nhân bản của mình làm tiếp di nguyện của ông. Người con trai bị vứt bỏ ra ngoài đường, không nhà không cửa sống lang thang vất vả mưu sinh thế mà bây giờ lại phải lo lắng lại cho người anh nhân bản vô tính của anh. Anh đã đủ khốn khổ với cuộc đời của mình giờ phải chịu trách nhiệm với nhân bản ấy bởi vì cha anh đã chết không còn tồn tại về mặt xã hội nữa, không ai tưởng tượng nổi nếu mình gặp phải tình huống gặp lại người đã chết. Tình huống giả tưởng - kinh dị ấy thể hiện trong câu chuyện còn là một lời cảnh tỉnh của cuộc sống hiện nay đó là việc lặp lại những phiên bản của những cuộc đời con người đầy bất hạnh, những kiếp người khổ sở đa mang.
3.1.4. Sự đan xen các tình huống
Các tình huống truyện đan xen là những tác phẩm thể hiện tài năng và nghệ thuật thể hiện của Đoàn Lê. Các tác phẩm ấy thường mang những nội dung thẩm mĩ đa dạng phong phú như: Giường đôi xóm Chùa, Ngôi nhà gỗ, Nhân bản,… Trong các tác phẩm này, tình huống hiện thực làm trục chính để kể về câu chuyện của nhân vật, rồi trong diễn biến của tác phẩm các tình huống còn lại như những dây leo gắn kết để tạo nên một tác phẩm thực - ảo đan xen, vừa hài hước vừa buồn bã, vừa sợ hãi vừa gây ra tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Trong tác phẩm Nhân bản, Đoàn Lê thể hiện một cốt truyện nhiều tình huống đan xen lẫn nhau. Ban đầu truyện được thể hiện bằng một tình huống thực, đó là người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi trở về gặp lại người dì của mình. Tình huống hiện thực làm trục chính của câu chuyện, nhân vật nhớ về quá khứ tuổi thơ của mình, nhớ những sự việc xảy ra trong cuộc đời mình. Tình huống tưởng tượng - kinh dị xảy ra đó là việc anh gặp một nhân bản vô tính của bố anh lấy tên là Vũ Huếch đến yêu cầu anh giúp đỡ cho cuộc sống của hắn vì hắn không thể sống như người bình thường: “Thi sĩ cho nhân bản mình nhằm lấy người kế tục thực hiện ước vọng lớn lao ông chưa đạt được lúc sinh thời”. Tình huống hiện thực và mộng ảo tưởng tượng đan xen giúp người đọc nắm rõ hơn về cuộc sống của anh và những việc anh đã
từng trải, từng làm. Sự đan xen tinh huống còn thể hiện trong những trường hợp các nhân vật nhận thức về bản thân mình, nhận thức về cuộc sống, tình cảm của bản thân. Nhờ sử dụng tình huống đan xen làm kết cấu trần thuật của câu chuyện không theo một trật tự tuyến tính mà có sự kết hợp về không gian thời gian để tạo nên tác phẩm như: quá khứ đan xen hiện tại (Ngôi nhà gỗ), hiện tại đan xen với tương lai (Người khách đêm giao thừa), cõi âm và cõi dương (Nghĩa địa xóm Chùa), người đã chết và người đang sống (Mẹ và con và thánh thần),… Những kết hợp tình huống truyện đã góp phần gia tăng sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc trong quá trình tiếp nhận và thưởng thức tác phẩm của Đoàn Lê.
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
3.2.1. Nắm bắt nhanh các trạng thái tâm lý nhân vật
Tâm lý con người muôn đời vẫn là điều bí ẩn và khó khám phá ngay cả đối với chính bản thân mỗi người. Vì tính chất phức tạp đó nên các nhà văn khi miêu tả và khắc họa tâm lý của nhân vật thường phải vận dụng rất nhiều thủ pháp: khi thì trực tiếp miêu tả, khi thì gián tiếp miêu tả, có lúc mượn hành động để khắc họa tâm lý nhân vật, có lúc dùng lời đối thoại hoặc độc thoại nội tâm để nhân vật tự mình bộc lộ những điều tâm can nhất. Khắc họa tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài cũng là một trong những thủ pháp tiêu biểu để khám phá tâm lý nhân vật. Như chúng ta đều biết, mỗi nhân vật cũng như mỗi con người đều là một vũ trụ đầy bí ẩn, mỗi cá thể tồn tại là một tiểu thế giới với tất cả sự phức tạp và phong phú khôn lường của nó. Vậy thì căn cứ vào đâu chúng ta có thể đoán định được hoặc nắm bắt được phần nào những suy tư thầm kín và chân thật của nhân vật? Đoàn Lê miêu tả tâm lý nhân vật một cách trực tiếp. Tâm lý của các nhân vật được nhà văn nắm bắt một cách tinh tế, sát thực và nhanh chóng. Đoàn Lê có một cái nhìn mẫn cảm và tinh tế đối với các sự việc đang diễn ra. Chị có thể hiểu những diễn biến tâm lý của một đứa trẻ nhỏ về hình ảnh người bà: “Tôi háo hức với chuyến đi còn vì một lẽ:
Có thể bạn quan tâm!
- Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Hiện Đại
- Tưởng Tượng – Một Cách Nhận Thức Về Thực Tại
- Nét Riêng Của Yếu Tố Tự Truyện Trong Sáng Tác Đoàn Lê
- Truyện ngắn Đoàn Lê - 13
- Truyện ngắn Đoàn Lê - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
tôi chưa hình dung cụ ngoại như thế nào. Tôi chỉ biết cụ đồng nghĩa với cái di động của bà nội. Mỗi khi chuông điện thoại bà nội đổ hồi, tôi áp máy vào tai, lắng nghe giọng cụ dịu dàng rất mực âu yếm hỏi han”. Hình ảnh người bà trong đứa trẻ chỉ là hình ảnh thông qua trí tưởng tượng non nớt của nó kết hợp với giọng nói dịu dàng ngọt ngào âu yếm của bà. Tâm lý trẻ thơ cũng không phải đơn giản như mọi người thường nghĩ. Qua truyện ngắnCụ ngoại và tôi, ta thấy Đoàn Lê đã miêu tả một cu Dế hai tuổi rất ngây thơ, rất trong sáng nhưng sớm nhận biết mọi điều xung quanh bằng những suy nghĩ và kinh nghiêm riêng của bản thân người đã từng là trẻ nhỏ trong quá khứ. Bé quý cụ ngoại nhưng khi gặp mặt thật thì không tin đó là cụ, không quý mến đến chơi với cụ nữa. Em cho rằng cụ không giống trong trí tưởng tượng của em. Đến khi dùng điện thoại khơi gợi xác nhận lại giọng cụ nói Dế mới tin là sự thật. Đoàn Lê miêu tả khắc họa tâm lý nhân vật rất độc đáo và sáng tạo. Chị nắm bắt những tâm tư tình cảm nhân vật nhanh nhạy và thể hiện một cách tinh tế trên trang văn. Những biến đổi nội tâm, những góc khuất trong tâm hồn cũng được chị soi rọi để nhận ra và hiểu rõ tâm tư tình cảm của nhân vật, để thấy được tâm lý diễn biến nội tâm của nhân vật. Chị dùng nhiều độc thoại để nhân vật tự khám phá ra chính bản thân mình: “Dầu anh phụ bạc em nhưng không đời nào em làm thế với anh. Em không thể xóa bỏ hình bóng con người em đã nguyện trọn đời yêu anh. Nếu giời bắt em phải mất anh cho con vẹo mũi, em sẽ ở vậy suốt đời. Em chả lòng dạ nào đổi anh lấy mười lăm anh chàng không quen biết kia. Ới anh Khờ ơi…” [42, tr.66]. Nhà văn luôn dõi theo sự diễn biến tâm lý để khắc họa những trạng thái tâm lý mà nhân vật trải qua. Đó là những lúc nhân vật hoài niệm về quá khứ, nhớ lại hạnh phúc của mình, niềm hạnh phúc vỡ òa cùng với nỗi đau của thực tại, sự nhớ thương với dày vò trách móc,… cùng nhiều trạng thái tâm lý đan xen trong một thời điểm. Nhân vật có lúc oán giận, lúc lại biết ơn, lúc căm ghét, lúc lại yêu thương,… Các trạng thái tâm lý luôn biến chuyển đối với những hiện thực sự vật mà họ đang
trải qua. Cách thể hiện các trạng thái ấy ta có thể bắt gặp trong tất cả các truyện ngắn của nhà văn. Mỗi tác phẩm chị đều thể hiện được những trạng thái tâm lý riêng của nhân vật. Trong câu chuyện Quai xăm, khi Song ghen ghét vì Đối lúc nào cũng lợi thế hơn anh về công việc, cuộc sống và lấy được Dâng người anh hằng yêu mến nên trạng thái tâm lý của Song diễn biến rất phức tạp. Đó là lúc Song thấy ghét Đối vì hắn luôn nổi trội hơn nhưng lại không phủ nhận Đối luôn bênh vực, bảo vệ anh. Song căm hận Đối vì Đối lấy mất Dâng - người con gái anh thầm yêu hết mực nên nảy sinh ý định trả thù, anh nảy sinh ý định một cách tức thời, không phải là chuẩn bị trước nên có sự e ngại do dự nên anh không dám ra tay với bạn. Lần thứ hai khi đi cột quai xăm trong lúc nhiều gió nhiều sóng và cá tép nặng lưới anh lại tìm được cách hại Đối và anh đã thực hiện bởi lúc này rượu cho anh thêm sức mạnh. Con người đố kỵ trong anh muốn hành động trả thù. Các diễn biến ấy rất hợp lý bởi tâm tư tình cảm của Song đã quá dồn nén, và hơn thế nữa nỗi đau về Dâng như giọt nước tràn ly.
Đoàn Lê thường nắm bắt những trạng thái tâm lý đan xen rất nhạy bén. Chị thể hiện tài năng của mình thông qua những trạng thái tâm lý sâu sắc soi rọi từ sự nửa tỉnh nửa mơ của nhân vật. Để nhân vật hoàn toàn bộc lộ mình. Ngày nhớ đêm mong nên khi nhìn bức tranh Mỹ nhân mèo, anh họa sĩ lại nhớ thương người con gái anh thầm yêu, đau đớn tiếc nuối. Anh nhìn thấy người yêu qua bức tranh con mèo có bộ ngực của cô gái, khiến anh thể hiện hết các trạng thái tâm lý của mình, bộc lộ hết những nhớ nhung, khắc khoải trong anh với người yêu.
Đoàn Lê đã khắc họa khá tài tình các trạng thái tâm lý phức hợp khi nhân vật đang trăn trở để quyết định có ra tay hay không với người bạn và là tình địch của mình (Quai xăm), có ly hôn hay không với người đàn ông đã gắn bó gần nửa đời người với mình (Giường đôi xóm Chùa),… Tâm trạng nhân vật cũng có những biến chuyển trong những lúc họ nhớ về qúa khứ: nhớ
lại cảnh cô gái đón nhật thực (Chờ nhật thực), nhớ lúc còn chung sống với nhau (Ngôi nhà gỗ), nhớ về thời thơ ấu đầy đau khổ (Nhân bản), nhớ về người mình đã yêu thương chăm sóc (Tình Guột),… Nhà văn đã thể hiện sự đan xen tâm lý một cách nhuần nhuyễn, thể hiện rõ khả năng nắm bắt tâm lý nhân vật của mình.
3.2.2. Sắc sảo và hài hước trong cách sử dụng các chi tiết mô tả
Chi tiết là những ngữ liệu quan trọng tạo nên tác phẩm. Các chi tiết trong truyện ngắn Đoàn Lê rất sắc sảo, tinh tế. Nhiều tác phẩm chỉ một vài chi tiết tiêu biểu nhưng diễn tả hết đặc điểm của nhân vật. Chẳng hạn như trong truyện ngắn Con Mốc, khi dự án sân gôn muốn được thông qua, chủ tịch Nhì động viên khuyến khích bà con trong làng bán đất thì bị anh ruột của mình là giáo Nhất phản đối. Cuộc tranh cãi kịch liệt nổ ra, ông giáo Nhất nói ông chủ tịch tham ô, ăn bẩn nên ông chủ tịch mắng lại ông giáo không nuôi mẹ già. Chính từ lời nói ấy mà cả nhả ông Giáo Nhất tìm đủ mọi cách phải rước bà cụ Cậy. Chi tiết đón cụ về bằng cách xông vào nhà, đưa cụ lên vai rồi vác chạy, giằng kéo cụ qua lại đã bộc lộ sự hám danh hám lợi của hai đứa con. Chúng không nghĩ gì đến sự đau yếu của mẹ mà chỉ cốt đạt mục đích trước mắt. Trong truyện ngắn của Đoàn Lê còn gợi nên chi tiết bà cụ Cậy ngồi tâm sự với con chó Mốc, đó là một dụng ý nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. Chỉ bằng hình ảnh và cảnh huống đó nhà văn đã tạo nên sự so sánh ngầm, tạo trường liên tưởng đến nhân vật lão Hạc bên con chó Vàng trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Nhà văn tạo nên những chi tiết độc đáo qua cách miêu tả các chi tiết sự vật rất hài hước. Cả nhà cu Dế (Cụ ngoại và tôi) không thể ngờ Dế không dám đến gần cụ ngoại vì không giống trong điện thoại mà bé từng tiếp xúc. Người vợ trong Ngôi nhà gỗ có một sự sợ hãi quá đáng đối với con ếch… Những chi tiết hài hước ấy giúp cho câu chuyện trở nên nhẹ nhàng và ý nhị
hơn. Khi cả câu chuyện đều kể về những nỗi đau, nỗi bất hạnh trong đời người như phải chịu sử sinh ly, tử biệt, chịu cảnh dang dở khi yêu nhau…thì chất hài hước ,giúp câu chuyện mang màu sắc an nhiên bớt đi sự căng thẳng nặng nề.
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê
Một nhà văn đích thực phải ý thức về mình như một nhà ngôn ngữ vì ngôn ngữ là “yếu tố đầu tiên qui định cung cách ứng xử” của người đó, là phương tiện bắt buộc để họ giao tiếp với bạn đọc. Đối với văn chương, ngôn ngữ không chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật, do đó giọng điệu của tác phẩm trước hết cũng là giọng điệu ngôn ngữ.
3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê
Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm văn xuôi, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạt… Chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn Đoàn Lê một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh, xóa nhòa khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện và độc giả. Chúng tôi cho rằng nghệ thuật kể chuyện đặc biệt khó ở chỗ phải vào đầu như thế nào cho trơn tru và kết thúc như thế nào (có thể gọn ghẽ, có thể bỏ lửng) để tạo được dư ba cảm xúc cho người đọc. Đoàn Lê đã làm được điều đó trong truyện ngắn của mình, với việc mở đầu câu chuyện bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề và cách kết thúc truyện bằng những câu kết nhẹ như gió, nhưng buộc người đọc phải suy ngẫm. Nghĩa địa xóm Chùa là truyện ngắn tiêu biểu cho cách thức diễn ngôn của người kể chuyện. Ngay vào phần mào đầu, Đoàn Lê đã tập trung ngòi bút để miêu tả những chi tiết về ngoại hình, về tính cách, về cuộc đời, về nghề nghiệp,… của những cư dân ma nơi nghĩa địa. Cuối cùng, để làm bật lên hình ảnh một “đại tá” khác người, khác người nên mới được các cư dân ở đây
nghinh đón long trọng còn nhân vật thì sợ sệt đến mức tội nghiệp. Có ai biết đâu ẩn đằng sau cái áo khoác oai vệ ấy lại là một anh thợ điện bậc ba nghèo hèn cực khổ, vất vả cả đời. Câu kết truyện ngắn này thoạt nhìn vào có vẻ khá lạ lùng, khách quan, cứ như là lời trêu ghẹo:
“Này thày giáo ơi..
Thầy như táo rụng sân đình Em như gái dở…”
Thế nhưng, người đọc dễ dàng nhận ra đó là một kết thúc cần phải có, bởi nó đã được “chuẩn bị” ngay từ những dòng phác họa đầu tiên về câu chuyện thú vị này bởi mở đầu đã là những câu bông đùa về cư dân nơi nghĩa địa xóm Chùa: “Từ ngày ra nhập tịch nghĩa đia xóm Chùa tôi được sống trong cảnh chan hòa tình người, tối lửa tắt trăng có nhau cực kỳ vui vẻ” [40]. Họ cũng có tình yêu của chính mình, có niềm vui của bản thân ngay cả khi họ đã sang bên kia thế giới.
Ngôn ngữ Đoàn Lê có những nét riêng biệt giúp chúng ta nhận ra chị trong dòng văn học nữ nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đoàn Lê có cách dùng ngôn ngữ giản dị, đậm chất sinh hoạt đời thường theo đặc điểm vị trí của nhân vật trong xã hội. Nhân vật nào lời lẽ ấy. Đó là một thứ ngôn ngữ vừa giản dị, vừa gọt rũa được cá thể hóa mang đậm cá tính sáng tạo. Các nhân vật có chức quyền trong xã hội như quan chức địa phương, đại tá, thiếu tướng,… lời nói cũng tỏ vẻ uy quyền không hề nhún nhường nhã nhặn với người khác. Những người không có thân phận địa vị sẽ có một cách thể hiện e dè, sợ sệt hơn trong lời nói. Người dân có cách nói mộc mạc chân chất. Trong những truyện viết về làng Chùa, ngôn ngữ sinh hoạt được khắc họa rõ nét. Cách nói của người thôn quê mộc mạc: “Con ma ti vi bắt hồn bắt vía chúng bay hay sao hả? Chiều mai bà không thổi cơm xem thử chúng bay đủ sức ti – vi nữa hay không?” [40]. Đó là cách bà Chiu trong Xóm Chùa ông trách mắng con khi chúng ăn cơm chiều xong là mải mê đi xem ti vi đến gần
mười rưỡi tối mới về. Lời nói của những ông lão trong làng có vẻ chua chát hơn, khinh bạc cuộc đời hơn bởi có lẽ họ đã phải trải qua nhiều vất vả mưu sinh trong đời, đã nếm đủ vị đắng cay trong đời. Khi họ nói về việc quan chức hám tiền, vụ lợi, lời nói mang sắc thái nặng nề: “ Nó nuốt nhiều cho nó chết nghẹn”, “Ấy chớ! Chớ rủa kẻo hối không kịp. Nó chết khối thằng chết nghẹn theo” [42, tr.153].
Nhà văn có những kết hợp từ mới lạ rất riêng để thể hiện tính cách, hình ảnh, tạo nên giọng điệu riêng của nhân vật trong tác phẩm trong việc thể hiện ngôn ngữ đặc trưng cho các ngành nghề. Những nhà báo văn sĩ có cách nói rất hoa mĩ văn chương, tranh luận săc bén đúng như nghề nghiệp của họ như trong truyện Chọi chữ: “Tôi cần hắn chấm dứt ngay cái giọng điệu châm chọc bố láo, những phát ngôn sau lưng tôi rất bừa bãi, ác ý… Làm thế nào tùy anh miễn sao đừng để hắn biết tôi đứng đằng sau anh”. Người đi biển, cách phát ngôn lại mang vẻ phóng khoáng, khỏe khoắn của riêng họ: “Tao pha trà rồi anh em ơi. Hôm nay thằng Đối ăn khao vợ mới món bánh khảo ngon tuyệt đây” (Quai xăm).
3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê
Giọng điệu là: “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [33,tr.134].
Khi tìm hiểu giọng điệu, Lê Huy Bắc đã phân biệt giọng điệu với giọng như sau: giọng là “âm thanh được xác định ở góc độ vật lý như cường độ, trường độ, cách phối âm và âm lượng”; giọng điệu là “âm thanh được xét ở góc độ tấm lòng, biểu hiện thái độ: buồn, vui, giận, hờ hững” [12, tr.67].
Cái làm cho nhà văn này khác nhà văn kia chính là giọng điệu, nó thể hiện một cách rõ nét cái nhìn của chủ thể, vì giọng điệu “mang thái độ và đánh giá của tác giả” về đối tượng được nói đến. Văn học thời kỳ đổi mới