Hình Tượng Xóm Chùa Và Các Vấn Đề Đạo Đức – Xã Hội Đương Đại


nhận ảnh khỏa thân, sex,… trong văn học. Những quan niệm ấy đã có những ý kiến trái ngược nhau, phản bác nhau, và chưa thực sự thống nhất. Mỗi người đứng trên lập trường của mình, dựa vào những hiểu biết, kinh nghiệm sống của bản thân để tiếp nhận những hiện tượng trái chiều trong xã hội. Thế nhưng Đoàn Lê lại có thể dung hòa những quan niệm ấy vào tác phẩm của mình, cùng đối thoại, cùng đấu tranh để thấy được mọi mặt của đề tài, của vấn đề đặt ra cho tác phẩm. Đoàn Lê sử dụng ý thức đối thoại ngầm với những quan niệm sáng tạo trong các tác phẩm của chị. Chẳng hạn như trong truyện ngắnNgười đẹp xóm Chùa” [ 41, tr 83], tác phẩm nói về ảnh khỏa thân hiện nay và vấn đề vẽ ảnh khỏa thân. Nhân vật tự đối thoại với chính mình để nhận thức sự việc, cả câu chuyện như lời tự sự của người họa sĩ vẽ tranh là nhân vật xưng “tôi”: “Tôi vẫn ngỡ mình là một thiên tài chưa có đầu ra. Thị trường còn đang manh nha, giá gặp mấy anh có máu buôn, chắc họ phải vồ lấy tôi.” [ 41, tr 83]. Tranh của anh là tranh nude, tranh khỏa thân, anh vẽ và tôn vinh nét đẹp của người phụ nữ nhưng không bán được bức tranh nào trong số “hai mươi mùa xuân” [41, tr 84] của anh trong ngày trưng bày triển lãm. Ý thức về cái đẹp trong anh đã rõ ràng, anh luôn bảo vệ quan điểm lập trường của mình về tranh khỏa thân. Đó không phải là những tấm ảnh dung tục mà là những tấm ảnh rất giàu nghệ thuật. Nhưng rồi một sự kiện xảy đến khiến anh phải suy nghĩ về quan niệm của mình, anh cảm thấy quan niệm trong sáng về ảnh nude của mình bị lung lay khi gặp Hương, em gái của Hiền. Cô bé là người mẫu anh phải mướn bất đắc dĩ vì Hiền thiếu nợ không trả tiền được sẽ bị đánh nên đã đến xin làm người mẫu để lấy tiền công hai trăm năm mươi ngàn trả nợ. Anh họa sĩ đã bị Hương chinh phục thực sự, anh có những suy nghĩ khác ngoài nghệ thuật khi vẽ Hương: “Tôi xiết bao bàng hoàng. Cả góc phòng ngổn ngang luộm thuộm bỗng sáng bừng trước vẻ đẹp lộng lẫy tinh khiết của một thân thể thiếu nữ. Tôi không thể cầm lòng để không thể hình dung một


bức tranh khỏa thân đúng nghĩa trước mặt tôi…” [41, tr 91]. Người họa sĩ ấy đã “động lòng” đã có những suy nghĩ phi nghệ thuật như khi anh coi thường những con người dùng con mắt háu đói, phàm trần để chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật của anh: “Trong đám người kia tôi nhận ra không ít những đôi mắt phàm phu tục tử. Các vị khách háo ngọt lục lọi những phần thân thể đàn bà tôi cố tình giấu đi. Hệt những anh hàng thịt soi mói những con lợn sắp pha” [41, tr 85]. Nhưng rồi trong anh đấu tranh để bảo vệ quan niệm về cái đẹp của mình, anh quyết định giữ lại bức tranh vẽ Hương để như một niềm tôn kính cái đẹp của mình dù ai trả bất cứ giá nào anh cũng không bán. Như một minh chứng cho tấm lòng của anh dành cho nghệ thuật, một sự cống hiến hết mình và tận tâm.

