khoản của nhà đầu tư chỉ được thực hiện khi có lệnh của nhà đầu tư, hoặc trong trường hợp thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên TTCKTT chủ yếu liên quan đến các công ty chứng khoán với tư cách là nhà môi giới, là nơi khách hàng mở tài khoản giao dịch chứng khoán, đặt lệnh giao dịch chứng khoán. Để bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư trong mối quan hệ với công ty chứng khoán, Luật Chứng khoán quy định về nghĩa vụ của công ty chứng khoán như sau:
- Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty [8, Điều 71]
Việc quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư là để phục vụ hai mục đích: thứ nhất, tránh việc nhầm lẫn trong hạch toán tài khoản của các nhà đầu tư với nhau; thứ hai, để nhà đầu tư dễ dàng kiểm tra số dư tài khoản của mình, gián tiếp tạo điều kiện thực hiện quyền tự bảo vệ tài sản đầu tư. Quy định về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, việc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư là quy định mới của Luật Chứng khoán 2006. Trước đây, tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ và Nghị định số 144/2003/NĐ-CP chưa có quy định về vấn đề này, dẫn đến việc công ty chứng khoán không chủ động được trong việc bồi thường cho khách hàng, dẫn đến nhà đầu tư bị thiệt thòi trong các trường hợp quyền sở hữu tài sản đầu tư bị xâm hại. Tuy nhiên, dù nay đã được pháp luật ghi nhận, nhưng quy định này hiện chưa được thực thi nhiều trên thực tế. Ở Việt Nam hiện nay có trên 60 công ty chứng khoán hoạt động, nhưng mới có duy nhất một công ty thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của công ty là Công ty
Chứng khoán Đại Việt. Thực tế này xuất phát từ hai nguyên nhân, thứ nhất là bản thân các công ty chứng khoán chưa quan tâm đến nghĩa vụ này, mà luật pháp lại không có quy định chế tài tương ứng khi các công ty chứng khoán vi phạm quy định mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Thứ hai là các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam còn đang dè dặt trong việc cung cấp dịch vụ này, bởi đây là một sản phẩm bảo hiểm rất mới mẻ, lại có độ rủi ro cao trong bối cảnh TTCK còn sơ khai như ở Việt Nam (hệ thống đường truyền lạc hậu, hay gặp sự cố kỹ thuật, mới đây nhất là ngày 27, 28, 29/5/2008, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh phải ngừng giao dịch 3 ngày do lỗi hệ thống; nhân sự các công ty chứng khoán còn chưa chuyên nghiệp nên hay mắc lỗi nghiệp vụ dẫn đến thiệt hại cho nhà đầu tư).
Liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với số dư tiền có trong tài khoản giao dịch chứng khoán, kể từ khi TTCKTT đi vào hoạt động, tiền đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư luôn được gửi trực tiếp tại công ty chứng khoán, hạch toán chung vào tài khoản giao dịch chứng khoán cùng với chứng khoán thuộc sở hữu của nhà đầu tư. Bởi vậy nên mới có quy định như tại Điều 71 Luật Chứng khoán nêu trên về nghĩa vụ của công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền của nhà đầu tư với tiền của công ty chứng khoán để tránh việc công ty chứng khoán sử dụng tiền của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc công ty chứng khoán trực tiếp nhận tiền gửi của nhà đầu tư, quản lý tiền gửi của nhà đầu tư có sự mâu thuẫn với nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán không được thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng, chỉ được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán. Bởi vậy, việc công ty chứng khoán quản lý tiền của nhà đầu tư chứng khoán là có sự mâu thuẫn với quy định về nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán. Thêm nữa, việc công ty chứng khoán quản lý tiền của nhà đầu tư gây ra cho nhà đầu tư một thiệt thòi về lãi suất tiền gửi. Nếu tiền này do ngân hàng quản lý, nhà đầu tư luôn được hưởng lãi, ít nhất là theo lãi suất không kỳ hạn. Nhưng trong
trường hợp tiền này do công ty chứng khoán quản lý, việc nhà đầu tư có được hưởng lãi hay không, với lãi suất như thế nào lại phụ thuộc vào thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Trên thực tế nhiều nhà đầu tư không chú ý đến vấn đề này, dẫn đến hệ quả là nhiều công ty chứng khoán cũng tảng lờ nghĩa vụ trả lãi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, việc công ty chứng khoán được quyền quản lý tiền của nhà đầu tư cũng dẫn đến tình trạng lợi dụng tiền của nhà đầu tư vào các mục đích riêng của công ty chứng khoán, ví dụ, tự trích xuất tiền của nhà đầu tư để thanh toán các giao dịch mua bán tự doanh của chính công ty chứng khoán; hoặc khi công ty chứng khoán cần vay vốn mà không có tài sản đảm bảo, công ty sẽ cầm cố tài khoản tiền gửi của nhà đầu tư (tài khoản tổng), trên cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽ cấp cho công ty một khoản tín dụng với hạn mức dựa trên cơ sở số dư trên tài khoản tổng số tiền gửi của các nhà đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán. Mặc dù nhà đầu tư không thể biết về hành vi vi phạm này của công ty chứng khoán, nhưng đây là hành vi vi phạm nghĩa vụ về việc không được sử dụng được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác, đồng thời nó sẽ gây thiệt hại cho khách hàng khi mà công ty chứng khoán không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ, ngân hàng sẽ có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo là số dư tiền trong tài khoản của nhà đầu tư.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán đã có quy định về việc công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch chứng khoán của khách hàng. Theo đó, khách hàng của công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn (Điều 32 Quyết định 27). Khi thực hiện giao dịch mua chứng khoán, nhà đầu tư mới chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng vào tài khoản giao dịch chứng khoán để đảm bảo đủ số tiền ký quỹ mua chứng khoán. Phương thức kết nối tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư như vậy có tính chất tương đối thủ công. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nên hầu hết
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Bảo Vệ Quyền Tham Gia Thị Trường Và Thực Hiện Các Giao Dịch Chứng Khoán Của Nhà Đầu Tư
- Quy Định Của Pháp Luật Chứng Khoán Về Bảo Vệ Quyền Được Cung Cấp Thông Tin Của Nhà Đầu Tư
- Quy Định Của Pháp Luật Chứng Khoán Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Tài Sản Đầu Tư
- Nguyên Nhân Của Các Hạn Chế Trong Thực Tiễn Bảo Vệ Quyền Của Nhà Đầu Tư
- Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 12
- Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định của pháp luật chứng khoán ở Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
các công ty chứng khoán hiện nay đang làm theo cách này. Một số công ty như Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Á Châu (ACBS), Công ty Chứng khoán Hướng Việt (Morgan Stanley Gateway Securities Co,), Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHBS)... thì sử dụng phương pháp ưu việt hơn, là kết nối trực tiếp giữa hai hệ thống tài khoản, khi khách hàng đặt lệnh mua chứng khoán tại công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có yêu cầu ngân hàng quản lý tài khoản tiền gửi phong tỏa số tiền mua chứng khoán tương ứng, sau đó khi có kết quả khớp lệnh thì làm lệnh thanh toán hoặc lệnh giải phóng phong tỏa số tiền này cho nhà đầu tư, tức là giảm đi một thủ tục mà nhà đầu tư phải làm là làm lệnh chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi vào tài khoản chứng khoán.
Việc chuyển tiền giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư về cho ngân hàng quản lý giúp hạn chế các hành vi xâm hại của các công ty chứng khoán đối với số dư tiền gửi đầu tư chứng khoán, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của thị trường.
Nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư, pháp luật chứng khoán còn đặt ra một số quy định cụ thể như:
* Các quy định pháp luật về việc tăng vốn điều lệ:
Như trên đã phân tích, việc tăng vốn điều lệ luôn làm giảm giá trị số cổ phiếu mà cổ đông hiện hữu đang nắm giữ. Bởi vậy, pháp luật chứng khoán quy định khá chặt chẽ về thủ tục tăng vốn điều lệ đối với các công ty đang niêm yết, cụ thể, Luật Chứng khoán 2006 quy định như sau:
Điều kiện để được chào bán chứng khoán ra công chúng tăng vốn điều lệ (Điều 12 Luật Chứng khoán):
- Có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm chào bán ít nhất là 10 tỷ đồng;
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm chào bán phải có lãi; Không có lỗ lũy kế tính đến năm chào bán;
- Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt
chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
Việc chào bán chứng khoán ra công chúng phải được đăng ký tại UBCKNN, hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán;
- Bản cáo bạch;
- Điều lệ của tổ chức phát hành;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành;
- Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).
Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ luôn luôn phải được sự đồng ý của Đại hội đồng cổ đông, thể hiện bằng nghị quyết hoặc quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng vốn thu từ đợt phát hành. Điều này thể hiện ý chí của nhà đầu tư đối với các vấn đề liên quan đến số cổ phần thuộc sở hữu của mình, theo đó bất kể việc tăng giảm giá trị cổ phần sau đó là do quyền định đoạt của nhà đầu tư.
* Các quy định pháp luật về hành vi thao túng thị trường:
Thao túng thị trường là hành vi được thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán. Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK và Thông tư số 97/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 8/8/2007 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK quy định cụ thể về hành vi thao túng thị trường như sau:
Giao dịch thao túng thị trường chứng khoán là hành vi của
nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các hành vi giao dịch để làm cho mọi nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường, cụ thể về các khoản giao dịch như sau:
a) Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng giao dịch trở về người bán ban đầu, nhưng giữa các người bán và người mua đều không thu được lợi nhuận, chỉ nhằm tạo ra cho loại chứng khoán đó thường xuyên có giao dịch mua bán trên thị trường;
b) Tạo ra giao dịch giữa người bán và người mua nhưng không hưởng lợi nhuận, các chi phí về giao dịch đó đều do người thứ ba chi trả;
c) Giao dịch để tạo cho mức giá của loại chứng khoán đó được duy trì ổn định (không tăng, không giảm trên thị trường) được coi đó là giao dịch nhằm duy trì ổn định giá trên thị trường;
d) Giao dịch để nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường [3].
Đây là hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật Chứng khoán. Hành vi thao túng thị trường gây ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư khác trên thị trường do nó tạo ra cung, cầu giả tạo, khiến cho các nhà đầu tư khác nhầm tưởng về xu hướng của thị trường, dẫn đến các quyết định mua bán chứng khoán sai gây thiệt hại về tài chính. Thao túng thị trường bị coi là hành vi gian lận và lừa đảo trong giao dịch chứng khoán, cần phải ngăn chặn và xử lý nhằm đảo bảo sự vận hành minh bạch và bình đẳng của thị trường.
Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thao túng thị trường từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đầu tư chứng khoán. Ngoài ra, điều này cũng quy định thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ các khoản thu trái pháp luật của
cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán có hành vi vi phạm, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
2.3.2. Thực trạng bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư của nhà đầu tư
Thực hiện quyền bảo vệ tài sản đầu tư của các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam hiện vẫn đang ở trong tình trạng bị động, giải quyết không đến nơi đến chốn. Việc các công ty chứng khoán (cụ thể là nhân viên công ty chứng khoán) mượn tiền, chứng khoán có trong tài khoản của nhà đầu tư diễn ra tương đối phổ biến, nhưng không phải lúc nào nhà đầu tư cũng phát hiện được. Thường nhà đầu tư chỉ phát hiện ra tài sản của mình bị sử dụng bất hợp pháp nếu công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư có dịch vụ truy vấn tài khoản trực tuyến. Còn nếu không thể kiểm soát trực tuyến mà chỉ kiểm soát bằng biện pháp đến công ty yêu cầu in sao kê thì hành vi vi phạm đó sẽ nhanh chóng được che đậy trước khi in sao kê tài khoản cho nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư phát hiện số dư tài khoản của mình không đúng với thực tế, có khiếu nại đến công ty thì thường nhận được câu trả lời là do lỗi hệ thống, chưa kịp hạch toán tiền hoặc chứng khoán về tài khoản cho nhà đầu tư, hoặc gặp lỗi trong quá trình phong tỏa và giải phóng phong tỏa tiền, chứng khoán. Công ty Chứng khoán Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS) là công ty chứng khoán đầu tiên cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến cho khách hàng, vì vậy, đây cũng là công ty gặp nhiều khiếu nại nhất liên quan đến số dư tiền và chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư. Không phải bởi vì công ty này vi phạm nhiều hơn, mà như đã phân tích ở trên, bởi vì chỉ nhà đầu tư của VCBS mới có thể thường xuyên truy vấn tài khoản của mình để nhận thấy bất kỳ hiện tượng lệch về số lượng tiền và chứng khoán thực có.
Trên thực tế, khách hàng của các công ty chứng khoán thường xuyên thấy số dư trong tài khoản của mình bị xê dịch, ví dụ như các hiện tượng sau:
- Khách hàng đặt bán 200 cổ phần nhưng nhân viên môi giới gõ lệnh
thành 2.000 cổ phần;
- Khách hàng đặt bán 200 cổ phần, nhân viên môi giới nhập lệnh bán 200 cổ phần nhưng hệ thống truyền lệnh từ công ty chứng khoán vào sàn bị lỗi truyền lệnh của nhà đầu tư thành 2 lần (được gọi là lỗi double), khiến cho lệnh của nhà đầu tư tại hệ thống giao dịch của SGDCK/ TTGDCK trở thành bán 400 cổ phần;
Với hai hiện tượng này, SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quy định cách thức xử lý (sửa lỗi) là yêu cầu các công ty chứng khoán chuyển các lệnh mua bán sai thành lệnh tự doanh của chính công ty chứng khoán. Nhưng trên thực tế, các công ty chứng khoán có nhiều hơn một biện pháp để xử lý, đó là: thuyết phục nhà đầu tư chấp nhận kết quả giao dịch; nếu nhà đầu tư không chấp nhận kết quả giao dịch này, sẽ sử dụng một tài khoản khác để thực hiện các lệnh mua bán đối ứng nhằm sửa sai (tài khoản này có thể của khách hàng thân thiết, hay tài khoản của chính nhân viên công ty chứng khoán), nếu không sử dụng được cả hai biện pháp nêu trên, thì mới sử dụng đến biện pháp thứ ba là sửa lỗi vào tài khoản tự doanh của công ty chứng khoán. Với các giao dịch bị lỗi do sự cố kỹ thuật và sự bất cẩn của nhân viên công ty chứng khoán như nêu trên, cho đến nay đều được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà đầu tư và công ty chứng khoán.
- Tiền và chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư bị hao hụt mà không do nhà đầu tư đặt lệnh mua bán chứng khoán: Tháng 3/2008, tại sàn giao dịch chứng khoán VCBS, một nhà đầu tư đã khiếu nại về việc bị thất thoát chứng khoán có trong tài khoản. Theo bản kê số dư tài khoản ngày 18/3 mà nhà đầu tư này in và lưu giữ lại thì có 1.800 cổ phiếu S55, nhưng đến ngày 21/3, khi sao kê tài khoản thì chỉ còn 1.600 cổ phiếu, mà trong suốt thời gian từ 18/3 đến 21/3 nhà đầu tư này không thực hiện bất kỳ giao dịch bán chứng khoán nào. Sau khi kiểm tra, công ty trả lời khiếu nại của nhà đầu tư là có sự thiếu hụt chứng khoán là do lỗi hệ thống, nên nhân viên không hạch toán