Truyện ngắn Đoàn Lê - 8


mình không có quyền khóc. Rồi um nhà lên, rồi thiên hạ chửi cho bọn vô phúc, rồi nhỡ ảnh hưởng đến cái chức chủ tịch của thằng Nhì, rồi vợ nó róc rỉa bà hại con hại cháu... Nhưng càng nén lòng bao nhiêu bà cụ càng đau đớn, hai hàng nước mắt càng lã chã bấy nhiêu. Sao mày lại nằm khổ sở ở đây vậy? Dễ mày nghĩ tao sướng hơn mày đấy. Mày là con chó già, sống chết không bận đến ai, chứ như tao sống cũng khổ, già càng khổ, muốn chết không xong, được như mày thì phúc đức quá”. Bà cụ già được con cháu hiếu thảo hết mực ấy đã chết thực, bà chết rớt xuống giếng khi đi ra đó uống nước. Bà chết để không phải chứng kiến cảnh mình bị hành hạ bởi cuộc chiến hiếu thảo của con cháu.

Xóm Chùa không còn yên ả khi nền kinh tế thị trường chiếm lĩnh, đồng tiền lên ngôi. Ngay cả khi đã khuất mặt về với đất mà họ còn ganh tỵ nhau, đấu đá lẫn nhau ngay ở cõi âm. Các con ma trong câu chuyện Nghĩa địa xóm Chùa, cũng rất bận rộn để nghênh tiếp một đại tá về hưu giàu có quyền lực, ban quản trị tôn kính, chu đáo ân cần mời mọc đại tá chiếu cố đến xóm nghèo. Lời nói của họ ban đầu thật lịch sự nhã nhặn, nể trọng ông đại tá. Thế nhưng khi biết đó chỉ là sự nhầm lẫn thì thái độ của họ trái hẳn với lúc trước, họ hạch sách, quát nạt con ma mới thợ điện bậc ba vì nghèo quá không thể chôn ở Mai Dịch nên phải nhờ quen biết họ hàng nhà bà Hai Đá xóm Chùa để được chôn ở đó. Thái độ của họ đối với hồn ma ấy chính là cư xử của họ đối với chức tước, địa vị, sang hèn, giàu nghèo… Họ chỉ coi trọng những ai có địa vị, giàu sang mà thôi, còn người nghèo phải nể trọng, phải sợ hãi bọn quan cai trị của vùng.

Giá trị đạo đức cũng bị xói mòn theo những ma lực, nhờ đồng tiền mà có được như sự quyến rũ từ sắc đẹp của người phụ nữ. Nhiều người không biết tôn trọng cái đẹp coi mọi thứ đều có thể quy đổi và mua bằng hiện vật. “Hai mươi mùa xuân” của nhà họa sĩ vẽ tranh khỏa thân phụ nữ thu hút một bộ phận không nhỏ những kẻ ham muốn tầm thường, “mặc cả ráo riết” [41,


tr.83]. Trong truyện ngắnNgười đẹp xóm Chùa, Đoàn Lê đã cho thấy ngay cả việc thưởng thức nghệ thuật họ cũng tầm thường hóa những giá trị thẩm mĩ thiêng liêng cao cả, xem chúng như những món hàng bình thường, không hơn không kém.

Tác hại của nền kinh tế thị trường sâu sắc nhất đến cuộc sống của con người qua lối sống buông thả của ngay cả những người vì muốn thỏa mãn mọi ham muốn trần tục của mình, coi cuộc đời như một sân khấu để diễn xiếc theo những điều họ muốn. Trong truyện ngắn Ông nọ bà kia của Đoàn Lê việc ngoại tình, quan hệ ngoài hôn nhân diễn ra với tốc độ chóng mặt: “Phải, như bây giờ cái Cục quan trọng này được gọi mỉa mai chế giễu là “Cục – ông – nọ – bà – kia”. Phòng Tổ chức cán bộ thỉnh thoảng lại nhận được một tin đồn thất thiệt: văn phòng đại diện tại nước X, nước Y đang xảy ra những cuộc tình chiến. Tôi rất thắc mắc. Phần lớn cán bộ đi xa đều được tiêu chuẩn mang theo vợ con, vậy mà các cuộc tình du kích không hề giảm”. Nhất là việc đó xảy ra trong một Cục văn hóa của nhà nước. Các cán bộ ấy ngoại tình một cách công khai và dùng thế lực chính trị xã hội để che đậy tiếng xấu, che đậy bản chất thối nát của chính mình: “Người ta bịt chặt miệng anh xế lại, bảo rằng phải giữ quốc thể, không được làm ầm ĩ. Nên nhớ chúng ta đang sống trên đất nước người, địch luôn luôn nhòm ngó bới lông tìm vết, điều tối quan trọng là không được vạch áo cho thiên hạ xem lưng, mọi chuyện ở đây đều xếp vào loại bí mật quốc gia cả đấy! Anh có muốn người ta tống khứ vợ chồng con cái nhà anh về nước ngay lập tức không? Anh xế đành lấy hết tinh thần để nuốt nhục.

Bà vợ sếp ngất lên ngất xuống, cũng phải cắn răng mà chịu. Phu nhân có thương chúng em thì giữ yên lặng cho cơ quan nhờ. Đừng để người ta sờ gáy anh nhà, rồi cái sảy nảy cái ung, chuyện nọ phát sinh chuyện kia. Văn phòng đại diện nào chả có những vấn đề tế nhị, không được lộ sáng. Ở trong


nước thiên hạ đang ghen ăn tức ở, thêm chuyện này càng rách việc. Phu nhân bình tĩnh đi, đừng xúc động quá. Về lâu dài “của nhà” vẫn đấy. Chỉ là thư giãn tý chút. Hết ba năm, ông nọ về nhà ông nọ, bà kia về nhà bà kia, không ai lăn tăn nữa. Thứ tình – yêu – nhiệm – kỳ ở Cục mình là chuyện thường thôi, xảy ra như cơm bữa. Chẳng qua phu nhân bị bất ngờ, tất nhiên phải choáng. Chúng em vô cùng thông cảm. Nhưng xin nể mặt chúng em!”. Họ tìm mọi cách để thu xếp êm xuôi mọi chuyện để giữ gìn danh tiếng cho cơ quan. Họ cũng tìm cách sắp xếp lại cuộc đời của mình để che đậy những ngày tháng sống buông thả, ăn chơi của bản thân. Thông qua việc tìm việc cho nhân vật tôi trong truyện, ông Nhã đã toan tính rất nhiều cho con gái tên là Hoa của ông, kế hoạch của họ không thành công bởi người bố đã mất của anh qua thương con đến đỗi phải báo mộng cho anh biết để tránh tai kiếp: “Tội nghiệp con giai của bố. Con đã lọt vào kế hoạch của bố con ông Nhã mất rồi. Con Hoa ở bên kia sống buông thả lắm, nghe đâu trước đây trót dính chuyện với thủ trưởng của nó, ai cũng biết, nên giờ khó lấy chồng. Ông Nhã đang cần tìm tấm bình phong che chắn cho nó. Hãy nhớ lời bố dặn đây: lấy ai thì lấy, chớ dính vào con gái trong Cục... Rồi tan nát cả một cuộc đời con ạ!”. Kinh tế thị trường thực sự đã làm biến chất những phẩm hạnh cao quý tốt đẹp của rất nhiều người bởi họ không vượt qua được sự cám dỗ của nó.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của nước ta nhưng cũng đang thử thách bản lĩnh làm chủ, nhân cách của con người trước những ma lực cám dỗ của nó.

2.2.2. Chân dung nhân cách méo mó, bi hài

Truyện ngắn Đoàn Lê - 8

Với những chân dung nhân cách méo mó, bi hài khiến truyện ngắn Đoàn Lê mang những nét riêng. Đó là những con người có vẻ ngoài và nội tâm trái ngược nhau, họ có vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại chứa đầy những suy nghĩ xấu xa. Như ông Hưởng trong truyện ngắn A Tourism xóm


Chùa, bề ngoài ông tỏ ra mình là một người đạo đức phẩm hạnh nhưng khi bị thử thách trước vẻ đẹp của cô tiếp viên Lan ông đã không thắng nổi dục vọng và sa ngã. Còn con trai ông tên Cường là một kẻ rất mưu mô xảo quyệt. Hắn lấy danh nghĩa làm cho quê hương phát triển thành một địa điểm du lịch với “Động người xưa”, hắn đã làm nhiều việc xấu xa trên chính mảnh đất quê nhà của mình. Hắn phát triển đội ngũ tiếp viên trẻ đẹp mà hắn săn lùng khắp nơi để mua vui cho khách nước ngoài đến thăm quan. Hắn cấu kết với quan chức, bắt tay với hãng du lịch,… tất cả đều nhằm trục lợi riêng cho bản thân mình.

Chân dung méo mó biến dạng ấy còn là những kẻ đểu giả mang danh nghĩa tốt đẹp để làm những việc xấu xa như cô Khờ sau khi lấy chồng tây. Khi đã là cô Lầy Lầy, cô Khờ lại tìm cách dụ dỗ người khác để cô mai mối gả lấy chồng nước ngoài như bản thân cô chỉ ngoài hai mươi tuổi mà lấy ông chồng hơn bảy mươi. Cô sống sung sướng giàu có nhưng có thật đó là những gì tốt đẹp của đời cô. Thế mà cô lại về quê khoe khoang sự giàu có sung sướng của mình hòng gạt gẫm những cô gái nhẹ dạ cả tin lấy chồng ngoại (Trinh tiết xóm Chùa).

Những méo mó biến dạng nhân cách ấy đôi khi xuất hiện trong những lúc con người yếu đuối không thể vượt qua những bản năng ham muốn của mình trong các tác phẩm như: Chuyện lãng mạn cuối cùng, Ngày cuối, Mỹ nhân mèo, Quai xăm, Oan hồn ngõ đá dốc, Trinh tiết xóm Chùa,…. Đôi lúc họ không thể thắng nổi ham muốn trần tục của bản thân, không còn giữ mình là một nghệ sĩ chân chính yêu cái đẹp: Trinh tiết xóm Chùa, Mỹ nhân mèo, Chuyện lãng mạn cuối cùng,… Họ nhìn nhận cái đẹp bằng những cặp mắt tầm thường nhất. Người họa sĩ vẽ khỏa thân trong Trinh tiết xóm Chùa đã có cái nhìn vẩn đục với cô người mẫu Hương: “Tôi xiết bao bàng hoàng. Cả góc phòng ngổn ngang luộm thuộm bỗng sáng bừng trước vẻ đẹp lộng lẫy tinh


khiết của một thân thể thiếu nữ. Tôi không thể cầm lòng để không thể hình dung một bức tranh khỏa thân đúng như trước mắt tôi kia” [ 41, tr 91]. Nhưng rồi vượt qua những lúc yếu đuối ấy anh vẫn làm một người nghệ sĩ chân chính: “Xin trời tha thứ cái yếu lòng thằng tôi. Chút áy náy cuối cùng lẫn lòng trắc ẩn ấy đã nhường chỗ cho con ngựa nghệ thuật nó đột ngột lồng lộn. Tôi bỗng náo nức, con tim nhảy thì thụp dưới áo, luýnh quýnh vơ đại cây bút nào trong tầm tay tôi.” [41, tr 91]. Thế nhưng không phải lúc nào người nghệ sĩ cũng chiến thắng chính bản thân mình, nhân cách của họ cũng đôi lúc bị chao đảo nghiêng ngả như lời tự thú của nhà văn trong Chuyện lãng mạn cuối cùng đã bị ham muốn xác thịt đánh gục: “Hắn khỏa lấp chỗ trống rỗng trong tâm hồn hắn bằng những đôi môi đàn bà ngọt ngào. Ngày lại ngày hàng rổ ngực, rổ mông đổ ập lên người hắn tối tăm mặt mũi. Hắn chơi bời điên cuồng. Chơi như cả quãng thời gian chung sống với vợ đã khiến hắn phải chết nhịn chết thèm đến phát rồ. Chỉ có dịp vợ chết hắn mới được biết thế nào là đàn bà. Thỏa thuê, phè phỡn, hết bồ non đến gái bán bia ôm, cô bánh mì đến chị bán sách cũ… Không có người đàn bà nào hắn không ngấu nghiến ngon lành khi tình cờ quơ được…” [50]. Đó là những lúc ông nhà văn trong tác phẩm yếu lòng vì vợ mất, vì tình cảm ông dành cho Thuận quá xa xôi, mơ hồ. Sự đánh mất bản thân mình khiến cho nhiều nghệ sĩ rơi vào thế giới riêng của chính mình: “Bức tranh siêu thực ở chỗ con mèo có bộ ngực thiếu nữ căng tràn sức sống, khêu gợi nhục cảm, ẩn hiện bên màu lông trắng. Tựa hồ có mỹ nhân nào trêu ngươi khoác bộ áo lông mèo, chỉ hé lộ đôi chút cho người ta tưởng tượng thèm muốn. Hắn đặt tên bức tranh là Mỹ-nhân-mèo”. Đó là tác phẩm kết tinh từ một tình cảm sâu thẳm anh dành cho một người con gái láng giềng cận kề. Tình cảm kìm nén khiến nhiều lúc anh rơi vào chính ảo mộng của mình: “Hắn không dám hé răng kể rằng đêm đêm hắn vẫn thường đón khi thì con mèo Xiêm biến thành cô gái, khi biến thành Thục


Hiền, họ thay nhau lên giường cho hắn ôm ấp. Đôi khi hắn nghe thấy chính tiếng mình gào trong mơ như một con mèo đực gào gọi bạn tình” .

Con người trong hành trình làm người của mình đã bị cuộc đời thử thách biết bao lần để hình thành nên nhân cách của bản thân mình. Có đôi lúc con người không nhận ra thử thách ấy bởi cuộc đời có quá nhiều mối bận tâm. Trong truyện ngắn Quai xăm, nhân vật Song đã trải qua cuộc thử thách nhân cách mà cái giá phải trả là chính mạng sống của mình. Bởi sự ghen ghét, đố kỵ với Đối người bạn thân thiết từ thuở ấu thơ của mình Song đã nhiều lần có suy nghĩ hãm hại người bạn của mình. Song luôn mặc cảm về bản thân: “Từ tấm bé tôi đã khổ sở vì mình thua kém Đối mọi mặt, dù chúng tôi bằng tuổi nhau, nhà cùng ở ngõ đá dốc. Nó lực lưỡng, hiền lành, khôi ngô; tôi bé người hơn, lại đen đủi, tuy có phần láu vặt hơn. Và suốt những năm học cấp một, tôi như bị nó đè bẹp dí”. Chính vì vậy mà Song luôn có sự đố kỵ với bạn của mình, lúc nhỏ để trả thù bạn đôi lúc Song chỉ bài sai cho bạn, bày trò để bạn mắc mưu… Nhưng Song cũng vẫn hiểu rằng Đối rất tốt với mình, sẵn sàng bênh vực mình khi bị người khác ức hiếp. Mối quan hệ giữa Song và Đối mới đầu chỉ là sự ganh ghét trẻ con vì không bằng bè bằng bạn nhưng khi cô bạn gái Dâng xuất hiện thì mối quan hệ ấy ngày càng phức tạp hơn. Song rất thích và quý mến Dâng. Anh làm quen và biết Dâng trước, anh quý trọng cô bé ấy hết mực, nâng niu như vật báu của mình: “Ngồi dưới chân đảo ăn món ngao nướng, tôi lựa lúc vui nhất đánh bạo đọc cho Dâng nghe bài thơ tình tôi tìm được trong một tập thơ, sau mấy đêm thức trắng... Tình anh như sóng triều dâng. Những e ướt bóng một vầng trăng non...”. Song yêu Dâng nhưng phải ghìm nén tình cảm trước cô gái: “Đôi mắt đen ướt của Dâng nhìn tôi đăm đắm ẩn giấu một điều gì khiến tôi như ngộp thở. Tôi vội đứng ngay dậy, bỏ chạy một lèo lên chân ngọn hải đăng để cho lòng yên tĩnh lại... Dù sao cũng phải kìm nén chờ Dâng học hết lớp cuối cấp đã. Tôi không cho phép


mình làm ảnh hưởng đến chuyện học tập thi cử của em. Một năm nữa chứ mấy.” Thế nhưng Song không ngờ khi tình cảm anh không bộc lộ ra thẳng thắn với Dâng thì cô đã nhận tình cảm của Đối và cả hai đã âm thầm quen nhau đến khi cô tốt nghiệp phổ thông đi làm quản lý nội trú ở một trường học thì công khai. Song còn loay hoay chưa biết tính toán ra sao thì hai người bạn ấy lấy nhau. Quai xăm là thử thách nhân cách của Song một cách nghiệt ngã. Đó là thử thách của tình yêu, tình bạn, tình động loại giữa biển khơi nghìn trùng. Lúc này Song càng cảm thấy sự thua cuộc, thất bại của mình, thấy mình như bị bạn phản bội và ý nghĩ trả thù bạn đến với anh một cách chóng vánh khi cùng nhau làm việc: “Chúng tôi có nhiệm vụ buộc những cái khoẳm bám chặt lại. Buộc xong dưới miệng đáy, chúng tôi trồi lên bên trên. Tôi nhìn những bong bóng nước từ miệng Đối thở ra và chợt thấy mình tức ngực. Tôi vội ngoi lên. Ô hay, sao bỗng dưng ngắn hơi thế? Đừng chú ý vào việc gì khác, đến mức lơ đãng công việc như vậy. Tĩnh lại đi Song ơi! Bám vào mạn thuyền tôi ngoái nhìn xuống mặt biển. Nước trong nên tôi có thể thấy lờ mờ cái đầu tóc đen đen của Đối phía dưới sâu. Hắn đang còn loay hoay bên cọc xăm. Lúc ấy... lúc ấy mà... Leo hẳn lên thuyền, tự nhiên mắt tôi lướt qua cái đòn khiêng đặt bên mạn như ước lượng độ dài một cách vô ý thức... Rồi tôi vội ngoảnh đi. Quái, bác Khảm đâu nhỉ? Liệu bác có để ý thấy tôi nhìn cái đòn khiêng hay không? Cái đòn khiêng... Lúc sáng cùng Đối đưa giã xăm ra thuyền, có lúc tôi thoáng hình dung cái đầu đòn vạt nhọn ở đoạn mấu tre già cứng như sắt nguội này, nó mà dộng xuống đầu, cầm chắc đi đứt”. Song đã có những ý định giết bạn vì những đau khổ mà bạn gây ra cho anh thế nhưng anh nào hiểu bởi anh yêu người ta mà không nói ra, tình cảm cứ giấu trong lòng thì ai có thể hiểu và tình yêu thì có những lí lẽ riêng mà không quy luật nào trói buộc chỉ có tình bạn tình người chân chính cao quý mới khiến người ta sống với nhau chan hòa. Song đã may mắn thức tỉnh không làm những điều


dại dột ấy với bạn, chưa xảy ra một sự đáng tiếc nào nhưng anh lại nhận được một bài học làm người rất thích đáng. Song có ý nghĩ giết Đối nhưng chính Đối lại là người cứu Song thoát chết: “Xuống dưới sâu, tôi mở mắt nhìn. Đúng thế, những con tép óng ánh đang lao vun vút theo luồng nước chảy xiết. Buộc khoẳm trở nên khó khăn hơn. Tay tôi phải bám cứng cái cọc, hai chân quặp chặt. Quái lạ, bữa nay nước ào như lũ ngầm là thế nào? Chỉ sẩy tay một chút, tôi sẽ bị cuốn phăng vào đáy xăm, chết trong đám lưới vây bọc tựa một con moi bất hạnh. Cái chết ấy luôn rình rập tất cả dân quai xăm lớ ngớ. Phía trên, Đối đang duỗi chân lặn sâu hơn. Những cái chân hắn săn vồng, gân guốc như chân ếch. Và cả bộ đồ nghề của hắn ở dưới nước cũng thêm vẻ hung dữ, bày ra như khiêu khích sát mặt tôi. Lúc đó trong tôi đột ngột trào lên một khao khát cháy bỏng được túm lấy người Đối kéo ghì xuống, để cả hai thằng cùng trôi tuột theo dòng lũ ngầm vào đáy. Dâng ơi, vầng trăng non của tôi ơi...Răng tôi nghiến lại. Tôi điên khùng bám cọc xăm bằng một tay, một tay nhanh thoắt quờ đôi chân đang đung đưa trước mặt, ghì chặt. Nó không đề phòng nên tôi dễ dàng kéo nó tuột xuống. Phải, sẽ không ai biết được vì sao Đối bị cuốn vào đáy xăm... Có thể sau đó tôi sẽ tháo một móc khoẳm ra, người ta sẽ nghĩ móc khoẳm ấy theo sức nước bật văng vào mặt Đối khiến nó rời tay, bị lũ ngầm cuốn trôi... Có thể nó đột ngột bị chuột rút... Có thể nó đã uống hơi nhiều rượu và sức khỏe giảm sút sau tháng trăng mật...Vào đúng giây phút ấy tôi chợt hiểu Dâng chỉ là cái cớ cuối cùng cho tất cả những ấm ức thua thiệt, cho sự đau đớn ngấm ngầm của tôi với Đối ở cuộc đời này trong suốt những năm tháng còn lại.

Thân hình Đối cong xuống. Nó bám cọc xăm để toài về phía tôi. Trong bóng nước, hai khuôn mặt chúng tôi xáp gần nhau, tôi nhận ra đôi mắt ngây ngô của Đối nhướn to đầy ngạc nhiên. Hình như nó muốn hỏi tôi đã xảy ra điều gì? Tôi nhắm mắt lại không dám nhìn vào đôi mắt nó nữa. Phải, đúng

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí