Sự Thể Hiện Thái Độ Tình Cảm Của Người Dân Nam Bộ Đối Với Nguyễn Ánh

127

Nần đầm Cù Mông, Phú Yên đã giúp miếng ăn kịp thời cho Nguyễn Ánh (Chiếc bánh nậm của Nữ nhi Phù Quốc)

Hình thức thứ ba là giúp chỗ ẩn náu. Địa điểm thường là các ngôi chùa, nơi Nguyễn Ánh đã đến tá túc lúc bị truy đuổi. Như: Trên đường lánh nạn thấy địa thế nơi này thuận lợi, vừa đồi cao vừa có chùa nên chúa Nguyễn đến ẩn náu…”. Diễn tiến sự kiện có yếu tố ly kỳ: “Tương truyền” “Ba cây hương do thiền sư đốt cháy một lượt và cùng tắt một lượt. Chúa cho đây là điều linh nghiệm....” (Chúa Nguyễn Ánh và chùa Thiên Tôn)... (hay các chi tiết tương truyền, như: cổ tự Phước Thạnh ở Sa Đéc, chùa Ông ở Tây Ninh, chùa Đại Giác ở Biên Hòa, Sắc tứ Long Huê tự ở Gò Vấp, Tổ Đình Bửu Hưng ở Lai Vung..., là những nơi Nguyễn Ánh đã từng ẩn tránh).

Các biểu hiện cho thấy Con người trợ giúp là một môtíp trung tâm của kiểu truyện, trở thành một môtíp nghệ thuật của hệ thống truyện về các chúa Nguyễn. Sự xuất hiện của nó như một yếu tố tác nhân của sự kiện, đóng vai trò kiến tạo cốt truyện. Về nội dung biểu đạt, đây là sự ủng hộ của con người đối với vị chúa lúc gian nan, gắn với ý tưởng về một vị “chân chúa” theo một quan niệm được phổ biến.

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Địa danh được tạo lập chủ yếu bao gồm loại địa danh gắn với yếu tố địa lý, địa vật (núi, sông, rạch, bãi, ao, giếng…). Tính chất phong phú về loại địa danh đưa đến những cảm nhận mới về sự tồn tại của nó, mặc dù không phải đã bao hàm tính chất xác thực của sự kiện. Các địa danh được tạo thành như: Mũi Ông Đội, Kênh Bà Viên, Sông (Vàm) Cổ Chiên, Sông Ông Đốc, Cầu Lính Yển…

Tình tiết Sắc phong, sắc tứ

Về sắc tứ chùa, yếu tố biến đổi là tên gọi địa điểm ở những địa phương khác nhau, nơi nhân vật đã từng tá túc và phát nguyện báo đáp. Như: “Sau này khi lên ngôi, vua sắc phong rất nhiều ngôi chùa mà trước đây trên đường lánh nạn Tây Sơn vua có ghé qua ẩn náu, trong đó có chùa Thiên Tôn...” (Chúa Nguyễn Ánh và chùa Thiên Tôn)...

Sự kiện này có cơ sở thực tế, xuất phát từ ý đồ sâu xa của Nguyễn Ánh, như Sơn Nam đã nhận xét: “Nguyễn Ánh là người mưu trí về chính trị, đã biết bám vào các chùa Phật mà ẩn thân. Về sau này, vua nhà Nguyễn ban cho chùa xưa ở Nam Bộ hai chữ “Sắc tứ” mà người địa phương lấy làm hãnh diện” [128].

- Những dấu ấn hành trạng và dấu tích lưu lại (NV.3.3)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Liên quan đến những dấu tích về Nguyễn Ánh ở các địa phương Nam Bộ, nhà biên khảo Huỳnh Minh đã nhận xét: “Trên đường bôn tẩu của nhà vua khắp trong miền Nam, từ rừng núi xa xôi và hẻo lánh, đều có những di tích do ngài xây dựng”

128

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 17

[117]. Đây được xem là dấu ấn thực tế gắn với những truyện kể về nhân vật Nguyễn Ánh. Nhà nghiên cứu Sơn Nam cũng đã ghi nhận, ở vùng Rạch Giá - Cà Mau, cùng với những “giai thoại” còn truyền tụng ở Rạch Cái Tàu, Rạch Hang Mai, Kim Qui, Cán Gáo, “hiện nay còn thấy các di tích gồm những dãy nền nhà ở vùng Cạnh Đền, Cây Bàng, mấy chiếc ghe ô, ghe sa ở vùng Cái Bát...” [126.59].

