nó. Đó là những phần đau đớn nhưng chân thật nhất về con người ông. Cô Khờ nhận thức bản thân mình xấu xí không lấy được chồng, không ai quý trọng cô nên trong tiềm thức cô đã tưởng tượng ra cõi nữ quyền để mình được tôn trọng, yêu thương hết mực. Đó là thế giới hạnh phúc mà Khờ ước ao muốn có, tương phản với hiện thực cay đắng, bất hạnh của thân phận cô. Trong tư duy sáng tạo của mình Đoàn lê sử dụng yếu tố tưởng tưởng để giải quyết những ngăn cách cố hữu của cuộc đời, những ngăn cách mà thực tại con người không thể vượt qua được như: sự sống - cái chết; cái đẹp - cái ác; cái thực - cái mơ. Nhà văn dùng tưởng tượng để hình dung ra những kết quả nhân vật của mình phải lãnh nhận với những việc làm đã qua. Như khi nhân vật Song tưởng tượng ra cảnh hãm hại Đối bằng việc sẽ bố trí để Quai xăm rớt trên đầu anh (Quai xăm).
Những điều tưởng tượng của các nhân vật, có khi là trái ngược với thực tại, không phải là điều họ mong muốn nhưng cũng có khi là những mong ước không thể thành hiện thực của nhân vật. Yếu tố tưởng tượng làm cho câu chuyện có những diễn biến mới đặc sắc tinh tế, gây ấn tượng với người đọc bởi những suy nghĩ riêng của chính họ.
2.4. Yếu tố tự truyện trong truyện ngắn Đoàn Lê
2.4.1. Nét riêng của yếu tố tự truyện trong sáng tác Đoàn Lê
Tự truyện của Đoàn Lê mang phong cách riêng, khai thác chính niềm vui nỗi buồn của bản thân trong cách nhập vai vào nhân vật. Nhân vật được hóa thân từ cuộc đời hiện thực của chị, kể những câu chuyện chị đã trải qua. Nhưng nét riêng biệt của chị trong tự truyện không hề có nhân vật cụ thể, nhân vật “tôi” lúc ẩn lúc hiện qua các trang văn dưới nhiều hình tượng khác nhau. Có lúc chị dùng yếu tố tưởng tượng để nói lên suy tư của mình trong: Người khách đêm giao thừa ( lấy hình ảnh ngón tay út nói về bản thảo văn chương).
Các hình tượng mà chị lựa chọn là riêng biệt, mới mẻ chưa ai khám phá, thể hiện. Tự truyện của chị có một tuyến nhân vật tự độc thoại với chính
mình như trong truyện ngắn Người đẹp xóm Chùa. Với những tâm tư tình cảm của mình dành cho nghệ thuật tranh khỏa thân, chị trải lòng qua từng trang văn “ “Hai mươi mùa xuân” là tên gọi cho hai mươi bức tranh khỏa thân nữ, tôi cật lực vẽ ra trong suốt bốn năm. Bốn năm tính ra gần ngàn rưỡi ngày đêm. Cái ngàn rưỡi ấy đáng lẽ dùng mua được biết bao ngọt bùi, nhưng tôi lại dành hết quãng “sinh thời” quý báu để ca ngợi cái đẹp kỳ diệu của phân nửa nhân loại. Bởi phân nửa này vốn hoàn mỹ nhất trong các sáng tác của thượng đế, đến nỗi nó làm cho toàn trái đại cầu khốn đốn.” [41]. Nhưng cũng có lúc yếu tố tự truyện được tái hiện bằng cách đối thoại phân thân. Trường hợp nay cũng đã gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Bức tranh của mình. Nhà văn miêu tả nhân vật chính đối thoại với chính mình, nhưng cuộc đối thoại ấy là cuộc đối thoại của hai nửa khuôn mặt đang trong hiệu cắt tóc. Một bên mặt đã cạo, đã cắt sạch sẽ, bên còn lại thì chưa được cạo tỉa, kem cạo râu còn đầy trên mặt. Đó là một cuộc đối thoại nội tâm độc đáo để nhìn lại quãng đời mình đã đi qua của một ông họa sĩ nổi tiếng nhưng lương tâm ông đã ray rứt vì không làm đúng lời hứa với người trong bức tranh ông đã vẽ. Trong tranh là một người chiến sĩ, anh muốn nhờ ông mang hình của mình và tin tức của anh về với người nhà. Nhưng năm tháng đi qua, phần vì hoàn cảnh chiến tranh phần vì tư lợi riêng ông đã không giao lại bức tranh cho chủ nhân thực sự của nó. Và ông luôn phải đối mặt, đối diện với cái tôi của chính mình. Truyện ngắn Đoàn Lê cũng có những môtip phân thân để đối thoại như thế. Nhưng nét khác biệt ở đây là sự phân thân đối thoại ấy đan xen các yếu tố kì ảo. Ngón tay út trong câu chuyện Người khách đêm giao thừa, hiện thân như một người đàn ông thực sự để đến nói chuyện với ông biên tập thay cho chủ nhân của mình là tác giả tiểu thuyết Gió lạ. Ngón tay út ấy nói lên thân phận của mình và tâm tư của người nghệ sĩ đang hấp hối trên giường bệnh: “Nhưng chương cuối cuốn Gió lạ ông vừa gạch mới thật sự là những dòng ông chủ tôi tâm huyết nhất. Những đêm ấy, biết
Có thể bạn quan tâm!
- Truyện ngắn Đoàn Lê - 8
- Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Hiện Đại
- Tưởng Tượng – Một Cách Nhận Thức Về Thực Tại
- Sắc Sảo Và Hài Hước Trong Cách Sử Dụng Các Chi Tiết Mô Tả
- Truyện ngắn Đoàn Lê - 13
- Truyện ngắn Đoàn Lê - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
mình không qua khỏi, ông tôi gắng gượng tựa vào đống chăn đệm, chong đèn ngồi viết, say như người nhập đồng. Tôi biết giây phút này ông chủ đang sống thật nhất, không sợ hãi, không đắn đo. Hai gã Cả, gã Trỏ run như giẽ, chỉ chực buông cây bút xuống. Chúng lấy cớ ông chủ tôi đang vào giai đoạn sức tàn lực kiệt, cần phải nghỉ ngơi. Nhưng tôi đi guốc vào bụng dạ hèn nhát của chúng. Chúng sợ liên đới trách nhiệm. Còn gã Giữa nịnh thần với anh chàng Nhẫn thì tảng lờ, giả câm giả điếc” [42]. Nét riêng trong tự truyện của chị còn ở chỗ những tự truyện ấy hòa phối trong các tác phẩm nghệ thuật, lồng ghép vào những chi tiết sự việc khác nữa với nhiều nội dung như những thông điệp nghệ thuật gửi đến bạn đọc.
2.4.2. Những trải nghiệm và tâm tư của Đoàn Lê
Đoàn Lê viết bằng những trải nghiệm đời mình, nên từng trang văn của chị phảng phất bóng dáng cuộc đời chị. Truyện ngắn Mẹ và con và thánh thần của chị viết về đứa con trai bất hạnh đã ra đi của chị. Chị viết bằng nỗi đau của người mẹ mất con, bằng những trải nghiệm thương đau của chính bản thân mình. Chị thương con mà không giữ được con lại với cuộc đời, là nỗi ân hận đau xót khôn nguôi của chị. Cũng bởi viết từ những trải nghiệm, từ những vết thương còn đang ứa máu của mình mà những tâm tình của chị rất thật, đọng lại trong lòng người đọc sự cảm thông, buồn thương vô hạn. Gia đình ly tán, đứa con trai duy nhất của chị vướng vào cái chết trắng ra đi để lại người vợ yếu đuối, đứa con thơ dại. Những đau đớn ấy chị đều viết, thể hiện rõ trong các tác phẩm của mình: Viên sỏi, Giường đôi xóm Chùa, Mẹ, và con và thánh thần,… Những tác phẩm ấy nói lên cuộc đời thực của chị nhưng được viết rất khách quan, chân thực không chỉ mang chất tự sự mà chất nghệ thuật, trữ tình cũng tràn đầy qua các trang văn. Đoàn Lê giữ cho mình bình thản để đối diện với sự thật đời mình. Sự bình thản đến nao lòng, đến xót xa của một người phụ nữ tài hoa mà đa đoan chịu nhiều bất hạnh. Những gì đau đớn uất ức trong lòng mình dường như Đoàn Lê mượn văn thơ và hội họa để thể hiện.
