111
3.2.4. Nhận xét kết quả miêu tả
Qua miêu tả, trong hệ thống truyện, các hình thức cấu tạo cốt truyện và các môtíp có sự tiếp nối các yếu tố truyền thống đồng thời có sự vận động, biến đổi.
Tổng quát, có sự thống nhất giữa các hình thức cấu tạo cốt truyện, môtíp chung nhất của hệ thống truyện và các yếu tố truyền thống. Theo đó, các truyện kể đi theo mô hình cốt truyện truyền thống (Bảng 3.2). Những môtíp tài năng, chiến công, cái chết bi tráng, sự hiển linh... đặc thù của thể loại xuất hiện ổn định.
Mặt khác, có sự thống nhất trong các hình thức cấu tạo cốt truyện, môtíp trong các nhóm truyện cụ thể. Đó là sự thể hiện đầy đủ các tiến trình sự kiện của cốt truyện; hay sự lặp lại các môtíp của cốt truyện được hình thành ở hai giai đoạn khác nhau của tiến trình phát triển hệ thống truyện (Bảng 3.3) (như: Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ, Cái chết bi tráng, Hiển linh...). Đây là sự tiếp nối các yếu tố truyền thống của văn học dân gian. Như Bùi Quang Thanh đã nhận định: “giữa các môtíp hay các dạng kết cấu của truyện kể trong những giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau luôn có sự móc nối tự nhiên, tạo ra mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống truyện” [190,125].
Về kết cấu cốt truyện, so với kiểu mẫu truyền thuyết về chống ngoại xâm thời cổ đã có những biến đổi. Biểu hiện tập trung nhất là ở nhân vật, hình tượng trung tâm của truyền thuyết. Trong truyền thuyết thời cổ, cách thức xây dựng hình tượng nhân vật có xu hướng làm nổi bật tính phi thường, tầm vóc kỳ vĩ (về gốc tích, chiến công lẫn kết thúc sự nghiệp) bằng sự hư cấu. Nhiều môtíp tập trung vào hình tượng người anh hùng với sức vóc lớn lao, phẩm chất cao đẹp, tạo ra một chân dung lý tưởng theo quan niệm và ý niệm cộng đồng. Nói như Bùi Quang Thanh: “người anh hùng khổng lồ bao giờ cũng khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công để sẽ khổng lồ về hào quang và tầm vóc” [191,70]. Trong truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ nói riêng, gắn với tư duy hiện thực lịch sử, nhân vật được xây dựng có một phần dáng dấp nhân vật dũng sĩ nhưng vẫn còn dáng vẻ đời thường. Họ có sức lực phi thường do khả năng thiên bẫm cộng với sự khổ công rèn luyện (Sức khoẻ và võ nghệ cụ Nguyễn, Sức khoẻ của Thiên Hộ Dương, Võ nghệ của Thiên Hộ Dương, Ông Phòng Biểu…). Như Cao Huy Đỉnh đã nhận xét: “Nhân vật anh hùng mang dáng dấp thủ lĩnh địa phương gợi lên hình ảnh sống động gần gũi với cuộc sống hơn là hình tượng đầy hào quang kỳ vĩ ở dạng cổ điển” [40,588]. Nhân vật là những con người bình thường, chiến đấu lập chiến công hào hùng và thất trận, hy sinh bi tráng, như sự trở về với con người thực tại, sự ca tụng và cảm thương đều hướng đến sự gần gũi, chân thành (Ông Nguyễn, Ông Thống Linh, Thủ Khoa Huân thành thần...). Điều này cũng lý giải nguyên nhân sự vắng bóng môtíp nhân vật Ra đời thần kỳ trong cấu tạo cốt truyện. Tựu trung, truyền thuyết Nam
112
Bộ còn là truyền thuyết mới, in đậm màu săc địa phương, chưa nhiều yếu tố định hình vững chắc như truyền thuyết thời cổ.
