Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 13

95

Một biểu hiện khác là sự hiện thánh, báo mộng. Về quan niệm, đây là một khâu trung gian để người chết nói với người sống, tạo nên sự tương thông giữa cái thực và ảo. Điều này cho thấy sự hiện diện của cái kỳ ảo mang giá trị thiêng trong đời sống tinh thần con người, qua đó lưu lại dư âm hào hùng của quá khứ. Như giải thích lai lịch ngày tưởng niệm Thiên Hộ Dương, hình ảnh nhân vật kết đọng lại trong tâm tư người dân đã trở nên hết sức gần gũi và thiêng liêng: “Trong ánh đuốc chập chờn, họ thấy một người đứng tuổi, bịt khăn be, mang giày ống như các võ quan xưa, từ chỗ mộ đi vào miếu thì biến mất...” (Ngày giỗ của ông Thiên Hộ); hay lần đáo lệ kỳ yên, các viên chức làng thấy có “một người cao lớn, bụng to, cổ ba tay” nói: “Ta là Ba Bụng, được vua sắc phong làm thần đình làng Mỹ Long từ lâu mà các người không biết sao?...” (Ông Phòng Biểu). Thông điệp của sự hiển thánh còn mang nội dung điều cấm kỵ, như về Lãnh binh Nguyễn Văn Cần: “Tương truyền ngài rất hiển linh. Kẻ nào làm dơ ngôi mộ thì về đau bệnh ngay, phải vái van mới khỏi”. Hay về sự báo mộng, trong Người lính mõ của Thủ Khoa Huân, nó được dùng soi tỏ cho một tấm lòng trung nghĩa: “mộng thấy quan lớn cho lính đem trát hỏa tốc về gọi...”...

Tất cả đều nhằm tô đậm sự linh thiêng. Người anh hùng khi thác đã hóa thành thần, hiển hiện trong đời sống tâm linh con người. Hình ảnh không kỳ vĩ như trong truyền thuyết cổ xưa, song cũng đã được che phủ bởi vầng hào quang thần thánh.

Môtíp Thờ tự tại chùa, đền miếu, đình...

Môtíp gắn với dấu tích thờ tự, trong đó, các hình ảnh thể hiện ý niệm tâm linh được miêu tả cụ thể hay gắn với yếu tố kỳ ảo. Như: “Sinh thời, Lãnh binh Hớn khi lâm trận hay sử dụng cây siêu đao. Tương truyền ngày nay, tại đình thần làng Phước Định hãy còn thờ sắc phong và cây siêu đao ấy”; hay dấu chân kết tụ trên thớ gỗ xây đình mang ý nghĩa sự linh thiêng (Lãnh binh Trần Văn Từ)...

Môtíp Lưu câu ca, thành ngữ...

Môtíp được thể hiện gắn với một niềm xúc cảm chân thành hướng đến nhân vật. Như truyện Ông Hùng Dõng, lời ca như phảng phất hồn linh về người anh hùng trong tình cảm thiết tha của nhân dân: “Vái Trời, vái Phật, vái tổ, vái tiên, Vái ông Hùng Dõng giặc yên ông về...”...

Tình tiết Lòng dân ray rứt

Tình tiết nói đến sự ân hận, giằng xé vì sự bất lực trước hoàn cảnh. Như trong truyện Bà Điều – bà Đỏ: “Bà đạp đồng về, trách dân chúng sao không cho sữa con bà”. Sự ray rứt của người dân đã được nêu trực tiếp: “Sự xác tín này bắt nguồn từ nỗi ân hận của người địa phương thời ấy về việc họ không giúp đỡ được thân nhân của ông Nguyễn” (ở góc độ tín ngưỡng, theo Trương Thanh Hùng: “Có thể thờ Bà là một loại

96

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

hình tín ngưỡng dân gian, sau đó người dân gắn vào hình tượng của Bà Lớn Tướng để nhớ đến cuộc kháng chiến của Nguyễn Trung Trực” [84,51]). Đó còn là một nỗi niềm trắc ẩn, như trong Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, ngày tết ấm no, người dân bỗng cảm nhận sự hiện hữu của anh linh người anh hùng, phải chăng cũng là một niềm day dứt khôn nguôi vì chưa đáp trả một tấm lòng đại nghĩa.

Nhìn chung, các tình tiết, môtíp chung cục có dấu ấn khá đậm nét. Với những chiến binh xả thân vì đại nghĩa, nhân dân biết ơn và tưởng nhớ. Nhóm truyện kể một lần nữa đã khắc đậm dấu ấn tinh thần, đạo lý đó của nhân dân.

Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước - 13

- Người anh hùng với cái chết trong chiến trận (NV.2.2.2.2)

Nhóm này có 16 / 61 truyện, gồm 13 truyện về nhân vật trung tâm: Đốc binh Kiều, Chánh lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng, Phan Ngọc Tòng, Lê Cẩn - Nguyễn Giao, Phan Liêm - Phan Tôn, Mạc Bảo Đường, Phủ cậu Trần Xuân Hòa, Võ Đăng Được, Sự tích miếu Ông Gốc, Phó tướng Bình Tây Nguyễn Nhựt Chi, Đình chánh Tân Kim, Đình Mỹ Khánh, Phút cuối của Trương Định và 3 truyện về sự kiện và nhân vật liên quan: Đám lá tối trời, Rạch Nàng Hai, Rạch Bà Bướm.

Nội dung các truyện kể về cuộc chiến đấu của người anh hùng với sự thất bại và cái chết trong trận địa.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật như sau: Nhân vật

lãnh tụ, tướng lĩnh nghĩa binh ra trận đánh giặc hoặc quần chúng ủng hộ kháng chiến

sa vào tay giặc, hy sinh trên trận địa hiển linh được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Mộ binh hoặc tham gia khởi nghĩa (tần số xuất hiện:14 lần) -Lập mưu, lừa giặc (m) (3 lần) -Sáng tạo vũ khí (m) (3 lần) -Thắng trận, lập công (m) (3 lần) -Lời nói trước trận quyết chiến (m) (2 lần) - Dân cản đầu ngựa tướng soái (1 lần) -Kẻ phản trắc báo tin (2 lần) -Gặp bất ngờ rủi ro (m) (2 lần) - Cái chết kiên cường (m) (13 lần) -Hiển linh (m) (5 lần) -Tìm nhận thi hài và chôn cất, lập mộ (m) (2 lần) -Người dân che mắt giặc (m) (2 lần) -Thờ tự tại chùa, đền miếu...

(m) (4 lần) -Lưu địa danh, câu ca... (m) (4 lần) -Lời nhắc nhở, bia truyền (m) (1 lần) (3 tình tiết, 12 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Lập mưu, lừa giặc và Sáng tạo vũ khí

Các môtíp có mối liên hệ, được thể hiện trong chuỗi sự kiện về chiến đấu. Như truyện Chánh lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng kể: ‘Tương truyền, khi trấn thủ đồn Cây Mai, Lãnh binh Thăng nghĩ ra cách dùng mù u giết giặc”; Lê Cẩn - Nguyễn Giao lập kế dâng thư trá hàng dụ tên Tham biện “Bối Xê” (Alix Salicetti) lọt vào ổ phục kích... Đặc biệt, vũ khí đánh trận còn là tiếng hô khẩu lệnh tạo ra uy lực tinh thần mạnh mẽ, như: “Phan Ngọc Tòng đã chỉ huy nghĩa quân tấn công vào cứ điểm của giặc với khẩu lệnh

97

xung phong là tiếng “Hê” để uy hiếp tinh thần địch. Vì vậy, nhân dân địa phương còn gọi trận đánh này là “trận giặc Hê...”.

Môtíp Thắng trận, lập công

Môtíp thể hiện chiến công của người anh hùng. Như truyện Chánh lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng kể: kết quả là “làm bọn Pháp thiệt hại nặng...”; hay truyện về sự kiện liên quan: “từ căn cứ này, nghĩa quân của Trương Công Định xuất binh tấn công quân Pháp chớp nhoáng rồi rút theo chiến thuật “Tam khoái” làm cho giặc Pháp lo sợ ngày đêm...” (Đám lá tối trời).

Môtíp Lời nói trước trận quyết chiến

Môtíp xuất hiện gắn với một tình huống đặc biệt: trong tiếng súng đạn, gươm khua, còn có thanh âm lời nói chính khí của những con người quả cảm. Đó là câu nói khẳng khái trước khi vào trận đấu với tinh thần quyết chiến, như: “Giặc đến mà bà nói là mùng 5, mùng 7!” (Mạc Bảo Đường); hoặc lời tuyên bố của người chỉ huy nhóm nghĩa binh trong thời khắc thế trận bất lợi, như: “Ông Được tuyên bố: “Ai muốn về nhà thì về, ai ở lại thì tử chiến!” (Võ Đăng Được)...

Tình tiết Dân cản đầu ngựa tướng soái

Tình tiết có mặt trong truyện về Nguyễn Tri Phương: “Triều đình có lệnh triệu hồi, nhân dân cản đầu ngựa khẩn cầu ông ở lại lãnh đạo cuộc chiến...” (Đình Mỹ Khánh).

Tình tiết Kẻ phản trắc báo tin

Tình tiết có ý nghĩa làm tăng yếu tố kịch tính của sự kiện cuộc chiến đấu. Như truyện Đốc binh Kiều: “Về sau, do sự chỉ lối đưa đường của bọn Việt gian, giặc Pháp đem đại quân công hãm Gò Tháp”, song về kết quả, “trong trận giao tranh, quân Pháp đại bại, phải tháo lui bỏ chạy...”.

Môtíp Gặp bất ngờ rủi ro

Về môtíp, đây là quan niệm nhằm biện minh cho sự thất bại của cuộc chiến đấu của người anh hùng. Như truyện Chánh lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng kể, “Tục truyền, Pháp tấn công vào lúc trời mưa, nên mấy khẩu thần công của ông bị ướt ngòi, châm không cháy”; hay về Đốc binh Kiều: “Ông lên đài cao trực tiếp quan sát cuộc tháo chạy của giặc” nhưng “Khi lui binh hối hả, một tên lính Pháp bị lún sình, sa lầy gần đó, thấy có người leo lên đài gần đó, hắn bắn một loạt làm ông trúng đạn”...

Môtíp Cái chết kiên cường

Môtíp được tô đậm, gắn với các sự kiện về nhân vật như: cố thủ, tử trận, tuẫn tiết, đồng đội chứng kiến hy sinh... Trong đó, các sự kiện được kể theo hai dạng thức. Thứ nhất là tóm lược sự kiện. Như: “trong trận đánh ở Phú Xuân (Nhà Bè) ông Mai

98

Văn Thuận bị thương nặng. Trên đường rút lui về quê nhà, ông chết tại rạch Bún Xeo...” (Đình Mỹ Khánh); “Nguyễn Giao lánh nạn, cố dấy lên lần nữa nhưng đại sự vẫn không thành. Rốt cuộc, ông bị bắn thác tại sông Cổ Chiên...” (Đốc binh Lê Cẩn - Nguyễn Giao); Trần Xuân Hòa khi bị giặc bắt giải đi, “dọc đường ông cắn lưỡi tử tiết...”... Thứ hai là miêu tả cụ thể sự kiện, theo đó, cái chết nơi chiến trường của các nhân vật đều ở tư thế khác thường, lẫm liệt. Như với Mạc Bảo Đường, cái chết không phải ở chốn sa trường “da ngựa bọc thây” nhưng cũng là hình ảnh khốc liệt của chiến trận: “Khi đánh trận ông cưỡi ngựa, bị quân Pháp bắn hạ”; “chạy về đến nhà thì đã chết trên mình ngựa...”; Nguyễn Phương Hồng khi bị giặc vây hãm “ông ra bờ sông gieo mình xuống nước tử tiết không để cho giặc bắt...” (Sự tích miếu Ông Gốc)...

Trong đó, sự kiện đồng đội chứng kiến hy sinh có dấu ấn riêng. Như về cái chết của Trương Định, chính sử chỉ ghi ngày mất, tư liệu Pháp chép: “Trương Định chết vì một phát đạn trúng vào lưng”. Đối với những nghĩa binh đánh Pháp hy sinh, nhân dân muốn kể “sự thật” về cái chết của họ và sự thật ấy không thể đơn thuần là ngã xuống. Trương Định đã đáp trả luận điệu của tên phản bội bằng lời nói và hành động quyết liệt: “... sau khi bị thương nặng, biết mình không sống được, Trương Định điểm mặt Tấn rồi đâm vào bụng tự sát”; hay: “Trương Định bị thương nơi đùi, bèn tuốt gươm đâm vào hông tử tiết. Phía sau ông có Đốc binh Chấn cũng bị thương nơi vai, nhảy đến đỡ ông lên. Ông tắt hơi trên tay ông Chấn”. Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca ghi: Tiếng xưa đám lá tối trời, Có ông Trương Định trải phơi gan vàng. Hiềm vì cơ chưởng nan minh, Lưỡi gươm đâm bụng liều mình như chơi” [153,52]. Hay Nguyễn Nhựt Chi với cái chết uất hận vì nhiệm vụ cứu nước bất thành: “Pháp kéo tới, nghĩa quân chống cự không nổi, Nguyễn Nhựt Chi cùng tùy tướng tên Cương đưa gươm về phương Bắc lạy ba lạy, thổ huyết chết...”. Diễn biến các sự kiện cho thấy những người “anh hùng thất thế” đã “hiên ngang” đến giờ phút cuối cùng.

Môtíp Hiển linh

Môtíp xuất hiện với tần số cao, được biểu hiện với những dạng thức: sự hiển thánh, báo mộng, vùng đất linh thiêng..., mang ý nghĩa sự tương thông ý chí, tâm linh với người anh hùng.

Sự hiển thánh, báo mộng có hình thức xuất hiện trực tiếp hoặc thông qua vật trung gian tạo dấu ấn sự linh thiêng. Ở lối xuất hiện trực tiếp, nhân vật đưa dẫn những lời phán truyền là các bô lão, hương chức hoặc người giữ miếu.... Như: “về sau, người giữ miếu và ông Cả làng Tăng Hoa nằm mộng thấy “một người vận y phục vàng, mão quan, tay cầm kiếm lệnh, chân đi giày cong mũi” xưng tên và phán bỏ lệ cúng tế linh

99

đình (Nguyễn Nhựt Chi); hay “một vị bô lão đêm nằm mộng thấy ông hiện về với áo mão và khí giới lẫm liệt. Sáng ngủ dậy, liền chặt cây mít trước nhà và tạc tượng ông như hình trong mộng...” (Đình Mỹ Khánh)... Với lối xuất hiện gián tiếp, vật thần kỳ giữ chức năng trung gian, nhân vật đưa dẫn chỉ đóng vai trò thứ yếu. Như truyện Sự tích miếu Ông Gốc, hình ảnh vị thần thiêng là một khúc gỗ trôi sông: “chỗ ông Nguyễn Phương Hồng trầm mình” có “gốc cây trôi ngược dòng nước”, “Về sau, Hương cả làng được ông về báo mộng...”. Hình ảnh “khúc gỗ trôi sông” mang ý nghĩa cảm thức về sự linh thiêng có mối liên hệ với tín ngưỡng thờ Cây, thờ Nước của cư dân nông nghiệp, một môtíp truyền thống. Như truyện Sự tích Văn Lang đại vương ở vùng Thái Bình kể: “Đêm ấy, vị thần nhập trong khúc gỗ thiêng báo mộng cho ngư phủ biết rằng thần từ trên trời xuống để ban phúc cho dân, báo cho dân lập đền thờ...”. Các hình ảnh biểu đạt cũng nhằm thể hiện sự bất tử của nhân vật người anh hùng, đưa họ “vào miếu điện linh thiêng” để nhân dân thờ phụng.

Môtíp còn được biểu hiện gắn với ý niệm về sự linh thiêng của đất đai, phần mộ. Như truyện Đốc binh Kiều kể: người nông dân Gò Tháp do lạc mất trâu tình cờ tìm được mộ chí; một viên quan Pháp nghênh ngang trước mộ đã bị trừng trị... Hay truyện kể về mảnh đất có linh khí, dấu tích chiến trường xưa trong hồi vọng: “... thiên hạ đồn rằng, đêm đêm, ở vùng Đám lá tối trời như có tiếng gào thét, như tiếng binh đao va chạm. Có khi nghe như tiếng thiên binh vạn mã kéo đi...”. Đây là một môtíp truyền thống, như truyện Bố Cái Đại vương kể: “Phùng Hưng thường hiển linh, nghe thấy tiếng xe ngựa ầm ầm trên nóc nhà hoặc cây cổ thụ. Người dân lập đền thờ...”.

Môtíp Tìm nhận thi hài và chôn cất, lập mộ

Môtíp gắn với một chuỗi sự kiện mang ý nghĩa tâm linh. Như truyện Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng kể: “Di hài Lãnh binh Thăng được đưa về Mỹ Lồng quàn suốt một tháng rồi mới an táng tại cố quán. Phần mộ ông hãy còn tại ấp Chợ, chợ Mỹ Lồng, huyện Kiến Hòa”...

Môtíp Người dân che mắt giặc

Môtíp có sự tiếp nối với Thờ tự tại chùa, đền, miếu.... Sự kiện được kể: người dân chôn cất, lập miếu thờ song phải ngụy trang để qua mắt giặc. Như về Đốc binh Kiều, “Đề phòng bọn Pháp và tay sai biết mộ ông và quật lên sau này, ông Phòng Biểu đã bí mật chôn cất ông và còn làm nhiều ngôi mộ giả để đánh lạc hướng giặc...”.

Môtíp Thờ tự tại chùa, đền miếu, đình...

Dấu ấn môtíp được thể hiện gắn với chuỗi sự kiện an táng, xây mộ, lập miếu thờ..., nói đến việc tạo lập hoặc thay đổi lệ thờ cúng. Như về Nguyễn Tri Phương, “Sau khi ông tuẫn tiết, dân làng Mỹ Khánh đem ông về thờ chung với người em là Tán lý

100

Nguyễn Duy...” (Đình Mỹ Khánh); về Mai Văn Thuận, “Dân chúng và nghĩa quân lập miếu thờ ông tại Bún Xeo và vong hồn ông được thỉnh về thờ ở đình Tân Xuân...” (Đình chánh Tân Kim); về Võ Đăng Được, dân chúng an táng, lập miếu thờ, cúng bái và lặng lẽ mang họ... Những sự kiện biểu đạt mang ý nghĩa sự tưởng niệm về người anh hùng, bởi trong tâm tưởng của nhân dân, người anh hùng chiến đấu, hy sinh đã trở thành thần linh hay tổ tiên được phụng thờ.

Môtíp Lưu tên địa danh, câu ca...

Môtíp được thể hiện gắn với dấu ấn chiến trận, như về Phan Ngọc Tòng: “... nơi ông và nghĩa quân hy sinh đã trở thành địa điểm thiêng có tên gọi mới là Gò Trụi”.

Môtíp Lời nhắc nhở, bia truyền

Môtíp xuất hiện trong các truyện kể như một kiểu kết thúc làm nối dài công đức của người anh hùng. Như: “Cuối cùng hai ông tử trận. Cuộc khởi nghĩa tan rã lần lần nhưng tiếng thơm vẫn lưu muôn đời” (Phan Liêm - Phan Tôn).

- Người anh hùng với cái chết bi phẫn nơi pháp trường (NV.2.2.2.3)

Nhóm này có 28 / 61 truyện, gồm 26 truyện về nhân vật trung tâm: Vàm Hổ Cứ, Nguyễn Văn Quá, Miếu thờ Trương đại tướng quân, Truyện về Lâm Quang Kỵ, Trần Văn Chải, Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình, Ông Nguyễn, Kiếm bạt Kiên Giang, Thủ khoa Huân, Thủ khoa Huân thành thần, Bốn trang hào kiệt ở Cai Lậy, Tứ Kiệt, Phan Văn Đạt, Phan Văn Đạt lớn tiếng mắng giặc, Phan Công Hớn, Truyện về Trịnh Viết Bàng, Trần Văn Thiện, Đặng Khánh Tình, Ông Thống Linh, Sự tích Ông thần không đầu, Âu Dương Lân. Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự, Hồ Huân Nghiệp, Lê Quang Quan; 2 truyện về sự kiện, nhân vật liên quan: Mười tám dũng sĩ của Trương Định, Thà chết chứ không phản bội.

Nội dung các truyện kể về cuộc chiến đấu của người anh hùng với sự kết thúc thất bại và cái chết nơi pháp trường.

Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Người lãnh tụ, tướng lĩnh nghĩa binh ra trận đánh giặc lập công hay quần chúng ủng hộ lãnh tụ khởi nghĩa sa vào tay giặc, hy sinh nơi pháp trường hiển linh được ghi nhớ, thờ cúng.

Nhóm tình tiết, môtíp của cốt truyện: -Mộ binh hoặc tham gia khởi nghĩa (tần số xuất hiện: 26 lần) -Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ (m) (8 lần) -Thắng trận, lập công (m) (8 lần) -Kẻ phản trắc báo tin (3 lần) -Gặp bất ngờ rủi ro (m) (2 lần) - Chấp nhận ra hàng vì tính mạng nhân dân (m) (7 lần) -Khước từ khuyến dụ (m) (7 lần)

-Lời nói cuối cùng (m) (7 lần) -Làm thơ tuyệt mệnh (2 lần) -Nguyền rủa kẻ thù (m) (4 lần) -Nhân vật bị thụ hình (m) (27 lần) -Đao phủ khiếp sợ (m) (6 lần) -Sự lạ khi đầu rơi

101

(m) (7 lần) -Kẻ thù phân bua (1 lần) -Sự linh ứng của thiên nhiên (m) (2 lần) -Người dân nhận hung tin (m) (3 lần) -Tìm nhận thi hài và chôn cất, lập mộ (m) (6 lần) -Người dân che mắt giặc (m) (6 lần) -Thờ tự tại chùa, đền miếu... (m) (9 lần) -Hiển linh (m) (7 lần) -Lưu địa danh, câu ca... (m) (4 lần) -Lời nhắc nhở, bia truyền (m) (3 lần) (4 tình tiết, 18 môtíp), được miêu tả như sau:

Môtíp Người có dấu hiệu khác thường và tài năng lạ

Môtíp được tô đậm, chuẩn bị cho sự tạo lập những thành tích, chiến công cũng như làm tăng sự bi phẫn của kết cục sự thất bại và cái chết kiên cường.

Nhân vật được miêu tả là những kỳ nhân, mang dáng dấp phi phàm, võ công biến hóa. Như Tứ Kiệt: “người to lớn khác thường, nước da màu đồng đen. Ai nấy đều có võ nghệ cao cường, tướng pháp lanh lẹ, râu rậm, tóc dài chấm gót. Các vị có biệt tài chạy nhanh và nhảy cao”, “Có lần gặp bất trắc, để thoát thân, một trong bốn ông cặp thêm bên nách một cháu nhỏ khoảng 10 tuổi, chạy vun vút như tên, tóc xổ ra phất phới như lá cờ...”; Âu Dương Lân “giỏi nham độn, luôn đem theo nón xếp, có bùa chú...”; Hồ Huân Nghiệp “dung mạo, hình thù cổ quái, mũi nhọn như mũi vịt, tay dài như tay vượn”, “Tài học của ông vào hàng cự phách trên văn đàn...”; “Quản Hớn là người đa mưu túc trí” (chi tiết tương truyền: “Quản Hớn dâng cây đậu phộng cho tên Phủ Ca nuôi ngựa để làm kế hỏa công...”); Ông Thống Linh “là người có võ nghệ cao cường, chí khí hiên ngang...”; Phan Văn Đạt: “có tư chất thông minh sáng suốt, sự học khá lỗi lạc...”. Hay Nguyễn Trung Trực, “Tương truyền, dù bị hàng trăm người bao vây, ông muốn thoát ra lúc nào cũng được”, “khi ông múa roi, trẻ con ném đá không bao giờ phạm đến...” (Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực)...

Môtíp Thắng trận, lập công

Môtíp thể hiện chiến công của người anh hùng. Các nhân vật lãnh tụ hoặc tướng lĩnh nghĩa binh dùng chiến thuật đột nhập hạ thành, phi thân thoát trận địa, đánh tập hậu..., làm giặc Pháp nhiều phen kinh hoàng. Như về Quản Bạch: “Trận nào cũng diệt được giặc. Sức mạnh nghĩa quân như hổ, thanh thế vang dội khắp vùng...” (Vàm Hổ Cứ); về Trịnh Viết Bàng, “Thanh thế của nghĩa quân ngày càng mạnh, khiến bọn tay sai không dám lộng hành như trước. Giặc Pháp nghe tin đem tàu chở lính từ Mỹ Tho đến ruồng bố rất gắt, nhưng vẫn không sao tiêu diệt được...”; về Trương Công Luận: “đánh du kích gây thiệt hại cho giặc...”; hay về Âu Dương Lân, “Ông sát cánh với Thủ Khoa Huân, nhiều lần xua binh đốc chiến với giặc Pháp, khiến chúng phải kiêng nể...”... Dấu ấn hoạt động, thành tích của các nhân vật mang đậm nét hiện thực. Điều này cho thấy cuộc kháng chiến của các lãnh tụ nghĩa quân không chỉ có một cá nhân

102

anh hùng mà là một tập thể anh hùng, tiếp nối những chiến tích hào hùng và cả sự hy sinh lẫm liệt.

Tình tiết Kẻ phản trắc báo tin

Tình tiết nói đến nguyên nhân sự kiện sa vào tay giặc của người anh hùng. Kẻ phản trắc là bọn Việt gian hay là kẻ hưởng bổng lộc triều đình, người thân quen, tên đào ngũ.... Như: “Đốc binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc đã dẫn giặc tới vùng Chơ Gạo bắt Nguyễn Hữu Huân...”; “Một người bạn của ông phản trắc, báo tin cho Pháp và dẫn quân về bao bắt. Thống Linh sa vào tay giặc...” (Ông Thống Linh); hay về Lê Quang Quan: “Một tên đào ngũ đã lén báo cho quân Pháp biết nơi ông ẩn náu...”... Môtíp Gặp bất ngờ rủi ro

Về biểu hiện, đây là những lý do khách quan dẫn đến sự thất bại của nhân vật khởi nghĩa. Như về Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự: “Nhưng chẳng may, bọn lái buôn người Hoa tham lam đã đánh tráo thùng thuốc đạn” làm ông “bị bại phải rút lui...”; về Trịnh Viết Bàng, do tên chỉ huy rượt bắt con chó đang chạy đuổi theo con kỳ đà đã bất ngờ phát hiện nơi ẩn náu của ông; hay Trần Văn Thiện, “Bị giặc Pháp truy lùng, ông dẫn con gái nhỏ chạy vào Đám lá tối trời”, rủi ro, một con heo nái chui vào chỗ trốn, nên bị giặc phát hiện... Tất cả nhằm thể hiện sự thất bại của các nhân vật khởi nghĩa không phải là kết quả trên khả năng thực và trong tư thế đối đầu với kẻ thù.

Môtíp Chấp nhận ra hàng vì tính mạng nhân dân

Môtíp được biểu hiện gắn với những nguyên nhân của tình thế bất lợi: do kẻ phản trắc báo tin hoặc do những thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, như dụng kế bắt thân nhân hay trả thù tàn bạo... Như về Nguyễn Hữu Huân, “Một người bạn của ông phản trắc, báo tin cho Pháp và dẫn lính về bao bắt...”; về Tú Kiệt, “Bốn Ông quyết định cứu người thân bằng cách tự nạp mình...”; “Dân chúng Hóc Môn bị chúng hãm hại chưa từng thấy. Do vậy, cuối cùng Quản Hớn và Nguyễn Văn Quá cùng những người chỉ huy khác tự ra nộp mạng chọn lấy cái chết để cứu dân...”... Hay về Nguyễn Trung Trực, chính sử ghi ông bị Pháp bắt: “Sau trận quyết tử kéo dài từ bãi biển Cửa Cạn về bãi Ông Lang, ông bị bắt tại bãi Ông Lang”. Tư liệu thực dân ghi: “Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc”. Nhiều bản kể, do tình thế bức bách, ông tự ra hàng, như: “Để cứu dân, cứu mẹ, Nguyễn Trung Trực mặc trang phục võ tướng uy nghi, lấy dây rau muống biển tự trói tay đi vào đồn giặc đổi mạng...” (Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực) (hay do tên Tấn bắt mẹ ông, bắt giết dân, mỗi ngày giết mười người, nên ông ra nộp mình)... Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca ghi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2023