Những Cảm Hứng Nghệ Thuật Cơ Bản Trong Truyện Ngắn Của Đoàn Lê.

3. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong truyện ngắn của Đoàn Lê.

3.1 Cảm hứng bi kịch.

Cảm hứng bi kịch xuất hiện trong văn học từ rất sớm. Tuy nhiên phải đến văn học hiện đại nguồn cảm hứng này mới được thể hiện rõ nét và sâu sắc. Cuộc sống thời mở cửa có nhiều thay đổi do sự thâm nhập của nền kinh tế thị trường. Sự thay đổi ấy dẫn đến biết bao bi kịch của con người.

Cảm hứng bi kịch xuất hiện trong văn học Việt Nam từ xa xưa nhưng mới chỉ nằm rải rác trong các giai đoạn văn học mà chưa có sự tập trung thành hệ thống. Từ thời văn học dân gian đã xuất hiện những tấn bi kịch: bi kịch nước mất nhà tan trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, bi kịch hôn nhân gả bán, ép buộc trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu của tộc người Thái, bi kịch thân phận người phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng, những “con sâu cái kiến” trong xã hội cũ ở Ca dao. Văn học trung đại thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX xuất hiện hàng loạt bi kịch của những “hồng nhan bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân” như bi kịch của những người cung nữ xinh đẹp bị biến thành đồ chơi rồi bị bỏ quên nơi lãnh cung trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều hay bi kịch của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn , bi kịch của người con gái đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng cuộc đời là một chuỗi những bất hạnh khổ đau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, bi kịch về thân phận khổ đau bất hạnh phải chịu cảnh chồng chung cùng muôn vàn những hủ tục giàng buộc người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương… Bước sang giai đoạn văn học hiện đại, phong trào Thơ mới là chuỗi bi kịch của cái “tôi” cá nhân, cá thể. Đó là một cái “tôi” cô đơn bế tắc hoàn toàn đối lập với xã hội, một cái tôi được đào sâu đến tận cùng và càng đi sâu càng thấy lạnh: Thế Lữ thoát lên tiên nhưng động tiên đã khép, Lưu Trọng Lư phiêu diêu trong trường tình nhưng tình yêu không bền, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên điên cuồng rồi lại tỉnh, Xuân Diệu say đắm vẫn bơ vơ…Đến văn học 30 năm chiến tranh, cảm hứng bi kịch vẫn chưa có một vị trí đáng kể do những điều kiện khách quan của lịch sử. Phải đến những năm 80 của thế kỷ XX, cảm hứng bi kịch mới trở thành một trong những nguồn cảm hứng xuyên suốt trong văn học. Lúc này do sự tác động của nền kinh tế thị trường cùng xu thế toàn cầu hóa, văn học có sự biến đổi nhanh chóng để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới. Cuộc sống xã hội muôn màu, muôn vẻ tạo

nên những tình huống bi kịch, những xung đột điển hình cho văn học. “Cái nhất thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm trong cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở, cái nhảy cẫng lên lấc láo lên giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [10] . Hiện thực cuộc sống thời hậu chiến với bộn bề những vấn đề nhức nhối đã khơi nguồn cảm hứng bi kịch cho những nhà văn giai đoạn văn học này.

Sau khi hòa bình lập lại, nỗi đau và sự mất mát mà chiến tranh để lại là những căn nguyên sâu xa của những tấn bi kịch mà con người hậu chiến phải gánh chịu. Thêm vào đó, cuộc sống thời mở cửa với tốc độ đô thị hóa chóng mặt là căn nguyên dẫn tới những tấn bi kịch thương tâm cho biết bao gia đình. Là nhà văn thuộc thế hệ “gạch nối giữa hai thời kỳ của đất nước”, hơn nữa bản thân Đoàn Lê đã từng sống chứng kiến, thậm chí trải nghiệm nỗi đau tột cùng và những mất mát lớn lao của con người do chiến tranh gây ra. Bởi vậy những trang viết về chiến tranh của bà luôn sâu sắc và cảm động.

