Miêu Tả Những Tình Tiết, Môtíp Của Hệ Thống Truyện 107603

143





1 db

Tổng cộng



40

3 db

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 19

5.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện

Qua khảo sát 40 truyện về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ, chúng tôi thấy có 14 tình tiết, 15 môtíp biểu hiện trong các đề tài - cốt truyện, được thống kê như sau: Bảng 5.3. Thống kê tình tiết, môtíp

Thứ tự

Các tình tiết, môtíp

Tần số xuất hiện

ĐT-CT

4.1

4.2

4.3

4.4

1

Lời nói tỏ chính kiến (m)

4

2



2

2

Làm quan giữ hiếu nghĩa, nếp thanh bần

1

1




3

Làm quan không cậy quyền, tư lợi

2

2




4

Làm quan không phụ nghĩa ân

3

3




5

Làm quan giữ lòng tận tụy

2

2




6

Người có dấu hiệu khác thường (m)

2

2




7

Đứa bé khiển âm thần (m)

1

1




8

Sở thích khác lạ

1

1




9

Sợ oai đại quan

2

2




10

Sự hiểu nhầm có lợi

1

1




11

Lập kế qua mắt sứ thần (m)

1

1




12

Điềm lạ về địa cuộc, địa vật (m)

3



3


13

Đặt hay đổi tên địa danh, di tích (m)

3



3


14

Lai lịch câu thơ (hay Lời văn ký thác tâm sự) (m)

1


1



15

Lai lịch thi đàn (m)

2


2



16

Ứng đối, ứng tác so tài văn (m)

3


3



17

Ứng đối, ứng tác thơ châm biếm, đả kích

(m)

6


2


4

18

Ứng đối, ứng tác thơ tỏ chí hướng (m)

3


1


2

19

Ra câu đối, bài thơ đề tặng (m)

2


2



20

Ra bài thơ biện bác (m)

1


1



21

Sự tán thưởng, hài lòng

7


3


4

22

Cuộc gặp tham vấn (m)

3




3

23

Lánh giặc, giữ nếp thanh bạch

4




4

144


24

Khước từ khuyến dụ

3




3

25

Tẩy chay (không dùng) hàng Tây

1




1

26

Lời nói khảng khái (m)

3




3

27

Làm kẻ thù bẽ mặt

2




2

28

Sự thất bại của đối phương

3




3

29

Sự tôn phục, nhắc nhở

2


2




Tổng cộng

73

19

25%

17

24%

6

8%

31

43%

5.2.2. Miêu tả những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện

Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ nhất là Những quan nhân nổi tiếng (KNV.4.1). Đây là những nhân vật đại quan nổi tiếng về tài quân sự, tài bang giao, tài cai trị, tài học hay về đạo đức..., có sức ảnh hưởng đối với dân chúng ở những khía cạnh khác nhau.

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống giai thoại có đề tài - cốt truyện:

Những con người xuất chúng, cá tính đặc biệt (ĐT-CT4.1).

Nhóm này có 15 truyện và 1 dị bản.

Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Nhân vật đại quan có lối hành xử tỏ rõ đức độ, phẩm chất hay có những dấu ấn đặc biệt về con người nêu gương sáng, được ngợi khen hay tôn phục.

Các nhân vật là Những quan nhân “thương nước, thương dân” (NV.4.1.1) và Những con người có dấu hiệu khác thường (NV.4.1.2).

- Những quan nhân “thương nước, thương dân” (NV.4.1.1)

Nhóm này có 7 / 15 truyện và 1 dị bản: Khen thưởng viên trưởng đồn, Nhắc nhở người vác tre (/ Thương nước, thương dân), Đức độ cao nhã, Truyện về Phan Thanh Giản, Việc vua, việc nước là hệ trọng, Đến thăm thầy cũ, Những mẩu chuyện về Phan Thanh Giản.

Đây là những truyện về Phan Thanh Giản.

Nội dung các truyện kể về nhân vật đại quan có “đức độ cao nhã”, lối hành xử mẫu mực, tạo được mối thiện cảm, sự tôn phục trong dân chúng.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Nhân vật đại quan trong việc thực hiện chức trách và trong quan hệ xã hội có lối hành xử tỏ rõ đức độ, phẩm chất nêu gương sáng, được ngợi khen.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Làm quan không cậy quyền, tư lợi (tần số xuất hiện: 2 lần) -Làm quan giữ lòng tận tụy (2 lần) -Lời nói tỏ chính kiến (m) (2 lần) -

145

Làm quan giữ lòng hiếu nghĩa, nếp thanh bần (1 lần) -Làm quan không phụ nghĩa ân (3 lần) (4 tình tiết, 1 môtíp), được miêu tả như sau:

Tình tiết Làm quan không cậy quyền, tư lợi

Tình tiết thể hiện cách hành xử liên quan đến những khía cạnh sinh hoạt đặt trên vị thế xã hội của nhân vật. Như chuyện Phan Thanh Giản về quê chịu tang cha, đi bằng ghe nhỏ, bị kêu xét, đích thân ông lên trình và năn nỉ, sau đó cho đòi viên cai đồn tới dinh nhưng để “khen ngợi vì đã làm đúng phận sự” (Khen thưởng viên trưởng đồn). Hay lúc đi thăm mộ, có người vác tre quơ trúng “làm trầy da rách áo”, ông bảo đưa cây mác nhưng là để trẩy nhánh tre, rồi nhắc nhở “từ rày về sau phải có ý tứ, kẻo thiệt hại đến người đi đường” (Nhắc nhở người vác tre). Biểu hiện cho thấy, đây là con người luôn giữ đúng chức trách, công tư phân minh, chính trực, liêm khiết, lấy đức dạy dân.

Tình tiết Làm quan giữ lòng tận tụy

Tình tiết thể hiện đức tính chính trực của một “bề tôi” trung thành với vua. Như việc Phan Thanh Giản lấy lời trung can gián vua, bị phạt giữ việc quét dọn bàn ghế ở công đường, “Ông thản nhiên hoàn thành công vụ không một lời than phiền” (Truyện về Phan Thanh Giản). Đây cũng là người tận tụy với chức trách, luôn xem Việc vua việc nước là hệ trọng, như: ông dứt khoát “không để vợ con ràng buộc, níu kéo”; hay ông đã trả lời Tổng đốc Trương Văn Uyển: “Việc dân việc nước lo từ sáng chí tối không chu tất được, đâu có thì giờ đâu tính chuyện hầu thiếp…”(Truyện về Phan Thanh Giản).

Môtíp Lời nói tỏ chính kiến

Về dấu ấn môtíp, đây là những phát ngôn thể hiện cá tính, phẩm chất nhân vật. Như Phan Thanh Giản đã nói ông thích nhất là bông quỳ, vì “có sắc tự nhiên, lòng dạ ngay thẳng nên nó dám nhìn vào mặt trời mà không thấy e thẹn với lương tâm” (Truyện về Phan Thanh Giản); hay “Việc vua việc nước là hệ trọng”... Những lời nói này cho thấy tấm lòng trung cang, chính trực của nhân vật.

Tình tiết Làm quan giữ lòng hiếu nghĩa, nếp thanh bần

Sự kiện được nói đến là tấm lòng hiếu thảo của Phan Thanh Giản: khi cha qua đời, ông “bưng từ món ăn dâng cúng và đích thân làm cỏ, gánh đất đắp mộ để báo hiếu”. Về lối sống thanh đạm, bình dân, ông làm quan thượng phẩm triều đình mà “sản nghiệp không có gì cả, phu nhân thì đích thân cấy lúa, trồng bông vải, nhà thờ tổ tiên thì phên tre, cột dựng bằng cây mấm”, khi về chịu tang, “đi bằng ghe nhỏ như thường dân” (Thương nước, thương dân) (về tính cần kiệm, tương truyền, “trong chuyến đi sứ sang Pháp chuộc ba tỉnh miền Đông, ông vẫn đem theo chai mắm làm thức ăn để tiết kiệm”).

146

Tình tiết Làm quan không phụ nghĩa ân

Tình tiết gắn với một số sự kiện về nhân vật, trong đó, ấn tượng sâu sắc nhất là thái độ cư xử đúng mực, sự chân tình. Như về Phan Thanh Giản, tuy làm quan to nhưng khi có dịp về quê ông đều ghé thăm các ân nhân. Đối với quan Hiệp trấn Vĩnh Long, ngưởi giúp ông ăn học ngày trước, ông “luôn kính trọng coi như cha”. Với thầy học cũ, khi đi đến gần chòi tranh nơi thầy ở, ông “liền xuống võng đi bộ vào cung kính hết mực” (hay “xếp võng điều và lọng lại, xuống đi bộ vào lạy thăm thầy”), lạy và dâng hai nén bạc để mua trà, khi lãnh chục bắp thầy cho bản thân tự xách lấy, ra về thì “đi bộ một đỗi xa xa mới truyền võng lọng” (Đến thăm thầy cũ). Sự kiện về nhân vật có dáng dấp câu chuyện của những ông Đồ xứ Nghệ, nơi được mệnh danh là đất học, đất “tôn sư trọng đạo”, ở đó, những người làm nên chức quan cao tột phẩm như Tổng đốc, Thượng thư khi về làng cũ thăm thầy dù chỉ là một ông đồ quê thì vẫn đứng ngoài cổng, ngoài sân xin phép gặp, tất cả đều “một mực cung kính, từ cách ngồi đứng đến cách nói năng” [48,307]. Ở vùng quê Nam Bộ, những con người hàng ngày ra sức làm lụng, mưu sinh luôn nuôi ước vọng con cháu về sau đỗ đạt nên danh hầu thoát cảnh nhọc nhằn, do vậy, rất trọng chữ và trọng thầy. Hơn nữa, trong sự trọng tình của những con người nơi đây đã bao hàm tinh thần trọng nghĩa. Hình ảnh Phan Thanh Giản, người đỗ đạt cao, một đại quan triều Nguyễn luôn tôn kính thầy học chính là sự kết tinh của truyền thống, đồng thời trở thành tấm gương cổ vũ cho tinh thần truyền thống đó.

Còn có các biểu hiện: đối với những người đồng hương năm xưa, ông tiếp đón ân cần, nêu một bài học về tình nghĩa thủy chung (Đức độ cao nhã); hay ông cất giữ kỹ vật thuở hàn vi là chiếc áo lương được bà Ân may cho lúc đi thi, “thỉnh thoảng lấy ra coi và nhắc lại gốc tích chiếc áo cho con cháu biết” (Những mẩu chuyện về Phan Thanh Giản)...

Tựu trung, kể chuyện về Phan Thanh Giản, người dân nói đến đạo đức và nhân cách được coi là phẩm chất tiêu biểu của “vị đại hiền” nhà Nguyễn: lòng hiếu thảo, lối sống thanh đạm, bình dân, trọng ân nghĩa, công tư phân minh, chính trực, liêm khiết..., trong đó nổi lên đức tính liêm khiết, đức độ. Tựa truyện Thương nước, thương dân [124,26] do Sơn Nam đặt cũng đã nói hộ tấm lòng ưu quốc ái dân của nhân vật, mà theo quan niệm truyền thống, đây vốn là thước đo giá trị nhân văn của con người. Phan Huy Lê nhận định: Phan Thanh Giản là “một người trí thức nặng lòng yêu nước thương dân nhưng cuối đời đã lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước” [103,212]. Giai thoại cũng góp phần đưa đến sự nhận diện đầy đủ hơn về nhân cách, sự nghiệp của nhân vật.

147

- Những con người có dấu hiệu khác thường (NV.4.1.2)

Nhóm này có 8 / 15 truyện.

Đây là truyện về Lê Văn Duyệt, Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa.

Nội dung các truyện kể về các nhân vật là người có những dấu hiệu đặc biệt về nhân thân và những điều khác thường về hành trạng, tạo sự tôn phục trong dân chúng.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện về nhân vật này như sau: Nhân vật

đại quan hay danh sĩ nổi tiếng có những dấu ấn đặc biệt về con người và hành trạng

được dân chúng tôn phục.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Người có dấu hiệu khác thường (m) (tần số xuất hiện: 1 lần) -Đứa bé sai khiến âm thần (m) (1 lần) -Sợ oai đại quan (2 lần) -Sở thích đặc biệt (2 lần) -Sự hiểu nhầm có lợi (1 lần) -Lập kế qua mắt sứ thần (m) (1 lần) - Sự tôn phục, nhắc nhở (2 lần) (4 tình tiết, 3 môtíp).

Có 3 dạng thức cốt truyện như sau:

Dạng thức 1

Nhóm này có 3 truyện: Quan Tổng trấn và voi Vinh, Tướng tinh ngài Tả Quân, Cậu bé Phan thuở nhỏ.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Đại quan nổi tiếng có những dấu hiệu lạ về nhân

thân.

Nhóm môtíp của cốt truyện: -Người có dấu hiệu khác thường (m) (tần số xuất

hiện: 2 lần) -Đứa bé khiển âm thần (m) (1 lần) (2 môtíp), được miêu tả như sau: Môtíp Người có dấu hiệu khác thường

Môtíp được biểu hiện bao gồm yếu tố ngoại hình khác lạ và biệt tài.

Như về Lê Văn Duyệt, nhân vật có ngoại hình lạ, thể hiện một nội lực mạnh mẽ: “Tả Quân tính nết cương cường”, “người thấp nhỏ như uy nghi, mắt sắc sảo ít ai dám nhìn thẳng”. Một biểu hiện đặc biệt là tướng tinh (nói đến tính cách của con người mang mệnh con vật đó): “Ngài Tả Quân là người có hào khí, theo lời đồn đại thì “tướng tinh” của Ngài là con cọp bạch” (Tướng tinh ngài Tả Quân). Đây là khí chất được tôn xưng dành cho những tướng lĩnh dũng mãnh, phi phàm. Biệt tài của nhân vật được nói đến là năng lực khống chế, sai khiến thú dữ: “những con hổ Ngài nuôi để đấu vật đều sợ và nghe lời Ngài”, “những con voi bất trị chỉ sợ có một mình Ngài Tổng trấn” (Quan Tổng trấn và voi Vinh). Các biểu hiện nhằm đề cao uy vũ và tài năng của nhân vật ở khía cạnh biểu dương khí chất.

Môtíp Đứa bé khiển âm thần

Môtíp xuất hiện trong mẩu truyện về Phan Thanh Giản: “Vào lúc còn nhỏ, trong buổi đến trường học, cậu bé họ Phan gọi chiếc bè chuối tống ôn vào bờ. Sau đó, có

148

người nhập đồng lên và nói rằng nếu mời được cậu bé này cho phép thì chư vị thần linh trên bè mới dám đi tiếp...” (Cậu bé Phan thuở nhỏ). Biểu hiện này có ý nghĩa đề cao nhân thân nhân vật.

Liên hệ truyện về Lý Công Uẩn, nhân vật được tô vẽ nét phi thường: đứa bé sai khiến được Thần, Phật báo trước số mệnh làm vua.

Về dấu hiệu khác thường, còn có các chi tiết tương truyền, như về Bùi Hữu Nghĩa: “Ông Thủ khoa trước lúc lâm chung, có điềm sao sáng lạ lùng rớt xuống, trời mưa trái tiết và đổi gió…”; hay về Phan Thanh Giản: “Trước ngày cụ Phan về quê, cọp gầm liên tục mấy đêm ở Bảo Thạnh, Bảo Thuận”.

Dạng thức 2

Nhóm này có 3 truyện: Xã trưởng Vĩnh Kim Đông, Những mẩu chuyện về Quan Thượng công, Kép Hứa Văn diễn tuồng.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Đại quan nổi tiếng có uy vũ và cá tính đặc biệt

được tôn phục.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Sợ oai đại quan (tần số xuất hiện: 2 lần) - Sở thích đặc biệt (1 lần) (2 tình tiết), được miêu tả như sau:

Tình tiết Sợ oai quan lớn

Tình tiết xuất hiện trong những mẩu truyện về Lê Văn Duyệt, biểu hiện qua những sự việc vị quan nhân cai trị quá nghiêm khắc, làm dân chúng khiếp sợ.

Như Xã trưởng làng Vĩnh Kim Đông “khi được lệnh đòi hầu, đã “hồn kinh phách lạc, vội từ giã vợ con và hội tề...”, thật ra Tả Quân gọi ông chỉ là để nhờ chút việc riêng. Hay đứa nhỏ khoảng 5, 6 tuổi ở Chợ Lớn chửi rủa cha mẹ; viên thơ lại có ý trêu chọc thiếu nữ bán bánh; tên ăn trộm cuộn giấy hút thuốc ngoài phố..., theo lệnh Tả Quân tất cả đều bị chém (về chi tiết cách luận tội đứa nhỏ, trong một truyện kể khác, nhân vật đưa ra cách phán xử là bà Viên và đứa trẻ được bao dung). Sự việc có tính chất thêu dệt cho thấy thái độ kiêng nể đến mức khiếp sợ của dân chúng đối với “Ông Lớn Thượng”. Trương Vĩnh Ký đã nhận xét: “Vụ xử tử không thủ tục tư pháp này làm dân chúng miền Nam khiếp sợ” [213].

Các giai thoại minh chứng cho việc đề cao luật pháp, là cách ngài Tổng trấn duy trì đạo đức trong dân chúng trong việc cai trị, ổn định Nam Bộ thời kỳ đầu thế kỷ XIX. Tình tiết Sở thích đặc biệt

Tình tiết thể hiện cá tính riêng của nhân vật. Như truyện Lê Văn Duyệt nói đến sở thích đá gà và xem hát bội, sở thích mê say những thứ đầy tính chiến đấu của ông (Kép Hứa Văn diễn tuồng). Tính ham mê võ nghệ và sức lực phi thường của Lê Văn

149

Duyệt được người Nam Bộ nể trọng. Điều này có nguyên nhân từ hoàn cảnh lịch sử, những lớp người đi khai hoang thuở trước luôn trọng võ nghệ.

Dạng thức 3

Nhóm này có 2 truyện: Quan Tả quân ăn sỏi, Tiếp sứ thần Xiêm.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Đại quan giữ chức trách bang giao gặp tình huống lợi thế hoặc có sự sắc sảo, khôn ngoan được tôn phục.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Sự hiểu nhầm có lợi (tần số xuất hiện: 1 lần) -Lập kế qua mắt sứ thần (m) (1 lần) -Sự tôn phục, nhắc nhở (2 lần) (2 tình tiết, 1 môtíp), được miêu tả sau:

Tình tiết Sự hiểu nhầm có lợi

Tình tiết thể hiện sự kiện về nhân vật thông qua một tình huống nhầm lẫn. Như truyện kể về việc bang giao của Lê Văn Duyệt: “Bữa kia Tả quân ăn đường phèn uống trà, nhai nghe rốp rốp”, nghe hỏi thì có người nói đó là ăn sỏi, “Ai dè lời giễu cợt ấy có ảnh hưởng lớn làm cho chúng Thổ dân khiếp vía, kinh sợ oai khí nước Nam, lại xưng tụng quan Tả quân là ông tướng trời...” (hay: “Khi dân Cao Miên nghe tiếng ông nhai đường lạo xạo, hỏi các sĩ quan Việt tháp tùng xem ông tướng trời này ăn cái gì thì họ trả lời là ông ăn sỏi đá…”) (Quan Tả quân ăn sỏi). Sự nhầm lẫn diễn ra theo chiều hướng có lợi, tạo nên một sự kiện lý thú về nhân vật.

Môtíp Lập kế qua mắt sứ thần

Môtíp nhằm biểu dương tài trí của nhân vật. Trong truyện dân gian, sự kiện các sứ thần lân bang đến nước An Nam với mục đích “nhòm ngó” hoặc phô trương thanh thế, thường tạo thành một tình huống thử thách đối với nhân vật cơ trí. Song, khác với việc đối đáp hoặc thi tài, ở đây là hình thức “giác đấu”, biểu dương sức mạnh. Như truyện Tiếp sứ thần Xiêm kể: “Cho Lê Văn Khôi giả sĩ tốt làm võ sĩ đánh cọp”, khi sứ thần Xiêm khen ngợi, Tả Quân đã khôn khéo trả lời: “Bọn tiểu tốt dưới trướng ta đều như vậy cả, có gì đáng lạ đâu”.

Tình tiết Sự tôn phục, nhắc nhở

Tình tiết thể hiện qua lời kể trực tiếp. Như trong truyện Quan Tả quân ăn sỏi, sự nhầm lẫn diễn tiến theo chiều hướng có lợi: “Nước Xiêm La cũng sợ quan Tả quân lắm ”, “trước hết vua để lời hỏi thăm Tả quân có khỏe mạnh chăng” (có chi tiết kể, các nước lân cận sợ oai phong, gọi ngài là “cọp gấm Đồng Nai”).

Sử sách đã dành những ngôn từ đẹp để ngợi ca “Đức Thượng Công”: đức tính thanh liêm, ngay thẳng, cứng rắn, nhà cai trị khôn ngoan, sáng suốt... Các giai thoại cũng đã thể hiện những khía cạnh khác nhau trong sự đánh giá của nhân dân về nhân

150

vật. Qua đó cho thấy những nét riêng về nhân thân, về sự nghiệp nội trị, nổi bật nhất là cai trị đất Gia Định của nhân vật lịch sử này.

Đáng chú ý, trong các truyện kể có sự xuất hiện yếu tố hư cấu thần kỳ. Sự tô vẽ yếu tố linh thiêng gắn với những điểm mốc của cuộc đời và sự nghiệp nhân vật cũng là một cách thức bày tỏ sự ngưỡng mộ, tôn phục. Như về Phan Thanh Giản, từ “cậu bé Phan thuở nhỏ” đến lúc trở thành vị đại quan; hay về Lê Văn Duyệt, từ lúc còn vô danh đến khi trở thành Tổng trấn Gia Định.

Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ hai là Những văn tài địa phương (KNV.4.2). Đây là những danh nhân văn học, có liên quan trực tiếp đến địa hạt văn chương. Các truyện kể nằm trong mạch cảm xúc ngợi ca, tự hào về con người và vùng đất giàu truyền thống văn học này. Như Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục đã nhận xét: “Họ Nguyễn trước kia chuyên giữ một phương… không chuộng văn học, ít thu lượm người tuấn dị… Thế mà văn mạch ở đất này dằng dặc, không dứt, thật đáng khen” [41].

Tương ứng với kiểu nhân vật nêu trên, hệ thống giai thoại có đề tài - cốt truyện

Con người của truyền thống văn tài địa phương (ĐT-CT.4.3).

Nhóm này có 10 truyện và 1 dị bản.

Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện như sau: Danh sĩ trong sinh hoạt văn học hay trong tình huống ứng đối thơ văn thể hiện tài văn hay dấu ấn hoạt động văn chương kết quả sự kiện về nhân vật.

Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Danh sĩ trong sinh hoạt văn học (NV.4.2.1) và Tài ứng đối, ứng tác (NV.4.2.2).

- Danh sĩ trong sinh hoạt văn học (NV4.2.1)

Nhóm này gồm 2 / 10 truyện và 1 dị bản: Xóm Bà Đồ (/ Tao Đàn Bà Đồ), Câu chuyện trá hôn.

Đây là truyện về các nhân vật Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Thị Nguyệt.

Nội dung các truyện kể về nhân vật liên quan các tình huống sáng tác tác phẩm hay hoạt động thi đàn diễn ra trên vùng đất.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Danh sĩ trong sinh hoạt văn học tình huống sáng tác tác phẩm hay hoạt động thi đàn

được ngợi khen hay lưu tên thi đàn.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Lai lịch câu thơ (m) (tần số xuất hiện: 1 lần) -Lai lịch thi đàn (m) (2 lần) (2 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Lai lịch câu thơ (hay Lời văn ký thác tâm sự)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023