Về môtíp, có sự mở rộng về số lượng, đồng thời, sự vận động của các môtíp tạo lập nên diện mạo đặc thù của những cốt truyện về nhân vật. Có thể minh chứng với truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp như sau: Người có tài thao lược, ra trận lập công (NV.2.2.1) với các môtíp: Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ (9 lần), Lập mưu lừa giặc (6 lần), Sáng tạo vũ khí (4 lần), Thắng trận, lập công (14 lần)...; Sự thất bại và phiêu bạt của những chiến binh đánh giặc (NV.2.2.2.1) với các môtíp: Gặp bất ngờ rủi ro (2 lần), Mất lúc nào không rõ hoặc do một nguyên nhân nào khác (2 lần), Ẩn tích, phiêu bạt (11 lần)...; Người anh hùng với cái chết trong chiến trận (NV.2.2.2.2) với các môtíp: Lời nói trước trận quyết chiến (2 lần), Cái chết kiên cường (13 lần), Hiển linh (5 lần)...; hay Người anh hùng với cái chết bi phẫn nơi pháp trường (NV.2.2.2.3) với các môtíp: Chấp nhận ra hàng vì tính mạng nhân dân (7 lần), Lời nói cuối cùng (7 lần), Nhân vật bị thụ hình (27 lần), Đao phủ khiếp sợ (6 lần), Sự lạ khi đầu rơi (7 lần)...
Về yếu tố kỳ ảo hóa, “chất thơ và mộng” của đặc trưng thể loại, do đây là loại truyện ra đời ở giai đoạn muộn nên yếu tố thần kỳ chỉ còn là những hồi quang sót lại. Điều này là nguyên nhân đồng thời cũng chính là kết quả của sự không đồng đều về chất lượng nghệ thuật giữa các truyện kể. Như truyện về Thiên Hộ Dương và các nhân vật tướng lĩnh nghĩa binh, về Nguyễn Trung Trực..., nhân vật mang dáng dấp nhân vật dũng sĩ với lai lịch, hoạt động, chiến tích phi thường hay cái chết lẫm liệt có phần đậm chất hơn các truyện kể khác, tức đạt chất lượng nghệ thuật cao hơn.
3.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN
3.3.1. Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm
Như đã nêu, hệ thống truyền thuyết về những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước đã phản ánh đặc điểm quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, một mặt của tiến trình lịch sử Nam Bộ. Cùng với đề tài về khai khẩn mở đất, truyền thuyết về cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã tìm được chất liệu mới, hồi sinh cảm hứng, thể hiện nét đặc thù tư tưởng thẩm mỹ của văn học dân gian ở vùng đất phương Nam. Như Bùi Mạnh Nhị đã nhận xét: “Truyền thuyết là một thể loại luôn có xu hướng bám sát những nhân vật, sự kiện lịch sử của dân tộc và của từng địa phương” [136,120].
Trong truyền thuyết về chống ngoại xâm, nhân vật là người anh hùng lịch sử.
Đây là nhân vật lấy nguyên mẫu trong lịch sử, được tái tạo thành những hình tượng
113
thẩm mỹ. Bởi như các nhà nghiên cứu đã nhận định, về bản chất “xuất phát từ những sự kiện lịch sử có thật, hệ thống truyện kể dân gían làm nhiệm vụ bồi đắp da thịt cho sự kiện và thổi vào đó một lý tưởng thẩm mỹ của quần chúng nhân dân” [40,71].
Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước khắc họa hình tượng người anh hùng mở cõi, định quốc an bang. Nơi chiến trường miền Nam nghĩ về cội nguồn dân tộc, Huỳnh Văn Nghệ đã có niềm cảm hoài sâu sắc: “Từ độ mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” (Nhớ Bắc). Trong sự nghiệp mở cõi về phía Nam, sử sách đã ghi công lao các chúa Nguyễn nhưng những người thực thi sứ mệnh lịch sử trong hành trình mở cõi thì cũng xứng đáng được vinh danh hàng đầu. Trong các truyện kể, nổi lên những nhân vật tướng lĩnh thực thi mệnh lệnh triều đình, đây chính là loại hình nhân vật có công mở rộng lãnh thổ và bảo vệ biên cương. Truyền thuyết dân gian đã thể hiện một cách nhận thức, đánh giá về lịch sử, góp phần minh chứng cho tính tích cực của lịch sử mở cõi ở vùng đất cuối phía Nam đất nước, với bước đi của lịch sử là “có chiến tranh nhưng không sắt máu”.
Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX thể hiện dấu ấn một giai đoạn lịch sử đau thương nhưng vĩ đại, xây dựng chân dung những con người lý tưởng. Truyền thuyết đã làm sống lại quá khứ hào hùng, những hào kiệt đất phương Nam xông pha với giáo gươm lửa đạn, trải gần nửa thế kỷ đối đầu khốc liệt, những con người “mến nghĩa” ấy dù sống, dù thác vẫn hiên ngang, bất khuất. Qua hệ thống truyền thuyết, hình tượng người anh hùng chống Pháp được thể hiện với tầm vóc lớn lao. Đây chính là “một thế hệ yêu nước, mang phẩm chất anh hùng” [46,5]. Thế hệ đó bao gồm những người nông dân, người dân chài, những người xuất thân khoa cử hay thành phần tôn giáo... có chung lý tưởng yêu nước. Những nỗ lực, quyết tâm chiến đấu, những câu nói, hành động quyết liệt trước kẻ thù… đã minh chứng cho phẩm chất của những người anh hùng. Tất cả đã cho thấy đây không chỉ là hình tượng những cá nhân riêng lẻ mà là “hình tượng một tập thể anh hùng”. Đây là một nét đặc thù của truyền thuyết về chống Pháp ở Nam Bộ nói riêng, mang ý nghĩa thẩm mỹ sâu sắc.
Một biểu hiện khác là tính thiêng, tính cao cả của hình tượng người anh hùng. Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng trong cuộc sống con người, những cái thiêng, niềm tin của tâm linh cô đọng lại ở những không gian, biểu tượng, ý niệm, chuyển tải những ý nghĩa sâu xa. Trong đó, không gian thờ tự (chùa, đền miếu, đình...) là một đặc trưng của không gian tâm linh, nơi những xúc cảm về cái thiêng, cao
114
cả đã kết tụ lại thành niềm tin thiêng liêng. Đây là những yếu tố của hiện thực được dùng để biểu đạt những khía cạnh tâm linh trong đời sống con người.
Trong truyền thuyết về chống ngoại xâm nói riêng, không gian thờ tự thể hiện một ý niệm sâu xa của cộng đồng. Đây là đạo lý thờ người có công với nước. Oai linh của người anh hùng không mất đi, họ đã hóa thân bất tử. Với “thần và người đất Việt”, quá khứ thiêng liêng được nối kết không đứt gãy qua bao đời. Hệ thống truyền thuyết đã tạo dựng nên những ”tượng đài” lịch sử, văn hóa trong đời sống tinh thần nhân dân địa phương, mang giá trị văn hóa, trở thành nét đẹp, tinh hoa dân tộc.
3.3.2. Một hiện tượng văn học dân gian độc đáo gắn với lịch sử
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống truyền thuyết về những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm có mối quan hệ song hành với các chặng đường lịch sử của dân tộc, một lần nữa đã minh chứng cho “tính chất lịch sử” và “sự ra đời trong lịch sử” [194,349] của đặc trưng thể loại truyền thuyết.
Những tên gọi làng xóm, đất đai, nơi thờ tự... hay thân thế, sự nghiệp của các nhân vật lịch sử chống ngoại xâm đã trở thành chất liệu, đề tài, nội dung cho những câu chuyện được sáng tác và lưu truyền. Nó được ẩn tàng trong các lớp tín ngưỡng và dấu tích vật chất của nhân dân địa phương. Giá trị lịch sử của hệ thống truyền thuyết gắn với niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương và dân tộc.
Về tính chất, lịch sử là khách quan, công bằng nhưng không hẳn những ghi chép về lịch sử đều có giá trị chân xác. Bởi xét cho cùng, nó cũng là sản phẩm của con người, có sự ảnh hưởng của thời đại, nhân sinh quan nên có khi khe khắt và phiến diện. Do vậy, ở những điều kiện phù hợp có những vấn đề sẽ được đánh giá lại và trong sự phán xét của lịch sử thì đã bao hàm sự đánh giá của những người dân vạn đại.
Qua truyền thuyết, những ký ức được lưu giữ đã bao hàm sự nhận thức lịch sử mà nhân dân đã ghi nhận, đánh giá theo cách thức riêng. Bùi Quang Thanh nhận định: “Các sử gia phong kiến đánh giá sai về lịch sử thì tâm lý tôn trọng lịch sử, thính nhạy với lịch sử của quần chúng nhân dân đã góp phần đánh giá lịch sử một cách đúng đắn, công bằng và sinh động nhất, có giá trị to lớn đối với sức sống cộng đồng” [191,72]. Trong truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ nói riêng, tâm lý tôn trọng lịch sử của nhân dân biểu hiện không chỉ ở thái độ trân trọng đối với các nhân vật bị che lấp do thiên kiến mà còn ở những ghi nhận khách quan đối với những thông tin lịch sử sai lệch. Như đối với Trương Định, sự nghiệp chính nghĩa của Bình Tây Đại nguyên soái ngời sáng không gì che lấp được, với truyền thuyết, tuy số lượng rất ít ỏi song cũng đã thể hiện được hai sự kiện ấn tượng nhất về nhân vật thủ lĩnh chống Pháp đất Gò Công, đó là việc từ chối nhận lệnh bãi binh và thời khắc cuối cùng trước lúc hy sinh. Bên
115
cạnh đó, những chỗ sơ lược hoặc khoảng trống của chính sử về Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương và các tướng lĩnh nghĩa binh... phần nào được lấp đầy qua những truyền thuyết đầy chất bi tráng về người anh hùng đánh giặc (Tập san Sử Địa ghi: “Ngay cả Chính – sử triều Nguyễn như “Đại Nam Liệt Truyện” cũng không hề nói tới Nguyễn Trung Trực...” [181,1]).
Trường hợp tư liệu thực dân, lại có sự phức tạp với những ghi chép không bảo đảm tính khách quan trung thực. Như về sự kiện Nguyễn Trung Trực lúc kẻ thù cật vấn, đã bị tư liệu làm sai lệch, với phát biểu: “... tôi lầm tưởng binh lực của Lang-sa khong mạnh mẽ như thật sự”, “Hồi trước, nếu tôi rõ đặng có lẽ tôi hiến công việc tôi...” (“Si je l’avais su, je leur [aux Francais] aurais peut-être offert mes services,...”) [181,24]. Theo đó, truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực có sức mạnh chính khí hơn vạn lời trần tình về sự kiện. Điều này cũng lý giải vì sao không phải lực lượng nào khác mà chính nhân dân mới thấy hết tầm vóc vĩ đại của những người anh hùng chống Pháp, dù đó là những con người rất đỗi bình thường với công tìch thầm lặng.
Tiểu kết chương 3
Chúng tôi khái quát những nội dung đã thực hiện ở chương 3 như sau:
1. Luận án khái quát diện mạo thể loại và cơ cấu hệ thống truyện, làm cơ sở để triển khai các bước khảo sát, nghiên cứu cụ thể. Trong đó, chúng tôi chú ý nhận diện ranh giới giữa các tiểu loại, khía cạnh sự tương tác qua lại trong hệ thống thể loại của truyền thuyết diễn ra ở cấp độ tiểu loại.
2. Luận án xác định diện mạo đặc thù của hệ thống truyện, thông qua việc tập trung miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, khái quát về giá trị nội dung. Theo đó, luận án chỉ ra đặc điểm sự tiếp nối các yếu tố truyền thống và sự vận động, biến đổi về mặt thể loại của hệ thống truyền thuyết. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận diện xu hướng chung của sự hình thành và phát triển của truyền thuyết ở giai đoạn muộn so với truyền thuyết thời cổ.
3. Với việc xác lập các yếu tố đặc trưng nghệ thuật, chúng tôi đã bước đầu khái quát hóa quá trình phát triển của truyền thuyết Nam Bộ trong việc phản ánh lịch sử, từ buổi đầu khi cha ông tiến về khẩn hoang, mở cõi đất phương Nam đến khi bước vào cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Luận án cũng minh chứng cho thấy tính truyền thống của thể loại, đó là truyền thuyết về chống ngoại xâm luôn có số lượng cao và có sức hấp dẫn nghệ thuật.
116
CHƯƠNG 4
TRUYỀN THUYẾT VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN ÁNH
4.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN
Đánh giá về nguồn truyện về nhân vật Nguyễn Ánh ở vùng Nam Bộ, cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, Cao Tự Thanh đã nhận xét: “Quả thật Nguyễn Ánh là ông vua để lại nhiều truyền thuyết nhất Nam Bộ, vì trong các vua chúa Việt Nam không có người nào mà vết chân in khắp vùng Nam Bộ như ông ta, đặc biệt là trong thời gian trốn lánh Tây Sơn trước 1788” [194,145].