Nhóm này có 30 truyện và 3 dị bản.

Các truyện kể chủ yếu cũng xoay quanh những hành trạng của nhân vật gắn với hành trình bị truy đuổi nhưng không có yếu tố tác nhân là sự phù trợ, ủng hộ của những con người cụ thể. Nội dung nói đến những sự kiện về nhân vật, liên quan tới sự hình thành tên gọi địa danh, di tích... lưu lại nhiều nơi.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về nhân vật này như sau: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn hay vào địa phận vùng đất có những hành trạng, hoạt động trên đường dấu tích lưu lại.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Nhân vật bị truy đuổi (m) (tần số xuất hiện 20 lần) -Vào địa phận vùng đất (9 lần) -Nhân vật hay cung quyến trải gian lao (m) (9 lần) -Con người không trợ giúp (1 lần) -Nhân vật đưa ra lời nguyền (1 lần) -Dấu tích hoạt động trên đường của nhân vật hoặc binh gia tùy tướng (m) (18 lần) - Lưu địa danh, di tích (m) (26 lần) -Đặt tên sản vật (m) (3 lần) -Đặt tên địa danh (m) (3 lần) -Lưu câu ca, thành ngữ (m) (4 lần) -Thay đổi thói quen xưng gọi (1 lần) (4 tình tiết, 7 môtíp).

Nhân vật mang đặc điểm này có 4 dạng thức cốt truyện như sau:

Dạng thức 1

Nhóm này có 8 / 30 truyện và 1 dị bản, gồm: Kinh (Sông) Chắc Băng với Nguyễn Ánh,, Cạnh Đền, Tháp Vĩnh Hưng, Sông Mỹ Thanh, Mũi Công Chúa Ngọc Du, Hòn Bà (1 bản kể khác), Nguyễn Ánh và câu hát “Gió đưa cây cải về trời...”, Lời nguyền của vua Gia Long.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn nhân vật hay cung quyến trải qua gian lao, nguy khốn dấu tích lưu lại.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Nhân vật bị truy đuổi (m) (tần số xuất hiện 9 lần) -Vào địa phận vùng đất (1 lần) -Nhân vật hay cung quyến trải gian lao (m) (9 lần) -Con người không trợ giúp (1 lần) –Nhân vật đưa ra lời nguyền (1 lần) - Lưu địa danh, di tích (m) (7 lần) -Lưu câu ca, thành ngữ (m) (4 lần) (3 tình tiết, 4 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Nhân vật bị truy đuổi

Môtíp đóng vai trò mở đầu các truyện kể. Như: “Năm 1783, lúc Nguyễn Vương bị quân Tây Sơn truy nã ráo riết, ngài phải đem vương mẫu và cung quyến chạy trốn

129

đến rừng U Minh…” (Cạnh Đền); “Bị quân Tây Sơn truy đuổi, vua Gia Long cùng hoàng hậu chạy đến biển Hà Tiên rồi ra đảo Phú Quốc...” (Lời nguyền của vua Gia Long); hay “Khi Nguyễn Ánh thất thế, ông cùng vợ con chạy thoát thân...” (Nguyễn Ánh và câu hát “Gió đưa cây cải về trời...”)....

Tình tiết Vào địa phận vùng đất

Tình tiết được biểu hiện với nội dung giản lược hành trình bị truy đuổi của nhân vật. như: “Thuở xưa, vua Gia Long cùng công chúa có dịp đến đóng quân ở vùng đất thuộc ấp Vĩnh Đông...” (Tháp Vĩnh Hưng).