Trong tác phẩm Người đẹp xóm Chùa, chị đã mượn nhân vật họa sĩ trong tác phẩm để nói chính bản thân chị về hội họa. Những tranh nghệ thuật chân chính mà nhiều người chưa hiểu, chưa cảm nhận vẻ đẹp của nó. Truyện ngắn Người khách đêm giao thừa, lại là những trải lòng của chị về nghiệp văn. Chị xót xa, thảng thốt khi những đứa con tinh thần của chị bị đối xử tàn nhẫn, bị coi như một vật giải trí phục vụ cho tiếng nói riêng của người viết. Chị đã can đảm phơi trải, tỏ lộ những chất liệu của cái tôi lên trang văn để nói lên những nỗi niềm và suy nghĩ của mình về cuộc sống quanh mình và về chính mình. Chuyện con trai chị chết vì nghiện ma túy là một nỗi đau, một sự “đả kích” lớn lao đối với chị, từng dòng từng chữ là nỗi ân hận vô vàn của chị đối với sự ra đi của con. Chị viết để lòng mình thanh thản và để những người làm cha, làm mẹ trên đời này đừng mắc phải sai lầm đáng tiếc như chị. Từng câu từng chữ còn đó, những nỗi đau nguyên khối khó thể nguôi ngoai. Nhưng khi phải chứng kiến con nghiện ngập không cách nào cứu chữa chị đã phải thốt lên: “Mẹ xót xa bất lực trước những ngày cuối cùng của con. Mẹ có cảm giác tựa hồ trái tim mình đang bị nhay bởi một lưỡi cưa cùn. Khi những nốt mụn se miệng lặn vào bên trong, mẹ lại ngỡ con sắp khỏi. Thật tội nghiệp. Mẹ đâu ngờ đó mới là dấu hiệu của sự chấm dứt. Cũng là lúc con không muốn mở miệng nói với ai một lời nào nữa, kể cả mẹ. Con đòi đưa con về nhà. Con nói không đủ can đảm chứng kiến hàng ngày chung quanh con cứ mỗi lúc một vợi dần những con bệnh lả đi sau vài đêm kêu la”. Đoàn Lê cố giữ cho ngòi bút của mình nhẹ nhàng, khách quan thanh thản nhưng đọc văn chị người đọc vẫn thấy nỗi đau cào xé đến tận tâm can, với cách thức dùng “giọng dịu mềm mà gào thét”.
Chương 3
MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ
3.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện
Tình huống truyện là một duyên cớ, một nguyên nhân nào đó mà dựa vào đấy tác giả có thể triển khai câu chuyện của mình. Vì thế, khi lựa chọn được một tình huống đặc sắc thì xem như tác giả đã có được một bộ khung lý tưởng để từ đó triển khai toàn bộ tác phẩm của mình. Xem xét truyện ngắn Đoàn Lê chúng tôi nhận thấy bên cạnh tài năng khám phá những điều mới lạ từ những sự kiện đời thường, khả năng mô tả tâm lý nhân vật một cách điêu luyện thì Đoàn Lê khá xuất sắc trong việc tạo ra những tình huống bất ngờ, độc đáo. Những tình huống trong truyện của chị thường không phải là những xung đột xã hội dữ dội về mặt tính cách giữa các nhân vật, mà đó thường là những tình huống mang tính chất gần gũi, đời thường nhưng khá trớ trêu và cay nghiệt.
3.1.1. Tình huống hiện thực
Tình huống hiện thực dùng để miêu tả những câu chuyện xảy ra với các nhân vật, khung thời gian, địa điểm một cách rõ ràng, rành mạch. Câu chuyện diễn ra theo tình huống này có kết cấu trần thuật đơn giản theo trình tự thời gian tuyến tính. Nhiều tác phẩm của mình, Đoàn Lê sử dụng tình huống hiện thực như: Xóm Chùa ông, Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Làm đẹp, Ông nọ bà kia, Con Mốc, Cụ ngoại và tôi, Trinh Tiết xóm Chùa, A Tourism xóm Chùa, Viên sỏi, Dì Thảo, Chọi chữ, Người đẹp xóm Chùa,... Trong tác phẩm không có sự chồng chéo, đan xen về thời gian. Câu chuyện nhẹ nhàng kể về những con người sinh sống ở nơi đây như chuyện lão Bạch mù, ông Sĩ Thái Sư, mẹ con bà Chiu,… họ sống chan hòa với nhau nơi xóm Chùa. Trong truyện ngắn Xóm Chùa ông, nhà văn đã dùng tình huống hiện thực để kể lại
câu chuyện về sự đổi thay đời sống nơi đất xóm Chùa. Với những câu chuyện viết về hiện thực cuộc sống, khai thác những đề tài mang tính thế sự, về nền kinh tế thị trường thì nhà văn thường sử dụng tình huống truyện này. Đó là những câu chuyện sâu sắc giàu ý nghĩa về cuộc đời. Nhiều câu chuyện kể về cảnh đời ngang trái nhưng không có kết thúc nào quá bi thảm đối với nhân vật trong truyện, đó có thể là những kết thúc mở nhưng vẫn còn lối thoát cho các nhân vật trong truyện. Họ cũng có những sai phạm trong cuộc đời mình nhưng cái giá của họ phải trả chưa phải là bằng chính cuộc đời của mình.
Tình huống hiện thực còn được nhà văn dùng làm trục chính, khung đỡ cho các tình huống khác trong truyện. Tình huống này chỉ khai thác được bề nổi của sự vật không đi sâu phân tích tâm lý nhân vât như những tình huống khác nhưng chính bản thân các sự việc ấy tự nói lên điều đặc biệt mà câu chuyện ẩn giấu sau những lớp vỏ cuộc đời gian đơn, bình dị.
3.1.2. Tình huống giả tưởng – hài hước
Giả tưởng là tưởng tượng ra; được tạo ra nhờ trí tưởng tượng, câu chuyện giả tưởng (Từ điển tiếng Việt).
Hài hước là có tính gây cười hoặc có tác dụng giáo dục (Từ điển tiếng Việt).
Tình huống giả tưởng - hài hước được Đoàn Lê miêu tả trong các tác phẩm: Con bướm nhựa cánh xanh, Mỹ nhân mèo, Cô Khịt,... Tình huống truyện này thường nhằm mục đích giải quyết những sự việc bế tắc của một nhân vật đáng cảm thông, nhà văn dùng tình huống này để thỏa mãn ước mơ của nhân vật. Trong truyện Cô Khịt, thông qua tình huống giả tưởng, nhà văn đưa nhân vật vào giấc mơ lấy được chồng và được yêu chiều không bị coi thường. Cô lạc vào thế giới mà ở đó đàn ông là “thê thiếp” của phụ nữ, được phụ nữ lựa chọn, phục vụ hết mình cho phụ nữ… Cô mơ như vậy vì cô rất nghèo, rất xấu không ai để ý đến cô. Ngay cả anh chàng mà cô thầm yêu mến là anh Khờ cũng không thèm lấy cô làm vợ. Tình huống truyện tiếp nối bằng
việc cô lạc vào một cánh rừng. Mọi việc ở đó trái ngược hiện thực cuộc sống của cô. Ở đó người đàn ông phải nhường nhịn tất cả cho phụ nữ, làm mọi việc từ nhẹ nhàng đến nặng nhọc . Ở đó người đàn ông lớn tuổi không được nói chuyện với cô gái trẻ nếu không sẽ: “bị đuổi khỏi nhà với hàng chữ thích vào trán”. Và may mắn đến với Khịt vì cô là con gái, những người được quý hơn vàng ở xứ này. Ở vương quốc này: “đã hơn bảy năm nay chưa có thêm một ổ mới, chúng tôi sốt ruột, tưởng phát điên lên. Xem nào, chúng tôi sẽ làm lễ nạp chồng cho em ngay ngày mai mới được”. Thế là Khịt sẽ thoát cảnh đơn côi bị mọi người khinh chê, coi thường. Ở nơi đây thân phận của Khịt cao quý biết chừng nào. Tình huống hài hước nhẹ nhàng giản dị gỡ một lối thoát cho nhân vật, để nhân vật thực hiện được những điều mình mong muốn, dù chỉ là trong giấc chiêm bao.
Tình huống hài hước còn thể hiện qua truyện Con Mốc. Tình huống truyện ở đây mang yếu tố hài hước châm biếm mỉa mai. Mở đầu truyện là hình ảnh: “Người ta bảo: chó chết, hết chuyện. Xem ra con Mốc xóm Chùa đã chết cho hết chuyện. Mốc, tên con chó cái lai của lão kép cải lương. Nó đẻ được ba lứa rồi ốm lay lắt như người đàn bà hậu sản, hôm nay chết còng queo ở xó vườn. Nguyên nhân dẫn đến cái chết có thể do nó bị đói khát kinh niên. Bởi từ dạo bà vợ đi theo tiên tổ, lão kép cải lương sống trơ thân cụ, rất coi khinh cái sự ăn uống. Gặp gì ăn nấy, bốc bải cho xong bữa, chỉ rượu là tài. Lão bảo rượu đích thị tinh gạo, lại chả bổ. Con chó không uống được rượu, không nốc được chút tinh gạo vào ruột, do vậy gầy trơ xương. Giống chó, nó giữ đúng câu: chó không chê chủ. Đói quá không nhịn được, nó lang thang tha thẩn các bãi rác khắp làng sục sạo, rồi lại về phủ phục dưới chân lão già”. Nhưng không phải câu chuyện nói về con chó mà là câu chuyện về một người mẹ hơn tám mươi tuổi như một bộ xương héo khô lại bị con cháu giành giựt như một món đồ. Hai số phận ấy như bị cuộc đời trêu đùa, họ bị
hành hạ cho đến chết. Con chó già Mốc bị đám đi đón bà cụ của nhà giáo Nhất đạp vào tường rào đau đớn, còn bà cụ bị người nhà giáo Nhất và chủ tịch Nhì đánh nhau tranh giành: “Ối làng nước ơi, chúng nó đang xé xác tôi ra đây làng nước ơi. Gẫy tay tôi rồi!”. Thân phận của người mẹ già nua ấy được so sánh với con chó già nhà lão kép cải lương. Đó là một tình huống hài hước khiến cho câu chuyện dở khóc dở cười, mang đậm sắc thái bi hài, mỉa mai, lên án những thói hiếu thảo bề ngoài để lấy tiếng khen thiên hạ. Tình huống hài hước thể hiện trong các tác phẩm nhằm phê phán một cách nhẹ nhàng những sự việc có tính chất vênh lệnh, trái ngược với đạo đức xã hội.
3.1.3. Tình huống giả tưởng – kinh dị
Kinh dị là kinh hãi hoặc làm cho kinh hãi bởi điều gì quá lạ lùng (Từ điển tiếng Việt).
Tình huống giả tưởng - kinh dị xuất hiện trong một số tác phẩm: Người khách đêm giao thừa, Nhân bản, Nghĩa địa xóm Chùa,… Tình huống này thể hiện những suy nghĩ riêng của tác giả về một số hiện tượng đặc biệt trong đời sống. Đó là những hiện tượng phải nghiền ngẫm suy nghĩ nhiều để hiểu, để cảm nhận nhưng lại rất khó thể hiện. Tác giả lựa chọn tình huống này để phù hợp với đề tài truyện như: đối thoại với bản thân của các nhân vật. Tình huống thể hiện trong tác phẩm là mang tính chất giả tưởng - kinh dị như người phó tổng biên tập đối thoại với ngón tay út. Họ là hai người đàn ông đối diện với nhau nói chuyện. Người phó tổng nói những chuyện đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của anh như biên tập các tác phẩm sẽ xuất bản, ứng phó với các vấn đề của việc giữ chức vụ trong ngành nghề… Còn người đàn ông làm khách nói những chuyện ban đầu là chuyện của một nhà văn của tiểu thuyết Gió lạ vì việc phải cắt bỏ những trang tâm huyết bản thảo của ông (Người khách đêm giao thừa). Người con trai trong tác phẩm Nhân bản, gặp lại người cha của mình, bởi đó là một nhân bản vô tính của cha anh. Nhân bản ấy được tạo nên bởi cha anh còn có một bản thảo chưa hoàn tất, và ông muốn