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn theo bước chân các chúa Nguyễn đã lan rộng đến Nam Bộ. Từ năm 1775 đến 1790, quân binh Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã giao tranh nhiều trận ở vùng Gia Định. Với năm lần thất thủ, Nguyễn Ánh đã bôn ba chạy lánh nạn và ẩn tránh nhiều nơi. Theo đó, truyện về Nguyễn Ánh đã hình thành với quy mô không nhỏ và được lưu truyền rộng rãi ở Nam Bộ.
Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh là nhóm truyện kể dân gian ở vùng Nam Bộ, gắn với sự kiện quá trình Nguyễn Ánh bôn tẩu vào Nam khi bị Tây Sơn truy đuổi.
Đây là những mẩu truyện nhỏ, hình thức ngắn gọn với cấu trúc đơn nhất, mỗi truyện kể về một tình huống sự kiện về nhân vật được xâu chuỗi xoay quanh sự kiện trung tâm là hành trình trốn lánh Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Trong đó, có không ít những phiến đoạn lời kể tạo nên những mẩu thông tin được truyền tụng có thể xem là những chi tiết tương truyền, như lời kể Nguyễn Ánh đặt tên cây mù u là cây Nam Mai ghi trong chính sử; hay lời truyền về Bà Rịa sách Nam Ky phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi nhận: “Thuở Cao Hoàng đế lánh nàn, Bà đem lương phạn chiến tràng hiến công” [153,7]. Mặt khác, truyền thuyết về Nguyễn Ánh phản ánh và lý giải về một nhân vật và sự kiện lịch sử có sức ảnh hưởng ở Nam Bộ. Nhìn chung, các câu chuyện được kể và truyền tụng gắn với niềm tin của người dân đối với các diễn biến sự kiện về nhân vật, đặt trong mối liên hệ với một số địa danh, di tích, tập tục, lễ hội dân gian... ở các địa phương (Giếng ngự, Sông Mỹ Thanh, Cạnh Đền, Tháp Vĩnh Hưng, Những chuyện lạ về cá Ông...).
Tuy nhiên, truyện về Nguyễn Ánh cũng biểu hiện đặc điểm là “Một thể loại truyện kể ngắn gọn về một tình tiết có thực hoặc được thêu dệt của những nhân vật được nhiều người biết đến”[52,132]. Không ít tác giả đã gọi đây “những giai thoại kỳ lạ” về cuộc đời Gia Long - Nguyễn Ánh. Nhân vật trung tâm của nhóm truyện là một nhân vật “đặc biệt” theo môtíp nhân vật giai thoại. Một số truyện kể có cách giải thích tên gọi giản đơn theo lối từ nguyên học dân gian. Như tên gọi Kênh (Sông) Chắc Băng
117
được giải thích do câu nói “trẫm chắc băng” của Nguyễn Ánh (thực ra tiếng Khmer là Chát Băng); hay Chợ Lấp Vò: là nơi binh lính của Nguyễn Ánh lấy đất lấp chỗ thuyền hỏng (thực ra tiếng Khmer là Srok tak por)...
Như vậy, truyện về Nguyễn Ánh mang tính chất giao thoa giữa truyền thuyết và giai thoại trong tính chất biến đổi, chuyển hóa về thể loại.
Chúng tôi tập hợp được 52 truyện và 9 dị bản về nhân vật Nguyễn Ánh.
Về địa bàn lưu hành nguồn truyện, theo tư liệu sưu tầm và yếu tố địa danh của truyện kể, có các địa điểm với số lượng truyện như sau: Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đồng Nai (1), Bình Dương (1), Gia Định (1), Tây Ninh (1), Long An (3), Tiền Giang (2),
Bến Tre (3), Vĩnh Long (2), Trà Vinh (2), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Sóc Trăng (3), An Giang (6), Châu Đốc (3), Kiên Giang (6), Bạc Liêu (4), Cà Mau (5). Sơ khởi cho thấy, các truyện kể về Nguyễn Ánh trải khắp Nam Bộ, tương ứng với sự kiện hiện thực về nhân vật.
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
4.2.1. Mô hình cốt truyện
Các truyền thuyết có mô hình cốt truyện truyền thống với lược đồ chung gồm 3 phần: mở đầu, phát triển và kết thúc, gắn với các tiến trình sự kiện sau:
Tiến trình thứ nhất (1): nêu bối cảnh sự kiện, sự xuất hiện của nhân vật, chủ yếu gắn với yếu tố thời gian, bối cảnh cuộc giao tranh với Tây Sơn, trên đường bị truy đuổi trốn lánh vào Nam. Tiến trình thứ hai (2): kể những diễn biến sự kiện gây ấn tượng về nhân vật. Nội dung thể hiện những hành trạng, hoạt động thường mang tính chất ly kỳ đã xảy ra, như một sự may mắn bất ngờ hay một sự kiện đặc biệt liên quan nhân vật... để tạo thành một sự kiện đáng nhớ, một tên gọi địa điểm, di tích, một câu ca, lời truyền, một tập tục khác trước..., gắn với một hoàn cảnh cụ thể ra sao. Tiến trình thứ ba (3): kết thúc trực tiếp sự việc, bao gồm kết quả cụ thể liên quan nhân vật, như sự thoát hiểm, sự báo đáp sau khi lên ngôi hoặc một dấu tích lưu lại...
Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật
(1)
Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật
(1)
Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật
(1)
Công tích, hoạt động
(2)
Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật
(1)
Công tích, hoạt động
(2)
Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật
(1)
Công tích, hoạt động
(2)
Chung cục
(kết quả, dấu tích, sự tri ân)
(3)
Công tích, hoạt động
(2)
Mô hình cốt truyện trên được thể hiện ở Bảng 4.1.
Giới thiệu nhân vật và tình huống sự việc
(1)
Diễn tiến sự việc (những khía cạnh riêng, gây ấn tượng về nhân vật)
(2)
Kết thúc sự việc (kết quả đạt được về nhân vật hoặc dấu tích liên quan)
(3)
Khái quát về nghệ thuật, chúng tôi xác định kiểu nhân vật của hệ thống truyện gắn với đề tài - cốt truyện như sau:
Bảng 4.2. Thống kê, phân loại kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện
118
Kiểu nhân vật | Đề tài - cốt truyện | Số truyện, dị bản | |
Truyền thuyết về | Người khai sáng vương | Những hành trạng ly kỳ của Nguyễn Ánh trong hành trình trốn lánh Tây Sơn (ĐT-CT.3) | 52 |
nhân vật Nguyễn Ánh | triềv với quá trình gian nan trước khi lên ngôi | 9 db | |
(KNV.3) |
Có thể bạn quan tâm!
- Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 12
- Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 13
- Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 14
- Miêu Tả Những Tình Tiết, Môtíp Của Hệ Thống Truyện
- Sự Thể Hiện Thái Độ Tình Cảm Của Người Dân Nam Bộ Đối Với Nguyễn Ánh
- Về Vấn Đề “Gia Long Phục Quốc” (Khôi Phục Cơ Đồ)
Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.
4.2.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện
Qua khảo sát 52 truyện về nhân vật Nguyễn Ánh, chúng tôi thấy có 06 tình tiết và 10 môtíp biểu hiện về đặc điểm nhân vật, được thống kê như sau:
Bảng 4.3. Thống kê tình tiết, môtíp
Các tình tiết, môtíp | Tần số xuất hiện | NV. 3.1 | NV. 3.2 | NV. 3.3 | |
1 | Nhân vật bị truy đuổi (m) | 47 | 18 | 9 | 20 |
2 | Vào địa phận vùng đất | 14 | 3 | 11 | |
3 | Vật linh, điềm lạ trợ giúp (m) | 18 | 18 | ||
4 | Con người trợ giúp (m) | 12 | 12 | ||
5 | Con người không trợ giúp | 1 | 1 | ||
6 | Nhân vật khấn vái hoặc chiêm mộng (m) | 7 | 5 | 2 | |
7 | Thoát hiểm | 25 | 17 | 8 | |
8 | Nhân vật hay cung quyến trải qua gian lao (m) | 9 | 9 | ||
9 | Dấu tích hoạt động trên đường của nhân vật và binh gia tùy tướng (m) | 27 | 27 | ||
10 | Đặt tên sản vật (m) | 5 | 1 | 1 | 3 |
11 | Đặt tên địa danh (m) | 2 | 2 | ||
12 | Lưu địa danh, di tích (m) | 42 | 7 | 8 | 27 |
13 | Nhân vật đưa ra lời nguyền | 1 | 1 | ||
14 | Lưu câu ca, thành ngữ (m) | 6 | 2 | 4 | |
15 | Sắc phong, sắc tứ | 7 | 4 | 3 | |
16 | Thay đổi thói quen xưng gọi | 1 | 1 | ||
Tổng cộng | 224 | 75 (33%) | 43 (20%) | 106 (47%) |