Miêu Tả Những Tình Tiết, Môtíp Của Hệ Thống Truyện

119

4.2.3. Miêu tả những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện

Hệ thống truyền thuyết về Nguyễn Ánh có 52 truyện và 9 dị bản, với 6 truyện ghi nhận từ chính sử, các truyện còn lại lấy từ văn bản sưu tầm, biên khảo.

Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người khai sáng vương triều và quá trình gian nan trước khi lên ngôi ( KNV.3), đánh dấu sự kiện giai đoạn còn “tiềm để” của một nhân vật vua chúa, gắn với quá trình bôn tẩu vào Nam của Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn.

Tương ứng với kiểu nhân vật trên, hệ thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện:

Những hành trạng ly kỳ của Nguyễn Ánh trong hành trình trốn lánh Tây Sơn.

Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn được sự trợ giúp hoặc không được trợ giúp / hay Vào địa phận vùng đất có những hành trạng, hoạt động trên đường bôn tẩu kết quả hay dấu tích lưu lại (về nhân vật, sự kiện).

Đề tài - cốt truyện được xác lập với nhân vật mang đặc điểm: Sự phù trợ thần kỳ cho vị vua tương lai (NV.3.1), Con người trợ giúp (NV.3.2) và Những dấu ấn hành trạng và dấu tích lưu lại (NV.3.3).

- Sự phù trợ thần kỳ cho vị vua tương lai (NV.3.1)

Nhóm này có 11 truyện và 6 dị bản, gồm 6 truyện ghi nhận từ chính sử: Núi Trà Sơn, Chuyện cá sấu cứu Nguyễn Ánh tại vàm sông Ông Đốc (/ Sông Khoa Giang, Kỳ đà và rái cá cứu Nguyễn Ánh), Bầy rắn đội gầm thuyền, Nhờ sấu đưa qua sông dữ, Giông bão và dòng nước ngọt trên biển (/ Dòng nước ngọt ở đảo Phú Quốc) và 6 truyện lấy từ văn bản sưu tầm, biên soạn: Gành Rái với bầy rái thần và chuyện vua Gia Long (/ Rái thần cứu vua), Một loài cá nhỏ cứu Nguyễn Ánh, Chim linh báo tin cho Nguyễn Ánh (hay Chùa Sắc tứ Long Nguyên với Nguyễn Ánh), Những chuyện lại về cá Ông (/ Cá ông cứu Nguyễn Ánh), Gốc tích lễ cúng biển Mỹ Long, Búng Bình Thiên (/ 1 bản kể khác).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Nội dung các truyện kể về những sự thoát hiểm kỳ lạ của Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn truy đuổi, với những tình huống nguy cấp và sự cứu giúp thần kỳ, mang đậm tính chất hư cấu, thêu dệt.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về nhân vật này như sau: Nguyễn Ánh bị truy đuổi nguy khốn trông trời, khấn nguyện xuất hiện vật linh, điềm lạ trợ giúp thoát hiểm đặt tên vật trợ giúp hay về sau sắc phong danh hiệu thờ cúng.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 16

Những tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Nhân vật bị truy đuổi (m) (tần số xuất hiện 18 lần) -Nhân vật khấn vái hoặc chiêm mộng (m) (5 lần) -Vật linh, điềm lạ trợ giúp (m) (18 lần) -Thoát hiểm (17 lần) -Đặt tên sản vật (m) (1 lần) -Lưu địa danh, di

120

tích (m) (7 lần) -Lưu câu ca, thành ngữ (m) (2 lần) -Sắc phong, sắc tứ (4 lần) (2 tình tiết, 6 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Nhân vật bị truy đuổi

Môtíp đóng vai trò mở đầu đặc trưng của nhóm truyện. Đây là mốc thời gian diễn ra cuộc giao tranh với Tây Sơn, gắn với những địa điểm trong hành trình bị truy đuổi, như: vượt biển đến Vũng Tàu ở Gành Rái; đến sông Đăng; tới Định Tường; chạy đến Trà Sơn (Long Xuyên); từ Vàm Nao định ra biển; vào Hà Tiên; ở cảng biển Ma Ly; ra đảo Côn Lôn; ở vàm sông Ông Đốc; cửa sông Soài Rạp (Gò Công); cửa Cần Giờ; cửa biển Trà Vinh; làng chài Bến Đáy (xã Mỹ Long)..., bao gồm những địa thế hiểm trở: trên núi, cảng biển, cửa sông… Đây là chiến trường xưa, nơi diễn ra các cuộc giao tranh giữa quân chúa Nguyễn với Tây Sơn.

Như: “Lúc Nguyễn Ánh trốn chạy vào đất miền Nam phải cùng đoàn tuỳ tùng vượt biển vào đây...” (Gành Rái với bầy rái thần và chuyện vua Gia Long); “Khi chúa Nguyễn Ánh lẩn trốn Tây Sơn chạy vào Nam, xuống tới Định Tường...” (Chim linh báo tin cho Nguyễn Ánh); “Nguyễn Ánh thua trận đang tìm đường bôn tẩu trước sự truy đuổi ráo riết của Tây Sơn…” (Lễ hội cúng biển Mỹ Long)...

Môtíp Nhân vật khấn vái hoặc chiêm mộng

Môtíp tạo ra bước chuyển hợp lý cho sự xuất hiện các yếu tố thần kỳ, nằm trong ý tưởng đề cao nhân vật “chúa thánh”, đối tượng được lực lượng siêu nhiên tiếp nhận phù trợ. Như Chuyện cá sấu cứu Nguyễn Ánh ở vàm sông Ông Đốc kể: “Thấy sự lạ cho là điềm xấu, Nguyễn vương đứng trước mũi soái thuyền lâm râm khấn vái…”; hay truyện Búng Bình Thiên kể, Nguyễn Ánh được báo mộng, sáng ra “đào sâu xuống thì lập tức có nước ngọt...”...

Môtíp “Vật linh, điềm lạ” trợ giúp

Môtíp thể hiện việc nhân vật được cứu giúp, được thực hiện thông qua các con vật hoặc hiện tượng có tính chất linh thiêng.

Có 11 dạng thức biểu hiện, bao gồm: Cây đổ lấp đường, Chim báo điềm, tăng sĩ đoán giải, Cá sấu đỡ trâu vượt sông, Rái cá chỉ đường, Cá ông đỡ thuyền (hay Cá voi cứu thuyền), Giông bão nổi lên, Bầy rắn đội gầm thuyền, Cá sấu cản thuyền (hay Kỳ đà và rái cá chận thuyền), Cá nhảy vào thuyền, Nước ngọt trên biển, Nguồn, giếng nước ngọt. Tương ứng với 11 địa điểm chính: ở núi Trà Sơn; tới Định Tường; đi Lật Giang; ở cửa sông Soài Rạp (Gò Công) (hay Vàm Láng, Trà Vinh, cửa Cần Giờ); Gành Rái (Vũng Tàu) (hay ra Phú Quốc); Côn Lôn; Hà Tiên; Khoa Giang; Vàm Nao; cảng Ma Ly, Phước Tuy (hay đến An Giang, Sóc Trăng...).

121

Một số bản kể có những chi tiết biến đổi. Như về Cá ông đỡ thuyền có những chi tiết làm tăng mức độ kịch tính của sự việc: “... Bỗng từ dưới nước nổi lên một cặp cá ông kẹp hai bên mạn chiếc thuyền, đưa lưng đỡ và dìu thuyền vào đến đất bình an...” (Những chuyện lạ về cá Ông) (hay: “Dân chài vùng Bãi Ngao (Ba Tri) kể rằng, có lần thuyền của vua Gia Long đến đây gặp sóng to gió lớn và được Cá Ông hộ tống đến Bãi Ngao”)...; Cá sấu cản thuyền hay kỳ đà và rái cá chận thuyền báo có địch: “... Cá sấu chặn ngang trước thuyền ba lần...” (Sông Khoa Giang); “, “... Hai con rái cá lội qua rạch đón trước mũi thuyền như muốn cản đường...” (Kỳ đà và rái cá cứu Nguyễn Ánh). Về Nước ngọt trên biển giải nạn khát, trong văn bản sử, nước ngọt xuất hiện ở “cửa biển Ma Ly, khi lênh đênh trên biển bảy ngày...”; đến bản kể ghi chép ở Châu Đốc, nơi “xuất hiện một dòng nước ngọt” là “ở bờ biển” Phú Quốc. Các biến đổi không loại trừ khả năng thêm thắt, như có bản kể: “từ trong hang đá chạy ra một đàn rái cá vô số kể, tốp cắn lá cây che lấp miệng hang, tốp chạy xóa dấu chân để lại... ” (Rái thần cứu vua).

Truyện về loài cá cứu giúp nạn đói, tìm thấy nước ngọt giải nạn khát còn có ở vùng Trung Bộ trong hành trình bôn tẩu của Nguyễn Ánh. Như truyện Sự tích cá Cơm và bãi Xuân Đừng nói đến dấu tích trốn chạy trên vùng biển Vạn Ninh, Khánh Hòa: đoàn thuyền đói khát nhiều ngày, gió biển thổi vào, từng đàn cá dày đặc trên mặt nước, Nguyễn Ánh ra lệnh vớt đem phơi khô làm lương thực dự trữ, vì thế quan quân gọi loại cá này là “cá Cơm”; về nước uống, vương cho quân sĩ đến bãi Xuân Đừng, đào sâu xuống thì có nước ngọt như trên đất liền...

Các hình ảnh mang ý nghĩa chức năng sự trợ giúp rất cấp thiết đối với nhân vật. Nhìn chung, những “thế lực” trợ giúp ở đây bao gồm: loài vật thiêng (cá sấu, rắn biển, cá, chim…), các hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ (giông bão, nước ngọt trên biển…). Việc cứu giúp diễn ra trên mọi địa hình: trên núi, trên bộ, dưới sông... Ý nghĩa các tín hiệu cũng đa dạng: báo tin thuận lợi, cảnh báo nguy hiểm, cứu nạn hoặc hành động trợ giúp mang tính thực thi nhiệm vụ... Như vậy, trong lúc nguy nan nhất, Nguyễn Ánh đã có sự trợ giúp tích cực và đắc lực của những yếu tố siêu nhiên như những yếu tố văn hóa được cảm nhận từ tâm thức con người. Các hình ảnh vật linh, điềm lạ xuất hiện trong truyện kể liên quan đến những biểu tượng văn hóa Nam Bộ, Việt Nam và thế giới: chim: với ý nghĩa điềm trời hay thông điệp của trời; cá sấu: chủ tể của nước, biểu thị sức mạnh; rắn: thần chủ của nước; : biểu tượng của sự sống, vận may, báo điềm lành. Đặc biệt, các biểu tượng chim, cá, rắn, cây họp lại thành hệ thống biểu tượng mang ý nghĩa báo điềm, biến nguy thành an… Bên cạnh đó, cá voi mang ý nghĩa vị thần biển, với sức mạnh linh thiêng, độ mạng (cũng như một số con vật như cá sấu,

122

rùa, là biểu tượng “vật đỡ thế giới”). Không gian sông nước thể hiện sức mạnh có tính đối lập, có khi sông nước là điềm báo (thể hiện trong truyện Sự tích Trảo Trảo phu nhân, với ý nghĩa về quyền năng thần bí trong mối liên hệ với mưu đồ chính trị của con người). Mây mù cũng là công cụ của sự hiển thánh, linh cảm về điềm báo. Nguồn nước, mạch nước có ý nghĩa là nguồn chảy, biểu tượng của sự sống, nguồn sống. Con số ba trong tâm thức người Việt có ý nghĩa quy ước, là con số nhiều, thử thách tận cùng, “quá tam ba bận”…

Hình ảnh rái cá có sự tương ứng với truyện Tục hát Châu phê ở hai thôn Dương Thiện và Vinh Quang (Bình Định). Đây là hình ảnh xuất hiện trong truyền thuyết xa xưa về Đinh Tiên Hoàng (vùng Hoa Lư, Bắc Bộ) nhằm thần kỳ hóa gốc tích nhân vật người anh hùng. Hình ảnh này thực ra không mang ý nghĩa tâm linh đối với cư dân biển Nam Bộ, do đó ý nghĩa vật thiêng có khả năng là sự giao nối từ truyện kể dân gian miền khác. Lần tìm sâu xa hơn trong tâm thức văn hóa chung, rái cá với đặc tính ẩn hiện ở mặt nước, có thể ẩn chứa những điều linh thiêng, biểu đạt ý nghĩa sự linh ứng.

Trong truyền thuyết dân gian người Việt, những biểu tượng núi, đá, cây, sông nước... lặp lại khá nhiều lần (Thánh Gióng, Man Nương, Quốc sư xây đền Sóc Thiên Vương…). Sự xuất hiện có tính hệ thống của các biểu tượng cho thấy những cảm thức văn hóa riêng của người Việt trong sự biểu đạt chiều sâu những ký ức về lịch sử, mặt khác cho thấy đây còn là những biểu tượng thể hiện cảm ứng của thiên nhiên đối với vận mệnh con người nên để lại ấn tượng rất sâu sắc.

Về biểu tượng nguồn nước, giếng nước: truyện Giếng Tiên (hay Giếng Ngự) kể “Nguyễn Ánh chỉ mũi kiếm xuống đất, tức thì một dòng nước tuôn chảy ra”, “chỗ đã dậm chân đến nay vẫn còn dấu lún sâu trên đá”; còn có Giếng Gia Long ở núi Cấm, Dòng nước ngọt ở đảo Phú Quốc (tương tự, có Giếng Tiên của vua Gia Long trên đất Hòn Lao (Bình Thuận) [202]... Yếu tố thần kỳ như một thủ pháp nghệ thuật đưa đến ý nghĩa khác biệt: sự vật giếng là thực nhưng giếng tiên lại mang ý nghĩa biểu tượng, là giếng nước thần kỳ trời ban, thể hiện tâm thức văn hóa, bởi “Trong mọi truyền thống văn hóa, những giếng nước mang tính chất linh thiêng” [23,361].

Hệ thống biểu tượng văn hóa tập trung ở những truyện về vật linh, điềm lạ, cho thấy đây không phải là điều trùng hợp ngẫu nhiên. Những truyện kể đã chứa đựng những hình tượng có ý nghĩa chuyển tải sâu rộng. Yếu tố sự linh thiêng gắn với các biểu tượng tâm thức thể hiện nhu cầu về niềm tin. Có thể những câu chuyện bắt nguồn từ sự ao ước, kỳ vọng vào một sự trợ giúp thần kỳ trong những cảnh ngộ bế tắc, cùng đường, cũng có thể là niềm tin trên cơ sở những ý niệm về một “chân mệnh đế vương” trong quan niệm xưa nay của các “thần tử” (và đã được sử dụng như chiến thuật tâm

123

lý). Các câu chuyện được kể như những sự việc kỳ lạ, ẩn chứa những huyền cơ, việc lan truyền rộng rãi trong dân chúng cho thấy nguyên nhân cũng là kết quả những tác động thực tế đó. Ngay đến nhà biên khảo có khi cũng không khỏi băn khoăn về tính xác thực của truyện kể đã ghi chép. Vương Hồng Sển viết: “Phải chăng có vận số hay chuyện sấu ngăn mũi thuyền là bịa ?” [173,345].

Tình tiết Thoát hiểm

Tình tiết thể hiện trong văn bản sử nêu tóm lược sự kiện, như: “Rạng ngày nhờ dân ở đó nói lại mới hay đêm rồi có thuyền Tây Sơn đi tuần ở vàm, nếu ra ắt bị hại...” (Sông Khoa Giang). Trong văn bản sưu tầm, có sự thêm thắt chi tiết lời thoại.

Tình tiết Sắc phong, sắc tứ

Việc sắc phong bao gồm ban tên vật thiêng đồng thời kết nối với việc cho thờ cúng. Như Cá sấu cứu Nguyễn Ánh ở vàm sông Ông Đốc kể: “Về sau phục được cơ nghiệp, Gia Long không quên ơn những giống vật đã cứu mình trong lúc hiểm nghèo, phong cho đàn cá sấu mỹ danh là Tân Ngạc Ngư Long”; hay: Gia Long “phong cho cá voi là Nam Hải cự Tộc Ngọc Lân Thượng đẳng thần” và “lệnh xây cất một đình thần để thờ phụng cá ông” (Những chuyện lạ về cá Ông)...

Việc phong tước hiệu thần cho các vật thiêng xuất phát từ ý niệm thiên tử phong bách thần, nhằm thêu dệt công tích thần kỳ để tôn vinh chủ thể của nó sánh ngang thần thánh. Việc sắc phong cá ông tạo nên sức mạnh tâm linh qua sự nối kết với hiện tượng tín ngưỡng truyền thống của cư dân làng biển. Đây là một dụng ý sâu xa của các chúa Nguyễn, nói như các nhà nghiên cứu, thực chất “Truyền thuyết cá Ông cứu chúa Nguyễn và được Gia Long sắc phong chỉ nhằm mục đích xác tín về vương mệnh của Nguyễn Ánh” [208,309].

Môtíp Lưu câu ca, thành ngữ

Các thành ngữ được tạo lập liên quan đến điển tích, diễn đạt ý niệm về thực tại. Như sự kiện rắn đội thuyền, kỳ đà và rái cá cản thuyền báo có địch được kể đã tạo nên điển tích “Gặp rắn thì đi, gặp quy thì về”, “Kỳ đà cản mũi”. Song, có thể hiểu ngược lại, điển tích là cái có trước, tạo cơ sở thêu dệt nên câu chuyện.

Môtíp Đặt tên sản vật

Dấu ấn môtíp được thể hiện là kết quả của sự kiện vật linh cứu giúp. Trong Một loài cá nhỏ cứu Nguyễn Ánh, chi tiết đặt tên loài cá Linh cho thấy tính chất thêu dệt. Một loài cá quen thuộc đến từ vùng biển hồ Tonlé Sap theo mùa nước đã ngẫu nhiên mang tên gọi linh thiêng, gắn với dấu tích của một vị chúa đang cơn bĩ cực.

Tựu trung, việc sáng tạo nên những mẩu truyện “vật linh, điềm lạ” không nằm ngoài ý đồ của nhà Nguyễn. Đây có lẽ chính là mục đích của việc thêu dệt những câu

124

chuyện tán dương chúa thánh: để chứng minh chuyện “trời sắp sinh ra thánh nhân để khai sáng nghiệp lớn”, các “bề tôi” đã đưa vào ý tưởng “sông núi giúp linh, loài sấu theo bảo vệ”, “có quỷ thần hỗ trợ ngăn cấm những việc chẳng lành” [43,105]; tác giả Gia Định thành thông chí cũng không bỏ qua cả việc tạo luồng dư luận từ đối phương: “Trời cao đang giúp nên thánh thượng gặp được những báo ứng rất thần kỳ. Việc ấy cũng được truyền bá bởi bia miệng quân Tây Sơn”. Hay trong Quốc triều sử toát yếu (chính biên), nhân vật bà Quốc mẫu khi nghe Nguyễn Ánh thuật lại tình trạng khổ sở khi vượt biển, đã nói: “Con đi khắp chân trời mặt biển, nhiều lúc gian nan, nhưng ở núi thời gặp gió lớn, ở biển thời gặp nước ngọt, coi đó cũng đủ biết ý trời” [168,33]. Đồng thời, “bề tôi” sử thần cũng nêu ý kiến trực tiếp: “Ngài tuy còn dưỡng hối (chịu ở một nơi mà đợi thời vận), mà gió núi, nước ngọt, ứng nhiều điềm tốt, thức giả ai cũng biết có mạng làm vua” [168,33]. Những lời bàn luận trong chính sử đã nối kết ý tưởng thể hiện trong các truyện kể.

Tuy nhiên, ở đây cũng có những dấu ấn riêng từ các ý niệm được chọn lựa. Tạ Chí Đại Trường đã nhận xét: “trong biến cố, chúa tôi Nguyễn chỉ tiếp xúc với quyền lực siêu nhiên qua những xác thân, sự vật cụ thể tuy có vẻ tầm thường mà không thể coi thường được: nước ngọt giữa biển, cây ngã chặn đường quân giặc, rái cá “báo” có địch quân… Họ đã tiếp nhận sự trợ giúp chúa những “thần linh” trên vùng đất nổi bật tính đa dạng, uốn nắn con người phải theo” [214,219].

Trong đó, hình ảnh cá ông có dấu ấn nổi trội. Thử đặt mối liên hệ với chuỗi truyện về chúa Nguyễn Hoàng ở vùng Trung Bộ, với hình ảnh Cô Gái áo xanh (sách Quốc triều sử toát yếu ghi là “người đàn bà áo xanh” [168,22] ở Ái Tử (Quảng Trị), được coi là một hoá thân của Mẫu Thượng Ngàn; hay Bà Trời áo đỏ ở Thiên Mụ (Huế), với ý nghĩa sự quan tâm, trợ giúp của thế lực siêu nhiên. Đây là những mẫu thần linh có dấu ấn sâu đậm trong tâm thức cư dân Thuận Hoá, gợi ý tưởng về một vị “chân Chúa” cai quản lãnh địa mới của con người. Dụng ý này nói như nhận xét của Taylor: “Các giai thoại ghi lại sự gặp gỡ giữa Nguyễn Hoàng với thần linh địa phương và thiết lập nơi thờ cúng gợi cho thấy việc áp dụng một phương thức đặc biệt Việt Nam trong sự thiết lập một địa điểm mới của quyền lực hợp pháp, lần đầu tiên ở vùng đất mới phương Nam” (Taylor, Keith W., 2000, 179) [56,526]. Với cư dân vùng sông nước phương Nam, một trong những đối tượng quyền năng nhất chính là vị thần linh độ mạng trên biển cả. Khung không gian cho sự kết nối ý tưởng về vật thiêng là thực tế chiến trường giao tranh với Tây Sơn, tạo cơ sở cho sự tích hợp hình ảnh vào nhóm truyện. Còn lại là sự thêu dệt, huyên truyền, bởi như các nhà nghiên cứu đã xác nhận: “Ở Nam Bộ, miếu thờ cá Ông có sắc phong đều ghi niên hiệu Thiệu Trị và Tự Đức”,

125

“trong thực tế chưa thấy sắc phong cá ông nào được phong vào thời vua Gia Long”

[208,309].

Ở giai đoạn khởi đầu của một vương triều, thường có những câu chuyện truyền tụng có tính chất thần kỳ như dọn đường cho sự xuất hiện một nhân tố mới với sức mạnh của chính khí (hình thức sấm truyền, sấm ký nằm trong ý đồ này). Những truyện kể “vật linh, điềm lạ” đặc biệt ứng nghiệm được dân gian truyền tụng rộng rãi (các nhà sưu khảo đã ghi chép), hiệu ứng của nó đã phát huy tác dụng nhất định đối với sự nghiệp của nhà Nguyễn ở Nam Bộ.

- Con người trợ giúp (NV.3.2)

Nhóm này có 11 truyện, gồm: Về tên gọi Tân Lộc Phường, Mũi Ông Đội, Sự tích về Nguyễn Hữu Lễ, Sông Ông Đốc, Cầu Lính Yển, Kênh Ông Hóng, Kênh Bà Viên, Sông (Vàm) Cổ Chiên và thôn nữ được sắc ấn, Cù lao Đất và danh từ trái thuỷ liễu, Chúa Nguyễn Ánh và chùa Thiên Tôn, Gia Long sắc tứ Tam Bảo tự và 1 truyện được lặp: Chim linh báo tin cho Nguyễn Ánh (hay Chùa Sắc tứ Long Nguyên với Nguyễn Ánh).

Nội dung các truyện kể về những tình huống khác nhau của Nguyễn Ánh khi bị quân Tây Sơn truy đuổi và sự trợ giúp của con người.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về nhân vật này như sau: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn hay vào địa phận vùng đất được con người trợ giúp giải nguy Nguyễn Ánh hay người dân đặt tên đất, tên sản vật liên quan sự kiện hoặc về sau lên ngôi ban tên, ban sắc tứ.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Nhân vật bị truy đuổi (m) (tần số xuất hiện 9 lần) -Vào địa phận vùng đất (3 lần) -Con người trợ giúp (m) (12 lần) -Nhân vật khấn vái hoặc chiêm mộng (m) (2 lần) -Thoát hiểm (8 lần) -Lưu địa danh, di tích (m) (8 lần) -Đặt tên sản vật (m) (1 lần) -Sắc phong, sắc tứ (3 lần) (3 tình tiết, 5 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Nhân vật bị truy đuổi

Môtíp mang nét đặc thù của nhóm truyện, được biểu hiện như: “Sau một lần giao tranh với quân Tây Sơn thất bại, Nguyễn Ánh chỉ còn một mình bỏ chạy vào khu vực làng Nhơn Ngãi ở thành Gia Định...” (Về tên gọi Tân Lộc Phường); Khi quân Tây Sơn vào Nam đánh đuổi chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Ánh và binh sĩ của mình phải đi lẩn trốn…” (Chúa Nguyễn Ánh và chùa Thiên Tôn); hay: “Những ngày bị quân Tây Sơn truy đuổi, Nguyễn Ánh có đến vùng Châu Đốc...” (Sự tích về Nguyễn Hữu Lễ)...

Tình tiết Vào địa phận vùng đất

126

Tình tiết mang ý nghĩa giản lược về hoàn cảnh cuộc chiến, như: “Qua địa phận sông Vàm Cỏ Tây...” (Kênh Ông Hóng); hay “... sắp đi ngang...” (Kênh Bà Viên)...

Môtíp Nhân vật khấn vái hay chiêm mộng

Môtíp xuất hiện trong truyện Sự tích về Nguyễn Hữu Lễ: khi gặp địch quân “Nguyễn Ánh bèn ngước mặt lên trời than thì bỗng nhiên có một người tên Lễ đưa quân đến tiếp cứu...”.

Môtíp Con người trợ giúp

Môtíp được biểu hiện gắn với sự kiện nhân vật được trợ giúp bởi những con người cụ thể. Sự trợ giúp về cơ bản không có màu sắc thần kỳ, song cũng thể hiện sâu sắc một ý niệm về thực tại.

Hình thức trợ giúp thứ nhất là sự cứu nguy. Đó là các binh gia, tỳ tướng hy sinh tính mệnh cứu chúa. Như: viên Đốc binh liều thân cứu chúa trong trận thủy chiến với Tây Sơn tại vàm Sông Ông Đốc (có bản kể do ngăn cản cầu viện nên bị sát hại); ở Kiên Giang, viên Đội lặn mò neo cứu thuyền quân (Mũi Ông Đội); hay ở làng Nhơn Ngãi, Gia Định, xóm ăn mày đã ra sức cứu giá (Về tên gọi Tân Lộc Phường)... Duy nhất, trong truyện Sự tích về Nguyễn Hữu Lễ yếu tố thần kỳ được kết nối vào sự kiện: khi gặp địch quân có một người tên Lễ đến tiếp cứu, khi bị Tây Sơn chém, thì “thân ông cầm đầu của mình ráp và thân” tìm gặp Nguyễn Ánh để nhắc “bệ hạ đừng quên ngày hôm nay...”.

Hình thức thứ hai là ủng hộ vật chất hậu cần, vốn là sự hậu thuẫn không thể thiếu. Đây là những con người cụ thể ở các địa phương, như: ông Hóng ở vùng Vàm Cỏ Tây cho đào con kênh, chở lúa gạo đến cho Nguyễn Ánh suốt ba tháng ròng (Kênh Ông Hóng); bà địa chủ Lê Thị Khách ở Bình Tân, Vĩnh Long giúp bữa cháo cho toàn quân (Kênh Bà Viên); Cai tổng Hạc tìm thức ăn dân dã dâng đãi chúa (Cù lao Đất và danh từ trái thuỷ liễu); bà lão giúp tìm nước uống, thức ăn ngoài đảo (Gia Long sắc tứ Tam Bảo tự)... (hay các chi tiết tương truyền: Bà Rịa ở vùng đất mở đầu công cuộc khai phá ở Nam Bộ giúp đỡ lương thực, bà Dương ở Sa Đéc đóng góp tiền của (Ngôi mộ bà Dương)...).

Về truyện hai thôn nữ buôn tơ sợi giúp cứu thuyền (Sông (Vàm) Cổ Chiên và thôn nữ được sắc ấn) có bản kể tương tự ở miền Trung: một bà lão đưa chẻ tơ làm quai chèo, các ông lão làng Vinh Quang bện dây dừa để thuyền Nguyễn Ánh chạy trốn về Gia Định (Tục hát Châu phê ở hai thôn Dương Thiện và Vinh Quang) (Bình Định) (hay truyện về Nguyễn Hoàng kể: người phụ nữ dùng dây tơ cột lại quai chèo giúp chúa thoát hiểm, về sau chúa cho bà cai quản một đoạn sông Bồ từ làng Bác Vọng đến phá Tam Giang (Sự tích miếu Bà Tơ)); còn có truyện về người phụ nữ họ Phạm ở hòn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023