Môtíp Nhân vật hay cung quyến trải qua gian lao

Môtíp có dấu ấn khá đậm nét. Về sự kiện biểu hiện, trên đường trốn lánh, bản thân nhân vật hoặc cung quyến trải qua nhiều tình huống, hoàn cảnh bi thương. Như khi ở Cà Mau, Nguyễn Ánh gặp phải “cơn bệnh ngặt” phải thốt ra câu nói tuyệt mệnh (Kênh (Sông) Chắc Băng với Nguyễn Ánh); ở Hà Tiên, công chúa bị vây bắt phải nhảy xuống biển (Mũi Công Chúa Ngọc Du); ở Trần Đề (Sóc Trăng), do không hợp phong thổ, ăn uống thiếu thốn, công chúa thọ tử (Sông Mỹ Thanh); hay ở Côn Lôn, do bà Phi Yến can ngăn việc cầu viện nên “Nguyễn Ánh không hài lòng và bạc đãi bà...” (Hòn Bà)...

Tình tiết Con người không trợ giúp

Tình tiết xuất hiện duy nhất, với sự kiện: trong lúc bị truy đuổi, Nguyễn Ánh đã không nhận được sự giúp đỡ khiến người thân bị thiệt mạng. Như truyện Lời nguyền của vua Gia Long kể: “... vua bồng hoàng tử đi xin bú nhờ, nhưng những người phụ nữ quanh đó không hề thương lấy đứa trẻ sơ sinh tội nghiệp...” (chi tiết giống truyện Mộ Bà Lớn Tướng).

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Địa danh được tạo lập có thể là tên địa điểm hay di tích đền miếu, lăng mộ..., như Cạnh Đền, Tháp Vĩnh Hưng, Mũi Công Chúa Ngọc Du, Sông Mỹ Thanh..., nơi cung quyến của Nguyễn Ánh mất do gian lao, chiến trận. Cách thức phổ biến là người dân lấy chi tiết sự kiện liên quan nhân vật hay lấy tên cung quyến để đặt cho địa danh, di tích, như: “Về sau, người ta nhớ tới câu nói “Trẫm chắc băng” của Nguyễn vương mà đặt tên cho con kênh...” (Kênh (Sông) Chắc Băng với Nguyễn Ánh); hay: “Cảm thương cho vị công nương yểu mệnh trên đường tẩu quốc, người dân nơi đây lấy tên nàng đặt tên cửa sông là Sông Mỹ Thanh”...

Tình tiết Nhân vật đưa ra lời nguyền

130

Tình tiết gắn với dấu tích lời ngoa truyền về thanh niên Phú Quốc: “vua đau đớn và uất hận bèn ghi lại lời nguyền trên vách đá...” và “từ bấy trở đi...” đã ứng nghiệm.

Thực tế, vùng đất, con người nơi đây đã được sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca ghi nhận: “Hòn Phú Quốc chỗ kheo khư, Xứ không trộm cắp dân cư thái bình” [153,93]. Vấn đề ở sự xuất hiện ý tưởng biểu đạt về nhân vật. Điều này nói lên một mặt trong thái độ ứng xử của dân chúng đối với Nguyễn Ánh, có thể không phải chỉ có một chiều thuần phục.

Dạng thức 2

Nhóm này có 17 / 30 truyện và 2 dị bản: Núi Cấm, Sông Hàm Luông, Rạch Cán Cờ, Chợ Lấp Vò, Rạch Rọ Ghe, Vùng nước xoáy Long Hưng và sông Long Hồ, Địa danh Long Hưng và cây đa bến Ngự, Rạch Long Ẩn, Ấp Giá Ngự - Ao Ngự, Lai lịch địa danh Cù lao Cát, Địa danh Bãi Xàu, Giếng Bộng (hay Giếng ngự), Vũng Mây ngày xưa với câu chuyện giếng Ngự, Giếng Gia Long ở núi Cấm (/ Núi Cấm, giếng Tiên), Giếng Ngự ở Sóc Trăng, Giếng Ngự ở Phú Quốc (/ Giếng Gia Long hay Giếng Ngự), Cái nồi đồng kỳ dị và 1 truyện được lặp: Sông (Vàm) Cổ Chiên và thôn nữ được sắc ấn.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn hay vào địa phận vùng đất sự kiện hoạt động của nhân vật hoặc binh gia tùy tướng dấu tích lưu lại.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Nhân vật bị truy đuổi (m) (tần số xuất hiện 10 lần) hay –Vào địa phận vùng đất (7 lần) -Dấu tích hoạt động trên đường của nhân vật và binh gia tùy tướng (m) (19 lần) - Lưu địa danh, di tích (m) (19 lần) (1 tình tiết, 3 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Nhân vật bị truy đuổi

Môtíp đóng vai trò mở đầu truyện kể. Như truyện Địa danh Long Hưng và cây đa bến Ngự: “Tương truyền, khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi từ Gia Định xuống Sa Đéc, phải ẩn náu tại thôn Tân Long...”; hay “Tương truyền lúc Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy đuổi, có một thời ông lẩn trốn ở đây…” (Rạch Long Ẩn)...

Tình tiết Vào địa phận vùng đất

Sự kiện được miêu tả gắn với một số địa điểm, như: “Xưa Nguyễn Ánh từ rạch Cái Rắn ra biển phải qua rạch Rau Giừa, tới rạch Cái Nước, rồi đổ ra sông Bảy Háp mới ra vịnh Xiêm La...” (Ấp Giá Ngự); hay ”Ở Bến Tre…(Sông Hàm Luông)...

Môtíp Dấu tích hoạt động trên đường của nhân vật và binh gia, tùy tướng

Môtíp đóng vai trò trung tâm của cốt truyện. Về biểu hiện, phổ biến nhất là việc ghi nhận những địa điểm cụ thể gắn với các sự kiện hoạt động của Nguyễn Ánh và binh gia, tùy tướng.

131

Như: ở An Giang, nơi lẩn trốn rồi ra lệnh cấm (hay để lại một kho bạc trên núi) (Núi Cấm); ở Sóc Trăng, quan quân chạy nạn đến đây nấu cơm ăn (hay nơi đồng bào Khmer nấu cơm đãi) nhưng chưa chín lại phải chạy tiếp (Địa danh Bãi Xàu); ở Vĩnh Thành (Bến Tre), nơi làm rớt chiên cổ lệnh (Sông (Vàm) Cổ Chiên…); đến Thạnh Hưng (Lai Vung), nơi người dân giúp làm cán cờ (Rạch Cán Cờ); ở Đồng Tháp, nơi lấy đất lấp dò thuyền (Chợ Lấp Vò); ở Tân Long (Sa Đéc), nơi đóng quân và chỗ ngồi tựa (Địa danh Long Hưng và cây đa bến Ngự); ở Hồi Oa (Sa Đéc), nơi hưng vượng cơ đồ (Vùng nước xoáy Long Hưng và sông Long Hồ); trên con rạch sông Cán Gáo (Kiên Giang), nơi di chuyển thuyền binh (Rạch Rọ Ghe). ở Bạc Liêu, nơi dừng quân chuẩn bị vật dụng (Ấp Giá Ngự); ở Cà Mau, ẩn trốn và đào tìm nước (Rạch và xóm Long Ẩn - Ao Ngự); ở rạch Cái Muôi (Vĩnh Long) nồi đồng bị nội gián xoi thủng rơi xuống sông… (hay các chi tiết tương truyền: ở Bến Sau (Vũng Tàu), chôn giấu vàng trong lúc ẩn náu (Hòm vàng của vua Gia Long); từ biển Ba Tri vào cửa Hàm Luông, nơi ghe lương neo đậu (Búng Ghe Lương); nơi có búng nước ngọt (Lai lịch giếng nước ở Sóc Trăng); nơi đặt cơ sở đúc tiền (Hang Tiền); nơi trú ẩn, lấy nước cho binh tướng, chỗ ngồi tựa (Hang Gia Long - Giếng Tiên - Ghế Gia Long)… Có chi tiết được đưa vào nhằm tạo “chứng cứ” cho câu chuyện, như: “Thấy con vích biển đang bươi trên bãi cát, thấy có điềm có nước, vua cho bưng con vích đi, cho quân đào ngay chỗ đó và tìm thấy nước...” (Giếng Ngự ở Sóc Trăng).

Môtíp Lưu địa danh, di tích

Môtíp được lặp với tần số cao. Cách thức đặt tên địa danh chủ yếu nhằm tạo sự hợp lýcho câu chuyện. Theo đó, đa phần do người dân đặt tên để ghi dấu ấn về nhân vật (như truyện Núi Cấm kể: ... người dân đặt tên là núi Ông Cấm để nhớ lại lúc nhà vua trốn ở đây; hay “... nên sau này người ta mới đặt tên cho con rạch là rạch Rọ Ghe”...). Địa danh loại này thường gắn với những tên gọi mộc mạc, bởi như nhận xét của Trương Thanh Hùng: “Gia Long không đặt tên đất một cách dân dã như thế” [84,49] (hiện tượng giống với chuỗi truyện về Nguyễn Hoàng ở vùng Trung Bộ, như về địa danh Trộ Bãi Mía ở xã Quảng Lợi, tương truyền là nơi chúa dừng lại ăn mía và vứt lại bã).

Liên quan việc đặt tên địa vật, những địa điểm đào tìm nguồn nước được kể có ở nhiều nơi, như Giếng Bộng ở Phước Tuy, Giếng Gia Long ở Cà Mau hay Giếng Ngự ở Phú Quốc, Sóc Trăng, Vũng Tàu (sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca ghi nhận: “Thắng Nhì có giếng bao giờ, Tục kêu giếng Ngự sờ sờ còn ghi” [153,6])... Cách giải thích gốc tích tên gọi không bao hàm sự kiện xác thực, như Giếng vua ở Lý Sơn kể tương truyền là của Nguyễn Ánh cho đào lúc bị truy đuổi chạy dạt ra đảo, thực tế đây

132

là giếng nước của người Chăm cổ và nhiều ngôi làng ven biển thường xuất hiện những “giếng vua” như thế).

Dạng thức 3

Nhóm này có 4 / 30 truyện: Về tên gọi địa danh Cần Thơ, Lai lịch địa danh Thủy Liễu ở Gò Quao (hay Rạch Thủy Liễu), Lai lịch trái Phù Quân, Xoài Ngự (2 chi tiết tương truyền: Cây Nam Mai, Nước mắm ngự).

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nguyễn Ánh chạy nạn hay vào địa phận vùng đất

thấy cảnh quan địa cuộc, địa vật... đặt tên cho vùng đất, sản vật.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Nhân vật bị truy đuổi (m) (tần số xuất hiện 1 lần) hoặc –Nhân vật vào địa phận vùng đất (3 lần) -Đặt tên địa danh (m) (2 lần) - Đặt tên sản vật (m) (3 lần) (1 tình tiết, 3 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Nhân vật bị truy đuổi

Môtíp đóng vai trò mở đầu của truyện kể, như: “Vào thời chiến tranh loạn lạc không nhớ rõ năm nào, trong lúc chạy loạn, vua Gia Long đã đặt chân đến nơi này…” (Lai lịch địa danh Thủy Liễu ở Gò Quao).

Tình tiết Vào địa phận vùng đất

Nội dung sự kiện không nêu rõ hoặc giản lược hành trình trốn lánh, như: “Ngày xưa khi chưa lên ngôi vua, chúa Nguyễn Ánh vào Nam và đã đi qua nhiều nơi ở vùng châu thổ sông Cửu Long. Một hôm đoàn thuyền của chúa đi theo dòng sông Hậu vào địa phận thủ sở Trấn Giang…” (Về tên gọi địa danh Cần Thơ)

Môtíp Đặt tên địa danh

Môtíp được biểu hiện gắn với chuỗi sự kiện: nhân vật đi qua địa phận, nghe thấy âm thanh, hoạt động, cảnh vật đã liên tưởng và đặt tên đất.

Như truyện Về tên gọi địa danh Cần Thơ kể: “Lúc đêm vừa xuống thì đoàn thuyền cũng vừa đến vàm sông. Giữa đêm có vọng lại nhiều câu ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo, “Chúa khen cảnh quan sông nước hữu tình…” và đặt tên cho cái tên đầy thơ mộng là Cầm Thi giang, tức là con sông của thi ca đàn hát”. Hay: “Vào một đêm vua đi thuyền trên sông”, “thấy nhánh của những cây bần này rủ xuống mặt sông, trăng sáng mờ mờ ảo ảo nên tưởng đó là những cây liễu...”, kết quả là sự xuất hiện tên gọi địa danh (Lai lịch địa danh Thủy Liễu ở Gò Quao).

Môtíp Đặt tên sản vật

Môtíp được biểu hiện gắn với chuỗi sự kiện: nhân vật gặp sản vật chưa có tên (hoặc tên dân dã) và đặt tên. Việc đặt tên sản vật tạo ấn tượng về mối liên hệ với thiên nhiên, gây được mỹ cảm.

133

Như: đến cửa Hàm Luông (Bến Tre), Nguyễn Ánh ăn bần, nhìn cây bần trên sông đặt tên là Cây Thuỷ Liễu; hay đến Thốt Nốt ăn giống xoài ngon đặt tên là Xoài Ngự… (chi tiết tương truyền: Nguyễn Ánh đến Ba Động thưởng thức nước mắm rươi, sau gọi đó là Nước mắm Ngự). Có tên gọi được đặt gắn với hoàn cảnh gian nan của hành trình bị truy đuổi, như: đến núi Bà Đen, binh sĩ tìm thấy trái lạ (hay Nguyễn Ánh mộng thấy sơn thần chỉ trái lạ), gọi là Trái Phù Quân.

Các truyện kể hầu hết rất thi vị, nhân vật có phong thái như “tao nhân mặc khách”, dựa theo cảm hứng mà đặt mỹ danh cho sản vật, theo Vương Hồng Sển, thực tế lại rất khắc nghiệt: “Nhiều lúc không còn lương thực, Nguyễn Ánh phải ăn trái bần chua với mắm sống, tay bốc cơm nguội, tay xé mắm chứ không dùng đũa” [173].

Dạng thức 4

Dạng này có 1 / 30 truyện: Anh Cả và anh Hai.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Do tránh tên ông Hoàng Cả thay đổi cách gọi thứ. Tình tiết của cốt truyện: -Thay đổi thói quen xưng gọi (tần số xuất hiện: 1 lần)

(1 tình tiết) được miêu tả như sau: Tình tiết Thay đổi thói quen xưng gọi

Tình tiết biểu hiện sự thay đổi một thói quen xưng gọi, đó là tục gọi người con đầu là anh Hai chứ không gọi anh Cả: do “tiếng Cả là để dành riêng cho đứa con đầu lòng của vua, người dân đặt cho đứa con đầu lòng của mình là thứ Hai” (Anh Cả, anh Hai). Nội dung sự kiện biểu đạt ý nghĩa văn hóa, bởi cùng với một số lối giải thích khác, nó nhắc nhở những quy ước về nề nếp gia đình có phần cởi mở của cư dân nơi đây. Trong cảm nhận, việc “cất” đi tiếng “cả” như “cất” bớt gánh trách nhiệm và cả sự tôn ti. Còn theo tác giả Thần, người và đất Việt: “chữ “cả” biến mất ở miền Nam (…) - và hầu như từ thời Đàng Trong trong thứ bậc gia đình không phải vì sự tôn kính Hoàng tử Cảnh theo một cách giải thích mà vì nó được dành riêng cho thần thánh”, như Thầy Cả Bá Đa Lộc (Piere Pigneau de Béhaine) hay Thầy Xế Cả của người Chăm

…[214,216].

4.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN

Đánh giá tổng quan, xét yếu tố xác thực của những sự kiện được kể, có ý kiến cho là truyện kể “ít có giá trị trong việc tìm hiểu lịch sử[194,145] hay “Đây là truyền thuyết không có cứ liệu lịch sử minh chứng” [208,375]. Đáng chú ý là một số ý nghĩa khách quan đưa đến từ hệ thống truyện.

4.3.1. Sự thể hiện thái độ tình cảm của người dân Nam Bộ đối với Nguyễn Ánh

Lý giải sự lưu hành phổ biến của nguồn truyện về Nguyễn Ánh so với sự khuyết vắng truyện về nhân vật Nguyễn Huệ trên địa bàn, có ý kiến cho rằng, do sau nhiều

134

năm bôn ba cuối cùng Nguyễn Ánh cũng lấy được ngôi báu, sau này một số tác giả đã chép lại những sự kiện và tạo ra những chuyện kể về quá trình “tẩu quốc” của nhân vật hoàng đế khai sáng triều Nguyễn thành tập sách để phổ biến. Qua thời gian, nó đã trở thành những “truyền thuyết” trong dân gian ở một số địa phương. Đây cũng là cơ sở để xem xét khách quan tính chất, ý nghĩa nguồn truyện. Tuy nhiên, qua những ghi nhận khác nhau, nhìn chung, các truyện kể được sáng tác và lưu truyền đã thể hiện ở bề sâu thái độ tình cảm của người dân Nam Bộ đối với Nguyễn Ánh.

Thái độ tình cảm của người dân đối với Nguyễn Ánh biểu hiện đậm nét trong những truyện kể về địa danh, dấu tích lưu lại. Nói đến dấu ấn và truyền thuyết về Nguyễn Ánh ở Nam Bộ, Nguyễn Hữu Hiệp đã nhận xét: “Khi chúa Nguyễn còn bôn ba gian nan ở miền Nam lẩn tránh quân Tây Sơn, địa phương nào có để lại dấu chân ông đi qua, kể cả đường sông, đường biển, hầu như nơi đó đều có để lại những dấu ấn tình cảm vô cùng sâu đậm” [62,75]. Trong các truyện kể, các hình thức đặt tên địa danh đã biểu đạt thái độ tình cảm tích cực của người dân đối với nhân vật. Địa danh được đặt ra thường có từ ngự (Bãi Ngự, Ao Ngự, Ấp Giá Ngự); hay đặt theo lối kiêng tên hiệu (Sông Hàm Luông); có khi được thể hiện với hình thức câu hát như một ước vọng rất tha thiết (Vùng nước xoáy Long Hưng và sông Long Hồ)… Nổi bật nhất là việc đưa các sự kiện gắn với nhân vật, nhằm giải thích sự hình thành những dấu tích cụ thể. Như Trương Thanh Hùng đã nhận xét: “Truyện Giếng Gia Long hay Giếng Ngự ở Phú Quốc, vết nứt dưới đáy vũng là vết gươm của Gia Long chém xuống tìm mạch nước, còn phiền đá gần giống như chiếc ghế dựa mà người dân cho là trước đây vua ngự, truyền thuyết không hợp lý lắm nhưng là tình cảm của người dân ở đây đối với Gia Long” [84,49] (liên hệ truyện vùng Trung Bộ, tương truyền có tảng đá lõm sâu in dấu chân Nguyễn Ánh khi dừng quân trú lánh lúc bị truy đuổi (Truyền thuyết về dấu chân Nguyễn Ánh ở Vũng La)).

Hay nói về những tên gọi địa danh xuất hiện ở các địa phương, theo Huỳnh Minh: “Nhân dân đặt gọi địa danh để ghi nhớ kỷ niệm nơi Nguyễn Ánh từng đặt chân đến trong thời gian còn lẩn tránh quân Tây Sơn” [115]. Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca cũng đã nhắc đến những địa danh lưu dấu tình cảm của người dân Nam Bộ đối với Nguyễn Ánh: “Hòn Đất, Hòn Tre non nước tạc, Ghe phen giúp đỡ đức Cao hoàng”... [153,89].

Chung quy là sự nhận thức, đặc biệt là thái độ tâm lý của người dân đối với Nguyễn Ánh. Trên thực tế, giai đoạn “tẩu quốc” rất đỗi gian nan, bi thiết đối với các chúa Nguyễn nhưng một mặt là điều kiện để một vị vua chúa có thể gần dân, trong tư thế kẻ quyền quý bị sa cơ, cũng đã nuôi dưỡng, phát triển thành những tình cảm chân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023