3.1.1 Bi kịch chiến tranh

Chiến tranh bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với tất cả những ai từng trải qua nó. Ở đó có nỗi đau, có sự hy sinh mất mát. Đoàn Lê thuộc thế hệ nhà văn sinh ra và lớn lên trong thời chiến, được tận mắt chứng kiến cuộc sống cùng cực của con người dưới bom đạn chiến tranh. Bản thân Đoàn Lê suốt thời thơ ấu biết bao lần cùng những chị em của mình chạy tản cư: giặc càn rất dữ dội, chúng lùng sục, bắt bớ, bắn giết người rất dã man, rồi cảnh nhà tan tác chia ly, người còn người mất... Những ký ức đau thương ấy được nhà văn biến thành những tư liệu quý giá cho những trang viết của mình. Cũng nhờ những trải nghiệm thực tế ấy mà cách tiếp cận bi kịch của nhà văn dường như có phần sâu sắc, xúc động hơn.

Khảo sát toàn bộ sáng tác của Đoàn Lê, chúng ta nhận thấy hầu như mọi sáng tác của bà đều bắt nguồn từ cảm hứng bi kịch: bi kịch chiến tranh, bi kịch tình yêu hôn nhân- gia đình, bi kịch từ cuộc sống thời mở cửa…Trong đó những trang viết của Đoàn Lê về bi kịch chiến tranh không nhiều nhưng lại có sức ám ảnh thật ghê gớm với lòng người.

Viết về đề tài chiến tranh, người đọc biết đến rất nhiều cây bút có tên tuổi như: Chu Lai với “Ăn mày dĩ vãng”, “Vòng tròn bội bạc”; Nguyễn Minh Châu với “Miền cháy”, Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến tranh”, Lê Lựu với

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thời xa vắng”…Họ viết về chiến tranh bằng tất cả sự xúc động của người trong cuộc- những người lính đã đi qua cuộc chiến tranh. Bởi thế, qua những trang viết của mình, họ đã tái hiện được rất chân thực bộ mặt tàn khốc của chiến tranh. Đoàn Lê cũng là nhà văn sống qua thời chiến, bà cũng từng chứng kiến và trải nghiệm nỗi đau đớn, mất mát tột cùng do chiến tranh để lại. Bởi thế bộ mặt chiến tranh hiện hình trong những trang viết của bà có sức sống, có sức gợi tả nỗi đau thật ghê gớm. Dù bà không hề đi sâu vào việc miêu tả diễn biến của cuộc chiến, cũng không chú tâm đến việc tái hiện sự gian khổ, thiếu thốn của cuộc sống thời chiến mà người lính phải trải qua nhưng bộ mặt gớm ghiếc của chiến tranh với tất cả sức hủy diệt của nó vẫn hiện lên mồn một trong những trang văn của bà.

Viết về chiến tranh, Đoàn Lê thường đi sâu khai thác đời sống nội tâm của những người lính khi cuộc sống không còn tiếng súng. Họ bước ra khỏi cuộc chiến với tâm hồn rách nát tả tơi. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi của họ tất cả: tình yêu, cuộc sống, niềm tin, cướp đi mọi niềm vui sống ở họ. Đó là mảng đời sống nội tâm đầy ắp những kỷ niệm đau đớn, nhức nhối của nhân vật “tôi” khi sống lại “Một ngày ở xứ em”. Thời gian chỉ một ngày nhưng dồn chứa nỗi đau của một thời, một đời. Nhân vật tôi đã sống với tất cả ký ức đau thương của một thời máu lửa. Chỉ trong một khoảnh khắc, bom đạn khốc liệt của chiến tranh đã vĩnh viễn cướp đi người con gái anh yêu cùng bao đồng đội của anh. Chứng kiến cảnh người yêu bị chôn vùi dưới lớp đất đá chỉ còn hở một cánh tay cầu cứu tuyệt vọng, trái tim anh như muốn vỡ ra trăm mảnh. Đặc biệt ấn tượng về chiếc vòng bạc trên cổ tay người con gái anh yêu rạch một đường nhỏ rớm máu luôn hiển hiện nhức nhối trong anh. Chiếc vòng bạc chính là kỷ vật tình yêu mà anh tặng nàng. Nó được tạo nên từ những vòng thép sáng loáng của một trái bom bi bị tháo gỡ. Nhờ chiếc vòng đặc biệt ấy mà tình yêu của họ đã nổi tiếng khắp rừng trường Sơn những năm tháng ấy. Nhưng chiến tranh tàn khốc với bộ mặt ghớm ghiếc đã chỉ trong phút chốc “tiếng súng, tiếng bom, tiếng rít căng thẳng của máy bay cường kích ào đến…” trong khoảnh khắc ý thức bị tê liệt, anh chạy bổ xuống cung đường nơi người yêu đang làm việc. Trái tim anh đau thắt khi thấy “hình ảnh cánh tay em lọt giữa khe hở của hai cây xà cừ vươn lên vẫy gọi, cầu cứu. Cánh tay giống như một búp cây trắng mọc lên từ mặt đất vừa

Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 3

bị cày xới ám đen đang còn nghi ngút khói…” Chỉ trong phút chốc, người anh yêu đã vĩnh viễn bị vùi sâu, chôn chặt dưới lớp đất đá loang lổ.

Anh bước ra khỏi cuộc chiến như người mất hồn, trái tim anh đã hoàn toàn rệu rã “chỉ còn mang chức năng của một cái bơm máu”. Anh sợ hãi trốn tránh quá khứ, mỗi khi nhớ đến nó là thần kinh anh lại không thể chịu nổi. Tất cả ký ức đau thương gắn với cánh tay cầu cứu của người con gái anh yêu vươn lên giữa những mảnh đất đá bị cày xới, vẫn sống, vẫn hiển hiện, vẫn cào xé nhức nhối lòng anh. Nỗi đau đó đeo đẳng ngay cả trong đêm tân hôn, khi anh cận kề bên người vợ mới thì “một luồng điện buốt giá xâm chiếm tâm hồn tôi. Trong nháy mắt, tất cả như sụp đổ, vỡ toác ra.Tôi bỗng chìm nghỉm vào vòng bom đạn Trường Sơn. Lửa cháy, mùi khét thuốc súng, mùi hăng lá cây giập nát. Cả người tôi nôn nao sống dậy cảm giác kinh hoàng tuyệt vọng khi tay em từ mặt đất bừa bộn vươn lên, níu lấy tay tôi, xoắn lại với nỗi đau đớn thầm lặng…”. Ngay trong giây phút hạnh phúc nhất của đời người, những ám ảnh của chiến tranh vẫn không buông tha người lính để anh phải trải qua một đêm tân hôn thật khốn khó...Và hôm nay, sau mười hai năm trở về với cuộc sống đời thường, né tránh những va đập của quá khứ, anh lại sống “Một ngày xứ em tràn đầy và nhức nhối kỷ niệm”. Mọi thứ lại sống dậy hiển hiện đau đớn đến quay quắt. Chỉ một ngày nhưng anh đã uống trọn nỗi đau của một thời, một đời…

Theo dõi câu chuyện được kể qua dòng hồi ức của nhân vật “tôi”, thần kinh người đọc như căng lên, trái tim thổn thức, quặn đau theo nỗi đau của nhân vật. Những trang văn này gợi chúng ta liên tưởng đến tâm trạng nhức nhối của nhân vật Kiên trong chuyến đi ngược Trường Sơn thu nhận hài cốt đồng đội ở “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Ký ức đau thương ở chuông Gọi Hồn cứ ẩn hiện cào xé nhức nhối trong Kiên. Rồi lần lượt từng số phận gắn với những cái chết kinh hoàng của đồng đội hiển hiện trong Kiên như một thước phim quay chậm ở mọi góc cảnh. Những lúc ấy Kiên lại đau đớn đến chết lịm. Nỗi đau của Kiên có khác gì nỗi đau của nhân vật “tôi” trong “Một ngày xứ em”. Bi kịch của họ cũng là bi kịch chung của những người lính bước ra từ cuộc chiến tranh. Họ đều cống hiến hết mình cho Tổ Quốc, những người may mắn sống sót bước ra khỏi cuộc chiến thì hoặc mang thương tật về thể xác hoặc bị chấn động về tinh thần đến không thể hoà nhập được với cuộc sống mới.

Sau này, trong cuốn tiểu thuyết vừa xuất bản- “Tiền định”, một lần nữa Đoàn Lê lại tái hiện không khí chiến tranh, bi kịch chiến tranh trong cái nhìn của người trong cuộc. Đó là nỗi đau của bà ngoại khi cậu Định hy sinh trong chiến tranh, rồi những ký ức tuổi thơ chạy loạn đến ngộp thở, thót tim trong những ngày giặc càn quét lùng sục của chính tác giả… Dù nhìn ở góc độ nào thì bộ mặt của chiến tranh hiện lên trong sáng tác của Đoàn Lê cũng thật gớm ghiếc, ghê rợn.

Nhìn chung những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh trong sáng tác của Đoàn Lê không nhiều nếu không muốn nói là còn hiếm hoi nhưng những gì bà cảm nhận về chiến tranh đều hết sức chân thực gây ám ảnh lòng người. Đằng sau những bi kịch về chiến tranh, nhà văn muốn gửi gắm thông điệp về tình người, giống như một sự cứu rỗi cho chính tâm hồn con người khi nhìn về tương lai bằng lăng kính của quá khứ.

3.1.2. Bi kịch đời thường.

Văn học sau 1975 chứng kiến một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc. Đất nước hoà bình nhưng cũng kéo theo những biến động khác thường trong đời sống xã hội. Từ chiến tranh chuyển sang giai đoạn hoà bình, xã hội có những chuyển động lớn. Đã kết thúc sự tàn phá, chết chóc, hy sinh trong chiến tranh để trở về với cuộc sống thanh bình, xây dựng và lo toan hạnh phúc. Nhưng chính ở cuộc sống mới này, nhiều bi kịch đã bất ngờ xuất hiện. Văn học là tấm gương trung thành phản ánh đời sống xã hội nên không thể không ghi lại những bi kịch ấy. Vì thế, cảm hứng bi kịch cũng bắt đầu trở lại trong sáng tác văn chương. Cảm hứng về cái bi đã làm thay đổi diện mạo của văn xuôi thời kỳ đổi mới.

Là một nhà văn nữ khá nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, Đoàn Lê có nhiều tác phẩm quan tâm đến số phận con người, đến bi kịch của những gia đình do tốc độ đô thị hoá đến mức chóng mặt ở nông thôn. Cùng với bi kịch ấy, bi kịch về tình yêu- hôn nhân và hạnh phúc gia đình cũng là một loại bi kịch được nhà văn quan tâm thể hiện trên những trang viết của mình. Đó là những loại bi kịch rất phổ biến trong cuộc sống xã hội thời đổi mới.

3.1.2.1. Bi kịch cuộc sống thời mở cửa

Cuộc sống thời mở cửa với muôn vàn những phức tạp kéo theo đó là hàng loạt những bi kịch: bi kịch cá nhân, bi kịch gia đình, bi kịch của cả nông thôn...Những bi kịch đó đã được tái hiện vô cùng chân thực, sinh động trong

hàng loạt sáng tác của Đoàn Lê. Bộ mặt nông thôn sau chiến tranh bắt đầu thay đổi từ sự hiện đại hóa đồ vật kéo theo sự thay đổi nếp cảm nếp nghĩ, thói quen, lối sống của người dân ở một xóm nghèo ven đô có tên là xóm Chùa. Trước nay dân xóm Chùa vẫn sống thật bình lặng, yên ổn. Sự xuất hiện chiếc cát-sét của ông Sĩ Duệ nơi xóm Chùa ông là mốc son đánh dấu điểm khởi đầu của sự thay đổi. (Xóm Chùa Ông nằm sát bờ một dòng sông đẹp, chỉ cách trung tâm thành phố hơn mười cây). Chiếc cát-sét làm đủ mọi nhiệm vụ trong đám cưới, đám tang. Vào ngày đám cưới, chiếc cát sét được bật oang oang với những băng nhạc giậm giật, hát toàn tiếng Tây cắm cẳn không ai hiểu gì cả. Nhưng đám thanh niên trong xóm thì nhấp nhổn, rộn rực, ngứa ngáy không yên. Rồi chiếc cát sét còn tiến thêm một bước vào lĩnh vực phục vụ đám ma. Khi chiếc cát sét được bật lên tức thì con cháu nhà đám im tịt, ngơ ngác xúm cả vào cái cát sét. Những người đến chia buồn cũng quyên luôn bà già nằm đó, chỉ còn trầm trồ bàn tán xôn xao. Không ngày nào không có người tìm đến chủ nhân với hàng đống các loại băng khóc cha, khóc mẹ, loại dành riêng cho con dâu, con dể, con nuôi, có cả loại kinh Phật dành cho đối tượng đang thập tử nhất sinh. Về mặt kinh tế, chỉ tốn ít điện, không mất mâm cao cỗ đầy, không mất hàng chục nghìn đồng cung phụng thợ kèn trống và nó gào khóc suốt ngày đêm cũng không biết mệt. Như vậy vừa đỡ được bao nhiêu hơi sức cho con cháu, nhất là các nàng dâu, người có trách nhiệm phải “gào to” hơn tất cả. Tuy nhiên sự tiện lợi ấy lại cũng phần nào làm mai một đi những nét đẹp truyền thống nhân bản, những tình cảm chân thành đáng quý của người Việt tự bao đời nay. Đó là những nét đẹp của thuần phong mỹ tục trong đó có tình thân, có nghĩa cử cao đẹp của con cháu với người thân quá cố.

Tiếp đó sự xuất hiện của cái ti-vi do doanh trại bộ đội đóng bên kia sông mang về cũng làm xôn xao cả xóm Chùa. Cách xa đến ba cây số nhưng dân thôn cả xóm không đêm nào không lũ lượt kéo nhau đi xem đến nỗi xóm làng vắng ngắt vắng ngơ. Rồi đến bà Chiu bán rượu nếp bị chiếc xe của Tây móc vào đòn gánh kéo lê một quãng gây xây xát nhẹ mà được đền tới 400 đô-la, khiến cho nhiều người ao ước được vướng vào xe của Tây như bà. Nhiều người ra tỉnh, thấy chiếc xe lịch sự đi qua bỗng đứng ngẩn ngơ, lưu luyến. Ngay cả ông Sỹ Duệ, kinh tế gia đình vào dạng khá giả ở xóm Chùa Ông, vậy mà khi ông bố ra tỉnh chơi với cháu cũng ước: “Ồ…giá nó đụng vào ông cụ xem…xem có ra vấn

19

đề không nào”. Rồi chuyện cô gái lai đen tên Mừng, chuyên hủ hóa với trai làng và quy đổi ra thành gạo... Từ đó, xóm Chùa không còn là một vùng quê bình lặng, thuần phác với những người dân cần mẫn trên đồng ruộng bên lũy tre xanh nữa. Xóm Chùa đang chộn rộn lên vì sự thay đổi, tích cực cũng có mà tiêu cực cũng nhiều. Xóm Chùa đang nhà nhà thay đổi, người người thay đổi. Nhưng chưa có gì đáng xáo trộn bằng chuyện mở đường cao tốc qua làng làm bao gia đình rơi vào bi kịch. Cả làng mắc dịch “sốt đất” dẫn đến cảnh xô xát, anh em chém giết lẫn nhau: “con cả lão Tự Nghệch chém vỡ đầu thằng thứ hai, tranh nửa thước đất bên cạnh đường cao tốc vô hình”. Rồi tình cảm hàng xóm láng giềng sứt mẻ, chia rẽ thành thù hận “bốn nhà vẫn chung ngõ đi bỗng om sòm đánh nhau chia bôi đường biên giới. Ai cũng cố ngoi ra mặt đường. Đất mặt đường đắt như vàng…”, đến mức “bà Lăng kiện con rể, đòi lại cái chuồng trâu đã cho con gái làm hồi môn từ hai chục năm trước”. Từ đó không ai còn thiết tha làm ăn gì nữa, chỉ nháo nhác chuyện mua bán đất. Nhà nào cũng cố co lại thật bé, để dư tí đất bán. Gặp vận may một phút lên ông, một phút có quyền coi thằng hàng xóm bằng nghoé. Người đau đớn nhất trong thảm kịch đất cát là gia đình lão Hớn- chuyên sản xuất tiền vàng, đô la âm phủ. Nhân vụ đất cát được giá, lão dồn ba bà vợ và lũ con lên nhà trên để cắt nhà ngang và nửa khoảng sân bán nghiến cho một gã buôn ngoài tỉnh được ba cây định mua một nơi xa hẳn cho hai bà vợ khuất mặt đi, khỏi sinh sự với bà ba. Nhưng chỉ nửa tháng sau, giá đất vọt lên cao chưa từng thấy, lão Hớn tiếc của đến hộc máu như chết nửa phần hồn. Khi gã ngoài tỉnh bán trao tay khu nhà ngang của lão lấy mười ba cây thì lão Hớn ngã bệnh, cấm khẩu rồi tự vẫn khi biết mất ba cây vàng. Không chỉ có gia đình lão Hớn mà tốc độ đô thị hoá nhanh chóng ở nông thôn đã đẩy bao gia đình vào thảm kịch mất nhà cửa nhưng cũng khiến bao gia đình nhờ đó mà phất lên như diều gặp gió. Đặc biệt nền kinh tế mở đã làm tha hóa cả một tầng lớp cán bộ thất học và tham lam. Chủ tich xã Quang sau bốn năm cầm quyền, bằng cách “nhử mồi câu cá”, sợi dây bảo hiểm cho “gã hoạn lợn” đã dài tận huyện, tận thành phố, gã cóc sợ ai nữa. Gã thường bật cười bảo dân xóm Chùa: “Các vị đi xe đạp lên Tỉnh kiện tôi sao nhanh bằng tôi đi xe máy?”. Nếu không có chuyện sốt đất do mở đường cao tốc thì chắc gia đình lão Hớn và bao gia đình khác ở xóm Chùa vẫn sống bình yên vô sự. Sẽ không có chuyện tranh chấp, xô xát giữa anh em, mẹ con, láng giềng đến sứt đầu, mẻ trán, cũng không có

20

chuyện tham ô, hối lộ, gây bè kết cánh. Họ đua nhau làm “cò mồi” dẫn khách mua bán đất, rồi bị cuốn vào cơn lốc đất cát đến mức chẳng ai còn thiết làm ăn gì nữa. Họ chỉ còn lo chạy đôn chạy đáo nghe ngóng chuyện mua bán đất cát mà thôi.

Đáng sợ hơn về sự đổi thay ở xóm Chùa là việc người ta giao bán “trinh tiết”- thứ quý giá nhất của đời người con gái (Trinh tiết xóm Chùa). Truyện bắt đầu từ cô Khờ (có ông nội là mõ làng, bố đi đánh dậm nuôi cả nhà) lấy người Đài Loan và trở nên giầu có, đổi tên là Lầy Lầy. Lầy Lầy mừng tết Trung Thu cho mỗi người một đô-la, trẻ con mỗi đứa một gói bánh quy kèm mấy viên kẹo Tàu. Cả làng được dịp rộ lên kéo nhau đi nhận quà như đi nhận phát chẩn. Từ đó mọi người đều nhìn Khờ với ánh mắt thèm thuồng lẫn thán phục. Lầy Lầy về làng là để tuyển con gái đi Đài Loan mà tiêu chuẩn phải xinh xắn, dễ coi, trẻ, khỏe…lại còn phải “xịn”.Thế là khắp làng quê lại rộ lên cơn sốt “lấy chồng ngoại”. Đó là một cuộc cách mạng cứu gia đình thoát nghèo, thoát khổ. Những bà mẹ có con gái xinh thấp thỏm hy vọng đổi đời. Những nhà sinh toàn con trai thì chồng mắng vợ vụng đẻ, vợ nhiếc chồng hãm tài. Nhất là sau vụ cái Huệ xinh xắn mới mười tám tuổi chính thức trở thành vợ lão già ngoại quốc sáu mươi ba tuổi nhưng đổi lại lão giầu có đã gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà, sắm xe cho em thì các gia đình có con gái lại càng háo hức chuyện cho con gái lấy chồng ngoại. Bà Duệ có cô con gái xinh như nụ hồng mới hé thì đau đớn, xót xa tiếc nuối như đứt từng khúc ruột. Nếu cái Hoa con bà không bị “làm thịt” bởi thằng phó nháy đểu cáng thì giờ bà đã sắp được mở mày, mở mặt vì con. Giữa lúc bà Duệ đang dầu gan héo ruột vì tiếc của thì Lầy Lầy dám bảo bà Duệ lo cho khoản tiền kha khá để “vá màng trinh” cho con bà trước khi đưa đi xuất ngoại. Thế là bà Duệ quyết định để con gái bà theo người ta đến cơ sở y khoa đặc biệt để “vá trinh”, để tân trang nguyên lành như cũ. Tân trang xong, con gái đã hư cũng trở lại thành “xịn‟, lại rách, lại toạc, lại có quyền lên giá nhờ cái “trinh tiết y khoa” ấy. Dầu bà biết rằng bọn đàn ông ngoại quốc phát hiện bọn con gái không còn nguyên vẹn, nó bán luôn vào nhà chứa, hoặc vùi dập hơn con ở nhà nó. Vậy mà bà vẫn bằng mọi cách đưa con gái đi “tân trang” lại để xuất ngoại. Vì tiền mà bà bất chấp cảm nhận của con gái bà. Bà đâu biết rằng cái giây phút nằm tênh hênh trên bàn bệnh viện, cô Hoa ngây thơ phập phồng tình yêu của xóm Chùa đã chết rồi. Giờ còn lại đây một cái xác lạnh khô, chán chường đến

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 30/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí