Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 7


Hoạt động khai phá đất rừng để làm rẫy để canh tác nông nghiệp của người dân ở Khu rừng đặc dụng Pác Bó vẫn còn diễn ra. Tuy nhiên do các chính sách dân tộc đối với các đồng bào miền núi, đặc biệt là ở đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn nên việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực này theo qui định của pháp luật của các cấp, các ngành còn thiếu kiên quyết, chưa đủ tính răn đe, mà chủ yếu là thông qua công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục.

Sự lấn chiếm đất rừng trực tiếp ở Khu rừng đặc dụng Pác Bó đã gây sự tàn phá các loài sinh vật ở khu vực bị lấn chiếm và là nguy cơ cao gây suy giảm tính đa dạng của thực vật nơi đây. Nó không chỉ hủy hoại trực tiếp các loài mà còn làm biến đổi môi trường sống làm cho khả năng tái sinh của thảm thực vật suy giảm theo, đồng thời tạo điều kiện cho sự xâm lấn của các loài cây mọc hoang, cây dại vào rừng, đe dọa sự xâm lấn về sinh cảnh của các loài tự nhiên.

- Chăn, thả rông gia súc

Đây cũng là một hoạt động có ảnh hưởng ít nhiều đến sự sinh trưởng phát triển của rừng, đặc biệt là lớp cây tái sinh, cây bụi và thảm tươi của rừng, hay nói cách khác là làm giảm sự ổn định và tính đa dạng của rừng.

3.3.2. Nguyên nhân gián tiếp

- Ảnh hưởng của kinh tế thị trường và du lịch

Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân xâm nhập vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của chính bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng.

Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trái phép nhằm thu lợi bất chính. Khai thác lâm sản ngoài gỗ (thức ăn, phong lan) bán cho khách du lịch.

Việc phát triển các mô hình kinh tế trang trại, nông lâm kết hợp, các mô hình kinh tế rừng, các mô hình kinh tế cộng đồng, kinh tế gia đình chưa được nhà nước quan tâm hỗ trợ, người dân trong khu vực chưa có khái niệm về sản xuất hàng hoá cung ứng cho thị trường mà chủ yếu sản xuất để tự cung, tự cầu. Vì thế việc nâng cao thu nhập bền vững cho người dân để thay thế các hoạt động thu nhập từ việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.


khai thác lâm sản và buôn bán động vật hoang dã là rất cần thiết để ngăn chặn việc suy giảm ĐDSH tại KBT. Cộng đồng đang sinh sống ở Khu rừng đặc dụng Pác Bó không chỉ vì thiếu đất canh tác, mà còn do điều kiện đất canh tác xấu, đất bị bạc màu, đa số dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm áp dụng những thành quả tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất còn thấp, đất đai nhanh nghèo kiệt dinh dưỡng, làm cho đời sống người dân khó khăn.

Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ khu vực rừng đặc dụng Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 7

- Nhận thức của cộng đồng còn thấp

Năng lực và trình độ nhận thức của người dân vùng lõi và vùng giáp ranh còn thấp. Do đó người dân chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật, tầm quan trọng của rừng, một số người dân trước lợi nhuận trước mắt, đã bất chấp pháp luật khai thác tài nguyên trái phép, hoặc che dấu, không phát giác, tố giác, những đối tượng vi phạm, thậm chí chống lại lực lượng các cơ quan chức năng khi thi hành nhiệm vụ.

- Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế

Chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc, còn phó mặc cho lực lượng chức năng, coi vấn đề bảo vệ và phát triển rừng là của Kiểm lâm và BQL Khu di tích.

Lực lượng Công an, Biên phòng chưa quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động các khu dân cư vùng biên giới, đặc biệt vấn đề quản lí hộ tịch, hộ khẩu, đường biên mốc giới, nên dẫn đến tình trạng người dân tự ý mở lối mòn thông thương qua biên giới để vận chuyển gỗ và các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị sang Trung Quốc.

Lực lượng Kiểm lâm mỏng, trình độ năng lực còn hạn chế về cả kiến thức chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, thiếu các trang thiết bị, phương tiện để thi hành nhiệm vụ có hiệu quả, nên không thể kiểm soát được hết các hoạt động khai thác tài nguyên rừng.

Công tác tuyên truyền giáo dục đã được cán bộ BQL và Hạt Kiểm lâm triển khai cho người dân về bảo vệ tài nguyên rừng nhưng hiệu quả không cao, chưa lồng ghép được vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng đồng thời với việc phát triển kinh tế, phương thức làm ăn, xóa đói giảm nghèo. Do không thông thuộc ngôn ngữ, phong tục tập quán nên chưa có được cách thức tiếp cận và truyền đạt hiệu quả đến người dân.


Việc ký kết bảo vệ rừng của người dân mặc dù đã được triển khai hầu hết trên địa bàn với 100% các hộ dân nhưng phần lớn chỉ mang tính hình thức. Người dân chưa thực sự tìm hiểu kỹ về vấn đề cam kết, quyền lợi và nghĩa vụ của họ bởi các bản cam kết đó không mang lại các lợi ích trước mắt và điều kiện cải thiện cuộc sống của người dân. Do đó việc thực hiện cam kết hầu như không hoàn thành, người dân vẫn vi phạm.


3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn thực vật thân gỗ, đặc biệt là những loài cây quý hiếm tại Khu rừng đặc dụng Pác Bó

Bảo tồn và phát triển ĐDSH không tách khỏi việc nâng cao nhận thức và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân trong địa bàn khu Bảo tồn và các vùng lân cận. Công tác định hướng các chiến lược bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH phải quan tâm tới vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế cộng đồng dân cư của khu vực. Hoạt động bảo tồn chỉ có được hiệu quả cao khi lợi ích thu được từ tài nguyên sinh vật và tài nguyên ĐDSH được chia sẻ, cộng đồng tự nguyện tham gia vào các hoạt động đó.

Dân số trong vùng tăng lên, trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên. Vì vậy họ vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên trong khu Bảo tồn.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, các giải pháp đề xuất phải đồng bộ, hệ thống, phù hợp với điều kiện của địa phương. Sau khi phân tích các khó khăn, tập hợp các giải pháp do người dân đề xuất và tham khảo ý kiến các chuyên gia cùng chính quyền các cấp, BQL Khu di tích, các ý kiến đề nghị các giải pháp: Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng (28/30 ý kiến); Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng(19/30 ý kiến); Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh Khu rừng đặc dụng Pác Bó về bảo vệ sự Đa dạng sinh học(16/30 ý kiến); Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn(13/30 ý kiến).

Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau:

3.4.1. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn Khu Bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào


rừng là việc làm trước tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội đối với khu di tích. Trong điều kiện hoàn cảnh của Khu rừng đặc dụng Pác Bó chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cường đầu tư khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng cây thuốc, cây rau bản địa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên để cung ứng cho thị trường một số các loài cây thuốc quí có tiềm năng và cây làm thức ăn như: Rau dớn, Bò khai...

- Lựa chọn và phổ biến các mô hình canh tác mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến người dân. Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác các tiềm năng của KBT như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để tạo nguồn thu nhập cho người dân.

- Cần phải có quy hoạch diện tích vùng đệm, vì hiện nay Khu di tích không có quy hoạch diện tích vùng đệm, để các hộ giáp ranh được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư từ các chương trình, dự án phát triển đối với khu vực vùng đệm.

- Thành lập và phát triển các quỹ tín dụng, các tổ chức cho vay vốn để người dân được vay nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

3.4.2. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao cần phải có những giải pháp tích cực như sau:

- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ rừng và tăng cường công tác quản lý đối với các khu vực dân cư vùng giáp biên, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và an ninh biên giới.

- Tăng cường lực lượng cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực, đặc biệt là người địa phương hoặc thông thạo tiếng địa phương cho Ban quản lý và Hạt kiểm lâm rừng.

- Tổ chức thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy quyền sở hữu đất và rừng theo đúng luật đất đai và luật bảo vệ và phát triển rừng.


- Xây dựng cơ chế chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư.

- Xây dựng quy các biển báo, biển cấm tại những nơi có nhiều người dân sinh sống và đi qua.

3.4.3. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học

Như đã biết, cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh Khu rừng đặc dụng Pác Bó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí của họ rất thấp, phong tục tập quán lạc hậu, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong rừng. Nhận thức của họ về bảo vệ Đa dạng sinh học còn rất hạn chế. Do vậy, để quản lý bảo vệ rừng một cách tốt nhất nhằm nâng cao được tính đa dạng thực vật ở đây thì sự tham gia của cộng đồng dân cư là hết sức quan trọng, vì vậy trước hết cần đảm bảo công tác tuyên truyền giáo dục đến từng người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết về giá trị các nguồn tài nguyên, giá trị về môi trường sinh thái đối với con người và xã hội. Đây là việc làm quan trọng và cần có sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành. Để làm được điều đó cần phải làm tốt những vấn đề sau:

- Đào tạo cán bộ tuyên truyền đối với lực lượng cán bộ BQL và Hạt Kiểm lâm về nội dung, phương pháp, cách tiếp cận đối với người dân trong công tác tuyên truyền, trong đó đòi hỏi cán bộ tuyên truyền phải hiểu biết về phong tục tập quán và tiếng dân tộc, vì vậy cần ưu tiên tuyển dụng và đào tạo các cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Xây dựng nội dung tuyên truyền ngắn, gọn, dễ hiểu và phù hợp với trình độ nhận thức của người dân, có dẫn chứng sát thực đối với tình hình thực tế của KBT và với đời sống sinh hoạt của người dân.

- Cần phải đưa vai trò của những người có vị trí đứng đầu hoặc có tiếng nói trong thôn như trưởng thôn, già làng, trưởng bản trong công tác tuyên truyền.

- Đưa hoạt động tuyên truyền lồng ghép vào các hoạt động các đoàn thể, các hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên..làm tiền đề cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương.

- Có chính sách khen thưởng đối với có công trong công tác bảo vệ rừng và xử phạt nghiêm minh các đối tượng vi phạm.


3.4.4. Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn

- Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp phục vụ cho đội ngũ cán bộ thông qua các chương trình đào tạo chuyên ngành, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ ở trong nước và nước ngoài.

- Hoàn thành việc điều tra khảo sát, lập hồ sơ cơ bản tài nguyên sinh vật trong Khu rừng đặc dụng Pác Bó, nghiên cứu các thành phần khác về lịch sử tự nhiên và văn hóa làm cơ sở cho việc nghiên cứu ứng dụng về khu hệ động thực vật của khu Bảo tồn.

- Tiến hành nghiên cứu về hệ sinh thái của các loài động thực vật của Khu rừng đặc dụng Pác Bó nhằm nâng cao kiến thức khoa học về các loài này. Cần tập trung vào các loài trước đây chưa được nghiên cứu hoặc mới bước đầu nghiên cứu.

- Tiến hành nghiên cứu về quần xã, quần thể các loài cây có nguy cơ bị tuyệt chủng, phạm vi phân bố, những thay đổi về quần thể làm cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo vệ.

- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể không nằm trong Sách Đỏ) nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.

- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ như cây thuốc, song mây, măng tre…

- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở Khu rừng đặc dụng Pác Bó, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…

- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và ngoài nước.

- Tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ như cây thuốc, song, mây…


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN

Trên địa bàn khu rừng đặc dụng Pác Bó có các kiểu thảm thực vật gồm: Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá; Kiểu thảm thực vật rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đất; Kiểu rừng trồng.

Thành phần loài, chi, họ của các ngành của hệ thực vật thân gỗ của Khu rừng đặc dụng Pác Bó: Gồm 225 loài, 136 chi, 59 họ, phân bố không đồng đều trong 2 ngành thực vật. Trong đó Ngành Ngọc Lan đa dạng nhất với tổng số 222 loài, 133 chi, 56 họ chiếm tỉ lệ lần lượt so với số loài, chi, họ của toàn hệ là: 98,67% số loài, 97,79% số chi, 94,91% số họ.

Thực vật thân gỗ đang bị đe dọa cần phải bảo vệ gồm có 8 loài: Cấp CR có 1 loài; Cấp EN có 3 loài; Cấp VU có 4 loài.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng thực vật ở Khu rừng đặc dụng Pác Bó: Các nguyên nhân trực tiếp gồm: (1) Khai thác lâm sản ngoài gỗ; (2) Khai thác gỗ;

(3) Lửa rừng; (4) Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác; (5) Chăn, thả rông gia súc. Các nguyên nhân gián tiếp gồm: (1) Ảnh hưởng của kinh tế thị trường và du lịch; (2) Nhận thức của cộng đồng còn thấp; (3) Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế.

Các giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Khu rừng đặc dụng Pác Bó: đã đề xuất 5 giải pháp bảo tồn đố là: (1) Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng; (2) Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; (3)Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư hiện đang sinh sống xung quanh Khu rừng đặc dụng Pác Bó về bảo vệ sự Đa dạng sinh học; (4) Tăng cường chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn.

KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục điều tra thực địa nhằm tìm ra loài mới, loài quý, hiếm để bổ sung thêm vào danh lục của khu rừng đặc dụng.

- Cần xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu các quy luật của hệ sinh thái rừng.


- Cần có các cơ chế chính sách và giải pháp đồng bộ để nâng cao trình độ dân trí và mức sống của người dân sống trong vùng lõi và vùng giáp ranh Khu rừng đặc dụng Pác Bó nhằm giảm thiểu áp lực sự tác động của cộng đồng lên tính đa dạng hệ thực vật Khu rừng đặc dụng Pác Bó. Các dự án phát triển rừng, trồng dược liệu, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, ...

- Tăng cường các biện pháp cấp bách trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại KBT, trong đó trước mắt cần tập trung ngăn chặn triệt để tình trạng lẫn chiếm đất rừng, khai thác trái phép các loài cây gỗ quý, hiếm và có giá trị cao như Nghiến, Trai, Đinh . . . và một số cây cảnh, cây dược liệu đang diễn ra.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2023