Quan niệm sáng tạo nghệ thuật còn thể hiện trong tác phẩm Người khách đêm giao thừa [42, tr 42]. Ông chủ nhà in chuẩn bị ra về thì có một vị khách đến nói chuyện với ông về những bản thảo ông vừa biên soạn chuẩn bị cho in. Và quan trọng là ba trang cuối cùng đầy tâm huyết của ông nhà văn ấy, ông đủ biết mỗi dòng là “mỗi giọt máu” nhà văn tặng lại nhân gian, nhưng ông đã không thể cho in mà cắt bỏ đi bởi giọng điệu, lời lẽ trong tác phẩm quá gay gắt, “chúng như những quả bom”, đã “phạm thượng” vì dám nói “huỵnh toẹt những điều húy kị” [42]. Câu chuyện thực ra là sự đối thoại ngầm trong tưởng tưởng của nhân vật ông tổng biên tập với ngón tay út của mình về tình đời và về nghề viết văn. Trước thời khắc đêm giao thừa ông như đối thoại với chính mình để tìm những hoài bão, lý tưởng đã mất đi trong ông khi ông không còn giữ đủ lòng tin, lòng can đảm để bảo vệ những nỗi niềm, tâm tư của nhà văn qua trang viết của họ. Ông không có can đảm và dũng khí để lắng nghe họ nói lên những sự thực ở đời, bởi cái lối đi ông đã chọn là “một nhà cầm bút hèn nhát”. Cứ chuyện gì ảnh hưởng không tốt đến xưởng in là ông có thể sẵn sàng cắt bỏ để tránh đụng chuyện không hay với người khác, lâu dần ở


ông đã mất đi bản sắc của một người viết văn, một người phản chiếu cuộc sống đúng với những cung bậc thăng trầm của nó – “một thư ký của thời đại”. Ông thấy mình thấy tủi hổ, hèn nhát, cay đắng biết bao?

Văn của Đoàn Lê rõ ràng đâu phải thứ văn giải trí để độc giả đọc xong trôi qua luôn. Dường như nỗi trăn trở cuộc đời luôn thường trực trong chị? Sự lo lắng trước tình trạng con người để mất đi gương mặt thật của mình đã được nhà văn khéo léo lồng ghép vào lời đối thoại của đôi nam nữ trong “Cổ tích ma-nơ canh”, chị đối thoại với chúng ta về thực trạng tha hóa của con người:

Khi nấp dưới khuôn mặt hờ hững của cô manơcanh, nàng nhìn người qua lại tấp nập và phát hiện bộ mặt con người quả thực dửng dưng đáng sợ. Ta không hiểu họ nghĩ gì, toan tính điều gì trong vẻ lạnh lùng ấy.

- Anh à, em thấy con người cũng phần nào giống manơcanh đấy chứ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Đúng thế. Như anh và em đứng đây, có ai nhìn thấy bộ mặt thật của ta đâu. Và em thấy đấy, con người vốn dĩ thích dấu mặt em à.

- Anh bảo sao?

Truyện ngắn Đoàn Lê - 7

- Có những con người thích dấu mặt như mấy ông thầy dùi, lại có những ông dấu mặt theo dõi hành vi những ông thầy dùi ấy, lại có những ông dấu mặt mưu toan hất thủ trưởng, thủ phó cơ quan, lại có những anh tình nhân dấu mặt diệt tình địch…” [43, tr 9].

Đoàn Lê đưa ra đối thoại không chỉ để phơi bày thực trạng mà còn là một sự cố gắng lý giải mối quan hệ nhân quả của sự tha hóa ấy.

Những truyện đối thoại ngầm về quan niệm sáng tạo nghệ thuật này là những tâm sự chân thành của Đoàn Lê đến với độc giả. Qua đó nhà văn bộc lộ quan điểm nghệ thuật của bản thân và khuynh hướng nghệ thuật của chị. Đoàn Lê thể hiện quan niệm tôn trọng cái đẹp, hết mình vì cái đẹp và sẵn sàng can đảm chấp nhận mọi khó khăn thử thách của cuộc đời để bảo vệ cái đẹp đến cùng. Chị tin rằng cho dù trải qua khó khăn đến đâu thì những vẻ đẹp


nghệ thuật thực sự sẽ tồn tại vĩnh hằng. Chị cũng tỏ rõ quan niệm tin tưởng tuyệt đối vào nhân phẩm cao đẹp của người nghệ sĩ chân chính.

Đoàn Lê còn thể hiện ý thức đối thoại ngầm với những quan niệm sống của con người hiện nay. Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ với rất nhiều điều xảy đến khiến ta không thể lường trước được, nhưng thật ra mỗi chúng ta vẫn đang có sự lựa chọn cách sống cho riêng mình trước mỗi hoàn cảnh. Đoàn Lê quan tâm nhiều đến những nghịch cảnh trong tình yêu. Những người yêu nhau bị những quan niệm đạo đức xã hội lạc hậu trói buộc. Những câu chuyện mang màu sắc ấy đó là: Tình muộn, Oan hồn ngõ đá dốc, Chuyện lãng mạn cuối cùng… Họ đều là chàng trai, cô gái, người đàn ông, người phụ nữ yêu nhau tha thiết nhưng bị nhiều quan niệm xã hội ngăn cản. Họ là những người như: Tú và Thơ; Nhà văn và cô sinh viên đánh máy bản thảo; là người đàn ông hai mươi tám và người phụ nữ bốn mươi chín tuổi đã có quảng thời gian trẻ sống bên nhau,… Họ yêu nhau nhưng không thể đến với nhau bởi rất nhiều lí do như: ám ảnh cuộc đời của người mẹ bị bố mình vứt bỏ do lớn hơn hai tuổi nên Thơ không đến với Tú, không chấp nhận anh mãi đến khi anh ra đi cũng không hề hay biết; Là sự ngăn cách về tuổi tác, sức khỏe như các nhân vật trong truyện ngắn Tình muộn… Rất nhiều lí do cấm cản để không cho họ đến với nhau. Những quan niệm sống ấy là những mảng đối thoại ngầm trong suy nghĩ của rất nhiều người. Họ muốn được đến với tình yêu của mình nhưng sợ số phận bất hạnh sẽ vây bám mãi đời họ ( Oan hồn ngõ đá dốc), sợ người đời cười chê (Tình muộn, Cụ ngoại và tôi, Mỹ nhân mèo, Chuyện lãng mạn cuối cùng,…). Vậy là họ từ chối hạnh phúc, do dự trước hạnh phúc của mình và đánh mất đi hạnh phúc đã trong tầm tay. Trong truyện ngắn Oan hồn ngõ đá dốc, Thơ và Tú cùng lớn lên ở xóm biển nghèo. Thơ sống với bà ngoại, còn Tú sống cùng người cha tâm thần. Từ nhỏ đã thân nhau, chơi với nhau rất mực yêu thương, chân thành. Lớn lên vì sự chọc ghẹo


của bạn bè mà không còn thân thiết như trước nữa, nhưng tình cảm mà Tú dành cho Thơ thì không hề thay đổi. Anh rất muốn cưới Thơ, nhưng cô gái lại sợ cho cuộc tình của mình, lo cho hạnh phúc của người mình yêu: “Em nhờ anh nói hộ với Tú, em không thể chấp nhận. Em rất biết ơn Tú nhưng sống với nhau phải nghĩ chuyện lâu dài. Em hơn tuổi Tú cơ mà... Mẹ em cũng vì hơn tuổi bố em mà bị ông bỏ rơi sau khi sinh em. Do đau khổ quá, bà bỏ đi biệt tăm bao nhiêu năm. Làng nước không ai biết cho, cứ trách mẹ em vô tình. Tới lúc chết, mẹ em mới gửi thư về xin bà ngoại tha tội. Không đời nào em lặp lại nỗi đau khổ của mẹ. Giờ em lại trót dở dang, Tú càng không nên theo đuổi nữa. Như vậy cả hai đứa mới đỡ khổ. Cứ để em chống chọi một mình, trả giá cho lầm lỗi của em. Em chịu được hết. Thực lòng bây giờ em chỉ mong Tú có một hạnh phúc trọn vẹn, xứng đáng. Đời Tú quá khổ rồi anh ạ!” [ 50, tr 120]. Cô đánh mất hạnh phúc của mình khi kịp nhận ra nó, bởi Tú đi biển gặp bão đã không thể trở về với cô. Câu chuyện kết thúc bi thảm với hai phận người long đong, một người chết, một người điên loạn cả đời.

2.2. Hình tượng xóm Chùa và các vấn đề đạo đức – xã hội đương đại

2.2.1. Tác động của nền kinh tế thị trường và sự băng hoại các giá trị đạo đức

Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế tự do phát triển với định hướng phát triển của nhà nước. Nền kinh tế ấy giúp con người tự do mua bán trao đổi với nhau những hàng hóa chỉ cần luôn tuân theo những gì pháp luật quy định. Nhưng khi đồng tiền ngự trị có cầu ắt có cung, mọi sở thích, ham muốn của con người đều có thể đáp ứng nếu có tiền. Và đồng tiền dần đã làm băng hoại nhiều con người, nhiều thành phần trong xã hội. Những người ham tiền sẵn sàng khiến nhân phẩm, nhân cách của mình biến chất. Đồng tiền khiến nhiều gia đình tan nát, tha hóa. Đoàn Lê đã phản chiếu những bức tranh xã hội sinh động về nền kinh tế thị trường và sự đi xuống của những giá trị


đạo đức, văn hóa xã hội qua các truyện ngắn: Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa, A Tuorism xóm Chùa, Hợp đồng đã thanh lý,… Ở đó những con người như Lão Bản, Bà Duệ, Cường - Hưởng, Phó giám đốc Hoàng Quốc Thích,… vì đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm của chính mình. Họ coi thường giá trị bản thân, coi mình như một món hàng để trao đổi buôn bán trong Trinh tiết xóm Chùa. Cô Khờ ngày nào thất tình giờ đã lấy tây để đổi đời. Cô giàu có và về lần này để tuyển chọn các cô gái trong làng để làm mai đi lấy chồng nước ngoài. Cô đang được đổi đời: “Khờ lấy tên họ Tàu, gọi là cô Lầy Lầy. Từ dạo bị người ta dụ dỗ đem bán tận Hồng Kông, chốn lầu xanh nó kiếm được anh Từ Hải lấy làm chồng, ai cũng mừng cho phúc phận nhà nó. Mừng hơn nữa nó biết mang cái thân xác tìm về quê quán, lại mang kèm theo hàng đống tiền, vàng, của nả... Năm ngoái nó cho mẹ tiền xây nhà ba tầng, xây lại mộ cụ mõ, xây mộ ông đánh giậm, nghênh ngang to bằng hai nhà táng ở giữa nghĩa địa xóm Chùa, rất khiêu khích. Đành rằng từ thời mở cửa, xóm Chùa ông có thừa hơi hướng văn minh hiện đại, những nhà cao tầng mọc như nấm rơm, video mở cả hăm bốn tiếng, nhưng ngôi nhà ba tầng sang trọng hơn cả khách sạn ba sao ngoài tỉnh cùng hai ngôi mộ nói trên vẫn khiến cả làng lác mắt” [41, tr 133]. Chính nhờ những thành tựu cô có được khi lấy chồng ngoại mà cô dễ dàng làm bà mai dắt mối. Cô không hề dấu diếm ý định của mình mà còn họp bà con họ hàng công khai để tìm mối làm ăn chân chính: “Cháu về lần này cũng muốn nhặt vài chị em gái, đưa sang bên ấy cho đông vây cánh làm ăn. Cứ có khả năng xuất được cháu sẽ giúp. Các bà phải xác định cho con cháu đi cứu gia đình thoát nghèo, thoát khổ. Quanh quẩn xóm Chùa ông đây, dù tài, dù sắc đến mấy cũng chả có cơ hội đổi đời. Làm vợ mấy anh nhọ đít, hai tay vày lỗ miệng, phí!” [41, tr 137], và cô không ngần ngại về việc mình làm “Buồn cười chưa? Cháu làm gì phạm pháp đâu. Là cháu thương họ hàng loay hoay nghèo túng, cháu giúp, bận đến


ai? Ôi dào, khối người lạy cháu chả được”. Khờ cho rằng mình làm việc chính đáng. Làm phúc cho chị em trong dòng họ. Nhưng mai mối lấy chồng ngoại chẳng khác gì bán một món đồ cho người ta, đưa hình cho người ta xem, nếu đồng ý sẽ xem hàng, qua vòng đó rồi lo thủ tục và xuất giá về nhà chồng một cách chóng vánh. Người chồng của Lầy Lầy là một bí ẩn với mọi người. Ai cũng thấy sự giàu có của cô nhưng chẳng bao giờ người ta thấy cô đi bên cạnh chồng mình, nói về chồng mình… Phải chăng ẩn sau đó là những chua chát của cảnh lấy chồng ngoại. Chua chát vì một cô gái chỉ ngoài hai mươi tuổi lấy người chồng trên bảy mươi gần đất xa trời. Chua chát vì lấy phải những người chông nghèo khó, thất học vũ phu bị đánh đập hành hạ tàn nhẫn…Thế nhưng cái viễn cảnh đổi đời vẫn che mờ lí trí của họ, lấy chồng ngoại để đổi đời, để thoát nghèo hay gánh thêm một nợ đời khác, gánh thêm bất hạnh vào cuộc đời mình. Đó là những điều đáng để xã hội quan tâm.

Nền kinh tế thị trường khiến cho con người luôn phải tìm cách chống chọi lại sự cám dỗ của đồng tiền, chống chọi lại những suy đồi về văn hóa đạo đức. Thế nhưng vẫn không thể thoát được bởi lòng tham lam vô hạn của chính mình. Họ tham tiền, tham danh nên bất chấp mọi thủ đoạn. Ngay cả việc hiếu thảo với cha mẹ cũng mang tính cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh để được tiếng hiếu thảo như trong tác phẩm Con Mốc của Đoàn Lê. Vì việc bán đất của gia đình để làm sân gôn theo dự án của xã, họ bới móc nhau việc hiếu thảo với cụ Cậy - mẹ của Giáo và Nhị nên hai anh em tranh giành nhau nuôi mẹ. Ông giáo Nhất tìm mọi cách đón mẹ về nuôi để không phải bị ông Nhị chủ tịch xóm Chùa cho là không có quyền lên tiếng việc bán đất trong nhà bởi ông giáo Nhất không nuôi mẹ già, không hiếu thảo với mẹ. Thế là ông Giáo dùng mọi biện pháp để đón mẹ về. Việc đón mẹ diễn ra vào một ngày ông Nhị đi họp cả gia đình ông Giáo sang đón mẹ một cách rầm rộ, họ tranh giành nhau, chửi mắng nhau chỉ cốt giành cho được mẹ già: “Thím cho tôi đón bà


về. Chú thím phụng dưỡng bà ngần ấy năm đủ hiếu thảo lắm rồi. Nhưng dám kể công nuôi mẹ thì tôi sổ toẹt tất. No đói bà về bên tôi cho đúng luật đời… Chúng bay đâu, vào đón bà, quần áo đồ dùng, lấy sau!” [45]. Đón mẹ như thể cướp một món đồ từ tay người khác: “Hai đứa thanh niên lực lưỡng tức thì đẩy băng bà thím dâu ra, cõng luôn cụ Cậy đang run như giẽ lên lưng, huỳnh huỵch chạy”, người chạy kẻ đuổi theo: “Khi đám nhà ông giáo Nhất cõng chiến lợi phẩm về gần tới ngõ thì chiến binh nhà ông chủ tịch Nhì truy đuổi kịp. Ông chủ tịch cùng ba đứa con cũng ngoài hai mươi tuổi, lực lưỡng, xông vào giằng lấy bà cụ Cậy trong vòng tay đối phương. Đó chính là thời điểm con Mốc bị đạp bắn vào bờ rào”. Họ tranh nhau hành hạ “cái thân thể một nhúm thịt xương rệu rão” đến nổi bà cụ phải gào lên “Ối làng nước ơi, chúng nó đang xé xác tôi ra đây làng nước ơi. Gẫy tay tôi rồi!”. Nhưng họ đâu hiếu thảo với người mẹ đã tám mươi sáu tuổi bệnh tật đau yếu ấy mà chỉ để cốt lấy danh lấy tiếng. Sau khi giành được người mẹ về nhà ông giáo Nhất lại bận lo toan việc của mình: “Cụ nằm nhà nghỉ ngơi. Con đi họp một chốc. Cái Thảo, thằng Tuấn chúng nó học ở nhà ngang cả đấy. Cụ cần gì cứ gọi chúng nó nhá”. Và rồi: “Ông đi họp tổ hưu, bà đi chợ kẹo, hai đứa con đều đến xí nghiệp gò đồng, con dâu đi dạy học, tất nhiên ông phải khóa cổng cẩn thận đề phòng đối thủ tập kích”. Người mẹ ấy mệt mỏi đau khổ bởi sự hiếu thảo của các con đến nỗi chẳng biết bày tỏ cùng ai, bà nói chuyện với con chó Mốc của lão kép cải lương mà thôi: “bà cụ Cậy lần mò ra giếng. Bà vừa sụt sịt lau nước mắt vừa múc gầu nước rửa mặt. Bà cụ sợ. Nhỡ đứa nào về bắt gặp bà khóc chúng lại chả gắt toáng lên cho xem. Sao phải khóc? Hay bà sợ về đây không được ăn sung mặc sướng bằng ở nhà nó? Về đây người ta để bà chết đói chắc? Nó nuôi, nó kể công, thì nó coi bà là mẹ, báo hiếu bà đấy à? Đấm thèm bước vào cái cổng nhà nó nữa. Bà trăm tuổi về già, chúng nó kéo đến người ta chả lót tay lá chuối dắt ra cho nhục chứ đùa! Vậy nên bà cụ biết

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 22/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí