Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Hiện Đại


lúc này tôi chỉ cần giật một cái nhẹ là Đối rời tay ra... Nó không phòng bị gì cả... Nào... Nhưng tôi không thể, tôi không thể... dù chỉ một động tác đơn giản.Bỗng tôi thấy cánh tay chắc khỏe ấm áp của nó luồn qua nách mình, ghì chặt lấy, cùng lúc đôi chân nó vùng khỏi vòng tay rời rã của tôi. Đó là lúc tôi muốn buông xuôi tất cả. Tôi rời nốt bàn tay níu cọc xăm, mặc cho thằng Đối dìu tôi ngoi lên. Thân hình nó áp chặt vào tôi mới ấm áp làm sao, sự ấm áp thân yêu ruột rà của những sinh linh đang sống chết cùng nhau giữa muôn trùng biển khơi... Đối ơi, giá mày buông tay để tao chìm nghỉm xuống đáy biển còn hơn.” Song mới thấy xấu hổ biết bao về hành động của mình, anh được người mình muốn giết cứu thoát chết trong gang tấc. Tâm hồn của Song không phải bản chất độc ác, toan tính nhưng đôi lúc sự yếu đuối của bản thân lại để cái ác thắng thế, ngự trị khiến anh mất nhân tính. Thật may mắn cho Song khi có Đối một người bạn thật thà, chất phác luôn bên cạnh bảo vệ anh, làm hết khả năng giúp đỡ anh.

Sự biến dạng méo mó nhân cách trong tác phẩm của Đoàn Lê có đầy đủ những cung bậc của căn bệnh ấy. Có người mới mắc phải, có người nhận ra và sửa đổi, thế nhưng cũng có người nhiễm căn bệnh đó rất nặng nó ăn sâu vào cội rễ con người.

2.2.3. Thân phận người phụ nữ trong xã hội hiện đại

Người phụ nữ hiện đại có những vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ không chỉ là người phụ nữ quanh quẩn chỉ biết lo cơm nước, nhà cửa, chăm lo cho gia đình, chồng con mà họ còn là những người thành đạt trong xã hội, họ tự khẳng định bản thân mình cùng chồng con xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình, cùng chồng vun vén cho mái ấm gia đình. Thế nhưng họ lại là những người phụ nữ thiệt thòi trong xã hội hiện đại. Những nhân vật nữ ấy đã bước vào thế giới truyện ngắn của Đoàn Lê.

Nhân vật nữ trong truyện ngắn Đoàn Lê cô đơn trong gia đình của mình như: Ngôi nhà gỗ [41]. Chị đã từng có một mái nhà thật hạnh phúc, một người


chồng yêu thương hết mực vì chị rất mong manh yếu đuối và có một nỗi sợ hãi to lớn về con ếch. Thế nhưng rồi theo những chuyến công tác xa, hạnh phúc của chị mong manh dần và đến một ngày anh về quát nạt chị vì tính sợ ếch ấy, cũng từ đó anh không về nhà nữa, gia đình tan nát thực sự. Phải chăng, do chị sợ ếch hay anh cố ý tìm một cái cớ để bỏ chị chạy theo tình nhân, tìm một cái cớ để anh không phải thấy ăn năn có lỗi, cắn rứt lương tâm. Bởi vì chị đã có những hạnh phúc rất ngọt ngào bên anh và con, hạnh phúc nhỏ nhoi đáng trân trọng: “Anh nắm tay chị dắt đi như một đứa bé… tự dưng chị bật cười, thích thú khám phá chất nông dân còn sót lại trong anh”. Khi biết nỗi sợ của chị về những con ếch anh luôn bào chữa, bao dung cho chị: “Trời sinh ra có những loài kị nhau”. Thế nhưng rồi những chuyến công tác nghiên cứu Hán – Nôm dần đưa anh ra xa chị. Đến một ngày, anh trở về nhà gọi cửa rất lâu nhưng chị không thể bước chân ra ngoài để mở cửa cho anh bởi trên nền nhà có một con ếch. Chị sợ hãi co rúm trong màn. Anh đã thay đổi từ trước và anh đã lấy cái cớ từ nỗi sợ hãi của chị mà rũ bỏ gia đình ra đi.

Họ là những người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng con, hết lòng vì người mình yêu, mong muốn cho người mình yêu hạnh phúc. Người phụ nữ bốn mươi chín tuổi đã từng chăm sóc anh chàng trai hai mươi tám – trong truyện ngắn Tình muộn của Đoàn Lê, họ có một tình cảm rất mơ hồ, một tình cảm mà hai người không dám xác định rõ với nhau. Chênh lệch về tuổi tác nên cách xưng hô của họ cũng có sự khác biệt. Họ gọi nhau, xưng với nhau là cô và em. Người phụ nữ ấy biết mình lớn tuổi hơn nên giữ khoảng cách với người thanh niên, xem người thanh niên như một cậu em đúng nghĩa nhưng thật ra tình cảm ấy trong họ đã được hình thành và nuôi dưỡng từ rất lâu. Tình cảm của họ bền chặt với thời gian mặc cho cuộc đời gieo ra nhiều trắc trở, bộn bề. Họ vẫn đến bên nhau: “Nàng sống với hắn trọn hai tháng trời tại ngôi nhà nhỏ của mình. Nàng cảm giác bị cuốn đi trong cơn lốc xoáy dữ dội, mê


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

mụ, trong vòng tay cường tráng của gã đàn ông. Nàng nhìn thấy tình yêu bừng sáng trong đôi mắt hắn đốt cháy những ý nghĩ chống đỡ cuối cùng ở nàng”. Nhưng biết bao trăn trở suy tư, do dự bởi người phụ nữ ấy không thể chối bỏ tất cả, không thể bất chấp sự thật chênh lệch về tuổi tác, về những trải nghiệm của cuộc đời. Chị yêu nhưng vẫn tỉnh để nhận thấy mình không có quyền và không được quyền phá hỏng cuộc đời người thanh niên ấy: “Em hãy quên cô đi. Em phải lấy vợ, có con, có một gia đình hạnh phúc bình thường”. Dù chính chị đau đớn về tình cảm của mình: “Đôi lúc nhìn hắn ngủ, thơ thới bình lặng, nàng thấy tội nghiệp. Nàng khẽ lùa ngón tay vuốt mớ tóc mềm như tơ của hắn, nhìn nét môi gọn hơi động nhẹ trong giấc ngủ, lòng nàng trào lên một thứ tình mẫu tử dịu dàng tha thiết. Như thể hắn là một phần máu thịt của nàng, như thể nàng đã xâm nhập ẩn náu vào trong tận cùng cái thân thể đàn ông này”. Tình cảm của người phụ nữ ấy luôn bị trói buộc khiến chị đau khổ không nguôi.

Người phụ nữ luôn chịu thiệt thòi trong tình yêu. Họ hy sinh cho người mình yêu, để người ấy có thể chu toàn hạnh phúc gia đình, chỉ bản thân mình đau khổ vất vả nuôi con. Người phụ nữ trong truyện ngắn Ngày cuối đã khóc rất nhiều trong lá thư gửi người tình cũ mong sau này khi bà chết ông sẽ thăm nom, chăm sóc ngôi mộ của con trai họ. Bà cũng đang mang bệnh trong người nên phòng trước, lo lắng trước cho con cũng như nói hết những điều đau buồn mà mình gánh chịu bấy lâu. Chị buồn bị người tình yêu cầu bỏ đứa con vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Nhưng vì thương con chị cùng cha rời bỏ quê nhà để sinh con, nuôi con. Thế nhưng rồi người cha cũng qua đời, hai mẹ con nương nhau mà sống. Đứa con biết được ông đại tá trong tấm hình trên báo là cha mình đến tìm và gặp ông trong cảnh giàu sang hạnh phúc bên vợ con. Đứa con trai trở nên ngang bướng, bất chấp mẹ khuyên ngăn như muốn tìm cách trả thù cha của nó. Nó trở nên một tay anh chị giang hồ rồi chết trong

Truyện ngắn Đoàn Lê - 9


một lần chém nhau. Nó không chịu được đả kích lớn từ số phận của mình và tìm cách phản công lại bằng những suy nghĩ nông nổi bồng bột mà phải trả giá quá đắt. Ngày cuối là những thời khắc lương tâm người cha, người chồng không làm tròn trách nhiệm quay quắt đau đớn trước những điều sai trái, thiếu sót của bản thân, nhưng dù ông có hối hận ăn năn như thế nào thì nỗi đau, nỗi mất mát của người phụ nữ ấy chẳng thể nào bù đắp được.

Người phụ nữ luôn lo lắng cho hạnh phúc của con cái, xem đó như mục đích cao nhất của cuộc đời mình. Họ luôn muốn làm mọi điều để bảo vệ con mình, mang lại hạnh phúc cho con. Đoàn lê đã từng trải nghiệm những điều ấy bằng cuộc đời của mình khi con chị nghiện ngập nên chị hiểu hơn ai hết tình cảm mẹ dành cho con. Họ sẵn sàng sống tạm bợ, không màng đến hạnh phúc của bản thân vì lo cho con, lo cho gia đình nhỏ bé của con như trong Giường đôi xóm Chùa, Ngày cuối,… họ không muốn làm con hụt hẫng, làm con tan nát gia đình. Tự mình gánh chịu lấy đắng cay. Có lúc người chồng mất sức lao động họ cũng đứng ra gánh vác cả gia đình mà không hề oán than: “Nhưng sau một đận Nang bị sưng gan nặng, thằng bố vai u thịt bắp bắt buộc phải bỏ nghề quai vồ, hai đứa con không quen sống kham khổ, cũng giống hệt bố chúng ruồi bâu mép chả buồn đuổi. Bấy giờ tất cả gánh nặng đổ lên đầu người đàn bà. Nuôi ba cái miệng ruồi đậu ấy, chưa kể thuốc men, Ty quay như chong chóng. Giật gấu vá vai cho đủ hai bữa thị cũng đã thần tình lắm. Thị bỗng trở thành người khổng lồ dưới cái lốt mảnh mai nhỏ nhắn đến tội nghiệp. Vừa thấy thị cất rượu cho quán cơm bình dân, lại đã thấy thồ sò huyết, dưa hấu cho khách sạn cuối bãi, rồi tranh thủ nhận chở mấy xe cải tiến gạch trong xóm, trước khi bịt khăn nửa mặt quét vôi ve ở hiệu cắt tóc mới mở”. Chị thà lao động vất vả nhưng không làm việc gì có lỗi với chồng con. Chị làm việc quần quật từ sáng đến tối: “Ngược lại càng bắt thị phải khỏe để gánh tiếp tội nợ. Cứ xem, tuy nhịn miệng nhường chồng con, người ngợm thị


vẫn thon thả, bắp thịt tròn lẳn, săn cứng tựa củ sắn cái, trông ngon mắt đáo để. Không thế tha lôi sao nổi tạ tư đến tạ sáu gạo mỗi buổi sáng, bằng cái xe đạp thồ rệu rão, rồi những leo lên dốc, tụt xuống dốc con đường xóm núi gập ghềnh? Chiều đến, nhọ mặt người mới thấy thị đèo hai thùng nước gạo đầy khự, mua gom tại các quán ăn về nuôi đàn lợn hơn chục con ở nhà”. Đến khi quá túng bấn người ta nói chị nên hành nghề bán thân nuôi niệng nhưng chị nhất định không làm, luôn giữ tấm lòng chung thủy với chồng con.

Người phụ nữ xinh đẹp có tài nhưng duyên phận hẩm hiu không trọn vẹn. Họ trao gửi tình cảm nồng nàn cho người mình yêu nhưng nhận lại chỉ là một chút tình vụng trộm, qua đường mà thôi. Đó là số phận của các nhân vật nữ trong các tác phẩm: Cổ tích manơcanh, Ngày cuối, Trăng đường,... Họ có quyền lựa chọn một hạnh phúc trọn vẹn nhưng dây tình của họ vấn vương nơi những người đàn ông không trọn vẹn. Những người đàn ông ấy đều đã có gia đình, có vợ, có con. Họ gặp và yêu nhau, không phải là tình thoáng qua, không hẳn đã sâu nặng và cũng chẳng thể nào người đàn ông từ bỏ gia đình mà đến với họ được. Người phụ nữ trong truyện ngắn Trăng đường là một họa sĩ vẽ tranh có tài, luôn tìm tòi sáng tạo để có những tác phẩm đẹp. Họ xứng đáng được yêu thương, chăm sóc hết lòng nhưng họ nhận được gì từ những mảnh tình họ có. Chỉ là một chút tình cảm giành giựt, chen ngang vào hạnh phúc của người khác, chỉ là người phụ nữ được yêu thương trong lén lút vụng trộm. Cô gái trong Cổ tích manơcanh ao ước đến cháy lòng một mong ước giản đơn: “Vậy chúng mình được sống với nhau mãi mãi chứ? Chúng mình bên nhau mãi mãi chứ… Đó, cũng không tệ, em thấy chưa? Điều chúng ta mong mỏi tưởng đến tận kiếp luân hồi nào thì nay đã có. Anh xin đánh đổi tất cả để có được cơ hội bên nhau mãi mãi như thế này”. Hạnh phúc của họ chỉ là vay mượn mà thôi thế nên qua những giờ phút say đắm với tình yêu người đàn ông lại nhớ đến những trách nhiệm, những nghĩa vụ của bản thân


anh: “một hôm anh bỗng nhớ đến lời hẹn với cô con gái chuẩn bị thi tốt nghiệp, nhớ đến ngày giỗ bố vợ sắp tới, nhớ đến những bài báo chưa hoàn thành... Ô, có hàng trăm thứ nhớ ập đến một lúc. Kể cả những con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông đang là nguy cơ lớn với nửa nước Việt Nam...”. Và anh không chỉ sống cho tình yêu của chị anh còn nhiều trói buộc, anh cũng lựa chọn, lựa chọn nghiệt ngã với tình nhân của mình, anh không cùng chị làm người manơcanh sống cuộc sống vô lo, vô nghĩ nữa mà trở về đời sống cơm áo gạo tiền đa mang của anh. Anh để chỉ lạc lõng giữa thế giới manơcanh trơ lạnh, đơn độc, đau đớn bất tận. Để rồi khi anh chợt nhớ ra chị, chị đã vỡ vụn tan nát tâm can như hình ảnh cuối cùng của truyện: “Cô manơcanh chưa được mặc bộ áo cưới mới đã rơi xuống. Hình như do chủ hàng vô ý kéo một sợi đăng ten vướng vít phía sau. Hoặc sợi đăng ten chả liên quan tới cô ta, nhưng cô đã tự nhào xuống. Nếu hàng nhựa chắc chắn cũng không thể vỡ, nhưng riêng cô manơcanh này được làm bằng thạch cao, kiểu cách lỗi thời, mặt hàng phải tránh di chuyển. Bởi thế nó vỡ vụn như trái bóng thủy tinh”. Chấm dứt cho cuộc đời đơn độc của chị, chấm dứt những mong ước giản dị về hạnh phúc của riêng chị.

2.3. Thế giới tưởng tượng trong truyện ngắn Đoàn Lê

2.3.1. Thế giới cõi âm, giấc mơ, sự biến hình

Đoàn Lê không chỉ khai thác hiện thực với các nhân vật có tên tuổi đời sống thực tại mà còn khám phá hiện thực cuộc sống bằng những chất liệu khác của văn học như cõi âm, giấc mơ, sự biến hình. Những không gian ấy như mở rộng thêm đời sống hiện thực chật hẹp để mỗi người nhìn rõ tâm tư, khao khát, nguyện vọng trong tâm hồn của chính bản thân họ.

Cõi âm trong tác phẩm của Đoàn Lê thể hiện qua một số tác phẩm: Nghĩa địa xóm Chùa, Giấc mơ thứ, Chờ nhật thực, Nhập hồn, Na ơi, Vua gái, Người xiếc chữ,…. Đây những là tác phẩm mà Đoàn Lê đã khai thác một khía


cạnh mới về thế giới cõi âm. Cõi âm của Đoàn Lê không phải là những oán than, trách móc, tiếc nuối của những người đã chết về cuộc đời của mình. Mà cõi âm của Đoàn Lê là sự khám phá cuộc sống riêng của những con người đã chết ở Nghĩa địa xóm Chùa, câu chuyện về cõi âm nhưng thực chất là những câu chuyện đầy nhức nhối về cõi nhân gian. Những người đã chết như: ông Giáo, lão Hớn, trung sĩ Tạo, cụ Bạch mù… là những linh hồn hiện hữu khi đêm về. Khi bóng tối bao trùm họ có thể tụ họp, gặp nhau trò chuyện. Dưới ngòi bút Đoàn Lê thế giới cõi âm không phải u ám như mọi người vẫn nghĩ mà nó cũng mang màu sắc như cuộc sống mà ta đang sống. Họ có một thế giới đầy sắc màu: “Trăng mới nhú. Khung cảnh nhuốm màu bàng bạc. Nhấp nhô trên mỗi ngôi mả từng đầu ma ngỗi dãi thẻ, vươn vai vặn mình cho đỡ mỏi. Mươi cái bóng khoác áo lân tinh chạy tới chạy lui chập chờn. Ai chưa quen mắt nhìn chúng tôi dễ phát khiếp. Nhưng cư dân nghĩa địa nhìn nhau không chỉ thấy có khung xương trắng hếu, họ thấy cả hình hài nhau thuở sinh thời, mắt trần chẳng bao giờ nhận ra” [40]. Họ cũng có những mối quan tâm thế sự như khi còn sống. Chẳng hạn lúc có một con ma mới xuất hiện họ cũng tìm mọi cách để tìm hiểu về con ma đó, cũng bàn tán, thì thào, xì xầm: “Này, có cả huân chương kháng chiến hạng nhất nữa nhé… cái gậy bịt bạc, quan tài bằng kính…” [40, tr. 55]. Và nơi ấy con người ta vẫn quan tâm đến chức tước, địa vị xã hội của nhau. Lúc đầu họ nhầm tưởng ma mới là một thiếu tướng nên những ma cũ đón tiếp rất long trọng: “Kính thưa thủ trưởng, dân cư nghĩa địa xóm Chùa xin nhiệt liệt chào mừng thủ trưởng”. Thế nhưng sau khi biết đó là một sự nhầm lẫn do người mai táng tắc trách, thực ra ma mới chỉ là một thợ điện bậc ba thì thái độ của mọi người cũng khác hẳn: “Này ông Lâm, hiện thời chúng tôi chưa quyết định điều gì cả. Ông hãy nhờ ông Giáo kia - ông ta chỉ vào ngay tôi - làm hộ một bản tường trình sự việc nhầm lẫn để chúng tôi xét. Hiểu chưa?” [40]. Cuộc sống cõi âm mà nhà văn miêu tả mang


đậm dấu ấn cuộc sống hằng ngày của chúng ta như quan niệm “sống sao chết vậy”. Cõi âm còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm như một chi tiết quan trọng trong truyện. Những chi tiết ấy khái quát cái nhìn hiện thực của người âm đầy đủ hơn cái nhìn của người trần thế về cuộc sống. Khi chi tiết cõi âm xuất hiện nhân vật thường rơi vào nửa tỉnh nửa mê và có nhiều luồng suy nghĩ đan xen. Cõi âm xuất hiện một tần xuất lớn trong những sáng tác của Đoàn lê. Chi tiết cõi âm xuất hiện khi nhân vật chính nhớ đến người mình yêu thương, tìm cách lí giải về sự ra đi đột ngột của cô trong tác phẩm Chờ nhật thực. Vì quá yêu người con gái nên khi cô ra đi đột ngột trong một chuyến đi vẽ anh không tin đó là sự thực. Cô ra đi khi mới mười chín tuổi, khi còn sống cô có sở thích xem nhật thực. Thậm chí từng ước ao xem nhật thực toàn phần: “Toàn phần? Em biết rồi, nghĩa là mặt trời biến mất... A, không phải, nghĩa là sẽ có một mặt trời đen tuyền lơ lửng trên không... Chao ôi, giá em được một lần nhìn thấy thế nhỉ!”. Cô gái mong manh nhỏ bé với tình yêu trong veo của mình khiến chàng trai phải nâng niu, chiều chuộng đến mức quên mình nhưng lại rất hạnh phúc được yêu cô: “Em không biết một lời hứa thiêng liêng bí mật đã gắn bó chúng ta khiến tôi say mê em hơn, lúc nào cũng như chàng Đông-ki- sốt tôn thờ tuyệt đối thần tượng nàng Đuyn-xi-nê cao quý”. Thế nên chàng muốn làm theo di nguyện của nàng, anh muốn đón nhật thực cùng nàng và cõi âm xuất hiện khi nhật thực đến, khi anh cầm bức ảnh về một bãi đá cổ trên tay. Anh đã hiểu được tại sao cô ra đi bằng một câu chuyện lịch sử về người hầu gái trung thành can đảm của Huyền Trân công chúa. Rằng cô là người con gái ấy, cô yêu anh nhưng không thể trọn duyên kiếp với anh. Như một định mệnh nàng sẽ ra đi năm mười chín tuổi dù lí do cái chết rất vô lí như: “Về cái chết kỳ lạ xảy ra, tôi không tin do ong vò vẽ, mặc dù em nằm bất động ngay bên dưới tán cổ thụ, cạnh một tổ ong đang bay xớn xác. Làm sao một vài nốt ong châm trên cánh tay em lại là nguyên nhân để em phải chấm dứt

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí