư, thực hiện bồi thường áp dụng cho từng cá nhân.

Về thời điểm xác định giá bồi thường, đối với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức tham vấn thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm các bên đạt được thỏa thuận đồng thuận về phương án bồi thường. Đối với trường hợp thu hồi đất thông qua hình thức cưỡng chế thì thời điểm xác định giá bồi thường là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.

Việc xác định giá bồi thường không phải do chủ dự án thực hiện mà giao cho ít nhất hai cơ quan định giá độc lập (hoạt động theo hình thức doanh nghiệp hoặc công ty cổ phần) thực hiện. Trường hợp chủ đất yêu cầu xác định lại giá bồi thường thì chủ dự án lựa chọn thêm một tổ chức tư vấn định giá đất thứ ba. Nếu giá trị định giá cao nhất và thấp nhất chênh lệch 10% hoặc nhiều hơn, sẽ phải có chuyên gia định giá khác thực hiện tiếp việc định giá, và từ đó, mức bồi thường sẽ được tính toán lại. Giá đất được lựa chọn làm căn cứ xác định bồi thường là giá trung bình cộng của kết quả định giá của hai hoặc ba cơ quan dịch vụ tư vấn về giá đất độc lập được chủ thực hiện dự án thuê định giá.

Đối với đất nông nghiệp, nếu bị thu hồi trước khi thu hoạch hoa màu, giá trị hoa màu đó sẽ được bồi thường. Khoản bồi thường được tính dựa trên số hoa màu thực tế được trồng tại thời điểm dự án được công bố và đủ để hỗ trợ người nông dân phục hồi lại việc sản xuất của mình. Khoản bồi thường được tính bằng 2 lần tổng thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp. [7]

1.3.1.3. Nhật Bản

Về thu hồi đất: Luật Trưng thu đất đai của Nhật Bản ban hành năm 1951 quy định việc trưng dụng đất có bồi thường để xây dựng công trình hạ tầng trọng yếu được pháp luật cho phép, chẳng hạn đường xá, công viên theo luật quy hoạch đô thị, đê điều, hồ chứa nước theo luật sông ngòi, cảng biển theo luật cảng biển…Trình tự trưng dụng gồm 6 bước là: Xin phép trưng dụng, đăng ký đất đai và công trình trong diện trưng dụng, bên trưng dụng và bên bị trưng dụng thương lượng thoả thuận, trình Hội đồng trưng dụng thẩm định, ra quyết định trưng dụng và hoàn tất trưng dụng.

Nhật Bản chỉ trưng dụng đất khi giao dịch đất đai thông thường bị trở ngại và được Bộ trưởng xây dựng hoặc tri huyện cho phép khi thấy phù hợp lợi ích công cộng và hội đủ điều kiện cần thiết. Việc bồi thường thực hiện bằng tiền. Mức bồi thường tính toán tại thời điểm công bố trưng dụng, có điều chỉnh cho phù hợp với biến động giá trước lúc ra quyết định trưng dụng.

Giải quyết lao động, việc làm trong quá trình thu hồi đất: Chính phủ Nhật bản đã thành lập mạng thông tin việc làm trên khắp đất nước với mục đích cung cấp đầy đủ các thông tin về việc làm từ các tổ chức, doanh nghiệp qua Internet đến với những người đang tìm việc, giúp họ có những sự lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của mình. Chính phủ cũng bồi thường những công nhân có tay nghề cao qua việc hỗ trợ tài chính, tạo cơ hội phát triển năng lực, nâng cao chất lượng các tổ chức giáo dục đào tạo trên cơ sở nhu cầu của mỗi vùng, phát triển nguồn nhân lực và kỹ thuật kết nối thông tin trong những khu vực mới hoặc đang phát triển.

Hoạt động giải quyết việc làm cho người cao tuổi được chú trọng để xoá bỏ những bất cân đối về việc làm do tuổi tác. Luật về ổn định việc làm của người lao động cao tuổi nhấn mạnh yêu cầu các công ty kéo dài tuổi về hưu bắt buộc và thuê mướn lại những người cao tuổi có năng lực, kinh nghiệm tại các công ty hiện đại hoặc từ các công ty chi nhánh. Nhiều chính sách được đưa ra như các chính sách về

đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho lao động trung niên. Các loại hình tuyển dụng và thuê mướn được đa dạng hoá, coi trọng các công việc làm thêm không chính thức như làm bán thời gian, tạm thời hoặc bất thường. Chế độ tuyển dụng thay đổi theo khu vực, không tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như trước kia mà chuyển sang các khu vực lân cận và các địa phương. [7]

1.3.2. Công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư tại một số tỉnh, thành trong cả nước.‌

1.3.2.1. Công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo thành phố đã có cách tiếp cận đất đai rất phù hợp với kinh tế thị trường. Trên cơ sở ý kiến của người dân, từ đầu năm 2007, Hội đồng nhân dân thành phố đã có nghị quyết thực hiện bồi thường về đất theo giá thị trường và cần phải có sự tham gia định giá của các tổ chức hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá đất. Đến nay, tất cả các trường hợp bồi thường về đất đều được các tổ chức cung cấp dịch vụ bất động sản thực hiện thẩm định giác và đó là cơ sở để UBND thành phố quyết định về giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Hiện nay, ở thành phố Hồ Chí Minh có 02 tổ chức cung cấp dịch vụ thẩm định giá chủ yếu là Trung tâm tư vấn dịch vụ giá thẩm định - đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính và Trung tâm thẩm định giá miền Nam - một đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh. Theo giám đốc các Trung tâm này, cơ chế định giá phù hợp với thị trường trước khi Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giá để tính bồi thường là cách triển khai rất khách quan, bảo đảm được tính đồng thuận giữa cơ quan nhà nước với người bị thu hồi đất. Giá đất nông nghiệp được xác định theo phương pháp thu nhập không phù hợp với giá đất trên thị trường, nhất là trường hợp đất nông nghiệp đã có quy hoạch chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Áp dụng phương pháp so sánh để định giá đất phi nông nghiệp khi đã có dự án đầu tư tương tự.

Người bị thu hồi đất cũng sử dụng dịch vụ định giá từ các tổ chức dịch vụ công nhưng hiện nay chúng ta chưa có quy định về cách thức giải quyết các tranh chấp về giá sau định giá giữa các tổ chức.

Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi đã chấp nhận nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Năm 2007, UBND

Thành phố đã cho phép Tổng công ty bồi thường, giải phóng mặt bằng một doanh nghiệp cổ phần được cung cấp dịch vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng như một mô hình thí điểm. Sự thực đây là mô hình mới, doanh nghiệp ngoài nhà nước được cung cấp dịch vụ để làm cầu nối giữa cơ quan nhà nước với người dân bị thu hồi đất.

1.3.2.2. Công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư tại tỉnh Thái Bình

Trong mấy năm trở lại đây, quá trình tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để GPMB sử dụng cho các mục đích: xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông, các dự án và các công trình đã đảm bảo đúng như theo quy trình của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh đã có rất nhiều chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi: Quyết định số 08/2014/QĐ - UBND ngày 30/06/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành quyết định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 30/2014/QĐ - UBND ngày 12 tháng 12/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường nhà và công trình xây dựng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 2998/QĐ - UBND ngày 25 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành Bảng giá đất và quy định về mức giá các loai đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2014; Quyết định số 07/2014/QĐ - UBND của UBND tỉnh Thái Bình ngày 30/06/2014 quy định về hạn mức công nhận hạn mức giao đất, diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 01/2010/QĐ - UBND ngày 25/01/2010 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành bộ đơn giá bồi thường nhà và công trình xây dựng khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Quyết định số 16/2009/QĐ - UBND ngày 03/01/2009 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành quyết định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

Từ năm 2009 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 367 dự án, tổng diện tích đất bị thu hồi để thực hiện dự án là 5083,35 ha; số hộ bị ảnh hưởng của các dự án 51.000 hộ, các địa phương có dự án bồi thường GPMB cao như thành phố Thái Bình, huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy... Nói chung thời gian qua, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện tương đối tốt trên địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/09/2023